Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đánh giá hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đình chu huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.88 KB, 83 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần
74% dân số và chiếm đến 60.7% lao động xã hội. “Thu nhập hộ nông dân chỉ
bằng 1/3 so với dân cư khu vực thành thị, ở vùng núi có tỷ lệ mù chữ trên
22.6%, hiện còn 2.25 triệu hộ nghèo (90% ở nông thôn), 300.000 hộ thường
xuyên thiếu đói, 400.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh”. Trong
khi đó, nông nghiệp nông thôn đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với
20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù vậy, các chính sách
phát triển nông nghiệp trước đây thường thiên về thúc đẩy phát triển ngành,
có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể chính, động lực chính của phát
triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính sách hầu như chưa quan
tâm, xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực trong
ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt để mối quan
hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn…Đây
là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông
nghiệp sang thị trường đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
vẫn mang tính khép kín, tự cấp tự túc.
Khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế
lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn,
đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông
nghiệp là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trước yêu cầu phát
triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và
đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa nông
thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa
chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất nước.
Tuy vậy, nhìn chung các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp,
nông thôn chưa thật sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói chưa
đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, chưa đưa sản xuất


nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hóa thực sự. Một trong những
nguyên nhân cơ bản là chưa định hướng rõ mô hình phát triển, thể hiện ở việc
nhận thức chưa thấu đáo các vấn đề như: tầm nhìn (mục tiêu), mô hình phát
triển, các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế của các bên liên quan
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu cụ
thể, thiếu tính khoa học trong quy trình hoạch định và triển khai chính sách;
có nhiều chính sách, nhưng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính
sách không tương xứng với nguồn lực đầu tư, hoặc thiếu bền vững.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị Quyết
của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ
CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là
xây dựng cho được các mô hình Nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy
nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập kinh
tế Thế Giới.
“Nông thôn mới” là chương trình mục tiêu quốc gia lớn và dài hơn của
Chính phủ. Với quy mô lớn và sự kỳ vọng cũng nhiều thế nhưng nhìn nhận
nông thôn trong năm qua, ngành nông nghiệp đã thừa nhận về những bước đi
chậm của chương trình mà rõ nét nhất là nguồn thu của nông dân chưa được
cải thiện, diện mạo nông thôn mới vẫn chưa rõ hình hài.
Trong những năm qua, huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và
xã Đình Chu nói riêng đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng “ Nông
thôn mới” với 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả
của nền kinh tế nông thôn tại địa phương. Với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ
chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân trong huyện, chương trình
cũng đã dần dần đi vào thực hiện,nhờ đó mà kinh tế tăng trưởng; đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân trong huyện đang được cải thiện và nâng cao rõ
rệt. Trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Đình Chu, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc phải kể đến hiệu quả của tiêu chí 17 - tiêu chí môi
trường góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng
môi trường trên địa bàn xã. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp rất

nhiều những khó khăn và thách thức mà cần phải khắc phục để đạt hiệu quả
lâu dài về môi trường.
Để tìm hiểu vấn đề trên trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường cùng với sự hướng dẫn của Thầy
giáo Ths. Hà Đình Nghiêm, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiệu quả thực hiện tiêu chí Môi trường trong chương trình xây dựng
Nông thôn mới tại xã Đình Chu - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2. Mục tiêu của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của đề tài là dựa trên hiện trạng môi trường và kết
quả thực hiện tiêu chí Môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn
mới tại xã Đình Chu – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc để đưa ra những
giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tối đa của chương trình trong cộng đồng
dân cư nông thôn tại xã Đình Chu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đình Chu - huyện
Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc để thấy được vấn đề môi trường cần được quan
tâm và chú trọng đúng mức.
- Đánh giá tình hình thực hiện và mức độ đạt của tiêu chí môi trường
trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình.
Đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm đạt
được hiệu quả chương trình.
1.3. Yêu cầu của đề tài.
- Tìm hiểu về tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) trong xây dựng nông
thôn mới, luật Bảo vệ môi trường 2005, các văn bản, nghị định, thông tư có
liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
- Thu thập tài liệu một cách trung thực, chính xác, khách quan.
- Đưa ra những giải pháp thực tế, có những kiến nghị phù hợp, khách
quan và có tính khả thi cao.

