Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ Ð?T ÐAI – CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ÐAKTƠ, TỈNH KON TUM TỪ NĂM 2004 ÐẾN NAM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.92 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ ĐẤT ĐAI – CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUỆN ĐAKTƠ, TỈNH KON TUM
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2008”

Sinh viên thực hiện: HÀ VĂN HIẾU
Mã số sinh viên: 05124182
Lớp: DH05QL
Ngành:Quản lý đất đai

TP.HCM, Tháng 3 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MƠN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

HÀ VĂN HIẾU

“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ ĐẤT ĐAI – CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUỆN
ĐAKTƠ, TỈNH KON TUM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2008”

Giáo viên hướng dẫn: ThS.NGƠ MINH THỤY


Trường Đại Học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
(Ký tên: ………………………………)

Tháng 3 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời tri ân sâu sắc đến Cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên
người. Cảm ơn anh chị đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn:
Thạc sĩ: Ngô Minh Thụy cùng các anh, các chú Phòng Tài Nguyên Môi
Trường trực tiếp hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Ban Giám Hiệu và các Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh
Quý Thầy Cô Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình giảng dạy
em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tập thể lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cùng
Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố KonTum, tỉnh KonTum
Các bạn sinh viên lớp Quản lý đất đai khóa 2005-2009.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và khả năng, đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Người thực hiện rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý Thầy Cô và các bạn.

ii



TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Hà Văn Hiếu Khoa Quản lý Đất Đai và Thị trường
bất động sản ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đề Tài “ Đánh giá tình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn Huyện ĐăkTô– Tỉnh KonTum“
Giáo viên hướng dẫn : Ths Ngô Minh Thụy
Tóm tắt nội dung báo cáo:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền
sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, là sự ràng buộc về mặt trách nhiệm
pháp lý giữa cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và người sử dụng đất trong
việc thực hiện pháp luật về đất đai. Nó giúp Nhà nước quản lý được tài nguyên
đất, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh…Đảm bảo việc
sử dụng đất đúng mục đích, phát huy yếu tố tích cực trong quản lý và sử dụng
tài nguyên đất đạt hiệu quả cao nhất.
Đăktô là trung tâm thương mại, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của
tỉnh Kontum. Nhằm mục đích quản lý đất đai trên địa bàn ngày ngày một tốt
hơn, hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao hơn thông qua việc đánh giá tình hình
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu, đánh giá tình hình cấp
GCNQSDĐ trên địa Huyện ĐăkTô - Tỉnh KonTum để từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn nói chung
và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp điều tra, Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích, Phương
pháp so sánh và Phương pháp chuyên gia.
iii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QSDĐ

Quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

PTN&MT

Phòng Tài nguyên và Môi trường

SDĐ

Sử dụng đất

STN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trường


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...........................................................................................................................iii
T

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... iv
T

MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 3
I.1.1 Một số khái niệm có liên quan............................................................................ 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 5
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 6
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................................................. 9
I.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 9
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội ................................................................. 13
I.2.3 Thực trạng phát triển xã hội.............................................................................. 15
I.3. Nội dung – Phương pháp – Quy trình thực hiện .................................................... 18
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18
I.3.3 Quy trình thực hiện đề tài ................................................................................. 19
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 20
II.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác cấp giấy
CNQSDĐ....................................................................................................................... 20
II.1.1. Tình hình quản lý ........................................................................................... 20

II.1.2. Công tác điểu tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phần hạng đất, lập bản đồ
địa chính .................................................................................................................... 20
II.1.3 Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện ..................................................... 25
II.2. Đánh Giá Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy GCNQSDĐ trên địa bàn huyện .... 27
II.2.1 .kết quả công tác cấp giấy trên địa bàn huyện qua các năm .......................... 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 51

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng1: Đơn vị hành chính và diện tích các xã,thị trấn của huyện ĐăkTô năm 2008 ...... 11
Bảng 2 :Cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp .............................................................. 13
Bảng 3:Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện phân phối theo ngành công
nghiệp năm 2004-2008 ..................................................................................................... 14
Bảng4: Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã năm 2009 .............................................. 16
Bảng 5: Kết quả diện tích đo đạc trong năm 2008 ........................................................... 21
Bảng 6: Tình hình tranh chấp đất đai từ 2004-2008 ......................................................... 23
Bảng 7 : Thống kê diện tích theo mục đích sử dụng ........................................................ 25
Bảng 8 : Tổng hợp sổ bộ địa chính theo hệ thống hồ sơ địa chính
từ năm 2004 đến 2009 ...................................................................................................... 27
Bảng 7 : Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2004 ................................................................... 30
Bảng 8: Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2005 .................................................................... 33
Bảng 9 : Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2006 ................................................................... 38
Bảng 10 : Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2007 ................................................................ 40
Bảng 11 : Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2008 ................................................................. 42
Bảng 12 : Kết quả cấp GCN QSDĐ 6 tháng đầu năm 2009 của huyện ........................... 45
Bảng 13 : Tổng hợp hồ sơ đăng ký, cấp giấy qua các năm từ 2004-20/5/2009 ............... 46


