Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ HỒNG PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Hương Dịu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Bình, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Đỗ Hồng Phƣơng

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hƣơng Dịu ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cơ giáo Khoa Kế tốn và QTKD
và các thày cơ khác đã truyền đạt kiến thức cũng nhƣ giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập tại trƣờng để tơi có đủ kiến thức để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thƣ, tỉnh
Thái Bình đã tạo điều kiện cho tơi tiếp cận nhanh, chính xác nhất nguồn số liệu tại
huyện và những giúp đỡ quý báu khác trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu đề tài
tại đây.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên chia sẻ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này.
Thái Bình, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đỗ Hồng Phƣơng


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract................................................................................................................ viii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2


1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới ......................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới .................................. 4

2.1.2.

Đơn vị nông thôn mới ......................................................................................... 6

2.1.3.

Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới .......................................................... 6

2.1.4.


Chức năng của nông thôn mới ............................................................................. 9

2.1.5.

Chủ thể xây dựng nông thôn mới ...................................................................... 10

2.1.6.

Nguồn gốc, động lực xây dựng nông thôn mới ................................................. 10

2.1.7.

Các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới ...................................... 12

2.1.8.

Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới ................................................ 18

2.1.9.

Nội dung xây dựng nông thôn mới .................................................................... 19

2.1.10. Các bƣớc xây dựng nông thôn mới ................................................................... 24
2.1.11. Nội dung đánh giá xây dựng nông thôn mới ..................................................... 25
2.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 28

2.2.1.


Thực tiễn xây dựng nơng thơn mới trên thế giới ............................................... 28

2.2.2.

Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................................... 29

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 39

iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 39

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện ................................................................. 40

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 45

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................ 45


3.2.2.

Phƣơng pháp phân tích và xử lý thơng tin ......................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1.

Thực trạng xây dựng nơng thơn mới ở huyện vũ thƣ, thái bình ........................ 48

4.1.1.

Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ......................................... 48

4.1.2.

Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn
mới ..................................................................................................................... 50

4.2.

Thực trạng về kết quả việc xây dựng nông thôn mới ........................................ 50

4.2.1.

Thực trạng về kết quả thực hiện nhóm nội dung Quy hoạch ............................ 50

4.2.2.

Thực trạng về kết quả thực hiện nhóm nội dung Hạ tầng kinh tế - xã hội ........ 53


4.2.3.

Nhóm nội dung Kinh tế và Tổ chức sản xuất .................................................... 68

4.2.4.

Nhóm nội dung Văn hóa - Xã hội - Môi trƣờng ................................................ 75

4.2.5.

Đánh giá của ngƣời dân về việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ................ 88

4.2.6.

Đánh giá của cán bộ xã, thôn về xây dựng nông thôn mới ............................... 92

4.2.7.

Đánh giá của chuyên gia về thực trạng xây dựng nông thôn mới tại
huyện Vũ Thƣ .................................................................................................... 93

4.2.8.

Đánh giá chung về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình ..................................................................................... 93

4.2.9.

Một số tác động của chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện Vũ Thƣ .................................................................................................. 100

4.3.

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở vũ thƣ .................................. 102

4.3.1

Căn cứ đƣa ra giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Vũ Thƣ ......... 102

4.3.2.

Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Thƣ ....... 105

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 114
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 114

5.1.1.

Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ............................................... 114

5.1.2.

Những giải pháp đề tài xây dựng NTM trong thời gian tới ............................. 114

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 115


5.2.1

Đối với Nhà nƣớc ............................................................................................ 115

5.2.3

Đối với địa phƣơng .......................................................................................... 115

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 119

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thƣ năm 2013-2015...................... 41
Bảng 3.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2013 - 2015 ......... 43
Bảng 3.3. Quy mô GTSX các ngành giai đoạn 2013 - 2015 .......................................... 44
Bảng 3.4. Số lƣợng mẫu điều tra 2016 ........................................................................... 46
Bảng 4.1. Đánh giá tình hình xây dựng quy hoạch ........................................................ 51
Bảng 4.2. Tình hình xây dựng hạ tầng giao thơng nơng thơn ........................................ 53
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thơng ......................................................... 54
Bảng 4.4. Số xã đạt tiêu chí giao thơng từ năm 2013 - 2015.......................................... 56
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi .............................................................. 57
Bảng 4.6. Số xã đạt tiêu chí thủy lợi từ năm 2013 - 2015 .............................................. 58
Bảng 4.7. Tình hình thực hiện tiêu chí điện nơng thơn .................................................. 59
Bảng 4.8. Số xã đạt tiêu chí trƣờng học từ năm 2013 - 2015 ......................................... 60
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện tiêu chí trƣờng học ......................................................... 61
Bảng 4.10. Tổng hợp số trƣờng đạt chuẩn quốc gia ....................................................... 62
Bảng 4.11. Số xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa từ năm 2013 - 2015 ..................... 63