- Có thái độ nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi, nghiên
cứu đề tài.
- Có tinh thần, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt mọi
công việc một cách chính xác, kịp thời.
- Chủ động thu thập và chuẩn bị tài liệu để viết báo cáo thu hoạch sau
đợt thực tập.
- Giữ mối quan hệ tốt với cán bộ, nhân viên trong đơn vị thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực mọi hoạt động phong trào của đơn vị thực tập.
- Hoàn thành chuyên đề thực tập đúng thời hạn quy định.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm được thực trạng về môi trường tại địa phương
nơi thực tập. Qua đó, liên hệ với phần lý luận ở nhà trường nhằm đưa ra giải
pháp công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa phương.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường để từ đó đề xuất các
biện pháp duy trì và phát huy hiệu quả nông thôn mới trong cộng đồng dân cư
và nông thôn.
- Qua đợt thực tập sinh viên học được: Tính tổ chức, tính kỷ luật trong
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần
khắc phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng môi trường tại xã Đình Chu - huyện Lập
Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình
xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến môi trường
- Khái niệm Môi trường:
Môi trường là gì?
Theo chương 1, điều 1 Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm
2005 nêu rõ: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa
học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước,…Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,…ở các cấp khác nhau
như: Liên hiệp quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng,
xã, họ tộc, gia đình,…Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người
theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
+ Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống như: ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo,…
+ Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như: Tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,…

+ Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. [6]
Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2005: “ Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Trên Thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý,
sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
+) Ô nhiễm môi trường không khí:
Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kì hình thức nào, có nguy cơ gây tác
hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường
xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì cân bằng giữa các
quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có
sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí.
(Theo Giáo trình ô nhiễm môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên)[3].
+) Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hóa
học, sinh học của nước với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho

nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước.
(Hoàng Văn Hùng - Giáo trình ô nhiễm môi trường – Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên)[3].
+) Ô nhiễm môi trường đất:
“Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
• Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô
nhiễm có thể cùng một số nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt.
Do đó người ta còn phân biệt loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
• Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: bao gồm phân bón N, P ( dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu ( Clo hữu cơ, DDT, photpho hữu cơ,…),
chất thải công nghiệp và sinh hoạt ( kim loại nặng, độ kiềm, độ axit,…)
• Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các
loại ký sinh trùng ( giun, sán,…).
• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ ( ảnh hưởng đến tốc độ phân
hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ ( Uran, thori, )
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu
vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào,
do con người trực tiếp “tặng” cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong
đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước song, ở đây chỉ cần
chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và
nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả
năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô

nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức. [6]
+) Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác
nhau được tổng hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai trò
riêng trong việc gây ồn. Nó khác nhau với những người khác nhau, ở những
chỗ khác nhau và trong thời điểm không giống nhau.
Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự
bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao
gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. (Giáo trình Ô
nhiễm môi trường – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên)[3].
- Khái niệm Suy thoái môi trường:
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi
trường: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông,
hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn
thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các
hình thái vật chất khác [6].
- Khái niệm Quản lý môi trường:
“ Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường
bao gồm:
• Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sống của con người.
• Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của
một xã hội bền vững do hội nghị Rio – 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát
triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường
sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
• Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư. [6]
- Khái niệm Tiêu chuẩn môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005: Tiêu chuẩn
môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý bảo vệ môi trường [6].
2.1.1.2. Khái niệm về Nông thôn và Xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
UBND xã.
- Xây dựng nông thôn mới: Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn
để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội mà còn là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.[6]
2.1.1.3. Các khái niệm liên quan đến chất thải rắn
- Khái niệm chất thải rắn:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).

- Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt:
Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân hộ gia đình, nơi công cộng.
- Thu gom chất thải rắn:
Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói, lưu trữ tạm thời chất thải rắn
tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn:
Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ
quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn:
Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn:
Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại
bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn, thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích.[6]
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.[6]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật BVMT 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa 11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ - CP ngày 9/8/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Căn cứ vào quyết định số 3454/QĐ - UBND ngày 28/11/2013 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Căn cứ vào Nghị quyết số 03 - NQ/ĐU của Đảng ủy xã Đình Chu ngày

30/6/2011 về chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
xây dựng định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường - công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý rác.
- Căn cứ Quyết định số 366/ QĐ - TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của
thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động BVMT trong Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Căn cứ vào hệ thống TCVN như:
- Căn cứ vào QCVN 01:2009/ BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ăn uống.
- Căn cứ vào QCVN 06:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Căn cứ vào QCVN 09:2008/ BTNMTquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
- Căn cứ vào QCVN 14:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Xây dựng Nông thôn mới ở một số quốc gia tiêu biểu trên Thế Giới.
Người nông dân ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều trải qua quá trình
phát triển khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối
cảnh lịch sử của mỗi khu vực cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của môi
trường sinh thái. Năng suất và sản lượng phụ thuộc vào chính sách quốc gia,
sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Dù bất cứ
hoàn cảnh nào, người nông dân cũng được đánh giá cao và đáng được tôn trọng.
Chúng ta hãy cùng khám phá về một số khía cạnh mà nông thôn mới
ứng dụng ở một số quốc gia tiêu biểu trên Thế Giới sau:
Nông thôn ở Hà Lan: Sự kết hợp thành công giữa nông nghiệp và

công nghiệp
Hoa được trồng trong hệ thống nhà kính tiêu biểu ở Hà Lan
Hà Lan đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là nông nghiệp cây
trồng trong nhà kính và yếu tố thành công này chính là hạt nhân “nông thôn
mới” ở đây. Tỷ lệ sản xuất rau quả và hoa góp phần cung cấp nhu cầu khổng
lồ trên toàn thế giới. Các nhà quản lý và xây dựng hình tượng nông thôn mới
ở Hà Lan đã rất xuất sắc trong việc nắm bắt các thị trường khác về hoa, cây
cảnh và các sản phẩm vườn ươm. Bên cạnh hoa Tuylip là loại hoa làm cho Hà
Lan trên thế giới, các loại hoa khác như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng
cũng là đặc sản mà Hà Lan sản xuất trong các “nhà máy kính” chiếm tỷ lệ lớn
sản xuất hoa của thế giới. [16]
Hệ thống sản xuất và phân phối của nông dân Hà Lan được tổ chức rất
tốt ở tất cả các quy trình. Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình thức
nông nghiệp nhân tạo thành công. Đây là quá trình nỗ lực sử dụng các kỹ
thuật như trong ống nghiệm tăng trưởng, thủy văn, chế ngự khí hậu hoàn toàn
chủ động. Đây là loại hình sản xuất có sự kết hợp của các hoạt động công
nghiệp và nông nghiệp.
Nông thôn Pháp: Trồng nho làm rượu vang
Cánh đồng nho ở nước Pháp
Guy Lautier là một nhà nông sống ở Puisserguier là một ví dụ điển hình
của nông thôn mới Pháp. Kể từ khi cuộc cách mạng trong giao thông vận tải
vào cuối thế kỷ 19, khu vực này được độc quyền dành riêng cho sự phát triển
của nho để sản xuất rượu vang. Cây nho được trồng trên các vùng đất thấp và
người nông dân phải đối mặt trong những thời điểm trì trệ, khó khăn riêng của
họ. Mất một thời gian dài, người nông dân Pháp đã học được cách thức tự tổ
chức thành các hợp tác xã, đoàn thể. Trong mỗi làng đều có hợp tác xã sản
xuất, các cửa hàng, cửa hiệu bán rượu vang. Vì thế, làng thôn quê ở Pháp khá
tấp nập và trở nên đáng yêu.
Nông dân Pháp đã từng gặp nhiều khó khăn từ các cuộc khủng hoảng
của tiêu thụ rượu vang giảm, nhu cầu chất lượng trên thị trường đòi hỏi cao