vi


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tài liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
Một thực tế hiển nhiên là con người được sinh ra, sống và lớn lên là nhờ vào
đất, khi chết lại trở về đất. Vì vậy tại sao chúng ta không bảo vệ tài nguyên đất
bằng cách quản lý, thay đổi phân bố mục đích sử dụng đất phù hợp nhưng vẫn
đảm bảo quỹ đất dành cho nông nghiệp. Do đó việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCNQSDĐ) là một nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý nguồn
tài nguyên đất đai.
Luật đất đai 1993 và đến 2003 vẫn khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý thống nhất” điều này được
thể hiện rõ qua việc nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
(NSDĐ) để nhà nước quản lý thống nhất về đất đai, đồng thời bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của NSDĐ. Điều này thật cần thiết trong thời kỳ đất nước đang đổi
mới, mở ra nhiều cơ hội và thách thức.Nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao trong
nhiều ngành,được nhiều sự quan tâm của người dân cùng các ban ngành lãnh
đạo. Huyện, Tỉnh.
- Đaktô là huyện miền núi thuộc tỉnh kon- tum điều kiện kinh tề - xã hội
còn gặp rất nhiều khó khăn, sự am hiểu của người dân về những chính sách pháp
luật đất đai còn hạn chế đặc biệt những xã có nhiều người dân tộc thiểu số sinh
sống .Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế chưa áp dụng những
công nghệ mới vào quản lý .Xuất phát từ những lý do trên ,được sự phân công

của khoa QLĐĐ-BĐS chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình đăng ký
đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện
ĐăkTô-Tỉnh KonTum”

1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đăkto - Tỉnh kon tum giây đoạn từ 2003
đến nay nhằm đánh giá được những khó khăn , thuận lợi của công tác cấp giấy ở
địa phương và đề xuất hoàn thiện .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
¾ Đối tượng nghiên cứu
- Những văn bản của nhà nước liên quan đến việc đăng kí cấp GCNQSDĐ
- Quy trình đăng kí cấp GCNQSDĐ tại địa phương
- Tình hình đăng kí và cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn Huyện từ khi có luật
đất đai 2003.Những trường hợp chưa đăng kí, chưa được cấp GCNQSDĐ tìm
hiểu nguyên nhân thông qua mẫu điều tra từ đó đưa ra những nhận xét và hướng
giải quyết.
¾ Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện ĐăkTô Tỉnh
KonTum
- Giới hạn về không gian: Tập trung nghiên cứu tình hình đăng kí và cấp giấy
CNQSDĐ từ khi có luật đất đai 2003 đến nay trên địa bàn huyện


2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Một số khái niệm có liên quan

™ Đất đai:
Đất đai bao hàm cả các yếu tố về đất và các yếu tố tự nhiên khác có ảnh
hưởng đến khả năng sử dụng hay chất lượng đất đai. Đất đai cần thiết cho bất kỳ
hoạt động nào của con người.
™ Đăng ký đất
Đăng ký đất là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mỗi người sử
dụng đất nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử
dụng đất (NSDĐ), là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ
toàn bộ tài nguyên đất đai, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
™ Đăng ký quyền sử dụng đất:
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
đối với mỗi thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất.
™ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSĐ) là giấy chứng nhận do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đó là chứng thư pháp lý xác lập quyền
sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng

cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo
pháp luật
™ Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng
đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
cho người đó.
™ Bản đồ hành chính: (BĐHC) là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị
hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
™ Thửa đất: là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên
thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
™ Bản đồ địa chính (BĐĐC): là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố
địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
™ Sổ địa chính: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi
người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
™ Sổ mục kê đất đai : là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để
ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó

