Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752 KB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MƠI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI
TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày …...tháng…….năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ long kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Phạm Thị Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Ho ̣c
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức cơ
quan UBND huyện Lâm Thao, UBND các xã, thị trấn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày …...tháng…….năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hộp .............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ..................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm và vai trị của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới .......................................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung đánh giá thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................ 12

2.1.3.


Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong
xây dựng nông thôn mới ................................................................................ 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước về bảo vệ môi trường...................................... 21

2.2.2.

Tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông thôn mới ở
một số địa phương trong nước ....................................................................... 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây
dựng nơng thơn mới tại huyện Lâm Thao ....................................................... 29

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện lâm thao .................................................................. 31


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

3.2.1.

Lựa chọn địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 38

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 38

3.2.5.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 40
4.1.

Khái quát kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng
thơn mới trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .................................... 40

4.1.1.

Khái qt chung về tình hình thực hiện nơng thơn mới tại huyện Lâm
Thao .............................................................................................................. 40

4.1.2.

Tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường ......................................................... 43

4.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thôn
mới TẠI huyện Lâm Thao ............................................................................. 46
4.2.1.

Đánh giá công tác ban hành văn bản chỉ đạo trong thực hiện tiêu chí mơi
trường ............................................................................................................ 46

4.2.2.

Đánh giá cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật trong thực hiện tiêu
chí Mơi trường ............................................................................................... 48

4.2.3.


Đánh giá công tác huy động nguồn lực trong thực hiện tiêu chí mơi
trường ............................................................................................................ 50

4.2.4.

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí mơi trường .................. 52

4.2.5.

Đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện tiêu chí mơi trường ............. 67

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí mơi
trường tại huyện Lâm Thao ............................................................................ 69

4.3.1.

Ý thức và sự tham gia của người dân ............................................................. 69

4.3.2.

Yếu tố về đội ngũ cán bộ ............................................................................... 71

4.3.3.

Yếu tố nguồn lực tài chính ............................................................................. 71

4.3.4.


Yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương ..................................... 72

iv


4.3.5.

Yếu tố cơ chế chính sách ............................................................................... 73

4.4.

Một số giải pháp tăng cường thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ .................................. 73

4.4.1.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường ............................................................................... 73

4.4.2.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ....................... 74

4.4.3.

Tăng cường nguồn lưc tài chính, đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động bảo vệ
mơi trường ..................................................................................................... 75

4.4.4.


Đẩy mạnh hoạt động quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng trong việc bảo
vệ môi trường ................................................................................................ 76

4.4.5.

Đẩy mạnh và hồn thiện cơ chế chính sách trong việc bảo vệ môi trường ...... 77

Phần 5. kết luận, kiến nghị ........................................................................................ 78
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 78

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 79

5.2.1.

Đối với Nhà nước .......................................................................................... 79

5.2.2.

Đối với tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 81
Phụ lục ...................................................................................................................... 86

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐH

Đại học

DNV&N

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HGĐ

Hộ gia đình


HTX

Hợp tác xã

HVS

Hợp vệ sinh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NS - VSMT

Nước sạch - vệ sinh môi trường

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NTM

Nông thôn mới

TT

Thị trấn

UBMTTQ


Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

XD

Xây dựng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XHH

Xã hội hóa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Nội dung tiêu chí 17- mơi trường ............................................................11


Bảng 3.1.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Lâm Thao ....................33

Bảng 3.2.

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 – 2018 .....................................35

Bảng 3.3.

Tổng sản phẩm trên địa bàn của huyện Lâm Thao ..................................36

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...................................................38

Bảng 4.1.

Kết quả thực hiện chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện
Lâm Thao ...............................................................................................41

Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường tại huyện Lâm Thao .....................45

Bảng 4.3.

Công tác triển khai các văn bản thực hiện tiêu chí MT ............................48

Bảng 4.4.


Kết quả hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ........................................................................................49

Bảng 4.5.

Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí mơi trường ..............................50

Bảng 4.6.