hơn, yêu cầu vượt ra ngoài biên giới quốc gia, giờ đây bằng những cố gắng
của mình, nông dân Pháp đã khá thành công ở nhiều lĩnh vực. Hợp tác xã ở
Puisserguier do Guy Lautier đứng đầu đã đổi mới trong việc tái tổ chức cơ
cấu, cải thiện các giống cây trồng và các phương pháp sản xuất rượu vang,
giao dịch tiếp thị với các khách hàng tiềm năng. Tất cả những điều này đã làm
thay đổi và hiện đại hóa cách thức của người nông dân. Nhà sản xuất rượu
vang của Languedoc-Roussillon ngày nay đã trở thành nhà sản xuất các loại
rượu vang tuyệt đỉnh đang được bán trên toàn thế giới. [16]
Nông thôn Mỹ: Ứng dụng công nghệ cao và quản lý tốt
Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích đất canh tác lớn cho các hoạt động
nông nghiệp. Đây là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi” lớn và được “trang bị
cơ giới hóa” rất tốt. Năng suất sản xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao
nhất trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu các
sản phẩm thực phẩm nông nghiệp trên thế giới.
Các nông trang ở Mỹ cũng đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Nhiều
nhà nông nuôi trồng các trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian.
Họ là những người nông dân có trình độ như đại học, cao học Ngành nông
nghiệp Mỹ sử dụng công nghệ cao và áp dụng quản lý nghiêm ngặt. Nông
nghiệp Mỹ rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Các nông trang nhỏ thường
không chắc chắn và có rủi ro trong nợ nần nhưng họ được hỗ trợ bởi các cơ
quan công quyền. [16]
2.2.2. Xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam.
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp
với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn
đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với
việc ổn định kinh tế - xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát

triển ngày càng hiện đại”
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy
(khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một
cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị
quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì
vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp,
nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có
hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải
phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực
nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng
nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông
thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí
thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân
cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các
vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang
bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai
trò làm chủ nông thôn mới.
Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây
dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước,
thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.
Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu
buôn bán và phát triển sản xuất; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng

tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có
hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật
chất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và
tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ
sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.[4]
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó
khăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch. Quy hoạch nông thôn mới là
một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, chính vì vậy nó
phải có hệ thống lí luận soi đường. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông
thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng đến thực hiện mục tiêu cách
mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông
thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là
giai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những người lao động
của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn
quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các
nước trên thế giới và trong khu vực về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại,
để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận về phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng
nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản
sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam.[5]
2.2.2.1. Thực trạng môi trường và một số giải pháp trong công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc Đông – Bắc Bộ với diện tích tự nhiên

là 1.229,09 km
2
, có địa hình đa dạng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
với 3 vùng sinh thái rõ rệt là miền núi, trung du, đồng bằng; có những khu du
lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải,
Đầm Vạc, khu di tích lịch sử Hai Bà Trưng,…
Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đã có bước
phát triển nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hằng
năm trên 14.78%, cơ cấu chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang công
nghiệp, dịch vụ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng cao và đến năm
2008 đạt gần 9,198 tỷ đồng.
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh
Phúc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xã hội, cải thiện đời sống nhân dân,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an toàn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng
ngày càng được củng cố vững chắc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế cao
cũng là nguyên nhân làm cho môi trường bị ảnh hưởng, suy thoái và vấn đề
môi trường ngày càng trở nên bức xúc, là thách thức lớn đối với sự phát triển
bền vững của tỉnh.[6]
a. Thực trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

