Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện nga sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

885.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tơi xin đoan, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017



Tác giả luận văn

Trần Thị Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi nhận được sự giúp đỡ tận tình của:
- PGS.TS. Cao Việt Hà, giảng viên khoa Quản lý đất đai người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài;
- Các thầy, cô giáo khoa Quản lý đất đai – Học viện nông nghiệp Việt Nam và các
đồng nghiệp;
- UBND huyện Nga Sơn, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Nga Sơn, các
phòng, ban và UBND các thị trấn, xã thuộc huyện Nga Sơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp đỡ,
khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Duyên

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............ 2

1.4.1. Những đóng góp mới ............................................................................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
1.4.3. Thực tiễn ............................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1.


KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP, SỬ DỤNG ĐẤT
NƠNG NGHIỆP ................................................................................................... 3

2.1.1. Đất nơng nghiệp .................................................................................................... 3
2.1.2. Vai trị của đất trong sản xuất nơng nghiệp .......................................................... 3
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp .................................................................... 5
2.2.

CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ....................................................................... 6

2.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững..................................................... 6
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bền vững ............................................................................. 8
2.3.

CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................... 10

2.3.1. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ...................... 10
2.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam..................... 14
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 23
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................ 23

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 23


iii


3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 23

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23

3.4.1. Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến
sử dụng đất nơng nghiệp ..................................................................................... 23
3.4.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Nga Sơn .................... 23
3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Nga Sơn ............................. 23
3.4.4. Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Nga Sơn ................................................................................. 23
3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 23

3.5.1. Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu ............................................ 23
3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................................. 24
3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................................................... 24
3.5.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ................................................................... 28
3.5.5. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 29
4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP .............................................................................................................. 29

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 29
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................. 35
4.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội ................................................................................................................... 37
4.2.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN NGA SƠN........................................... 37

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nga Sơn ........................................................ 37
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nga Sơn ................................... 38
4.2.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Nga Sơn ..................................... 39
4.3.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN NGA SƠN .................................................................................... 44

4.3.1. Hiệu quả về kinh tế ............................................................................................. 44
4.3.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................................... 52
4.3.3. Hiệu quả môi trường ........................................................................................... 58

iv


4.3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên 3 mặt kinh tế - xã hội
và môi trường ...................................................................................................... 69
4.4.


ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN NGA SƠN ...................................................... 71

4.4.1. Lựa chọn các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả .................................... 71
4.4.2. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng ......................................... 73
4.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................ 74
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77
5.1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 77

5.2.

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 81

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .......................................... 25
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội............................................ 25
Bảng 3.3. Phân cấp hiệu quả môi trường các LUT cây trồng ...................................... 26
Bảng 3.4. Phân cấp hiệu quả môi trường với LUT nuôi trồng thủy sản ...................... 27
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội,
môi trường.................................................................................................... 28
Bảng 4.1. Bảng phân loại đất huyện Nga Sơn .............................................................. 32
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện năm 2016 .......................... 38

Bảng 4.4. Các loại hình sử dụng đất chính của tiểu vùng 1 ......................................... 42
Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất chính của tiểu vùng 2 ......................................... 43
Bảng 4.6. Các loại hình sử dụng đất chính của tiểu vùng 3 ......................................... 44
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ........................ 45
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 2 ............................... 47
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ........................ 50
Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1.......................... 53
Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 Tính trên
1ha ................................................................................................................ 55
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất vùng 3................................ 57
Bảng 4.13. So sánh mức bón phân của nông hộ với khuyến cáo của tiểu vùng 1......... 59
Bảng 4.14. So sánh mức bón phân của nơng hộ với khuyến cáo tiểu vùng 2 ................ 60
Bảng 4.15. So sánh mức bón phân của nơng hộ với khuyến cáo tiểu vùng 3 ................ 61
Bảng 4.16. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng huyện
Nga Sơn........................................................................................................ 63
Bảng 4.17. Mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp Tính trên 1ha ................................... 67
Bảng 4.18. Mức độ sử dụng thuốc kháng sinh trong ni trồng thủy sản Tính trên
1ha ................................................................................................................ 67
Bảng 4.19. Mức độ cải tạo ao ni Tính trên 1ha........................................................... 68
Bảng 4.20. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - xã hội – mơi trường tiểu vùng 1 Tính trên
1ha ................................................................................................................ 69

vi


Bảng 4.21. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - xã hội – mơi trường của tiểu vùng 2 Tính
trên 1ha......................................................................................................... 70
Bảng 4.22. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - xã hội – mơi trường tiểu vùng 3 Tính trên
1ha ................................................................................................................ 71