3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

™ Sổ theo dõi biến động đất đai: là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có
thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử
dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất.
™ Hồ sơ địa chính:
Là hệ thống tài liệu số liệu, bản đồ, sổ sách,…chứa đựng những thông tin

cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong
quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất
đai, cấp GCNQSDĐ.
Tài liệu của hồ sơ địa chính (HSĐC) bao gồm:
9
Bản đồ địa chính (BĐĐC)
9
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
9
Sổ địa chính
9
Sổ mục kê đất đai
9
Sổ cấp GCNQSDĐ
9
Sổ theo dõi biến động đất đai.
™ Ý nghĩa công tác cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.
- Giúp nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất: Theo luật đất đai năm 1993 và 2003;
đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quả lý. Như vậy
nhà nước là chủ thể cân bằng quỹ đất, giúp điều tiết và quản lý quỹ đất, định
hướng sử dụng đất phù hợp, hiệu quả, giảm được tình trạng đầu cơ đất đai, điều
chỉnh được các quan hệ đất đai, sử lý được những trường hợp vi phạm tranh
chấp khiếu nại có liên quan đến đất đai.
- Giúp người sử dụng đất an tâm đầu tư trên mảnh đất của mình: GCNQSDĐ, là
cơ sở vững chắc tạo niềm tin cho người dân đầu tư tốt hơn khai thác đất đai hiệu
quả và hợp lý từ đó tạo năng suất hiệu quả cao hơn.
- Là cơ sở xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người SDĐ:
GCNQSDĐ chứng thực quyền của người sử dụng đất với nhà nước phù hợp với
pháp luật của nước CHXHCNVN. Trên cơ sở đó người sử dụng đất được thực
hiện các quyền như chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp….ngược lại người SDĐ

cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình như đóng các khoản nghĩa vụ tài
chính, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, không được phá hoại tài nguyên đất

4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

- Là cơ sở pháp lý nhằm góp phần giải quyết tranh chấp đất đai một cách có
hiệu quả, cũng như hạn chế việc tranh chấp đất đai: Việc giải quyết tranh chấp
sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với những trường hợp không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do không có cơ sở pháp lí để xác định một cách chính xác
đặc điểm thửa đất như: Nguồn gốc, diện tích hình thể …làm cho việc giải quyết
tranh chấp mất nhiều thời gian. Ngược lại khi có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì tất cả những đặc điểm trên đều được cập nhật trên giấy chứng nhận
và hồ sơ địa chính từ đó tạo cơ sở pháp lí để nhà nước giải quyết .
I.1.2 Cơ sở pháp lý

− Hiến pháp năm 1992 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
− Luật đất đai năm 1993 và các luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998,
2001
− Thông tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn về xử lý một số vấn đề cấp GCNQSDĐ;
− Nghị đinh số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/08/2000 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất;
− Thông tư 115/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị
đinh số 38/2000/NĐ-CP
− Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính hướng đăng ký

đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ;
− Luật đất đai 2003;
− Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai 2003;
− Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003;
− Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
− Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc
cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai
- Quyết định số 04/2008/QĐ/UBND ngày 19/6/2008 Huyện Đăktô về việc ban
hành cụ thể về trình tự, trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính về lỉnh
vực đất đai theo cơ chế một cửa liên thông.

5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

I.1.3. Cơ sở thực tiễn

™ Sơ lược về công tác đăng ký đất đai qua các thời kỳ
¾ Giai đoạn trước năm 1945

Ở Việt Nam công tác đạc điền và quản lý địa điền có lịch sử khá lâu đời.
Tuy nhiên bộ hồ sơ địa điền củ nhất mà ngày nay còn lưu giữ lại được tại một số

nơi Bắc và Trung Bộ là hệ thống sổ Địa Bạ thời Gia Long (năm 1806) ở Nam
Bộ có hệ thống địa bạ thời Minh Mạng.
Sổ địa bạ thời Gia Long được tập chung cho từng xã, phân biệt rõ đất
công điền và đất tư điền nghi rõ đất của ai, diện tích, tứ cận, đẳng hạn để tính
thuế. Sổ địa bạ được lập thành ba bản. Hệ thống này không có bản đồ kèm theo
và không dùng một đơn vị đo lường thống nhất nên việc dùng sổ rất khó khăn và
không được tu chỉnh theo thời kỳ.
Hệ thống “điạ bộ’’ thời Minh Mạng được thành lập tới làng, xã, và có nhiều
tiến bộ so với thời Gia Long nhưng sổ được lập trên cơ sở đạc điền, có bản mô
tả các thửa ruộng kèm theo sổ đị bộ, sổ địa bộ được thành lập thành ba bản .
Dưới thời Pháp thuộc, do chính sách cai trị của thực dân, trên lãnh thổ
nước ta tồn tại nhiều chế độ đồn địa khác nhau:
− Chế độ quản thủ địa bộ Nam Kỳ.
− Chế độ bảo tồn điền trạch tại Trung Kỳ.
− Chế độ bảo thủ đế ấp, áp dụng đối với bất động sản của người Pháp.
− Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21/07/1925 được áp dụng tại Nam Kỳ và
nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
− Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 23/03/1939 áp dụng tại Bắc Kỳ
− Chế độ quản thủ địa chính được áp dụng chính thức từ năm 1930 theo
nghị định 1358 của toà Khân Sứ Trung Kỳ ( lúc này gọi là bảo tồn điềm trạch).
Điến năm 1939 đổi thành quản thủ địa chính theo nghị định 3138 ngày
14/10/1939. tài liệu theo chế độ này gồm; bản đồ giải thửa, sổ địa bạ, sổ điền
chủ bộ và tài chủ bộ, hệ thống sổ bộ được thành lập khá chặt chẽ, một bộ sao
bản đồ, địa bạ danh sách trái quyền được để tại huyện đường, để công khai trong
hai tháng. Sau đó hệ thống hệ thống này sẻ được chuyền về sở địa chính để lập
sổ bộ chính thức. Địa bộ chính thức kèm theo bản đò, biên bản phân ranh được
giao cho phòng quản thủ địa chính để thực hiện đăng ký chuyển dịch.
¾ Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975