Bảng 4.12. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa ..................................... 64
Bảng 4.13. Đánh giá tình hình hạ tầng cơ sở văn hóa .................................................... 65
Bảng 4.14. Đánh giá tình hình hạ tầng nhà ở, dân cƣ ..................................................... 67
Bảng 4.15. Kết quả mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 ..................................... 69
Bảng 4.16. Số xã đạt tiêu chí hộ nghèo từ năm 2013 - 2015 .......................................... 70
Bảng 4.17. Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên .................................................... 71
Bảng 4.18. Tình hình thực hiện tiêu chí giáo dục ........................................................... 75
Bảng 4.19. Tình hình thực hiện tiêu chí y tế .................................................................. 76
Bảng 4.20. Số xã đạt tiêu chí y tế từ năm 2013 - 2015................................................... 77
Bảng 4.21. Tình hình thực hiện tiêu chí văn hóa ............................................................ 79
Bảng 4.22. Kết quả thực hiện tiêu chí văn hóa ............................................................... 80
Bảng 4.23. Số xã đạt tiêu chí văn hóa từ năm 2013 - 2015 ............................................ 81
Bảng 4.24. Tình hình thực hiện tiêu chí mơi trƣờng ...................................................... 82
Bảng 4.25. Số xã đạt tiêu chí văn hóa từ năm 2013 - 2015 ............................................ 85
Bảng 4.26. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị ............................... 87

v


Bảng 4.27. Các kênh tiếp cận thông tin của ngƣời dân về nông thôn mới ..................... 88
Bảng 4.28. Ý kiến của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới ...................................... 88
Bảng 4.29. Những công việc ngƣời dân tham gia vào xây dựng nơng thơn mới tại
địa phƣơng mình .......................................................................................... 89
Bảng 4.30. Tổng hợp mức độ hài lòng của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới ..... 91
Bảng 4.31. Ý kiến của cán bộ thơn, xã về khó khăn trong việc thực hiện nơng
thơn mới tại địa phƣơng mình ...................................................................... 92
Bảng 4.32. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên tồn huyện............................. 94
Bảng 4.33. Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2015................................... 98
Bảng 4.34. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chƣơng trình


giai

đoạn 2011 - 2015 và dự kiến kế hoạch 2016-2020 .................................... 103
Bảng 4.35. Kết quả huy động và thực hiện nguồn lực đầu tƣ thực hiện chƣơng
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ...................................... 104

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vũ Thƣ năm 2015 .................................................. 43
Biểu đồ 3.2: Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2013-2015................................................. 44
Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ......... 49

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Hồng Phƣơng

MSHV: 23110955

Tên Luận văn: Đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thƣ,
tỉnh Thái Bình.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nơng thơn mới, kết quả phân tích thực trạng
xây dựng nơng thơn mới huyện Vũ Thƣ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: phƣơng pháp thu
thập số liệu thứ cấp, phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp, phƣơng pháp chọn điểm
nghiên cứu, phƣơng pháp phân tổ thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu nơng thơn có sự
tham gia của ngƣời dân, phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn, phƣơng pháp đánh giá
nông thôn. Sử dụng các phƣơng pháp phân tích số liệu: phƣơng pháp thống kê mơ tả,
phƣơng pháp so sánh. Ngồi ra cịn sử dụng phƣơng pháp chuyên gia và sử dụng công
cụ exel để xử lý các số liệu thu thập.
Kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở phân tích khái niệm, các tiêu chí đánh giá, q trình triển khai thực
hiện xây dựng nông thôn mới luận văn làm rõ thực trạng quá trình xây dựng nơng thơn
mới tại huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ngun nhân
chủ yếu và các vấn đề đặt ra cho việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Thƣ. Luận
án đề xuất 9 giải pháp cụ thể để đẩy mạnh q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa
bàn huyện Vũ Thƣ trong thời gian tới. Trong đó một số nhóm giải pháp cần đƣợc tập
trung quan tâm: quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực; quan tâm đến yếu tố môi trƣờng;
đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ các cấp; ...
Qua 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh
Thái Bình đã thu đƣợc những thành cơng nhất định, bộ mặt nơng thơn có những bƣớc
thay đổi rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên việc thực hiện xây dựng nơng thơn
mới theo bộ tiêu chí quốc gia trên địa bàn huyện cịn đặt ra nhiều khó khăn và thách
thức lớn cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phƣơng, sự vào cuộc của
ngƣời dân và những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh q trình xây dựng nơng thơn mới
trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

vii


THESIS ABSTRACT
Name of Student: Đỗ Hồng Phƣơng


Student code: 23110955

Thesis title: " Evaluating the new rural construction in Vu Thu district, Thai Binh
province”.
Major: Business management

