Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cấu Trúc Vốn và Những Tác Động của nó ! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.86 KB, 3 trang )

Cấu Trúc Vốn và Những Tác Động của nó !
Nhìn vào bảng cân đối tài sản doanh nghiệp thì bên tay trái là tài sản có, bên tay phải là
nguồn gốc tạo ra tài sản có: gồm nợ (các loại) và vốn chủ sỡ hữu cùng với lợi nhuận được giữ lại
của chủ sỡ hữu. Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn.
Phần đông doanh nghiệp chúng ta, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận về tỷ lệ
này khá đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ, khi nào thì kêu
gọi thêm vốn chủ sỡ hữu. Dĩ nhiên những tính tóan đó phần nào cũng có “lý” của người quyết
định. Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất
cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chánh doanh nghiệp, làm tốn
không biết bao nhiêu bút mực của giới học thuật lẫn các nhà quản lý tài chánh kinh nghiệm, thì
có lẽ chúng ta sẽ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và sẽ thận trọng hơn trong quyết định của mình.
1. Nợ: Ưu và khuyết điểm
Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi
suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Tong khi đó thì cổ tức hay các hình thức
thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn
chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh
nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với
mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm.
Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. – nói đơn giản là
lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều soi với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư.
Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận,
cũng như gía trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ
số đòn bẩy.
Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó
công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác mà chúng
ta sẽ bàn trong những phần sau.
2.Vốn: Ưu và khuyết điểm
Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí)
của nó510902.jpg cao hơn chi phí của nợ. Dĩ nhiên rồi, vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư
vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu
nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm


cho chi phí vốn càng cao hơn.
Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số
lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý,
giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn.
Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ
và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn
nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn
trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận
cho những nhà đầu tư hiện hữu.
Nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư:
Thực tế từ các thị trường cho thấy, đối với các công ty dồi dào tiền mặt, và không có khả
năng tăng trưởng nhanh, các nhà quản lý hay có khuynh hướng đầu tư tiền vào những dự án “ồn
ào” nhưng không hiệu quả, hoặc dùng tiền, tăng chi phí để tạo ra tăng trưởng. Dĩ nhiên những đồ
án này không tạo ra giá trị cao cho công ty. Thuật ngữ tài chánh gọi việc này là overinvestment –
đầu tư thái quá. Nếu công ty không có hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ thì hiệu ứng đầu tư
thái quá này này sẽ xảy ra nhiều. Nhưng nếu công ty mượn nợ để tài chánh cho những khoản đầu
tư, thì việc phải trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn theo định kỳ sẽ ngăn, hoặc giảm việc đầu tư thái
quá này.
Nợ tạo ra chi phí “hao mòn’ doanh nghiệp và phá sản:
Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Một công trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi
phí phá sản chiếm khỏan 3% thị giá của tất cả các công ty niêm yết. Nghiên cứu còn cho thấy chi
phí “hao mòn” doanh nghiệp (cost of business erosion) còn cao và nghiêm trọng hơn nhiều.
Những công ty có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ hội đầu tư. Chúng
cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên
cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu. Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ
qua những cơ hội để tăng giá trị của doanh nghiệp. Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất
khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Nguy cơ càng cao hơn khi sản phẩm của công ty có
vòng đời phục vụ và bảo hành lâu dài. Một ví dụ rõ nhất là công ty xe hơi Chrysler đã bị giảm
40% doanh số khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979.
Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư

khi công ty sắp phải ngừng họat động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khôn
ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức – underinvestment. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào
nhhững dự án, rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có
thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào
những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh.
3.Lý thuyết thứ tự tăng vốn
Lý thuyết thứ tự tăng vốn – pecking order theory, cho rằng khi công ty cần tiền mặt để
đầu tư vào dự án mới, công ty sẽ lần lượt thực hiện theo thứ tự sau. Đầu tiên là lợi nhuận giữ lại
chưa chia của chủ sỡ hữu. Kế tiếp là mượn nợ, sau cùng là phát hành cổ phiếu. Cũng theo lý
thuyết này, sự “sốt sắng” phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp chứng tỏ rằng cổ phiếu của công
ty đó đang được thị trường đánh giá cao hơn giá trị thật (overvalued).

×