Giai đoạn này đất nước ta bị chia cắt thành hai miền do chiến tranh nên có

hai chế độ chính trị khác nhau.
¾ Miền Bắc
Trong thời gian này do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, tổ chức ngành địa
chính các cấp thường xuyên không ổn định. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước
vấn chưa ban hành một văn bản nào làm cơ sở pháp lý nên công tác đăng ký đất
đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được
6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

trển khai thực hiện. Hệ thống tài liệu đất đai giai đoạn này gồm: Bản đồ giả thửa
và sổ mục kê, kiểm kê, thống kê đất đai, những thông tin về chủ sử dụng đất chỉ
phản ánh theo hiện trạng, không truy cứu tính đến cơ sở pháp lý và lịch sử sử
dụng đất.
¾ Miền Nam
Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được thực hiện theo hai chế độ: chế độ quản thủ địa điền và tân chế độ
điền địa theo sắc lệnh 21/07/1925
Hệ thống hồ sơ của tân chế độ điền địa gồm có:
Bản đồ giải thửa chính xác
Sổ điền thiết lập theo đơn vị bất động sản, trong đó ghi rõ diện tích, nơi toạ lạc,
giáp ranh, tên chủ sở hữu, điều liên quan đến chủ sở hữu…
Sổ mục lục lập theo tên chủ, có ghi số hiệu tất cả các thửa đất của mỗi chủ
Hệ thống phiếu tra cứu tên chủ sở hữu
Hệ thống sơ đồ bất động sản lập cho tứng bằng khoáng
Toàn bộ hồ sơ được lập thành hai bộ, lưu tại Ty điền địa và xã sở tại. Chủ
sử dụng được cấp mỗi lô đất một bằng khoáng đền thổ. Nhược điểm của hệ

thống này là số lượng tài liệu nhiều, kích thước sổ sách, bằng khoáng điền thổ
quá lớn, khó sử dụng và dể hư hỏng
Chế độ quản thủ điền địa có phương pháp đo đạc đơn giản hơn để các xã
tự do vẽ lược đồ, song phải tuân theo một trình tự pháp lý chặt chẽ, hồ sơ thành
lập theo chế độ này bao gồm:
− Sổ điền bộ
− Sổ điền chủ
− Sổ mục lục tên chủ
− Chủ sở hữu được cấp chứng thư kiến điền cho từng lô đất. Hồ sơ được
thành lập hai bộ lưu tại Ty điền và xã sở tại.
¾ Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1993

Sau khi giải phóng đất nước năm 1975 nhưng mãi đến năm 1980 công tác
đăng ký đất đai mới được nhà nước quan tâm và tổ chức thực hiện theo quyết
định 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội Đồng Chính Phủ về thống nhất quản lý
ruộng và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước, và chỉ thị 299/TTg ngày
10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ về đo đạc phân hạng đất, đăng ký thống
kê ruộng đất trong cả nước. Thực hiện chủ trương này, Tổng Cục Quản Lý
Ruộng đất (nay là Bộ TNMT) ban hành quyết định 56/ĐKTK quy định thủ tục
đăng ký thống kê ruộng đất. Tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đẩt trong giai đoạn này vẫn chưa thực hiện được.
Sau luật đất đai năm 1998 đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
đất mới trở thành một nhiệm vụ bắt buộc được ưu tiên hàng đầu trong các nhiện
vụ về quản lý đất đai. Xuất phát từ yêu cầu đó, Tổng cục Quản lý ruộng đất ban
7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu


hành quyết định 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và thông tư 302/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện quyết
định này. Tuy nhiên công tác khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
các địa phương triển khai rất chậm.
¾ Giai đoạn từ năm 1993 đến tháng 07/2004