Code: 60.34.01.02

Training base : Viet Nam National University of Agriculrute
1.Objectives of the study
Based on the theoretical systematization of new countryside, as results of
situation analysis new rural construction in Vu Thu district then we proposed measures
to promote the construction of new rural areas through the district in the near future.
2.The research methods.
Thesis used the collect and process data methods : the collecting secondary data
method, primary data collection method, the selecting location methods, disaggregated
statistical methods, research methods with the participation of the people, rapid survey
methods, assessment methods. Using the data analysis methods: descriptive statistical
methods, comparative method. In addition to using expert methods and the excel tools
were used to handle the data collected.
3. The results of the study and conclusion.
Based on conceptual analysis, the evaluation criteria, the process of
implementing the new rural construction. Thesis clarified the status of the process of
building new countryside in Vu Thu District, Thai Binh Province, through which
points out the advantages and disadvantages, and the main reason for the problems
posed the new rural construction in Vu Thu District in the coming period. Thesis
proposed the specific 9 solutions to accelerate the process of building the new
countryside in Vu Thu district in the future. In which a group of solution should be
focused on the concern: the management and using the resources; attention to

environmental factors; training staff at all levels.
After 5 years of implementation of the new rural construction in Vu Thu district,
Thai Binh province, which has gained certain achievements, the rural areas have a clear
step change both physically and mentally. However the implementation of the new rural
construction according to the national criteria in the district, which are also posed
difficulties and challenges, which required the attention of the authorities, the local, the
participation of the people and specific measures to accelerate the process of building
new countryside in Vu Thu district, Thai Binh province in the coming time.

viii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam phát triển từ một nƣớc có nền nơng nghiệp là chủ yếu. Ở thời kỳ
nào Đảng và Nhà nƣớc cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.
Trong bối cảnh nƣớc ta đang tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa,
phấn đấu xây dựng đất nƣớc Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc
cơng nghiệp theo hƣớng hiện đại thì vấn đề xây dựng nông thôn mới đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành
Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân và nông thơn với mục tiêu
xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, hệ
thống chính trị ở nơng thơn đƣợc tăng cƣờng; chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới là một trong những nội dung cụ thể hóa đã trở thành
phong trào lớn đƣợc hƣởng ứng rộng khắp trên cả nƣớc.
Thái Bình là một tỉnh thuần nơng, nền kinh tế của tỉnh cịn phụ thuộc

nhiều vào sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nơng thơn mới là một
trong những vấn đề quan trọng, nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền
và địa phƣơng, địi hỏi phải đƣợc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và có sự tham
gia của các cấp, các ngành, và sự ủng hộ của ngƣời dân. Triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Nghị quyết về
“Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020”,
trong đó đề ra mục tiêu chung: “Xây dựng nơng thơn mới có nền sản xuất phát
triển; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; văn hóa - xã hội
tiến bộ; dân chủ đƣợc phát huy; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao; an ninh, trật tự đƣợc
bảo đảm; hệ thống chính trị đƣợc củng cố vững chắc”.
Hòa chung với phong trào xây dựng mơ hình nơng thơn mới đang diễn ra
mạnh mẽ của tỉnh Thái Bình, huyện Vũ Thƣ cũng đang trong quá trình bắt tay
vào xây dựng mơ hình nơng thơn mới. Thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn

1


mới, tại Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định mục tiêu đến
năm 2015 toàn huyện có 25% số xã đạt xã nơng thơn mới; năm 2020 cơ bản trở
thành huyện nơng thơn mới. Tính đến cuối 2015, huyện Vũ Thƣ có 17/29 xã
hồn thành 19/19 tiêu chí trở thành xã nơng thơn mới và phấn đấu đến cuối năm
2016 có thêm 6 xã hồn thành 19/19 tiêu chí nơng thơn mới. Để thực hiện muc
tiêu đó, trong 5 năm qua Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của huyện đã tập
trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các
xã, của cán bộ Đảng viên cùng toàn thể nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt phong
trào thi đua “Cả nƣớc chung sức xây dựng Nông thơn mới’’. Chƣơng trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng Nơng thôn mới ở Vũ Thƣ đã đạt đƣợc một số kết quả
bƣớc đầu: Đời sống nhân dân đƣợc nâng lên, nơng thơn đã có sự thay đổi to lớn,
đặc biệt kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể, tạo niềm tin trong

nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây
dựng nông thôn mới huyện Vũ Thƣ không tránh khỏi gặp khó khăn, vƣớng mắc;
vẫn cịn những xã có số tiêu chí đã hồn thành thấp do đời sống nhân dân cịn
nhiều khó khăn, ngân sách của tỉnh và của huyện phân bổ không đủ để đáp ứng
nhu cầu xây dựng nông thôn mới, điều kiện cơ sở hạ tầng cịn kém phát triển.
Do đó, việc tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phƣơng từ đó đƣa ra những
giải pháp để đáp ứng đƣợc những tiêu chí đề ra của chính sách xây dựng nơng
thơn mới là việc làm hết sức cấp bách. Đây sẽ là những căn cứ, cơ sở quan trọng
giúp huyện Vũ Thƣ đƣa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình xây dựng
Nơng thơn mới, qua đó thay đổi bộ mặt nơng thơn và nâng cao đời sống cho
ngƣời dân nơng thơn. Để góp phần cơng sức vào q trình xây dựng nơng thơn
mới ở địa phƣơng, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Đánh giá xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình" làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nơng thơn mới, kết quả phân tích thực
trạng xây dựng nông thôn mới huyện Vũ Thƣ, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn

2


mới; và đánh giá xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới thời gian qua ở huyện
Vũ Thƣ.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh q trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện

Vũ Thƣ trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đánh giá tình hình xây dựng nơng thơn
mới, với chủ thể là Ban quản lý xây dựng mô hình nơng thơn mới và các hộ nơng
dân tại huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn 29 xã thuộc huyện Vũ Thƣ, tỉnh
Thái Bình.
- Về thời gian: Số liệu để phân tích thuộc giai đoạn 2013-2015.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 04 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn: đƣợc coi nhƣ là khu vực địa lý nơi có sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên
thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
Hiện nay trên thế giới vẫn chƣa có định nghĩa chuẩn xác về nơng thơn. Có
quan điểm cho rằng vùng nơng thơn là vùng thƣờng có số dân và mật độ dân số
thấp hơn vùng thành thị. Một số quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng
có dân cƣ làm nơng nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính cƣ dân trong
vùng là từ sản xuất nông nghiệp.. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối
cảnh cụ thể của từng nƣớc, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ
chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Đối với những nƣớc đang thực hiện cơng
nghiệp hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ rải rác ở các vùng

nơng thơn thì khía niệm về nơng thơn có những đổi khác so với khái niệm trƣớc
đây. Có thể hiểu nơng thơn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ,
những trung tâm cơng nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nơng thơn,
cùng tồn tại và thúc đẩy nhau phát triển.
Nhƣ vậy, khái niệm về nông thơn chỉ có tính chất tƣơng đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dƣới góc độ quản lý, có
thể hiểu: “Nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nơng dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa xã
hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của
các tổ chức khác”.

- Phát triển nông thôn: Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng đƣợc
nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và triển
khai thuật ngữ này ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển
nơng thơn đƣợc đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ
khác nhau.
Ngân hàng thế giới(1975) đã đƣa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là

4


một chiến lƣợc nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một
nhóm ngƣời cụ thể - ngƣời nghèo ở vùng nơng thơn. Nó giúp những ngƣời nghèo
nhất trong những ngƣời dân sống ở các vùng nơng thơn đƣợc hƣởng lợi ích từ sự
phát triển”.
Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lƣợc phát
triển kinh tế xã hội của chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu nhƣ sau: “Phát triển
nơng thơn là một q trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế xã hội
văn hóa và mơi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

nơng thơn. Q trình này, trước hết là do chính người dân nơng thơn và có sự hỗ
trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”.
- Nông thôn mới: Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới gồm
19 tiêu chí là: Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao
thơng; tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trƣờng học; tiêu chí cơ sở vật
chất văn hóa; tiêu chí chợ nơng thơn; tiêu chí về bƣu điện; tiêu chí về nhà ở dân
cƣ; tiêu chí về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về mơi trƣờng; tiêu chí về hệ
thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội.
Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ƣơng có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của
các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng nhƣng không đƣợc
thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia.
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tƣớng Chính phủ ban hành Quyết
định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của
Chƣơng trình đƣợc xác định là: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’.

