Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Cao Việt Hưng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Đặc biệt, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Cao Việt Hưng là người đã trực tiếp giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch sử dụng đất, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh, Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Phù Ninh, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trên
địa bàn huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, cán bộ địa chính các xã tại nơi dự án tơi thực
hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tơi
hồn thành luận văn này.
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên tơi khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và các bạn để luận văn
của tơi được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................ 3


1.4.1.

Đóng góp mới ............................................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ............... 4

2.1.1.

Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .................................................................... 5

2.1.3.

Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ........ 6

2.2.


Cơ sở thực tiễn của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất .......... 8

2.2.1.

Các trường hợp thu hồi đất .......................................................................................... 8

2.2.2.

Điều kiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.................................................................. 11

2.2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới công bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất ................................................................................................................... 12

2.2.4.

Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam qua
các thời kỳ................................................................................................................... 17

2.3.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số nước và tổ chức trên
thế giới ........................................................................................................................ 25

iii


2.3.1.


Trung Quốc ................................................................................................................. 25

2.3.2.

Hàn Quốc .................................................................................................................... 26

2.3.3.

Australia ...................................................................................................................... 28

2.3.4.

Ngân hàng Thế giới (World bank) và Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian
Development Bank) ................................................................................................... 29

2.4.

Thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số địa phương ở
Việt Nam ..................................................................................................................... 30

2.4.1.

Thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 30

2.4.2.

Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................ 31

2.4.3.


Tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 32

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 35
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 35

3.2.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 35

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 36

3.4.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 36

3.4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh ....................... 36

3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh ....................... 36

3.4.3.


Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
để thực hiện 02 dự án nghiên cứu ............................................................................. 36

3.4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hiệu quả cơng tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án ........................... 36

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 37

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................................... 37

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................................... 37

3.5.3.

Phương pháp thống kê, phân tích số liệu .................................................................. 39

3.5.4.

Phương pháp so sánh ................................................................................................. 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 40
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh............................................... 40

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 40

4.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội ...................................................................................... 43

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Phù Ninh............................................ 46

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai ........................................................................................... 46

iv


4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................................... 49

4.3.

Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất tại huyện Phù Ninh. ....................................................................................... 53


4.3.1.

Trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất ......................................................................................................................... 53

4.3.2.

Khái quát về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất tại huyện Phù Ninh............................................................................................... 54

4.4.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở
hai dự án nghiên cứu .................................................................................................. 58

4.4.1.

Giới thiệu khái quát 02 dự án nghiên cứu................................................................. 58

4.4.2.

Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án
nghiên cứu .................................................................................................................. 59

4.4.3.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở 02 dự án nghiên cứu ............. 71

4.5.


Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng ..... 79

4.5.1.

Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân............................................................. 79

4.5.2.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GPMB ............................................... 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận ....................................................................................................................... 85

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BĐS

Bất động sản

BHK,HNK

Đất trồng cây hàng năm khác

BT

Bồi thường

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CHXHCN

Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa

CLN

Đất trồng cây lâu năm (đất vườn)

CP


Chính phủ

CT

Chỉ thị

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HT

Hỗ trợ

KH

Kế hoạch

KT - XH

Kinh tế - xã hội


LNK

Đất trồng cây lâu năm khác

LUC

Đất trồng lúa nước

LUK

Đất trồng lúa nước còn lại



Nghị định

NQ

Nghị quyết

ONT

Đất ở tại nông thôn



Quyết định

RSX


Đất trồng rừng sản xuất

SDĐ

Sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

vi


TSN

Đất ni trồng thủy sản


TT

Thơng tư

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TW

Trung ương

UB

Ủy ban

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 ........................................... 50
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 ..................................... 52

Bảng 4.3. Tổng hợp các dự án trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2018 .................. 55
Bảng 4.4. Loại đất, diện tích thu hồi của 02 dự án ....................................................... 62
Bảng 4.5. Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất 02 dự án ............................................ 64
Bảng 4.6. Tổng hợp kinh phí bồi thường vật kiến trúc, cây cối hoa màu tại 02 dự
án nghiên cứu ............................................................................................... 67
Bảng 4.7. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu ...................................... 69
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp các tiêu chí điều tra đối tượng bị thu hồi ............................. 71
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp các tiêu chí điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện cơng tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ..................................................................... 76