Ngày 24/07/1993 luật đất đai năm 1993 ra được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
15/10/1993. Luật đất đai 1993 có những thay đổi rất lớn trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Từ đây việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất của mỗi địa phương trỏ nên cấp bách,
công tác cấp giấy chứng nhận được trển khai mạnh trên phạm vi cả nước.
Theo luật đất đai năm 1993, đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp và đất chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
mẫu do Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành tại quyết định 201/ĐKTK trên
giấy chứng nhận thương ghi tất cả thửa đất được giao cho một chủ sử dụng. Với
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế này người sử dụng đất gặp
nhiều khó khăn khi chủ sử dụng đất thực hiện việc thế chấp, chuyển đổi chuyển
nhượng…. một hoặc một số thửa đất có trong giấy chứng nhận mặt khác nó còn
gây khó khăn cho công tác cập nhật biến động mức độ nhầm lẫn sẽ tăng nhanh
khi mật độ chuyển dịch đất tăng cao.
Riêng đất ở đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và giấy
chứng nhận quyển sử dụng đất ở theo mẫu do bộ xây dựng ban hành tại nghị
định 60/CP. Đây là yếu tố thực hiện thống nhất các thủ tục đăng ký đất đai trên
Toàn quốc.
¾ Từ tháng 07/2004 đến nay

Luật đất đai 2003 được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tại kỳ họp thứ 4, khoá XI, thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành

từ ngày 1/7/2004 luật này thay thế cho luật đất đai 1993, thể hiện quan điểm đổi
mới về công tác quản lý, đặc biệt là các thủ tục hành chính về đất đai, công tác
đo đạc, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được quy định cụ thể rõ ràng bằng các điều luật, nghị định 181 về thi hành
luật quy định rất chi tiết cụ thể các vấn đề nêu trên.

8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Đaktô
9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

Trước đây, huyện ĐăkTô có tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành
chính là 51.020,67ha. Thực hiện Nghị định số 74/2008/NĐ-CP, ngày 09/6/2008
của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc
huyện SaThầy, huyện ĐăkTô và Thị xã KonTum; diện tích của huyện ĐăkTô

được điều chỉnh sang cho huyện SaThầy là 380ha. Hiện nay, huyện ĐăkTô
đang quản lý 50.640,67ha.
ĐăkTô nằm về phía Bắc của tỉnh Kon Tum, cách thị xã KonTum khoảng
40km, có đường Quốc lộ 14 (nay là đường Hồ Chí Minh) đi qua là đầu mối giao
lưu với các huyện ĐăkHà, Ngọc Hồi. Có đường tỉnh lộ 672 đi qua là đầu mối
giao lưu với huyện Tu Mơ Rông, có đường tránh ngập lòng hồ thủy điện Plei
Krông nối với huyện SaThầy.
Toạ độ địa lý:
Kinh độ Đông: 107o 30' 15" đến 107o 45' 45"
Vĩ độ Bắc: 14o 00' 10" đến 14o 50' 05"
Vị trí tứ cận :
Phía Bắc giáp: Huyện Tu Mơ Rông và huyện Ngọc Hồi.
Phía Nam giáp: Huyện ĐăkHà.
Phía Đông giáp: Huyện Tu Mơ Rông.
Phía Tây giáp: Huyện Ngọc Hồi và huyện SaThầy.
b. Đặc điểm địa hình
Huyện ĐăkTô có 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 8 xã. Địa
hình ở huyện khá phức tạp, độ dốc lớn gây nên xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa
và hạn hán ở mùa khô. ĐăkTô có vị trí chiến lược quan trọng trong công tác bảo
vệ quốc phòng, an ninh, cũng như vị trí bảo vệ môi trường sinh thái, ngoài ra
còn có giá trị về du lịch, giá trị về các di tích lịch sử, di sản văn hoá. Đóng chân
trên địa bàn huyện ĐăkTô có một số tổ chức sử dụng đất tương đối lớn đó là:
Công ty đầu tư phát triển nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ Đăk Tô, Trung tâm
giống nông, lâm nghiệp Kon Tum, Công ty TNHH Trường Nam, Công ty cao su
10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu


KonTum, Công ty cà phê Đăk Uy IV, Công ty thuỷ điện 4 (công trình thủy điện
Plei Krông), Công ty thủy điện Đăk Rơ Sa, Trung đoàn 24, Tiểu đoàn 304, Sư
đoàn 10, Huyện đội Đăk Tô.
Bảng1: Đơn vị hành chính và diện tích các xã,thị trấn của huyện ĐăkTô năm
2008

STT

TÊN ĐƠN VỊ

DIỆN TÍCH

TỶ LỆ (%)