5


Nhƣ vậy, nơng thơn mới là nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần đƣợc nâng
cao, môi trƣờng sinh thải đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững.
- Xây dựng nông thôn mới: từ Quyết định 491 ngày 16 tháng 4 năm 2009
của Thủ tƣớng Chính phủ Quyết định về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về
xây dựng nơng thôn mới và Quyết định Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6
năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020 thì “Xây dựng nông thôn
mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
nơng thôn mới”.
2.1.2. Đơn vị nông thôn mới
Khoản 3 điều 23 Thông tƣ 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng 8
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hƣớng dẫn thực hiện
Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thôn mới quy định: Ban Chỉ đạo nông
thôn mới Trung ƣơng kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh để xét
công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nơng thơn mới cho các huyện có 75% số xã
trong huyện đạt nơng thơn mới và tỉnh có trên 75% số huyện đạt nông thôn mới.
Nhƣ vậy, đơn vị nông thơn có 3 cấp là:
- Xã nơng thơn mới (đạt 19 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng
nông thôn mới);
- Huyện nông thôn mới (đạt khi có trên 75% số xã là xã nơng thơn mới);
- Tỉnh nơng thơn mới (đạt khi có trên 75% số huyện là huyện nông
thôn mới).
2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nơng thơn mới
Có thể nói, kể từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, chủ trƣơng, chính sách
phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những thay đổi
căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nhƣ
xem nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chƣơng trình lƣơng thực
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cƣ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đã phối hợp với

6


các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nƣớc để xóa đói giảm nghèo, cải
thiện mơi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng xã hội ở nông thôn. Các chủ trƣơng
của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc ta đã và đang đƣa nền nông nghiệp tự túc tự
cấp sang nền nơng nghiệp hàng hóa.
Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nơng nghiệp nơng thơn thời kì
đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta vẫn tiềm ẩn
những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ nhƣ:
Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát
- Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23%
xã có quy hoạch nhƣng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lƣợng chƣa cao.
- Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu.
- Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn,
nhiều nét văn hóa truyền thống bị mai một.
Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn lạc hậu khơng đáp ứng được
u cầu phát triển lâu dài
Thủy lợi chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ
kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thơng chất lƣợng
thấp, khơng có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chƣa
phục vụ tốt sản xuất, lƣu thơng hàng hóa, phần lớn chƣa đạt chuẩn quy định. Hệ
thống lƣới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lƣợng thấp, quản lý lƣới điện ở
nơng thơn cịn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện
cao hơn giá trần Nhà nƣớc quy định. Hệ thống các trƣờng mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%) cịn
11,7% số xã chƣa có nhà trẻ, mẫu giáo; mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu

thể thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết khác thôn không có khu thể thao theo quy
định. Tỷ lệ chợ nơng thơn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bƣu điện văn
hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thơn có điểm truy cập internet. Cả nƣớc hiện cịn
hàng nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nơng thơn đƣợc xây
khơng có quy hoạch, quy chuẩn.
Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp
- Kinh tế hộ phổ biến quy mơ nhỏ (36% số hộ có dƣới 0,2 ha đất).
- Kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông- lâm -ngƣ nghiệp
trong cả nƣớc.

7


- Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc
tổ hợp tác nhƣng hoạt động cịn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức
trung bình và yếu.
- Đời sống cƣ dân nơng thơn tuy đƣợc cải thiện nhƣng cịn ở mức thấp,
chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng ngày càng cao,
thu thập bình quân đạt 16 triệu đồng/ hộ (năm 2008) nhƣng chênh lệch thu nhập
giữa 10% nhóm ngƣời giàu và 10% nhóm ngƣời nghèo nhất là 13,5 lần).
- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn cịn cao (16,2%).
Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa - mơi trường - giáo dục - y tế
- Giáo dục mầm non: Còn 11,7% số xã chƣa có nhà trẻ, mẫu giáo.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp,
- Hệ thống an sinh xã hội chƣa phát triển.
- Môi trƣờng sống ô nhiễm.
- Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y
tế còn hạn chế.
Thứ năm: Hệ thống chính trị cịn yếu (nhất là trình độ và năng lực
điều hành)

- Trong hơn 81 nghìn cơng chức xã: 0.1% chƣa biết chữ, 2.4% tiểu học,
21,5% trung học cơ sở, 75,5% trung học phổ thông.
- Về trình độ chun mơn: Chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng,
32,4% trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chƣa qua đào tạo.
- Về trình độ quản lý nhà nƣớc: Chƣa qua đào tạo là 44%, chƣa qua đào
tạo tin học là 87%.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đƣa Nghị quyết của
Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai
đoạn này là xây dựng mơ hình nông thôn mới đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH và
hội nhập nền kinh tế thế giới.
Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mơ hình phát triển cả nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực,vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các
chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng thể,
khắc phục tình trạng rời rạc, duy ý chí.

8


2.1.4. Chức năng của nông thôn mới
2.1.4.1. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Sản xuất nông nghiệp cần diện tích lớn, nhất là ngành trồng trọt nhƣ sản
xuất lƣơng thực, cây trồng nơng nghiệp hay trồng rừng. Do đó, nông thôn là nơi
diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nơng nghiệp của quốc gia đó. “Có thể
nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của
nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng cao. Khác
với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn mới bao gồm cơ
cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nơng nghiệp hiện đại hóa, ứng
dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp
hiện đại” (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).