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí 02 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh ............................... 35
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ......................................... 40
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Ninh 2018 ..................................................... 50

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Tên đề tài: Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Phù Ninh, rút ra
những ưu, nhược điểm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các
dự án. Giúp cho cơng tác quản lý hành chính Nhà nước về đất đai ngày càng hiệu quả.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, văn bản, chính sách
đến cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
tại các phòng ban chuyên môn và UBND các xã trên địa bàn huyện Phù Ninh.
- Điều tra bằng phiếu thu thập ý kiến đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân bị thu
hồi đất nhằm nắm bắt tình hình đời sống của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất;
diện tích đất bị thu hồi của hộ gia đình; quy định về bồi thường, hỗ trợ,...Tổng số phiếu
điều tra hộ gia đình cá nhân tại 02 dự án là 103 phiếu.
- Đồng thời tiến hành điều tra, lấy ý kiến của các cán bộ trực tiếp thực hiện bồi
thường, hỗ trợ tại 02 dự án nhằm tìm hiểu ngun nhân tạo ra khó khăn trong cơng tác
bồi thường, hỗ trợ, với tổng số phiếu là 15 phiếu bao gồm: Cán bộ tại các xã trực tiếp
phụ trách công tác BT, HT; cán bộ trực tiếp quản lý dự án tại Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư huyện.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Toàn bộ thông tin số liệu được tiến hành xử lý
và tổng hợp, phân tích dựa vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt mục đích nghiên cứu đề ra.
Kết quả nghiên cứu
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Phú Thọ,
cách trung tâm thành phố Việt Trì 15 km và cách thị xã Phú Thọ 12 km. Gồm có 18 xã
và 01 thị trấn. Có Quốc Lộ 2 và trục giao thơng đường thủy quan trọng chạy qua và trải
dài ở 9 xã với hơn 32 km đường sông. Về kinh tế đã có sự chuyển dần theo hướng tiến

x



bộ, hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị tăng thêm
năm 2018 (giá so sánh 2010) 7,89%. Kết cấu hạ tầng - xã hội trên địa bàn huyện đã
được xây dựng, sửa chữa nâng cấp ngày càng đồng bộ và hiện đại hơn.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua
triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về đất đai. Thống kê đất đai
năm 2018, tổng diện tích tự nhiên của huyện 15.736,99 ha. Trong đó: Đất nơng nghiệp
có 12.115,68 ha, chiếm 76,99 % tổng diện tích tự nhiên; đất phi nơng nghiệp có
3.547,13 ha, chiếm 22,54 % tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 74,17 ha,
chiếm 0,47 % tổng diện tích tự nhiên.
Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất trong những năm qua huyện Phù Ninh thực hiện đầu tư xây dựng nhiều dự án trọng
điểm của huyện, giai đoạn từ 2014 đến 2018 trên địa bàn đã thực hiện 30 dự án, tổng
diện tích đất thu hồi là 118,01 ha.
Kết quả thực hiện công tác GPMB đối với hai dự án nghiên cứu cho thấy: Cơng tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhìn chung được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định
của Nhà nước. Trên cơ sở xem xét các giấy tờ pháp lý liên quan thì Hội đồng bồi thường đã
quyết định xét duyệt cho 31 hộ gia đình ở dự án 1 và 72 hộ gia đình, cá nhân và 1 cơng ty
cổ phần ở dự án 2 có đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ; tổng diện tích đất thu hồi của 2
dự án là: 440.058,1 m2; tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ của là: 23.358.558.810 đồng.
Về giá đất bồi thường, cây cối hoa màu, tài sản, vật kiến trúc đã áp dụng theo
đúng quy định ban hành, tuy nhiên giá vẫn chưa phù hợp với giá thị trường. Những
chính sách hỗ trợ mới mang tính trước mắt, để khắc phục hậu quả về kinh tế cho những
người dân bị mất đất sản xuất, về lâu dài cần phải có những chính sách giải quyết việc
làm mới cho người dân để tạo việc làm mới, cho thu nhập ổn định, đảm bảo mức sống
được ổn định. Chính sách tái định cư của huyện đã được các hộ đồng tình rất cao, khơng
có khiếu nại liên quan đến chính sách tái định cư.
Kết luận
Q trình nghiên cứu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ cho thấy

cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhìn chung được thực hiện nghiêm túc theo
đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp khơng ít
những khó khăn, cịn một số tồn tại. Để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giải phóng
mặt bằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Về chủ trương, chính sách; các thủ
tục hành chính; công tác thu hồi đất; đổi mới quan điểm trong công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; tổ chức thực hiện.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Hien
Thesis title: Evaluation of the implementation of compensation, support and resettlement
policy when the State acquires land in some projects in Phu Ninh district, Phu Tho province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Studying, analyzing and evaluating the implementation of policies on
compensation, support and resettlement when the State recovers land in a number of
projects in Phu Ninh district, drawing advantages and disadvantages.
- Proposing solutions to contribute to speeding up the ground clearance for
projects. Helping the State administrative management on land is increasingly effective.
Materials and Methods
The thesis has used the following research methods:
- Method of collecting secondary data: Collecting documents and policies to
compensation, support, resettlement and compensation prices when the State recovers land
in specialized departments and People's Committee of communes in Phu Ninh district.

- Survey by questionnaire to collect and evaluate opinions of households and
individuals whose land is recovered in order to grasp the living situation of households before
and after land acquisition; acquired land of households; regulations on compensation, support,
... The total number of individual household questionnaires in 02 projects is 103.
- At the same time, conducting surveys and collecting opinions from officials directly
implementing compensation and support in 02 projects to find out the causes of difficulties
in compensation and support work, with a total number of votes is 15, including: Officials
in communes directly in charge of compensation, support; staff directly managing projects
at the District Compensation, Support and Resettlement Council.
- Method of statistics and data processing: All data and information are processed,
aggregated and analyzed based on specific criteria to achieve the set research objectives.
Main findings and conclusions
Phu Ninh district is a mountainous district, located in the Northeast of Phu Tho
province, 15 km from Viet Tri city center and 12 km from Phu Tho town. Including 18
communes and 01 town. There are National Road 2 and important waterways running
through and stretching in 9 communes with more than 32 km of river way. In the
economy, there has been a gradual shift towards progress, industrialization and

xii


modernization, the growth rate of value added economic growth in 2018 (comparative
price in 2010) is 7.89%. Infrastructure - society in the district has been built, repaired
and upgraded more and more synchronously and modernly.
The state management of land in the district over the past years has seriously
implemented land policies and laws. Land statistics in 2018, the total natural area of the
district is 15,736.99 ha. Of which: Agricultural land has 12,115.68 hectares, accounting
for 76.99% of the total natural area; non-agricultural land has 3,547.13 ha, accounting
for 22.54% of the total natural area; Unused land has 74.17 ha, accounting for 0.47% of
the total natural area.

Situation of implementation of compensation, support and resettlement when the
State recovers land in recent years, Phu Ninh district has invested in building many key
projects of the district, period from 2014 to 2018 in the area, 30 projects had been
implemented and the total acquired land area is 118.01 hectares.
The results of site clearance for the two research projects showed that: The work of
compensation, support and resettlement is generally strictly implemented in accordance
with the provisions of the State. Based on the consideration of relevant legal documents, the
Resettlement Committee decided to approve for 31 households in project 1 and 72
households, individuals and 1 joint stock company in project 2 have eligible for
compensation and support; The total acquired land area of the two projects was: 440,058.1
m2; The total amount of compensation and support was: 23,358,558,810 VND.
Regarding compensation prices, crops, assets and architectural objects have been
applied in accordance with the promulgated regulations, but the prices were still not
consistent with the market prices. New immediate support policies, to overcome the
economic consequences for people who lose their productive land, in the long term,
need to have new employment policies for people to create new jobs, stable income, to
ensure a stable living standard. The resettlement policy of the district has been highly
agreed by the households, without complaints regarding the resettlement policy.
The process of researching and evaluating compensation, support and resettlement
when the State recovers land in a number of projects in Phu Ninh district, Phu Tho
province showed that the work of compensation, support and resettlement Housing is
generally strictly implemented in accordance with State regulations. However, in the
process of implementation also encountered many difficulties, some exist. In order to
contribute to improving the efficiency of ground clearance, it is necessary to
synchronously implement solutions such as: Regarding undertakings and policies;
administrative procedures; land acquisition; renewing views in compensation, support
and resettlement; implementation organizing.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tài liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các thành phần kinh tế, văn hố xã hội, an ninh và quốc phịng.
Trong chương III, điều 53 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi
ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước
đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý ".
Trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế toàn cầu, đất nước
ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quy
hoạch, kế hoạch của Nhà nước có rất nhiều khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu đơ
thị được hình thành, ngồi ra để được phục vụ nhu cầu cấp thiết của nhân dân
ngày một được tốt hơn thì hệ thống cơ sở hạ tầng cấp quốc gia, cấp địa phương,
cấp vùng ngày càng được tu bổ và mở rộng. Điều này đồng nghĩa với việc phải
chuyển đổi mục đích sử dụng của một phần đất nơng nghiệp và chưa sử dụng
sang nhóm đất phi nông nghiệp bằng rất nhiều biện pháp khác nhau trong đó có
biện pháp thu hồi đất.
Trước tình hình điều kiện quỹ đất có hạn, giá đất có sự biến động và nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì lợi ích của người sử dụng đất khi Nhà
nước giao đất và thu hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp
bách. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng
là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động đến nhiều mặt của, kinh tế chính trị, đời sống - xã hội.
Hiện nay Việt nam đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải
thiện cơ sở hạ tầng, các dự án đều cần quỹ đất. Sự phát triển đơ thị, khu dân cư,
an ninh quốc phịng, cơ sở sản xuất cũng đều cần có quỹ đất. Việc giải phóng mặt
bằng, thu hồi đất đang diễn ra ở mọi nơi xong gặp nhiều khó khăn trong cơng tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công