Bảng tổng hợp tên các cơng trình xây dựng được huy động tại
huyện Lâm Thao năm 2018 ....................................................................51

Bảng 4.7.

Hiện trạng cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho các hộ dân trên địa
bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2018 .............................................52

Bảng 4.8.

Kết quả sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ..................................................53

Bảng 4.9.

Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của hộ ..........................54

Bảng 4.10.

Bảng ý kiến đánh giá của cán bộ về việc cung cấp và chất lượng sử
dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2018...................................................55


Bảng 4.11.

Bảng ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng sử dụng nước
sạch, hợp vệ sinh năm 2018 ....................................................................55

Bảng 4.12.

Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về mơi
trường năm 2018 ....................................................................................56

Bảng 4.13.

Tình hình thực hiện thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
huyện Lâm Thao.....................................................................................58

Bảng 4.14.

Kết quả thực hiện thu gom rác thải, bảo vệ môi trường giai đoạn
2016-2018, định hướng 2020 ..................................................................59

Bảng 4.15.

Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nơng thơn .............................60

Bảng 4.16.

Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của hộ dân ...........................61

vii



Bảng 4.17.

Tình hình quy hoạch và xử lý bãi rác trên địa bàn xã ..............................61

Bảng 4.18.

Thu gom và xử lý phụ phẩm nơng nghiệp ...............................................62

Bảng 4.19.

Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu ...............................64

Bảng 4.20.

Ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường thôn xóm tại các
xã nghiên cứu .........................................................................................64

Bảng 4.21.

Kết quả các hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện
Lâm Thao và các xã nghiên cứu năm 2018 .............................................65

Bảng 4.22.

Hiện trạng xây dựng và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa ............................66

Bảng 4.23.


Tình hình quy hoạch và quản lý nghĩa trang............................................67

Bảng 4.24.

Tình hình giám sát của người dân ...........................................................68

Bảng 4.25.

Tình hình kiểm tra của các cấp ...............................................................69

Bảng 4.26.

Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện tiêu chí mơi trường ...............................70

Bảng 4.27.

Đánh giá của người dân về thực hiện tiêu chí mơi trường .......................70

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh ..........................................71
Hộp 4.2. Xã phân cơng cơng việc thì tơi phải làm thơi ...............................................71

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy

Tên luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện tiêu chí mơi trường trong
XD NTM trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh nguồn số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Lâm Thao; các thông tin, số liệu về hiện trạng mơi trường và kết quả thực hiện tiêu chí
mơi trường của huyện được thu thập từ phòng Thống kê, từ các báo cáo Tổng kết thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Lâm Thao, luận văn cịn thu thập
nguồn số liệu sơ cấp thơng qua khảo sát 20 cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã và 90 hộ
nông dân trên địa bàn 3 xã đại diện của huyện Lâm Thao để thu thập các thông tin, ý
kiến đánh giá của hộ về tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng
thơn mới. Phương pháp thống kê mơ tả, phân tích so sánh là những phương pháp được
sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
- Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Lâm Thao được kiện tồn, đáp ứng nhu cầu cơng tác. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác bảo vệ môi trường trên điạ bàn huyện đã
được quan tâm, trú trọng. Điều đó đã được cụ thể hóa bằng việc ban hành nhiều văn bản
chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, của các phòng, ban và UBND các xã, thị
trấn để triển khai thực hiện các tiêu chí về mơi trường.
- Cơng tác tun truyền vận động người dân thực hiện tiêu chí mơi trường được

thực hiện đầy đủ và thường xuyên đến người dân với hình thức, nội dung phong phú đa
dạng. Nguồn kinh phí phục vụ cơng tác bảo vệ mơi trường được đẩy mạnh thơng qua
cơng tác xã hội hóa, vận động các thành viên của tổ chức chính trị xã hội tham gia vào
hoạt động bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy nguồn lực tài chính thực hiện tiêu chí mơi
trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua chủ yếu là do kinh phí từ ngân sách nhà