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa ............................................... 29
Hình 4.2. Cơ cấu đất đai huyện Nga Sơn năm 2016....................................................... 38

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCNNN

Cây cơng nghiệp ngắn ngày

CPTG

Chi phí trung gian

DTTN

Diện tích tự nhiên


FAO

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn



Lao động

LM

Lúa Mùa

LUT

Loại sử dụng đất

LX


Lúa Xuân

NNP

Đất nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Duyên
Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 885.01.03


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiên trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Định hướng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp có triển vọng tại huyện Nga Sơn.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả tại huyện Nga Sơn.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu;
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
- Phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Qua điều tra đã xác định trên địa bàn huyện Nga Sơn có 07 loại hình sử dụng đất
chính là: LUT Chun lúa (4305,52 ha), LUT 2 Lúa – màu (959,26 ha), LUT 1 vụ lúa –
màu (130,50 ha); LUT Chuyên rau - màu (1426,52 ha); LUT Cây CNNN (413,21 ha),
LUT Cây ăn quả (317,57 ha); LUT ni trồng thủy sản (933,92). Trong đó có tất cả 24
kiểu sử dụng đất.
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện cho thấy.
- Hiệu quả kinh tế.
LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT là LUT chuyên rau – màu với kiểu sử
dụng đất Dưa hấu - đậu cô ve – lạc với GTSX là 286,50 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp là
222,25 triệu đồng; LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất là LUT 2 vụ lúa với GTSX là
73,50 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp là 35,97 triệu đồng.
- Hiệu quả xã hội.
Loại hình sử dụng đất có số công lao động nhiều nhất là chuyên rau - màu với
kiểu sử dụng đất cao nhất là Dưa hấu – đậu cô ve – lạc với 750 công/ha; thấp nhất là

x



LUT cây ăn quả (táo, hồng xiêm) với 450 công/ha; Giá trị ngày công cao nhất là kiểu sử
dụng đất Dưa hấu – đậu cô ve – lạc với 296000 đồng/công, thấp nhất là kiểu sử dụng
đất LX - LM với 73000 đồng/cơng.
- Hiệu quả mơi trường: Loại hình đạt hiệu quả môi trường cao trên cả 3 vùng
là LUT cây ăn quả, LUT nuôi trồng thủy sản; LUT cây CNNN, LUT 2 lúa – màu,
còn lại LUT chuyên rau – màu, LUT 1 lúa – màu, LUT 2 lúa cho hiệu quả xã hội ở
mức trung bình.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện cần áp dụng đồng
bộ các giải pháp: giải pháp cơ sở hạ tầng, giải pháp về chính sách trong nông nghiệp,
giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về thị trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Duyen
Thesis title: Evaluating the status and effectiveness of agricultural land use in Nga Son
district, Thanh Hoa province.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- To evaluate the status and effectiveness of agricultural land use in Nga Son
district, Thanh Hoa province;
- To orient the perspective agricultural land use types in Nga Son district;
- To propose the solutions for effective agricultural land use in Nga Son district,
Thanh Hoa province.

Reserch Methods:
- Method of zoning and selection of study sites;
- Method of survey and data collection;
- Method of land use efficiency assessment;
- Statistical methods, data processing;
- Comparative method.
Main findings and conclusions
According to the survey, there are 7 main land use types in Nga Son district: LUT
rice only (4305.52 ha), LUT 2 Rice – subsidiary crop (959.26ha), LUT 1 Rice –
subsidiary crop (130.50 ha), LUT vegetable - subsidiary crop only (1426.52 ha); LUT
short term industrial crop (413.21 ha), LUT Fruit trees (317.57 ha), LUT aquaculture
(933.92ha). In which, there are 24 land use systems.
Research results on land use efficiency in the district showed that:
- Economic efficiency.
LUT with highest economic efficiency was LUT vegetable – subsidiary crop with
land use systems of Water melon – bean (Phaseolus vulgaris) – groundnut with
production value of 286.500 billion VVD, mix income of 222.250 billion VND; lowest
was LUT 2 rice with production value of 73.500.000VND, mix income of
35.970.000VND.
- Social effectiveness.