của các dự án gây nhiều thiệt hại cho chủ đầu tư. Trong những năm qua, việc bồi
thường, hỗ trợ được thực hiện theo các quy định của Nhà nước tại các văn bản
như: Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày

1


15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 quy
định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị
định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định
Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Tại địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và
huyện Phù Ninh nói riêng là một địa phương về điều kiện phát triển kinh tế, hạ
tầng xây dựng còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó việc thực hiện các dự án có mức
đầu tư lớn cần sử dụng nguồn diện tích đất lớn không nhiều nền việc thực hiện
các dự án trên địa bàn cịn rất nhiều khó khăn và tồn tại. Bởi các yếu tố nêu trên,
nên khi thực hiện việc thực hiện giải phóng mặt bằng, chính sách bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư tại các dự án có kinh phí cao và cần đến diện tích thực hiện lớn rất
được quan tâm, thúc đẩy tại địa phương. Từ những lý do đó để đạt được hiệu quả
cao trong các dự án việc cần khắc phục về vấn đề thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện cần được
nhìn nhận đầy đủ và sâu rộng hơn, tôi tiến hành thực hiện Đề tài: “Đánh giá việc
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, nhằm góp
phần nghiên cứu đề xuất những giải pháp tích cực cho cơng tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn huyện Phù Ninh và hướng tới
giải quyết tốt hơn những bức xúc hiện nay trong cơng tác thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện Phù
Ninh nói riêng và tồn tỉnh Phú Thọ nói chung.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Phù Ninh, rút ra những
ưu, nhược điểm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt
bằng cho các dự án, đồng thời giúp tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh hiệu quả hơn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và đi sâu
nghiên cứu công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện 02 dự án được
nêu dưới đây. Đây là những dự án trọng điểm trên địa bàn huyện trong 2 năm trở lại

2


đây có kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư lớn và đặc biệt tại dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu khu xử lý chất rắn Trạm Thản có sự ủng hộ của nhân
dân với tỷ lệ hộ dân đồng thuận thực hiện tái định cư là 100%. Cụ thể tại 2 dự án:
- Dự án 1: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu khu xử lý chất thải rắn
Trạm Thản, huyện Phù Ninh.
- Dự án 2: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Gia, huyện
Phù Ninh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới
Qua tìm hiểu phân tích địa bàn nghiên cứu và cụ thể đi sâu nghiên cứu 2 dự
án, đánh giá được những thuận lợi trong công tác GPMB tại huyện và tìm ra tồn
tại, khó khăn và ngun nhân chính dẫn đến tiến độ thực hiện cơng tác GPMB
chưa hiệu quả đó là giá bồi thường và trình tự thủ tục tổ chức thực hiện. Từ đó,
đưa ra những giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả công tác GPMB trên địa bàn
huyện như về chủ trương, chính sách; cải cách thủ tục hành chính; cơng tác tái