Môi trường không khí.
Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy, nồng
độ các chỉ tiêu ô nhiễm như CO, NO
x
, SO
2
,…có xu hướng tăng lên, đặc biệt là
ở khu vực đô thị, các trục đường giao thông chính và khu vực sản xuất công
nghiệp tập trung.
- Ở các khu vực đô thị như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và

trên các trục giao thông chính có nhiều điểm đo cho thấy mức độ ô nhiễm về
bụi, tiếng ồn tương đối cao, đặc biệt là ở dọc tuyến Quốc lộ số 2 hoặc các nút
giao thông có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao.
- Ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nồng độ ô nhiễm bụi tuy
không cao như ở khu vực đô thị, nhưng hầu hết các điểm đều vượt tiêu chuẩn
cho phép, có những điểm vượt TCCP từ 4 – 5 lần. Múc độ tiếng ồn chưa vượt
quá TCCP nhưng cũng tương đối cao và gần bằng với TCCP.
- Đối với khu vực nông thôn, làng nghề tình hình ô nhiễm không khí về
bụi, tiếng ồn tiếp tục tăng và chủ yếu là ở các khu vực có làng nghề phát triển
như khu vực xã Tề Lỗ - Yên Lạc; chợ Thổ Tang – Vĩnh Tường. Nồng độ các
chỉ tiêu khí như CO, SO
2
, NO
2
chưa vượt TCCP nhưng có xu hướng tăng lên ,
đặc biệt là vào mùa khô.
Nhìn chung, tình hình ô nhiễm môi trường bụi thường tăng vào mùa
khô, nồng độ các chất khí như CO, SO
2
, NO
2
tuy chưa vượt TCCP nhưng
cũng tương đối cao và có chiều hướng tăng lên vào mùa khô. [6]

Môi trường nước.
• Hiện trạng môi trường nước mặt
- Hầu hết các lưu vực nước mặt lớn ở khu vực đô thị hoặc các lưu vực
chảy qua khu vực sản xuất công nghiệp tập trung như Đầm Vạc, sông Bến
Tre, sông Cà Lồ,… đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, coliform, ammoniac,
… Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ chỉ tiêu BOD

5
vượt TCCP từ 1,5 – 9,4
lần; COD vượt TCCP từ 2 – 15,4 lần; coliform vượt TCCP từ 1,2 – 3,1 lần;
NH
3
vượt TCCP từ 1,2 – 5,4 lần,…Nhìn chung, nước mặt ở khu vực thị xã
Vĩnh Yên có nồng độ BOD
5
và COD cao hơn các mẫu nước ở các lưu vực
nước mặt ở khu vực thị xã Phúc Yên.
- Bên cạnh đó nhiều lưu vực nước mặt ở khu vực nông thôn, đặc biệt là
ở những địa phương có làng nghề hoặc hoạt động chăn nuôi phát triển cũng
đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất lơ lửng, coliform,…
- Nồng độ các chất gây ô nhiễm của các mẫu lấy vào mùa khô thường
cao hơn so với các mẫu được lấy vào mùa mưa. Nguy cơ ô nhiễm ở các lưu
vực vào mùa khô sẽ cao hơn vào mùa mưa, đặc biệt là đối với các lưu vực mà
nước không thường xuyên được lưu thông như ao, hồ, đầm,…
- Theo kết quả quan trắc hằng năm cho thấy diễn biến chất lượng nước
mặt trong thời gian qua có chiều hướng suy giảm về chất lượng, nồng độ, các
chỉ tiêu ô nhiễm như BOD
5
, COD, NH
3
,… có chiều hướng tăng lên.
- Các lưu vực nước mặt ở khu vực sản xuất công nghiệp cũng đã có dấu
hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt là vào mùa khô. Vì kết quả phân tích các mẫu của
các lưu vực này lấy vào mùa mưa tuy không vượt TCCP nhưng đối với các
mẫu lấy vào mùa khô thì hầu hết nồng độ các chỉ tiêu BOD
5
, COD cao hơn