x


nước. Việc huy động tài chính từ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh phí người dân
đóng góp, ủng hộ chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
- Đến nay cơ bản huyện Lâm Thao đã quy hoạch, xây dựng được các khu tập kết
rác cho từng xã, thị trấn và 01 khu tập kết rác tập trung của huyện; xây dựng hệ thống
rãnh thoát nước trong khu dân cư, các khu tập kết phân loại và xử lý rác; hỗ trợ kinh phí
xây dựng khu xử lý rác chế phẩm vi sinh xử lý rác các cơ sở chăn nuôi, chế biến thực
phẩm. Các hoạt động về phịng ngừa ơ nhiễm môi trường luôn được chú trọng bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu giới thiệu địa điểm đầu tư. Các dự án đầu tư
trên địa bàn huyện đều được khảo sát và lấy ý kiến rộng rãi trước khi triển khai dự án.
Các hộ sản xuất kinh doanh trước khi hoạt động phải thực hiện cam kết bảo vệ mơi
trường. Tuy nhiên việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của
huyện Lâm Thao vẫn cịn khá nhiều vấn đề tồn tại, mơi trường vẫn đang bị ô nhiễm do
ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao bao gồm: Ý thức và sự tham gia của người dân,
năng lực của đội ngũ cán bộ, khả năng nguồn lực tài chính, điều kiện cơ sở hạ tầng của
địa phương và cơ chế chính sách của nhà nước.
- Nhằm tăng cường thực hiện tiêu chí mơi trường trên địa bàn huyện Lâm Thao
trong thời gian tới luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu bao gồm: Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường;
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; Tăng cường huy động

nguồn lưc tài chính, đẩy nhanh cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường; Tăng
cường hoạt động quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng trong việc bảo vệ mơi trường;
Đẩy mạnh và hồn thiện cơ chế chính sách trong việc bảo vệ mơi trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thanh Thuy
Thesis title: Assessing the implementation of environmental criteria in new rural
development in Lam Thao district, Phu Tho province.
Major: Economics management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
On the basis of assessing the situation and analyzing the factors affecting the
implementation of environmental criteria in new rural development in Lam Thao
district, Phu Tho province, from there, propose solutions to enhance the implementation
in the further time.
Materials and Methods
Besides secondary data on natural and socio-economic conditions of Lam Thao
district; The information and data on the current environmental status and the results of
implementing the district's environmental criteria were collected from the Statistics
Department, from the reports on the implementation of the new rural development program
of Lam Thao district. The thesis also collects primary data through a survey of 20 district
and commune managers and 90 farmer households in three representative communes of
Lam Thao district to collect information and opinions of households on the implementation
of environmental criteria in new rural development. Descriptive statistical methods,

comparative analysis are the methods used mainly in research topics.
Main findings and conclusions
State management organization that works in environmental protection in Lam
Thao district is strengthened to meet the work requirement. The leadership and direction of
the committees and authorities for environmental protection in the district area have been
paid attention to. Specifically, many guiding documents of the District Party Committee,
People's Council, District People's Committee, departments and People's Committees of
communes and towns have been issued to implement environmental criteria.
Propaganda and mobilization of people to implement environmental criteria is
fully and regularly implemented to people with diverse forms and contents. Funding for
environmental protection is promoted through socialization, mobilizing members of
socio-political organizations to participate in environmental protection activities.
However, financial resources for implementing environmental criteria in the district in
recent years are mainly due to funding from the state budget. Financial mobilization

xii


from enterprises faces many difficulties, people's contributions and donations account
for only a small part.
Lam Thao district has planned and built garbage collection areas for each
commune, town and 01 concentrated landfill of the district; construction of drainage
ditches in residential areas, areas for gathering and classifying garbage; support funding
for the construction of a microbial treatment facility for waste treatment of animal
breeding and food processing establishments.
The activities to prevent environmental pollution are always focused to ensure
environmental protection requirements from the introduction of investment locations.
Investment projects in the district are surveyed and consulted widely before
implementing the project. Households doing business before committing their
operations must commit to environmental protection. However, the implementation of

