Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ tỉnh hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 140 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒN MẠNH TRÍ

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH HỢP TÁC
XÃ DỊCH VỤ NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2017
Tác giả luận văn


Đồn Mạnh Trí

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường, nghiên cứu viết luận văn bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế & phát triển
nông thôn của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài của mình.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Tất Thắng đã giúp tơi hồn thành đề tài của mình.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các anh, chị, bạn thuộc Chi cục
Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện
Tiên Lữ, cán bộ và thành viên của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, người dân thuộc
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã giúp tôi thu thập thông tin, số liệu trong q trình
nghiên cứu và hồn thành luậnvăn.
Cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2017
Tác giả luận văn

Đồn Mạnh Trí

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ ................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết ............................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3

1.3.3.

Một số câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.

Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận văn ................................... 4

1.4.1.

Về lý luận ..................................................................................................................... 4

1.4.2.

Về thực tiễn .................................................................................................................. 5

1.5.

Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................6
2.1.


Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 6

2.1.2.

Nội dung đổi mới hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ..................... 21

2.1.3.

Ý nghĩa của việc đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp ........................................................................................................................ 24

2.1.4.

Yêu cầu đổi mới hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ....................... 24

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp ........................................................................................................................ 26

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 28


2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .......................................................... 28

2.2.2.

Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước ................................................... 31

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về đổi mới hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp huyện Tiên Lữ.............................................................................................. 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 37

3.1.2.

Tài nguyên ................................................................................................................. 37

3.1.3.

Tình hình dân số, lao động....................................................................................... 39


3.1.4.

Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 43

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp số liệu ................................................................................. 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích ............................................................................................. 44

3.2.4.

Phương pháp phân tích ma trận SWOT ................................................................. 44

3.4.


Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 45

3.4.1.

Nhóm các chỉ tiêu về quy mơ .................................................................................. 45

3.4.2.

Nhóm các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế ................................................ 45

3.4.3.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ ................................................... 45

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 47
4.1.

Khái quát chung tình thình phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên
địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên................................................................. 47

4.1.1.

Về số lượng ................................................................................................................ 47

4.1.2.

Tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 ................................................... 48

4.1.3.


Về thành viên ............................................................................................................. 49

4.1.4.

Về trụ sở làm việc của hợp tác xã ........................................................................... 49

4.1.5.

Trình độ cán bộ của hợp tác xã ............................................................................... 50

4.1.6.

Tài sản, vốn, quỹ của hợp tác xã ............................................................................. 51

4.1.7.

Kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ......................................................... 53

4.2.

Thực trạng việc đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ............................................ 55

iv


4.1.1.

Đổi mới về cơ cấu tổ chức bộ máy của hợp tác xã ............................................... 55


4.2.2.

Đổi mới chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã ....................................................... 62

4.2.3.

Đổi mới trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ....................................................... 68

4.3.

Đánh giá chung tình hình đổi mới hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ................................................................. 78

4.3.1.

Kết quả đạt được ....................................................................................................... 78

4.3.2.

Những hạn chế, tồn tại ............................................................................................. 79

4.3.3.

Nguyên nhân .............................................................................................................. 81

4.4.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới hoạt động của các hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên .......................................... 82


4.3.1.

Yếu tố nguồn vốn ...................................................................................................... 85

4.3.2.

Trình độ của cán bộ hợp tác xã ............................................................................... 86

4.3.3.

Hệ thống cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, khoa học cơng nghệ ....................... 88

4.3.4.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước ................................................................... 90

4.3.5.

Sự cạnh tranh của thị trường ................................................................................... 90

4.4.5.

Phân tích Ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp huyện Tiên Lữ.............................................................................................. 91

4.5.

Một số giải pháp thực hiện đổi mới hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ............................................ 95


4.5.1.

Định hướng ................................................................................................................ 95

4.5.2.

Giải pháp .................................................................................................................... 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 107
5.1.

Kết luận .................................................................................................................... 107

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................. 109

5.2.1.

Đối với các cơ quan quản lý Nhànước ................................................................. 109

5.2.2.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh ............................................................................... 109

5.2.3.

Đối với Uỷ ban nhân dân huyện ........................................................................... 110


5.2.4.

Đối với cấp xã.......................................................................................................... 110

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 112
Phụ lục ...................................................................................................................... 115

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CHLB

: Cộng hòa liên bang

CHXHCN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa


CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CP

: Chi phí

DT

: Doanh thu

DVNN

: Dịch vụ nơng nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐQT


: Hội đồng quản trị

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NN

: Nông nghiệp

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TLSX

: Tư liệu sản xuất

TSCĐ

: Tài sản cố định


TSLĐ

: Tài sản lưu động

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phân bố và sử dụng đất huyện Tiên Lữ 2014- 2016 ................. 38

Bảng 3.2.