xii


The land use type with the highest number of labors was LUT vegetables –
subsidiary crop with the highest land use systems was watermelon - beans - groundnuts
with 750 labors/ha; The lowest was of LUT fruit trees (apples, persimmon) with 450
labors/ha; The highest working day value was the land use systems of Watermelon Bean - groundnut with 296.330 VND/working day, the lowest is land use systems
Summer rice – spring rice with 773.590 VND /working day.
- Environmental efficiency: The land use type of high environmental efficiency in

all three areas was LUT of fruit trees, LUT of aquaculture, LUT of short term industrial
trees, LUT 2 of rice – subsidiary crop, LUT of vegetables – subsidiary crop, LUT of 1
rice – subsidiary crop, LUT of 2 rice returned social efficiency at medium level.
In order to improve the efficiency of land use in the district, it is necessary to
apply to apply the infrastructurl, agricultural policy, funding and marketing solutions.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có vai trị vô cùng quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong khi, xã hội ngày càng phát
triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực,
thực phẩm, các sản phẩm cơng nghiệp; các nhu cầu văn hố, xã hội, nhu cầu về
đất cho xây dựng v.v... Tất cả những vấn đề trên đã gây ra áp lực ngày càng lớn
lên đất đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp ln có nguy cơ bị giảm diện tích, trong
khi khả năng khai hoang, mở rộng lại rất hạn chế.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là việc làm hết sức quan trọng
và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự
phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực
và hạn chế, làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá 40 km về
hướng Ðông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều màu mỡ, có điều
kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn và khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất
nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật ni. Đặc biệt, hơn 80%
diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải, có bờ biển dài 20km và hàng
năm lấn ra biển từ 80 – 100m do phù sa bồi đắp của sông Hồng, sông Đáy rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Nền kinh tế của huyện

đã và đang chuyển dịch đúng hướng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Nhưng
bên cạnh đó, một phần khơng nhỏ diện tích đất nơng nghiệp đã được chuyển sang
đất phi nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải xác định được hướng sử dụng đất nông
nghiệp hiệu quả, đồng thời định hướng sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững cho
huyện là vấn đề hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp sang
các mục đích khác diễn ra mạnh mẽ, thiếu kiểm sốt, khơng theo quy hoạch làm
đất sản xuất nông nghiệp liên tục giảm. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử
dụng đất trên địa bàn huyện chưa cao, các loại hình sản xuất tại Nga Sơn phần
lớn cịn mang tính tự phát theo phương thức sản xuất nhỏ lẻ, chưa tương xứng
với tiềm năng đất đai của huyện và thiếu tính bền vững. Những thách thức, tồn

1


tại nêu trên đã đặt ra vấn đề cần có những biện pháp thiết thực nhằm quản lý, sử
dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nơng nghiệp của huyện theo quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Nga Sơn.
- Định hướng các loại sử dụng đất nơng nghiệp có triển vọng tại huyện
Nga Sơn.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại huyện Nga Sơn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: trong địa giới hành chính huyện Nga Sơn (chỉ nghiên
cứu đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản.

- Phạm vi thời gian: từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
- Góp phần vào lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên vùng đồng bằng ven biển.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung lý luận về phương pháp đánh giá đất của FAO cho các
loại hình sử dụng đất.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất và
sử dụng đất đai hiệu quả tại huyện Nga Sơn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VỀ ĐẤT NƠNG NGHIỆP, SỬ DỤNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp
a. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác (Luật đất đai, 2013).
b. Phân loại đất nông nghiệp
Theo Điều 10, Luật đất đai (2013), nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại
đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản
cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh (Luật đất đai, 2013).
2.1.2. Vai trị của đất trong sản xuất nơng nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản và
đặc biệt với những đặc điểm riêng như sau:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây trồng,