environmental criteria in the new rural development of Lam Thao district is still quite a
lot of problems, the environment is still polluted due to the impact of production and
business and households’ activities.
Factors affecting the implementation of environmental criteria in new rural
development in Lam Thao district include: Awareness and participation of the residents,
the capacity of the official staff, the ability of financial resources main, local
infrastructure conditions and government policy mechanisms.
In order to enhance the implementation of environmental criteria in the area of
Lam Thao district, the thesis has proposed some major solutions including: Promote
propaganda, education, raising awareness and responsibility for environmental
protection. Strengthen State management on environmental protection; Strengthening
the mobilization of financial resources, accelerating the socialization of environmental
protection activities; Strengthen planning and construction of infrastructure in
environmental protection; Promote and inprove policies and mechanisms in
environmental protection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo số liệu của của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới
có khoảng 13 triệu người tử vong liên quan đến vấn đề môi trường, trung bình cứ
100 người chết thì có hơn 10 người thiệt mạng vì các yếu tố mơi trường
(Landrigan & cs, 2015). Môi trường hiện nay đang phải chịu sức ép lớn từ các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở nông thơn, đồng thời cịn chịu tác động từ hoạt
động của các KCN, CCN và khu vực đô thị.
Ở Việt Nam, Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn và hết sức cấp thiết, được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ mơi trường ln được đặt lên hàng đầu. Chương

trình xây dựng NTM giai đoạn 2000-2020 đã đề ra mục tiêu số xã đạt chuẩn NTM
đến năm 2015 là 20% và đến năm 2020 là 50%. Đến nay, các tỉnh đã hồn thành
100% cơng tác lập quy hoạch xây dựng NTM. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ở nhiều vùng nơng thơn phát triển nhanh, đó là đầu tư phát triển giao thông nông
thôn, thủy lợi, điện. Cả nước đã triển khai xây dựng trên 5.000 cơng trình với
khoảng 70.000 km đường giao thông nông thôn. Về nước sạch, vệ sinh môi trường
nông thôn đã nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom
rác thải, 1.200 cống rãnh thốt nước thải vệ sinh; có 40% xã lập tổ thu gom rác thải
tăng 10% so với trước khi thực hiện Chương trình. Cơ sở vật chất văn hóa được chú
trọng xây dựng và nâng cấp (Tạp chí mơi trường số 3/2015).
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về "Nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn", Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày
16/4/2009 về "Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới" nhằm thống nhất
chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Theo Quyết định số
1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện tiêu chí
mơi trường, các địa phương xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 phải bảo đảm
các yêu cầu: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề
đảm bảo quy định về BVMT; xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp,
an toàn và chất thải rắn trên địa bàn, nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản
xuất, kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; tối thiểu 70% hộ gia đình có
nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh, đảm bảo “3 sạch” và hộ chăn nuôi

1


có chuồng trại chăn ni đảm bảo vệ sinh mơi trường; đạt chỉ tiêu riêng của tỉnh,
thành phố về mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch. Hơn bao giờ hết
việc bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới đang trở nên cấp thiết và
quan trọng hàng đầu đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đặc
biệt là tình trạng ơ nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn đang diễn ra ở mức