(ha)
Huyện

50.640,67

100%

1

Thị trấn

3.994,40

7,8


2

Diên Bình

4.717,20

9,3

3

Pô Kô

8.081,39

15,9

4

Tân Cảnh

5.166,62

10,2

5

Kon Đào

3.611,62


7,1

6

Ngọc Tụ

4.930,01

9,7

7

Đăk Rơ Nga

10.805,76

21,3

8

Đăk Trăm

5.144,86

10,1

9

Văn Lem


4.188,81

8,2

(THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI 2008)
c.Khí hậu
ĐăkTô nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, phân ra 2
mùa: mùa khô và mùa khô rõ rệt, mùa khô từ tháng 11đến 4 năm sau, mùa mưa
từ tháng 5 đến10.
d. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê tổng diện tích rừng đến năm 2008 là 93.643ha
chiếm 68% tổng diện tích rừng tự nhiên
+ Diện tích trồng rừng là 6.234,5ha chiếm 4,54% diện tích đất tự nhiên
+ Diện tích rừng tự nhiên là 87407,05 chiếm 63,46% diên tích tự nhiên
Tài nguyên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng và một phần cây lá kim. Rừng chủ yếu
ỏ phía bắc huyện, tổ thành gồm các loại dẻ, sao, thông. Ngoài ra còn có các loại
11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

lâm sản phụ dưới tán rừng như: Bông đót, Song mây, Dược liệu như sâm, Sa
nhân, Ba kích, Vàng đắng. Động vật rừng có gấu, Nai tê tê...
Hiện nay trong các năm tiếp theo huyện còn đẩy mạnh công tác trồng rừng phục
vụ cho nhà máy nguyên liệu giấy Tỉnh Kon Tum đóng trên địa bàn Huyện, mỗi
năm có kế hoạch trồng rừng từ 2000-2500 ha rừng nguyên liệu giấy. Đây là điều
kiện thuận lợi cho nhân dân trong Huyện tập trung đầu tư phát trồng rừng
nguyên liệu, góp phần thêm thu nhập cho xã hội.

e. Tài Nguyên khoáng sản
- Theo số liệu thăm dò khảo sát bước đầu của các ngành địa chất cho thấy
Huyện Đaktô có các khoán sản như sau :
- Đá granit ở xã Diên Bình có trữ lượng 120 triệu tấn, chất lượng khá, có thể
sử dụng làm đá ốp lát, đá xây dựng
- Đá vôi có điểm quặng ở Đăktô
- Vàng sa khoáng có ở khe suối ĐakPsi
- Nước nóng chảy qua mỏ lưu huỳnh ở Kon Đào
- Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Huyện tuy không nhiều, lâu nay đã
khai thác với quy mô nhỏ, chưa tạo ra ngành sản xuất chính của Huyện.
™ Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và Tài Nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên của Huyện Đaktô có nhiều thuận lợi cho các loại cây trồng
nhiệt đới sinh trưỡng và phát triển tốt. Địa hình thì đa dạng, thời tiết, khí hậu ôn
hòa, nguồn nước phong phú. Đất nhìn chung là tốt, màu mỡ thích hợp với nhiều
loại cây trồng kể cả lúa nước và cây công nghiệp có giá trị như: Cây cao su, Cà
phê, tiêu ..và có tiềm năng tăng vụ lớn do số giờ nắng trung bình cao, nhiệt độ
bình quân cao và ít có chênh lệch giữa các vụ trong năm, nếu đầu tư các công
trình thủy lợi thì trong mùa khô có khả năng tăng vụ lớn.
Tuy nhiên. Do lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, chế độ dòng
chảy thay đổi theo mùa, tình trạng hạn hán vẫn xảy ra gây thiệt hại không nhỏ
trong sản xuất .Đất đai tuy phì nhiêu nhưng canh tác vẫn còn lạc hậu, rừng tự
nhiên bị khai thác cạn kiệt, nên đất đai có dấu hiệu bị thái hóa, bạc màu làm
12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

giãm năng xuất cây trồng đặc biệt là những nơi có vùng đất dốc do khai thác sử

dụng đất không hợp lí.
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

a.Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây, với sự phát triển chung của nước và cả Tỉnh, nền
kinh tế của Huyện Đaktô có nhiều chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng
khá 12,32% vào năm 2004, 13,28 vào năm 2005 và năm 2008 là 14,25% các
ngành sản xuất trên địa bàn Huyện không ngừng phát triển .
b.Thực trạng phát triển các ngành
™ Về Nông nghiệp:
Tình hình nông nghiệp huyện được thể hiện ở mặt sau:
Bảng 2 : Cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Trồng trọt