định cư, giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện;....
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung
cơ sở thực tiễn để đánh giá chung việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; góp phần giúp các nhà quản lý tại địa
phương chỉ đạo và thực hiện tốt công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư, góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý đất đai tại địa phương.
- Đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn, bức xúc đang đặt ra hiện nay ở
huyện Phù Ninh, đồng thời còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
- Giúp các hộ gia đình bị thu hồi đất hiểu rõ hơn về công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ KHI
NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
2.1.1.1. Bồi thường
Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ “bồi thường” thường được sử dụng
khi người nào đó có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Theo Từ
điển tiếng Việt thông dụng: "Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại đã gây ra”
(Nguyễn Như Ý, 2001).
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Bồi thường về đất là việc Nhà

nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử
dụng đất”
2.1.1.2. Hỗ trợ
Theo từ điển tiếng việt “hỗ trợ” là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào. Theo
Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất
và phát triển .
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến
địa điểm mới...
2.1.1.3. Tái định cư
Pháp luật Việt Nam không giải thích khái niệm “tái định cư”, tuy nhiên
nhiều văn bản vẫn quy định về tái định cư. Theo đó, tái định cư được hiểu là một
quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các
hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại
đó. Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế
- xã hội trong quá trình phát triển chung đến một bộ phận dân cư phải gánh chịu.
Theo Vũ Năng Dũng (2008), tái định cư được hiểu là việc con người tạo
dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi di dời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Tái
định cư được chia làm hai loại chính là tái định cư tự nguyện và tái định cư bắt

4


buộc. Tái định cư tự nguyện xuất phát do nhu cầu sống mà người dân tự quyết
định di dân dời đến nơi ở mới có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để sản xuất và
nâng cao đời sống. Tái định cư bắt buộc là việc ngời dân phải di dân dời do giải
phóng mặt bằng phục vụ xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng .
TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong
chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB). Các dự án TĐC cũng được coi là các

dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác.
Ở nước ta hiện nay, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: bồi
thường bằng nhà ở; bồi thường bằng giao đất ở mới; bồi thường bằng tiền để
người dân tự lo chỗ ở.
2.1.2. Đặc điểm bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng,
đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất
bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn định.
Giải phóng mặt bằng là q trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác
nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham
gia và lợi ích của tồn xã hội.
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí khác nhau. Đối với khu
vực đơ thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất
lớn dẫn đến quá trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
có những đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư
khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp , hoạt động sản xuất đa dạng : Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp , thương mại , bn bán nhỏ ... q trình GPMB và giá đất
tính bồi thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của nó. Cịn đối với khu vực nơng
thơn người dân chủ yế u là hoa ̣t đô ̣ng sản x́ t nơng nghiê ̣p , đời sống phụ thuộc
chính vào nơng nghiệp. Do đó, GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng
được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu

5



sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nơng dân thấp, khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý người dân là giữ được đất để sản
xuất, thậm chí họ cho th đất cịn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ
vẫn khơng cho th. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận
động người dân tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề
nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác, cây
trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, khơng được tập trung một loại nhất
định nên gây khó khăn cho cơng tác định giá bồi thường.
Từ các đặc điểm trên cho thấy công tác bồi thường , hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại mỗi địa bàn khác nhau ln có những đặc điểm khác
nhau. Từ đó phải có những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sao cho
phù hợp và thỏa đáng đối với chủ sử dụng đất bị thu hồi đất.
2.1.3. Vai trò của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu
hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi
ích cơng cộng: Thơng qua việc thu hồi đất nhà nước tạo được một quỹ đất sạch
cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo
an ninh - quốc phòng. Qua đó, làm tăng thêm khả năng thu hút đầu tư từ các nhà
đầu tư trong nước và ngoài nước, phục vụ phát triển đất nước. Bên cạnh đó, cơng
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gián tiếp tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất
cơng nghiệp, dịch vụ. Đồng thời góp phần rút bớt một lực lượng lao động nông
nghiệp chuyển sang làm việc trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ
khi Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm
việc làm mới cho người nông dân bị mất đất sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất.
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích
giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất: Có thể thấy, hiện nay quan hệ
lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi cịn nhiều bất cập.
Người có đất bị thu hồi chịu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và tinh thần khi bị

thu hồi đất, do đó họ ln mong muốn nhận được mức bồi thường thỏa đáng
nhất. Các nhà đầu tư lại ln muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách, tuy nhiên
các nhà đầu tư là những người đầu tư tiền của, cơng sức, trí tuệ để tạo ra giá trị
thặng dư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, là nguồn nội lực quan trọng
cho đất nước. Trong khi đó Nhà nước chỉ thực hiện thu các khoản với mức thu