2.1.4.2. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, các làng xóm ở nơng thơn đƣợc hình
thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, dân tộc. Ngƣời dân
trong các xóm làng thƣờng cƣ xử với nhau dựa trên quan hệ huyết thống và
phong tục, tập qn. “Cũng chính văn hóa quê hƣơng đã sản sinh ra những sản
phẩm văn hóa tinh thần q báu nhƣ lịng kính lão u trẻ, giúp nhau bảo vệ canh
gác, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, vv..., tất cả đƣợc sản sinh trong hồn
cảnh xã hội nơng thơn đặc thù. Các truyền thống văn hóa q báu này địi hỏi
phải đƣợc giữ gìn và phát triển trong một hồn cảnh đặc thù. Mơi trƣờng thành
thị là nơi có tính mở cao, con ngƣời cũng có tính năng động cao, vì thế văn hóa
q hƣơng ở đây sẽ khơng cịn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nơng thơn với các đặc
điểm sản xuất nơng nghiệp và tụ cƣ theo dân tộc, dịng tộc mới là mơi trƣờng
thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hóa q hƣơng. Ngồi ra, các cảnh quan
nơng thơn với những nét đặc trƣng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hóa làng
xã đặc thù, thể hiện các tƣ tƣởng triết học nhƣ trời đất giao hịa, thuận theo tự
nhiên với sự tơn trọng tự nhiên, mƣu cầu phát triển hài hòa cũng nhƣ chú trọng
sự kế tục của các dân tộc” (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).
2.1.4.3. Chức năng sinh thái
Nền văn minh nơng nghiệp đƣợc hình thành từ những tích luỹ trong suốt
một q trình lâu dài, từ khi con ngƣời thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải
tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh
hƣởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con
ngƣời và tự nhiên sinh sống hài hồ với nhau, chức năng ngƣời tơn trọng tự

9


nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự
nhiên. Thành thị là hệ thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất.
Quá trình mƣu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến ngƣời thành thị càng

ngày càng xa rời tự nhiên. Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài
hồ vốn có giữa con ngƣời với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trƣờng một cách
nghiêm trọng. (Cù Ngọc Hƣởng, 2006)
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt
giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng
lƣợng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu đƣợc lợi ích từ chức năng sinh thái của
nông thôn.
2.1.5. Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, ngƣời dân phải tham gia từ
khâu quy hoạch, đồng thời góp cơng, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản
xuất trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc... đồng thời, cũng là ngƣời hƣởng lợi từ thành quả của xây dựng nơng thơn
mới; chính vì vậy, ngƣời dân là chủ thể xây dựng nơng thơn mới.
“Có thể cho rằng chủ thể xây dựng nơng thơn mới phải là chính quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngƣời nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nơng
thơn mới. Đó khơng phải là do nhà nƣớc không đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai
trị chủ thể này, mà cho dù có tiềm lực kinh tế của nhà nƣớc có mạnh đi chăng
nữa thì cũng khơng thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp
nơng dân. Hiển nhiên nói ngƣời nông dân ở đây không chỉ đơn thuần là nói cá
thể nơng dân, mà đƣợc hiểu là các tổ chức nông dân” (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).
2.1.6. Nguồn gốc, động lực xây dựng nông thôn mới
2.1.6.1. Nguồn gốc từ đô thị hóa
Nơng thơn là một phần của các quốc gia, do đó, khơng thể giải quyết các
vấn đề của nơng thơn nếu nhƣ tách riêng nó với các khu vực khác của quốc gia.
Trong các hoạt động kinh tế - xã hội của nơng thơn bao giờ cũng có mối liên hệ
mật thiết với đơ thị và ngƣợc lại. Chính vì vậy, “xây dựng nơng thơn mới nếu chỉ
dựa vào nguồn đầu tƣ từ nhà nƣớc hay chỉ tiến hành trong nội bộ nơng thơn thì sẽ
khơng tạo đƣợc động lực cũng nhƣ tính linh hoạt, mà cần phải đặt nó trong bối
cảnh phát triển thành thị và nơng thơn đồng hành với nhau, dựa trên những quan
điểm hệ thống. Thực tế, các vấn đề về nông nghiệp cần phải đƣợc giải quyết