62,35

52,01


56,14

65,04

70,23

Chăn nuôi

35,17

45,41

40,64

31,78

26,74

2,48

2,58

3,22

3,18

2,94

Dịch vị


(Thống kê Huyện Đaktô)
9 Trồng Trọt: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu ngành nông nghiệp. Vì trong những năm qua được sự ủng hộ về vốn, đa
dạng hóa cây trồng, bên cạnh đó sự tác động mạnh mẽ của công tác khuyến
nông, khuyến lâm cộng với sự khai hoang diện tích đất đưa vào sản xuất nông
nghiệp. Cho nên trong những năm qua diện tích đất cây trồng hàng năm của
toàn huyện tăng nhanh chống so với từng năm.
9 Chăn Nuôi: Toàn Huyện có 3916 con trâu, 8242 con bò, đàn heo 16704
con.Tuy vậy do tập quán chăn nuôi của bà con chưa cao nên chăn nuôi vẫn đem
lại hiệu quả cao .Đặc biệt các xã vùng sâu
™ Ngành Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn huyện có 243 cơ sở sản xuất công nghiệp

13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

Trong đó:
+ Nhà nước quản lý 4 cơ sở.
+ Tập thể quản lí 1 cơ sở.
+ Cá nhân 239 cơ sở.
Qua số liệu trên tình hình sản xuất công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn huyện trung trung ở thành phần cá thể chiếm tỷ trọng cao. Nhưng chỉ
dừng lại với quy mô nhỏ. Vì vậy nó mang tính nhỏ tự phát, chưa có sự hỗ trợ
của Nhà nước trong quá trình sản xuất. Kết quả được thể hiện ở sau đây :
Bảng 3:Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện phân phối theo ngành công

nghiệp năm 2004-2008

CNSX và Phân
Phối Điện, Khí Đốt,
Năm

Tổng gtsxcn

CN khai thác

Triệu

Triệu

CN Chế Biến
Triệu

Nước
Triệu

Đồng

%

Đồng

%

Đồng


%

Đồng

%

2004

14249

100

48

0,34

13.377

93,88

824

5,78

2005

16718

100


82

0,49

15.605

93,34

1.031

6,17

2006

17471

100

44

0,25

16.198

92,72

1.229

7,03


2007

21799

100

92

0,42

20.232

92,81

1.475

6,77

2008

23586

100

107

0,45

21.440


90,91

2.039

8,64

(Nguồn thống kê huyện ĐakTô)
Qua bảng 3 cho ta thấy tình hình sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp của
huyện có sự thiên lệch quá lớn về công nghiệp chế biến .Như vây trong những
năm qua bằng sự đầu tư của chính phủ củng như trong Tỉnh, Huyện Đaktô đã
xây dựng nhà máy chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm phát huy thế mạnh
nguồn nguyên liệu tại chổ. Vì vậy trong tưong lai nhà máy này hoạt động hiệu
quả thì đem lại hiệu quả cao thúc đẩy nền kinh tế của Huyện lên tầm cao hơn,
quy mô lớn hơn, thiết thực hơn.

14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

I.2.3 Thực trạng phát triển xã hội

a.Về dân cư:
- Huyện Đăk Tô có 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 8 xã: Văn
Lem, Đakrơ Nga, Diên Bình, Pôcô, Ngọc Tụ, Tân Cảnh, Kon Đào, Đak Trăm.
Huyện Đaktô có nguồn nhân lực dồi dào nhất trong cả tỉnh, dân số năm 2008:
8.612 hộ; 37.712 người, trong đó dân tộc thiểu số có: 3.901 hộ; 20.203 người.
- Mật độ phân bố không đồng đều.

- Biến động về dân số hằng năm không lớn do được công tác vận động kế
hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm.
b. Lao động và xã hội
Trên địa bàn huyện hiện nay có 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ
yếu là người kinh (chiếm 96%). Kinh tế đồng bào dân tộc ít người chủ yếu là
hình thức thâm canh tự túc tự cấp. Huyện Đaktô là một trong những địa phương
có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành. Mặc dù có nhiều
tôn giáo nhưng từ lâu đã gắn bó với nhau tạo thành một cộng đồng chặt chẽ,
chung sức xây dựng và phát triển kinh tế trong huyện.
c. Giáo dục:
- Công tác chính quyền luôn được các cấp chính quyền quan tâm, đến nay
toàn huyện có 30 trường học và 655 lớp học với 16.934 học sinh ở các cấp.
Trong đó :
+ Trường PTTH có 1 trường với 18 lớp.
+ Trường bổ túc Công-Nông có 1 trường với 17 lớp.
+ Trường THCS có 6 trường với 37 lớp.
+ Trường tiểu học có 12 trường với 382 lớp.
+ Trường mẩu giáo có 4 trường với 154 lớp.
- Trong những năm qua số học sinh đi học đạt 95-96% tổng số trẻ em
đến độ tuổi đi học. Hầu hết các trường xã thị trấn, cụm xã đều là trường học
xây cấp 4, còn lại chủ yếu một số trưòng học đều làm bằng tre vách nứa cho