6


thấp và trong nhiều trường hợp còn bị khấu trừ hết bởi tiền bồi thường mà nhà
đầu tư đã ứng trước. Do đó, việc đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu
tư và người có đất bị thu hồi cần được xác định rõ ràng trên cơ sở Nhà nước điều
tiết lợi ích giữa nhà đầu tư với người bị thu hồi đất đảm bảo nhà đầu tư vẫn có lãi
trong khi người bị thu hồi đất chấp thuận, ổn định đời sống; đồng thời, Nhà nước
cần ban hành các chính sách bồi thường hợp lý để buộc các doanh nghiệp sử
dụng đất tiết kiệm, phát triển theo hướng bền vững nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường.
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần duy trì ổn định chính trị, trật tự, an
tồn xã hội: Đời sống của người dân tại thời điểm thu hồi đất và sau này chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Diện tích đất sản xuất của người dân bị thu hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm,
người dân khơng có thu nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình, cá
nhân. Thiếu việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất tình hình trật
tự an ninh. Đời sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất có thể được nâng cao
một cách nhanh chóng nhưng khơng bền vững do người dân khơng biết sử dụng
khoản tiền hỗ trợ một cách hợp lý để chuyển đổi nghề nghiệp mà lại ăn tiêu lãng
phí và dễ dàng mắc phải các tệ nạn xã hội. Người dân bị mất đất sản xuất, khơng
có việc làm do bị thu hồi đất trong khi đó vẫn cịn xuất hiện việc thu hồi khơng
đúng mục đích và các dự án treo dẫn đến tình trạng những thế lực chống đối lợi
dụng làm kích động lịng dân, gây mất trật tự an ninh quốc phòng, mất niềm tin

của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khơng chỉ có vai trị là làm thế nào để thực hiện thu hồi đất một cách
nhanh chóng mà cịn phải tạo ra được bài toán ổn định và phát triển bền vững cho
những người dân sau khi bị thu hồi đất. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu
kiện từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho thấy nếu không giải quyết tốt
việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư nhằm hỗ trợ người bị thu hồi đất
vượt qua khó khăn trước mắt để họ nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì
sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người
tham gia, đây là một thực trạng đang diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản
phát sinh những tụ điểm gây mất trật tự ổn định về chính trị, trật tự an tồn xã hội
và dễ bị kẻ xấu lợi dụng kích động. Do vậy, thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư góp phần ổn định đời sống chính trị, trật tự, an tồn xã hội, tránh
nguy cơ nảy sinh các xung đột xã hội.

7


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
2.2.1. Các trƣờng hợp thu hồi đất
Căn cứ vào Luật đất đai năm 2013, thì các trường hợp thu hồi đất được chia
thành các nhóm sau: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để
phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; thu hồi đất do vi phạm
pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. So với Luật đất đai
2003 thì Luật đất đai năm 2013 đã quy định các trường hợp mà Nhà nước tiến
hành thu hồi đất một cách cụ thể hơn, chia thành từng nhóm cụ thể. Từng nhóm
được cụ thể hóa thành các trường hợp cụ thể.
2.2.1.1.Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh
Hiện nay, Luật đất đai 2013 đã cụ thể hóa vấn đề này tại Điều 61, thành

các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ qn sự; xây dựng cơng trình phịng thủ quốc gia, trận
địa và cơng trình đặc biệt về quốc phịng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng cơng trình cơng nghiệp, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thể
thao phục vụ trực tiếp cho quốc phịng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng
của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng
an quản lý.
2.2.1.2. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng
Phát triển kinh tế vì lợi ích chung của đất nước là một trong vấn đề được
coi trọng. Với quỹ đất có hạn thì việc đưa quỹ đất này vào phát triển kinh tế thì
được cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất, nên các trường hợp thu hồi đất để phát