10


thơng qua phi nơng hóa, phát triển nơng thơn phải song hành cùng phát triển
thành thị” (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).
2.1.6.2. Động lực từ cơng nghiệp hóa
“Q trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là q trình
chuyển dịch từ nơng nghiệp truyền thống sang cơng nghiệp hiện đại, đồng thời
cũng là q trình ngƣời nơng dân tự do chuyển đổi thân phận của mình. Trong
quá trình này, nguồn động lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, từ nơng thơn sang thành thị, đó cũng chính
là q trình phi nơng hóa ngƣời nơng dân. Giải phóng thân phận phi nơng hóa
của nơng dân là u cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng là nhu cầu tất
yếu của chính bản thân ngƣời nơng dân” (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).
Việc lao động nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ
tạo điều kiện cho nông nghiệp ở nông thôn chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp
sang sản xuất hàng hóa. Mặt khác, q trình này sẽ giúp cho những ngƣời nông
dân ở lại sản xuất nông nghiệp ở nơng thơn có điều kiện tích tụ ruộng đất, từ đó
phát triển kinh tế theo hƣớng trang trại, chuyên canh, đƣa cơ giới, khoa học kỹ
thuật cao vào áp dụng sản xuất, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất
nông nghiệp. Nhƣ vậy, sự nghiệp cơng nghiệp hóa là động lực to lớn để thúc đẩy
nhanh q trình xây dựng nơng thơn mới.
2.1.6.3. Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ
chức hợp tác
Sản xuất nông nghiệp tất yếu sẽ từng bƣớc xóa bỏ sản xuất đơn lẻ của các
hộ nơng dân, tiến tới hình thành sự liên kết giữa các hộ và phát triển các doanh
nghiệp, hợp tác xã... “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây
dựng nơng thơn mới là phát triển hiện đại hóa nơng nghiệp. Hiện đại hóa nơng
nghiệp ở đây phải đƣợc hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất hiện đại nhƣ thủy

lợi, làm đất, đƣờng xá giao thông, viễn thông thơng tin,... nó cịn bao hàm
chun nghiệp hóa trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Một khi đã
thực hiện kinh doanh gia đình và phát triển kinh tế thị trƣờng trong nơng
nghiệp, thì nhất định cũng phải thực hiện chun nghiệp hóa các doanh nghiệp
trong lĩnh vực nơng nghiệp. Đây còn là cơ sở để gia tăng sức cạnh tranh quốc tế
cho nơng nghiệp. Ngồi ra, trong điều kiện thị trƣờng, thì chỉ có sự tham gia
của các tổ chức nơng dân mới có thể nâng cao giá trị nơng phẩm, đây cũng
chính là chức năng cũng nhƣ trách nhiệm của các tổ chức hợp tác nông dân.

11


Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổ
chức các hệ thống dịch vụ xã hội hóa cũng nhƣ tham gia vào gia công sản xuất
nông phẩm, tổ chức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho ngƣời nông dân,...
trong tất cả các q trình này, tổ chức hợp tác nơng dân phát huy vai trị khơng
thể thay thế (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).
2.1.7. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của
vấn đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Đại hội Đảng lần thứ III (năm 1960): Trong bối cảnh đất nƣớc ta đang
tạm bị chia cắt thành 2 miền, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc đang ngày
càng ác liệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã xác định: Đƣa miền Bắc từ
nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tƣ liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể...từ tình trạng kinh tế rời rạc
và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại. Chủ trƣơng của
Đảng là: “...xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết
hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ƣu tiên
phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ...” (Văn kiện Đại hội, Ban Chấp hành Trung ƣơng

Đảng Lao động Việt Nam, xuất bản tháng 9-1960, tr.182-18)
Tiếp theo, Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa III (năm 1961) đã ra Nghị quyết
về vấn đề phát triển nơng nghiệp, trong đó nêu lên phƣơng hƣớng cải tiến cơng
cụ và cơ giới hóa nơng nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
- Đại hội lần thứ IV (năm 1976): Sau khi miền Nam hồn tồn đƣợc giải
phóng, Đảng ta chủ trƣơng: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đƣa
nền kinh tế nƣớc ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa... kết hợp
xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nƣớc thành một cơ cấu kinh tế cơng –
nơng nghiệp” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12 năm 1976, tr.68). Đại hội đã xác định
kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 là: “Tập trung cao độ lực lƣợng của cả nƣớc, của
các ngành, các cấp, tạo ra một bƣớc phát triển vƣợt bậc về nông nghiệp...nhằm
giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nƣớc về lƣơng thực, thực phẩn và một phần
hàng tiêu dùng thông thƣờng...”.
- Đại hội lần thứ V: Từ thực tiễn 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và những năm sau thống nhất đất nƣớc, Đảng ta ngày càng thấy rõ vai