báo động, tác động xấu đến sức khỏe của cộng đồng và trở thành vấn đề bức xúc.
Lâm Thao là huyện đồng bằng xen đồi núi thấp của tỉnh Phú Thọ, có 14
đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 2 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là:
9.769,11 ha; dân số 102,4 nghìn người. Trong đó, dân số khu vực nông thôn
chiếm 82,08% (UBND huyện Lâm Thao, 2018). Trong những năm qua, tốc độ
phát triển kinh tế xã hội của huyện ln duy trì ở mức cao, q trình đơ thị hóa
diễn ra nhanh, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ dệt.
Song song với q trình phát triển đó là nạn ô nhiễm môi trường đang chịu sức
ép ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
bừa bãi, xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt…
Ngày 31/12/2015 Lâm Thao là huyện đầu tiên của tỉnh đạt danh hiệu huyện
nông thôn mới, 10/12 xã đạt xã NTM (chiếm 83,3%). Trong đó, 02 xã chưa đạt
chuẩn nơng thơn mới cịn 3 tiêu chí chưa hồn thành trong đó có tiêu chí mơi
trường. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trên địa bàn
huyện Lâm Thao, tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu
chí mơi trường trên địa bàn huyện và tìm ra những giải pháp để tăng cường thực
hiện tiêu chí mơi trường trên lộ trình XD NTM đến năm 2020 tôi tiến hành thực
hiện đề tài: "Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình
hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện tiêu chí
mơi trường trong XD NTM trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về tiêu chí mơi trường và thực hiện
tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới;

2



- Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình thực hiện tiêu chí mơi
trường tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường thực hiện tiêu chí mơi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lâm Thao;
- Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá tình
hình thực hiện tiêu chí môi trường trên cơ sở điều tra người dân, cán bộ phụ
trách mơi trường.
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến tiêu chí mơi trường trong chương
trình xây dựng nông thôn mới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:
Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường
trong cư dân nơng thơn trên địa bàn huyện Lâm Thao. Những thuận lợi, khó khăn
và giải pháp.
+ Về không gian:
Nghiên cứu về giải pháp tăng cường thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây
dựng NTM ở 02 xã và 1 Thị trấn trong phạm vi huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
+ Về thời gian:
Nghiên cứu nội dung giải pháp tăng cường thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2015 đến nay, định hướng đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài nghiên cứu khoa học này đã góp phần làm rõ những vấn đề cốt yếu
và tính cấp thiết nhất để nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá tình hình thực
hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh

3


Phú Thọ. Đặc biệt là phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện tiêu chí
mơi trường tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện tiêu chí mơi trường tại địa
phương trong thời gian tiếp theo theo hướng bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần nâng cao sự nhận biết của
nhân dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời kết quả nghiên cứu này có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm
hay trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng
thơn mới
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Nông thôn
“Nông thôn” là một khái niệm thơng dụng nhưng có nội hàm rộng và có thể
khác nhau ở các quốc gia. Theo Từ điển Bách khoa tồn thư thế giới thì “Nơng thơn
là khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”.
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nơng thơn. Có quan
điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa

vùng nơng thơn có cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm
khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển
hàng hóa để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng nơng thơn có trình độ sản xuất
hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn. Cũng có ý
kiến cho rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác
định vì vùng nơng thơn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành thị.
Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nơng nghiệp
là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông
nghiệp (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Ở Việt Nam, có rất nhiều cách hiểu, định nghĩa về nơng thơn. Khi nói đến
khái niệm nơng thơn có rất nhiều ý kiến, có ý kiến cho rằng khi xem xét nông
thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với
thành thị. Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ
sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nơng thơn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng
thành thị. Theo quan niệm phổ biến thì nơng thơn là một địa bàn mà ở đó sản
xuất nơng nghiệp cịn chủ yếu và chủ yếu là nơng dân sinh sống và làm việc; nơi
đó mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển kém phát triển hơn so với
thành thị; đó là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Theo Đỗ Kim Chung (2012) thì khu vực của nền kinh tế trong đó có các
hoạt động sản xuất kinh doanh nơng nghiệp được tiến hành là nông thôn. Nông

5


thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm
cộng đồng và sinh thái. Theo Hồng Văn Định và Vũ Đình Thắng (2002), nông
thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có cộng đồng chủ yếu là nơng dân
sinh sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển
hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.

Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn, cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.
Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ nơng nghiệp phát triển nơng thơn thì: “Nơng thơn là khu vực địa
giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.”
Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có
nhiều nơng dân với sản xuất nông nghiêp chiếm tỷ trọng lớn. Sự khác biệt về
công tác quản lý giữa nông thôn và thành thị trên thực tế, nông thôn với cấp
quản lý xã, thơn, bản; cịn thành thị với cấp quản lý phường, thị trấn.
b. Nông thôn mới
Cho đến thời điểm hiện nay, nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận
quan trọng trong nền kinh tế. Nông thôn là môi trường sống của đa số người dân,
là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy, xây dựng
nơng thơn mới có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam nói chung và phát triển nơng thơn nói riêng.
Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, NTM được hiểu là nơng thơn mà ở đó có kết cấu
hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng nhân nơng dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng KT-XH và chính trị vững chắc cho sự
nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo TS.Đoàn Thị Hân (2017) trong cơng trình “Huy động và sử dụng các
nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nơng thôn mới tại các tỉnh

6



trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” cho rằng: Nơng thơn mới là khu vực
nơng thơn có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được
bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân được nâng cao; theo định hướng XHCN.
Xã nông thôn mới là xã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên các lĩnh vực là quy
hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - mơi
trường, hệ thống chính trị được quy định tại các văn bản pháp lý do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.
Huyện nơng thơn mới là huyện có tỷ lệ số xã trong huyện đạt chuẩn nơng
thơn mới và có các tiêu chí về quy hoạch, giao thơng, thủy lợi, điện, y tế-văn
hóa- giáo dục, sản xuất, môi trường, an ninh- trật tự xã hội và chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới đạt chuẩn theo quy định tại các văn bản pháp lý do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, nơng thơn mới được hiểu không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã,
thành phố. Khác với nông thôn truyền thống hiện nay, nông thơn mới là khu vực
mà trong đó làng xã văn minh, sạch đẹp. Cơ sở hạ tầng của làng xã hiện đại, sản
xuất phát triển một cách bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa (bao gồm cả sản
xuất nơng nghiệp và phi nông nghiệp). Nông thôn mới là mô hình hướng đến
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơng thơn, bản sắc văn hóa
dân tộc được duy trì và phát triển, trật tự an ninh xã hội tốt.
c. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn
nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa khơng đồng bộ); nhiều hạng mục cơng trình đã
xuống cấp, tỷ lệ giao thơng nơng thơn được cứng hóa thấp; giao thơng nội đồng ít
được quan tâm đầu tư; hệ thống thủy lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng
lưới điện nơng thơn chưa thực sự an tồn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn

hóa cịn rất hạn chế, mạng lưới chợ nơng thơn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở
xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn đạt
chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bổ rải rác, kinh tế kém phát triển.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ bảo quản chế biến còn hạn chế,
chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ

7


sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học
công nghệ trong nông nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp
cịn thấp, cơ giới hóa chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nơng dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nơng thơn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh
tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác
xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn cao, cơ hội có việc làm
mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo
thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hố truyền
thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục…); nhà ở dân
cư nơng thơn vẫn cịn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế – xã hội khu vực
nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần 3
yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn
mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp. Vì vậy, một nước cơng nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc
hậu, nông dân nghèo khó.
Theo Tơ Xn Dân và cs. (2013) cho thấy: “Khơng thể có một nước cơng

nghiệp nếu nơng nghiệp và nơng thơn cịn lạc hậu và đời sống nhân dân cịn thấp.
Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần
cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa
bàn nơng thơn.
d. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một chương
trình tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, theo
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Mục tiêu của chương trình
xây dựng nơng thơn mới là: Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xã hội nơng
thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị

8


ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông
dân, củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh
tế xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Chương trình xây dựng nơng thơn mới bao gồm các nội dung chính sau đây:
Xây dựng và hồn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các địa
phương xây dựng nông thôn mới. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở các
địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu
nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội. Phát triển giáo dục đào tạo, y tế, xây dựng
đời sống văn hóa văn minh, lành mạnh và hiện đại cho các vùng nông thôn.
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, các tổ chức đồn
thể chính trị - xã hội trên địa bàn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn,...
Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã và đang thu hút sự tham gia của
cả hệ thống chính trị. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới

được thực hiện theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của người dân địa
phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện.
Các hoạt động cụ thể do chính người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện. Các đối tượng tham gia này có mối liên hệ mật thiết với nhau
khi tham gia đóng góp vào q trình thực hiện các nội dung của chương trình.
Xây dựng nơng thơn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn
nhằm tạo ra một bộ mặt nơng thơn có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất
tinh thần, văn hóa tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ
tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều
kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả
năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nơng thơn
mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây
dựng nơng thơn mới bao gồm 11 nội dung, bao gồm: Quy hoạch xây dựng nông
thônmới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho
người dân; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Phát triển giáo dục ở nông thôn; Phát
triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nơng thơn;
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nơng thơn; Vệ sinh môi
trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng
nghề; Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền,
đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao
chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp

9


cận pháp luật cho người dân; Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội
nông thôn; Nâng cao năng lực XD NTM và công tác giám sát, đánh giá thực
hiện: Chương trình truyền thơng về xây dựng nơng thơn mới (Chính Phủ, 2016).
Sự quan trọng của chương trình nông thôn mới thể hiện ở chỗ nông thôn

mới hướng tới đầy đủ các mặt của đời sống xã hội từ xây dựng hạ tầng kinh tế xã
hội, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập... đến ổn định an ninh xã hội nhằm
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Vốn dĩ nông thôn tập trung
vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn mới hướng đến hiện đại hóa sản xuất nơng
nghiệp với năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hàng
hóa, đồng thời nơng thơn mới cũng tập trung phát triển sản xuất ngành nghề,
trước hết là các nghề truyền thống của địa phương.
e. Tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới
Mơi trường là tiêu chí thứ 17 trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, với mục
tiêu BVMT sinh thái ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao chất
lượng cuộc sống. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Mục tiêu chung: Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất
lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng
cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả
cộng đồng nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể: Đạt u cầu tiêu chí số 17 về mơi trường trong Bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số
17 về mơi trường; 75% số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100%
trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.
- Nhiệm vụ chung: Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an
toàn đạt tiêu chuẩn. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch, xóm; xây
dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo “3 sạch”; cải tạo, chăn ni có
chuồng trại chăn ni đảm bảo vệ sinh mơi trường; hộ gia đình và cơ sở sản xuất
- kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm...
Nhiệm vụ cụ thể:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định đạt 95%.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo
quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%.


10


- Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh-sạch- đẹp, an toàn đạt tiêu chuẩn.
- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch (UBND cấp tỉnh quy
định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc).
- Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản
xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định đạt tiêu chuẩn quy định.
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm
bảo “3 sạch” - sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây
dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
phát động).
- Tỷ lệ hộ chăn ni có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
đạt từ 70% trở lên.
- Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm tuân thủ các
quy định về đảm bảo an tồn thực phẩm đạt 100% (Chính phủ, 2016).
Bảng 2.1. Nội dung tiêu chí 17- mơi trường
Chỉ tiêu
TDMN phía Bắc
chung
≥95%
≥90%
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp
(≥60% nước (≥50% nước sạch)
vệ sinh và nước sạch theo quy định
sạch)
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh,
nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo
100%

100%
quy định về bảo vệ môi trường
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường
Đạt
Đạt
xanh - sạch - đẹp, an toàn
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể
theo quy hoạch
để phù hợp với điều kiện thực tế
Môi
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước
trường và
17
thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản
an toàn
Đạt
Đạt
xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý
thực phẩm
theo quy định
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và
≥85%
≥70%
đảm bảo 3 sạch
17.7. Tỷ lệ hộ chăn ni có chuồng trại
≥70%
≥60%
chăn ni đảm bảo vệ sinh mơi trường
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản

xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ
100%
100%
các quy định về đảm bảo an tồn thực
phẩm

TT

Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu chí

Nguồn: Chính phủ (2016)

11


×