8


triển kinh tế xã hơi vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định rất nghiêm ngặt.
Căn cứ Điều 62 – Luật đất đai 2013 nêu trường hợp cụ thể sau:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiê ̣n các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận , quyết định đầu
tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiê ̣n các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải
thu hồi đất;

2.2.1.3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Hiện nay, trong quá trình sử dụng đất người sử dụng có hành vi vi
phạm pháp luật đất đai như: sử dụng đất không đúng mục đích, khai thác sử dụng
chưa hợp lý. Nhằm phịng chống và khắc phục vấn đề này thì căn cứ Điều 64 –
Luật đất đai 2013 đưa ra những trường hợp vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị
thu hồi, đảm bảo nguồn đất được sử dụng hiệu quả:
- Sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê,
công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử
dụng đất khơng đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này
mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị
xử phạt vi phạm hành chính mà khơng chấp hành;
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị
xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng
liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên
tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

9


- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24
tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực

địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp khơng đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu
tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương
ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực
hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa
đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài
sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai.Và tại Điều 66 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 quy định về trình
tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật.
2.2.1.4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả
lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Căn cứ theo Điều 65 – Luật đất đai 2013 thì đối với quỹ đất được trả do
chấm dứt hợp đồng, hoặc người sử dụng tự nguyện trả lại được nhà nước thu lại,
cân bằng lại quỹ đất để đảm bảo đất được sử dụng hiểu quả:
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu
cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm
bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất;
- Cá nhân sử dụng đất chết mà khơng có người thừa kế;
- Người sử dụng đất tự ngu Đất được Nhà nước giao, cho th có thời hạn
nhưng khơng được gia hạn yện trả lại đất;
- Đất được Nhà nước giao, cho th có thời hạn nhưng khơng được gia hạn;
- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng
con người;
- Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai
khác đe dọa tính mạng con người.


10


Việc quy định thu hồi đất nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng mục
đích cuối cùng là đảm bảo việc cân bằng quỹ đất có hạn vừa đảm bảo nhu cầu
phát triển kinh tế của người sử dụng đất vừa đảm bảo phát triển nền kinh tế
chung của đất nước cũng như đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng.
2.2.2. Điều kiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cư
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có tính đa dạng và phức tạp nên
muốn đạt được hiệu quả cao khi triển khai thực hiện thì cần phải đảm bảo 05 điều
kiện sau: công bằng, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước và hỗ trợ
người khó khăn.
- Công bằng: Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu quyết định thành
cơng của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Công bằng ở đây là công
bằng về chính sách, cơng bằng về chế độ, về đơn giá, về mức bồi thường, hỗ trợ,
về đối tượng thụ hưởng,... Những người bị thu hồi đất sẽ tự nguyện chấp hành
nếu như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện công bằng.
Ngược lại, họ sẽ chống đối dẫn đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ
thất bại hoặc phải trả giá đắt. Do vậy, cần phải hoạch định chính sách sát với thực
tế, xem xét lợi ích một cách phân minh. Nguyên tắc công bằng phải được quán
triệt và thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
- Hiệu quả: Ngun tắc này địi hỏi người có thẩm quyền thực thi chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải cân nhắc tính tốn kỹ càng về mọi mặt
trước khi đưa ra quyết định. Hiệu quả ở đây được hiểu trước hết là hiệu quả về
kinh tế sau đó là hiệu quả về mặt xã hội (ổn định tình hình, ổn định đời sống).
Nguyên tắc hiệu quả phải đạt được cả trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Tuyệt đối khơng vì lợi ích trước mắt mà khơng tính đến lợi ích lâu dài cho các
thế hệ sau.
- Dân chủ: Trong hoạch định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
phải tham khảo ý kiến của dân cư, nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Khi quyết định phải theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, tập thể bàn bạc cân
nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định. Tuyệt đối không được áp đặt quyết định từ
một phía, khơng được tuyệt đối hố vai trị của cá nhân cán bộ có chức quyền.
Dân chủ nhưng phải tập trung, đồng thời tập trung nhưng phải dân chủ cả ở khâu
hoạch định chính sách cũng như thực hiện chính sách, phải đối xử với mọi người
một cách bình đẳng, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của họ.

11


×