12


trị của sản xuất nơng nghiệp. Đại hội V đã chỉ rõ: “Trong 5 năm 1981 – 1985 và
những năm 80 cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu, đƣa nông nghiệp một bƣớc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công
nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và
công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý”.
Nhƣ vậy, từ Đại hội III đến Đại hội IV và Đại hội V của Đảng, chúng ta
có thể khẳng định rằng, tuy chƣa hề đề cập đế cụm từ “nông thôn mới” nhƣng
Đảng ta luôn xác định nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng, là mặt trận hàng
đầu, đồng thời đã đề ra nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối để phát triển nông nghiệp,

nông thôn theo hƣớng hiện đại.
- Đại hội Đảng lần thứ VI: Đại hội VI đã đề ra những quan điểm và
chính sách đổi mới, trƣớc hết là đổi mới kinh tế; phấn đấu đƣa nông nghiệp trở
thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa; thừa nhận cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần; xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thƣờng
xuyên liên tục trong suốt thời kỳ quá đố lên chủ nghĩa xã hội; xóa bỏ cơ chế kinh
tế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách
quan và trình độ phát triển của nền kinh tế.
Đại hội chỉ rõ: “...nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm
còn lại của chặng đƣờng đầu tiêu là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội,
tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa trong chặng đƣờng tiếp theo” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, nxb.Sự thật, Hà Nội năm 1987, tr.20).
Từ những tƣ tƣởng chỉ đạo trên và rút kinh nghiệm từ khốn theo Chỉ thị
100 của Ban Bí thƣ (khóa IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) đã thổi
vào nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta một luồng gió mới, cuộc sống của ngƣời dân
đã đƣợc cải thiện nhanh chóng.
- Đại hội Đảng lần thứ VII đã chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nơng thôn và xây
dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh
tế - xã hội” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nxb.Sự thật, Hà
Nội năm 1991, tr.67).
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 (khóa VII) đã xác

13


định một hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp,
nông thôn nƣớc ta trong giai đoạn mới đó là:
+ Đặt sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng sản xuất

hàng hóa.
+ Thực hiện nhất qn và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần...
+ Gắn sản xuất với thị trƣờng; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới...
+ Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân tài; bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện môi trƣờng sinh thái,
xây dựng nông thôn mới. Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị
trong nơng thơn.
- Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Mục tiêu của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa là xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc cơng nghiệp có cơ sở vật
chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,
quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn
minh” (Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, nxb.Chính trị quốc gia,
Hà Nội 1996, tr.80).
Nghị quyết Đại hội VIII cũng chỉ rõ phải đặt biệt coi trọng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn, đồng thời chỉ rõ nội dung công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đó là:
+ Phát triển tồn diện nơng, lâm, ngƣ nghiệp, hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật ni, có sản phẩm hàng
hóa nhiều về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, đảm bảo an toàn về lƣơng thực trong xã
hội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp chết biến và của thị trƣờng trong,
ngồi nƣớc.
+ Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa...
+ Phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày
càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.
+ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành mới bao
gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,
công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các


14


loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bƣớc hình thành nơng
thơn mới văn minh, hiện đại (Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII,
nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.87).
Tiếp theo, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII
đã xác định những nội dung cần đẩy mạnh trong phát triển nông nghiệp và nơng
thơn, đó là: Đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công
lao động ở nông thôn; giải quyết vấn đề thị trƣờng tiêu thụ nông sản; phát triển
mạnh mẽ các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới các hoạt động của các cơ sở
quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc doanh ở
vùng sâu, vùng xa.
Ngày 10 tháng 11 năm 1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Nghị quyết số
09-NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Đại hội Đảng lần thứ IX: đã chủ trƣơng phải rút ngắn thời gian cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta trở thành
một nƣớc công nghiệp, đồng thời chỉ rõ ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất,
đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, tăng cƣờng các nguồn lực
cần thiết để đẩy nhanh cơng nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX đã ra Nghị quyết
về "Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn thời kỳ
2001 - 2010". Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung tổng qt cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn là: "...là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trƣờng; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ, trƣớc hết là công nghệ sinh học, đƣa thiết bị, kỹ thuật và
công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất,

chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trƣờng".
Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX đã đề ra 5 quan điểm trong xây dựng
nơng thơn. Đó là:
+ Coi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu;
+ Ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, thúc đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu

15


kinh tế, bảo vệ mơi trƣờng, phịng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
+ Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ
bên ngoài.
+ Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn,... ; giữ gìn, phát huy truyền
thống văn hóa và thuần phong mỹ tục.
+ Kết hợp chặt chẽ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân.
- Đại hội Đảng lần thứ X:Nghị quyết Đại hội X đã xác định: "Phải ln
ln coi trong đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn...
Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan
hệ giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định
chính trị xã hội".
Ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X
đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chế trong
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới, đồng thời
nêu 4 quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nơng thơn, đó là:
+ Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp

cơng nghiệp hó, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh quốc phịng; giữ gìn, phát hủy bản sắ văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc.
+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng
bộ, gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc... Trong
mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ
thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở
công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển
tồn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
+ Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng...; khai thác tốt các điều kiện thuận

16


×