3


vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Không những thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong muốn của
nơng dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất nông nghiệp (Đào
Châu Thu, 1999).
Đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi nó là nơi để con người thực hiện các
hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm của
mình. Đất đai cịn là tư liệu lao động trong q trình sản xuất thơng qua việc con
người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học,

hố học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên
sản phẩm (Cao Liêm và cs., 1992).
Đất đai có vị trí cố định và có chất lượng khơng đồng đều giữa các vùng,
miền. Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu
cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng
lãnh thổ khác nhau.
Đất đai vận động theo quy luật tự nhiên của nó - nghĩa là độ màu mỡ của
đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất, do vậy trong quá trình sử dụng đất phải
đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu cho đất thơng qua những hoạt
động có ý nghĩa của con người.
Đất đai là tài nguyên có hạn về diện tích, đặc biệt là đất nơng nghiệp, sự
giới hạn về diện tích đất cịn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang tăng vụ
trong từng điều kiện cụ thể. Do vậy trong quá trình sử dụng đất cần hết sức
chú trọng đến bảo vệ và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử
dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội.
Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh
hưởng kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng
hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất lượng đất
và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả năng
sinh lợi của đất.
Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và
hiệu quả sản xuất. Chỉ có thơng qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến
hầu hết các cây trồng, vật ni. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữu

4


gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần
sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên
vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia (Đỗ

Kim Chung, 1997).
Như vậy: trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
khơng thể thay thế được. Nhưng diện tích đất đai lại có hạn, bên cạnh đó sự gia
tăng dân số cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm cho diện tích đất
đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác hiện tượng biến đổi
khí hậu tồn cầu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm
nơng nghiệp. Vì vậy sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn lực quan trọng đối với quốc gia trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội (Oxfam, 2013). Mỗi quốc gia trên thế giới có một quỹ đất nhất
định, quỹ đất này có hạn. Do vậy khi sử dụng đất phải đảm bảo tính hiệu quả,
bền vững và phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Theo Điều 6 Luật Đất đai
năm 2013 quy định có 3 nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất:
1) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
2) Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
3) Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Theo Ngơ Thế Dân (2001), chúng ta cần sử dụng đất nông nghiệp một cách
“đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững” bởi lý do:
- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây
dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng sẵn có của từng địa phương, chế độ
bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất, bảo vệ môi trường.
- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác của vùng
từ đó nâng cao mức sống của người dân, quy mô sản xuất và đảm bảo hiệu quả
bền vững.
- Điều đó sẽ bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn được thối hóa
đất, nước, bảo vệ mơi trường.


5


- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn
với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và
phát triển nền nông nghiệp bền vững.
2.2. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ
con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mé nhất từ
chính con người. Các tác động của con người nhiều khi đã làm cho hệ sinh thái
biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác
động vào đất đai mà cịn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một
lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo
đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố
tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều
vùng đất màu mỡ đã bị thối hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mịn đất và suy
giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt... Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc
sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về
sử dụng đất để duy trì những khả năng hiện có và khôi phục những khả năng đã
mất. Thuật ngữ “ sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong
muốn trên (Bùi Nữ Hồng Anh, 2013).
Việc tìm kiếm giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là
mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ
chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên
nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm
đạt được các mục tiêu sau:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thối hóa đất và nước
(bào vệ);
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà cịn
cả về mặt mơi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên
tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử

6


dụng đất đạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ
chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại
Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và
được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng đấ phải có mức năng suất sinh học cao trên
mức bình qn vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản
phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả...và tàn dư để lại). Một
hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình qn vùng, nếu
không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
Về chất lượng: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tai địa phương, trong nước
và xuất khẩu, tùy thuộc vào mục tiêu từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai
đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy
cơ người sử dụng đấ sẽ khơng có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất
tiền vay ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống

người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là
điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất,
bảo vệ môi trường...). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu
cầu sống hàng ngày của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy triệt để. Hệ thống sử
dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nơng dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất
đã được giao và rừng được khốn với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền
vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại
sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
- Bền vững về mặt mơi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thối hóa đất và bảo vệ mơi trường sinh thái. Giữ đất
được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần lên là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng
bền vững.
+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%).