TCCP. Bên cạnh đó, còn có một số mẫu có hàm lượng TSS, NH
3
cao hơn
TCCP như mẫu nước sông Hồng (ở cảng Chu Phan) có hàm lượng TSS cao
hơn TCCP, mẫu nước song Cà Lồ ( ở xã Tam Hợp – Bình Xuyên) có hàm
lượng NH
3
cao hơn TCCP. [6]
• Hiện trạng môi trường nước ngầm
Hiện nay, tuy chưa có kết quả khảo sát một cách đầy đủ về chất lượng
môi trường nước ngầm, song kết quả quan trắc chất lượng nước ở một số
giếng khoan, giếng đào ở các khu vực trên địa bàn tỉnh cho thấy, đa số các chỉ
tiêu phân thích đều nằm trong TCCP. Tuy nhiên, cũng có một số khu vực
nước ngầm có độ pH rất thấp như ở khu vực thôn Sơn Long – xã Hợp Châu;
trạm bơm Vĩnh Yên; công ty sản xuất Phanh Nissin – huyện Bình Xuyên.
Cũng có những khu vực nước ngầm có nồng độ Mn, Fe,…cao hơn TCCP như
ở khu vực các xã vũng bãi ven song Hồng, khu vực Thanh Lâm – huyện Mê
Linh,…Nguyên nhân có thể là do cấu tạo địa chất ở những khu vực này.
Qua kết quả quan trắc hằng năm thì nồng độ một số chỉ tiêu kim loại
nặng ở tất cả các mẫu đã phân tích đều tăng lên như As, Cd, Pb, Hg,…Nồng
độ các chỉ tiêu kim loại nặng như As, Cd, Pb, Hg, Fe,…tăng vào mùa khô,
riêng đối với chỉ tiêu coliform thì lại tăng lên vào mùa mưa.[6]

Môi trường đất.
Cũng có những nơi ở khu vực sản xuất nông nghiệp, môi trường đất đã
có dấu hiệu bị ô nhiễm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Kết quả
phân tích mẫu đất đã phát hiện được dư lượng thuốc BVTV như dư lượng
thuốc trừ cỏ họ Clo, đặc biệt là ở các xã trồng các loại rau màu phát triển
mạnh như xã Thổ Tang, xã Đại Đồng – huyện Vĩnh Tường, xã Mê Linh –
huyện Mê Linh.

Đặc điểm của thuốc BVTV có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi
trường và rất khó phân hủy nên nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe
của con người. Mặt khác, tình trạng quá lạm dụng thuốc BVTV và phân bón
hóa học trong sản xuất nông nghiệp không những làm tăng nguy cơ ô nhiễm
môi trường mà còn làm cho các sản phẩm nông nghiệp bị giảm chất lượng,
thậm chí không an toàn trong sử dụng và gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
[6]

Tình hình chất thải rắn
Lượng thải chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hàng năm gia tăng nhanh
chóng, riêng chất thải rắn sinh hoạt mỗi năm trung bình tăng hơn 20 tấn. Hiện
tại chưa có điều tra cơ bản về chất thải rắn công nghiệp và xây dựng, song với
tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp như hiện nay thì lượng chất thải này ở
Vĩnh Phúc sẽ rất lớn. Kết quả điều tra sơ bộ về lượng chất thải rắn phát thải
trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng lượng chất thải rắn của tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.
STT Loại chất thải rắn
Đơn vị
tính
Lượng thải
2010 2011 2012
1
Tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị
tấn/ngày 151.3 168.3 187.05
2
Tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt nông
thôn
tấn/ ngày 514.3 525.8 530.46

3
Tổng lượng chất thải
công nghiệp không
nguy hại
- - - -
4
Tổng lượng chất thải
công nghiệp nguy hại
- - - -
5
Tổng lượng chất thải
rắn y tế nguy hại
kg/ ngày 199 227 246
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc)[6]

×