15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

nên phần nào ảnh hưởng chất lượng dạy và học, nhất là các em ở vùng sâu

vùng xa của huyện.
d. Y tế:
Toàn huyện có 13 cơ sở y tế, trong đó có một bệnh viện, 2 phòng khám, 9
trạm y tế và một phân trạm. Với tổng số 236 cán bộ y tế, mặc dù có gặp nhiều
khó khăn do cơ sở vật chất xuống cấp, điều kiện phương tiện khám chữa bệnh
cho nhân dân còn nhiều hạn chế nhưng ngành y tế đã cố gắng khắc phục thực
hiện tốt chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng đạt 95%, các cháu dưới
1 tuổi được miễn dịch cơ bản, đã thanh toán được bệnh sốt rét chương trình
chống lao đạt kết quả tốt.
Bảng4: Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã năm 2009

STT

Tên xã,thị trấn

Diện

Dân số

tích(km2)

Mật độ
dân số

1

Thị trấn

39,9440


35985

901

2

Diên Bình

47,1720

5773

122

3

Pô Kô

80,8139

2149

27

4

Tân Cảnh

51,6662


4581

89

5

Kon Đào

36,1162

3074

85

6

Ngọc Tụ

49,3001

2174

44

7

Đăk Rơ Nga

108,0576


2440

23

8

Đăk Trăm

51,4486

3372

66

9

Văn Lem

41,8881

1706

41

506,4067

61254

121


Tổng

(Nguồn phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện)

16


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

e. Văn hoá thông tin:
- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, đào tạo truyền thông, thông tin cổ động của
huyện phát triển tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức theo
hướng triển khai về cơ sở chất lượng văn hoá - chính trị và khoa học từng bước
nâng cao, góp phần giáo dục chính trị, nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn
minh lành mạnh, tăng cường khối đoàn kết trong cộng đồng các khu dân cư,
nâng cao chất lượng hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.
- Các hoạt động thông tin, cổ động nhìn chung đảm nhận tốt công tác tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân, phục vụ tốt
nhiệm vụ chính trị địa phương.
f. Quốc phòng, an ninh
- Huyện ĐăkTô là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh
KonTum, có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược về quốc phòng, an
ninh. Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự
an toàn xã hội có bước chuyển biến tiến bộ. Triển khai Nghị quyết 09 của
Chính phủ về phòng chống tội phạm đạt kết quả. Phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác giáo dục nâng cao ý thức
cảnh giác cách mạng trong cán bộ, nhân dân được chú ý tăng cường. Công tác
quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố và tăng cường chỉ đạo thực

hiện. Việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân tiếp tục được củng cố, làm cơ sở để
xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Công tác sẵn sàng chiến đấu
của các lực lượng vũ trang thành phố được duy trì chặt chẽ. Kịp thời phát hiện
và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, không để xảy ra đột biến, bất ngờ
trên địa bàn, góp phần làm chuyển biến trên một số mặt về an ninh, trật tự, tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

17


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Hà Văn Hiếu

I.3. Nội dung – Phương pháp – Quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã có ảnh hưởng đến công tác đăng kí cấp giấy
CNQSDĐ
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý, quy trình thực hiện ,khó khăn cần giải quyết trong công
tác đăng kí cấp giấy CNQSDĐ.
- Đánh giá việc thực hiện công tác đăng kí, cấp giấy CNQSDĐ qua các năm từ khi
có luật đất đai năm 2003.
- Một số vấn đề rút ra từ công tác cấp giấy trên địa bàn huyện
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập số liệu, tài liệu về tình hình đăng kí cấp
giấy CNQSDĐ.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu thu thập được, từ đó làm cơ sở cho

quá trình đánh giá quá trình thực hiện đăng kí cấp cấp giấy CNQSDĐ.
- Phương pháp so sánh: Từ số liệu thu thập được so sánh tình hình đăng kí cấp
giấy CNQSDĐ qua các năm.
- Phương pháp so sánh tổng hợp: đây là phương pháp không thể thiếu trong quá
trình thực hiện đề tài qua những số liệu , tài liệu thu thập được cần phân tích , đánh
giá tình hình đăng kí cấp giấy CNQSDĐ và những yếu tố ảnh hưởng đến đăng kí
cấp giấy.

18


×