7


+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững
hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn đối với cây hàng
năm...).
Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình
sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để
giúp cho việc định hướng phát triển nơng nghiệp ở vùng sinh thái (Trần Đình
Đẳng và cs., 1990; Đào Châu Thu,1999).
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bền vững
Để đánh giá tính bền vững thì chúng ta xem xét mối quan hệ giữa kết quả
và chi phí. Mối quan hệ này là hiệu số giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này
là mối quan hệ giữa hiệu số hoặc quan hệ thương số, dạng tổng quát của hệ thống

chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H=K–C
H = K/C
H = (K-C)/C
H = (K1 – KO)/(C1 – C0)
Trong đó:
+ H: Hiệu quả;
+ K: Kết quả;
+ C: Chi phí;
+ 1, 2 là chỉ số thời gian (năm).
* Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1ha đất nơng nghiệp.
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là tồn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Chi phí trung gian (CPTG): Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dich vụ
sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX – CPTG

8


- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ,
GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động cho từng kiểu sử
dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người

lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau. (Nguyễn Duy
Tính, 1995):
+ Đảm bảo an tồn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết cơng ăn việc làm cho nơng dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải (2001), chỉ tiêu đánh giá chất lượn môi trường trong
quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ
cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của mơi trường đất khi có sự thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt mơi trường của q trình sử dụng đất nơng
nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó địi hỏi phải được nghiên cứu, phân
tích trong thời gian dài. Vì vậy, tơi chỉ nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả môi
trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
và nhận xét của nông dân đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.

9


2.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
2.3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Hiện nay, tồn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp của thế giới hà
3256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.
Diện tích đất trồng trọt trên thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích tự nhiên.
Kết quả đánh giá đất nông nghiệp trên thế giới cho thấy chỉ có 14% đất có năng
suất cao, 28% đất có năng suất trung bình và có tới 58% đất có năng suất thấp
(Trung tâm thơng tin tư liệ khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002).
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nơng
nghiệp trở nên khó khăn. Khơng chỉ đối mặt với sự giảm sút về diện tích, cả thế
cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn khơng canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp
của sự gia tăng dân số hiện nay. Việc sử dụng ngày càng gia tăng thuốc bảo vệ
thực vật cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu,
phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Thuốc bảo vệ thực
vật gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng
của tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động nơng nghiệp ở các nước đang phát
triển (25 triệu người) bị nhiễm thuốc độc từ thuốc trừ sâu.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nơng
nghiệp. Tồn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Mỗi năm mất đi khoảng 15 triệu
ha. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở
vùng Châu Mỹ - La tinh và Châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng,
tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như Campuchia và Lào, nạn
phá rừng làm củi đun phục vụ cuộc sống thường ngày, làm nương rẫy, xuất khẩu
gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú (Trung tâm thông tin tư liệu khoa học
và Công nghệ Quốc gia, 2002).
Tình trạng hoang mạc hóa đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời
sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hóa là q trình diễn ra tự nhiên.

Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang
đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang

10


mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
Xói mịn, rửa trơi cũng là một ngun nhân khác gây suy thối đất. Mỗi
năm rửa trơi, xói mịn chiếm khoảng 15% ngun nhân thối hóa đất. Trung bình
đất đai trên thế giới bị xói mịn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng dinh dưỡng bị rửa trơi,
xói mịn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 50 triệu tấn lương thực. Xói mịn đất dẫn đến hậu quả là giảm năng suất đất, tạo
ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng
sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác (Trung tâm thông tin tư
liệu khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002).
Tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự hình thành các siêu đơ
thị, hiện nay trên thế giới có khoảng 20 siêu đơ thị với dân số trên 10 triệu người.
Sự hình thành đơ thị gây khó khăn cho giao thơng vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu,
xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nơng nghiệp (Trung tâm thông
tin tư liệu khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002)
Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số,
môi trường sinh thái, nông nghiệp - một ngành sản xuất lương thực, thực phẩm
cơ bản nuôi sống con người phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhu cầu của con
người ngày càng tăng đó gây sức ép nặng nề lên đất, nhất là đất nơng nghiệp. Đất
nơng nghiệp bị suy thối, biến chất ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng
nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế cho thấy, khi đất
nơng nghiệp bị thối hóa thì cuộc sống của con người đang bị đe dọa. Theo FAO,
tình trạng thối hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe
dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng 1/4 dân số thế giới. Năng
suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu
cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình

trạng thiếu đói của hàng triệu người ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nơng nghiệp do q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa và suy giảm chất lượng đất nơng nghiệp do sa mạc hóa,
xói mịn, rửa trơi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
khơng bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nơng nghiệp rơi vào tình trạng trầm
trọng hơn trong vịng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi
khí hậu - hiệu quả sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất.
Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các

11


×