Tình hình dân số, lao động huyện Tiên Lữ năm 2015 ..............................39

Bảng 3.3.

Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 – 2016 ............... 40

Bảng 3.4.

Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 – 2016 ............. 40

Bảng 4.1.


Tình hình thực hiện các dịch vụ của các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp huyện Tiên Lữ ............................................................................. 47

Bảng 4.2.

Tình hình chuyển đổi hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012..................... 48

Bảng 4.3.

Số lượng và phân loại thành viên của hợp tác xã .....................................49

Bảng 4.4.

Quy mô và tình hình sở hữu trụ sở làm việc của hợp tác xã .....................50

Bảng 4.5.

Số lượng và trình độ chun mơn của cán bộ hợp tác xã .........................50

Bảng4.6.

Tài sản, nguồn vốn, quỹ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
huyện Tiên Lữ từ năm 2014-2016 ........................................................... 52

Bảng 4.7.

Kết quả kinh doanh dịch vụ và phân phối năm 2016 của các hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ ...................................................54


Bảng 4.8.

Phân loại kết quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
huyện Tiên Lữ năm 2016 ........................................................................54

Bảng 4.9.

So sánh một số điểm khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy của
HTX trước và sau đổi mới....................................................................... 59

Bảng 4.10. Số lượng cán bộ của hợp tác xã giai đoạn 2013 - 2016 ............................60
Bảng 4.11. Trình độ chun mơn của cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2013-2016 ...........61
Bảng 4.12. So sánh sự khác nhau cơ bản về bản chất của hợp tác xã trước và sau
đổi mới ................................................................................................... 63
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013-2016 ............................................ 69
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá về dịch vụ thủy nông của hợp tác xã ..............................71
Bảng 4.15. Nội dung chính trong dịch vụ bảo vệ thực vật của hợp tác xã ....... 72
Bảng 4.16. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ bảo vệ thực vật của hợp tác xã ..............................72
Bảng 4.17. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khuyến nông của hợp tác xã..................................73
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá về hoạt động của hợp tác xãsau đổi mới hoạt động ........ 77
Bảng 4.19. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới
hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ................. 84

vii


Bảng 4.20. Ảnh hưởng của nguồn vốn đến kết quả đổi mới hoạt động của hợp
tác xã ......................................................................................................85
Bảng 4.21. Trình độ chuyên môn của cán bộ hợp tác xã phân theo một số chức danh ......87

Bảng 4.22. Ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện các dịch vụ
của hợp tác xã ......................................................................................... 88
Bảng 4.23. Kết quả Phân tích Ma trận SWOT về hoạt động của hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ................................................................ 91

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 3.1.

Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 - 2016 .............. 41

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy tổ chức, quản lý của các hợp tác xã trước đổi mới ......................57

Sơ đồ 4.2.

Bộ máy tổ chức, quản lý của hợp tác xã sau khi thực hiện đổi mới .......... 58

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồn Mạnh Trí
Tên luận văn: “Đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 60 62 01 15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới hoạt động của
HTX DVNN.
Phân tích thực trạng đổi mới hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng n.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình đổi mới hoạt động của các HTX
DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện đạt hiệu quả việc đổi mới hoạt động
của các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng đổi mới hoạt động của HTX
DVNN huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng khảo sát, điều tra là các HTX DVNN đang hoạt động sản xuất – kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn huyện Tiên Lữ; cán bộ quản lý và thành viên của HTX.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu
thập tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh. Việc điều tra các đối tượng
liên quan được thực hiện qua đó làm rõ về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới
hoạt động cuả các HTX DVNN ở huyện Tiên Lữ.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả đổi mới hoạt động của các HTX DVNN: Các HTX đã có các giải pháp
để khắc phục các hạn chế, giảm thiểu mức ảnh hưởng của các yếu tố xuống mức thấp
nhất, bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng, hiệu quả hoạt động của HTX đang dần
được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn cịn có những tồn tại và hạn chế trong việc đổi mới hoạt
động của HTX cần được giải quyết nhằm đạt hiệu quả tốt hơn.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc đổi mới hoạt động của các HTX
DVNN, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau: Đối với các HTX DVNN cần: (1) Hoàn


x


thiện bộ máy quản lý; (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX; (3) Huy động, tăng
cường nguồn vốn hoạt động của HTX; (4) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh áp
dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất; (5) HTX phải định hướng, phát triển sản
xuất kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu của thành viên và dân cư trên địa bàn; (6) Phát
triển mơ hình hợp tác xã đa dạng về hình thức; (7) Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp
tác giữa HTX và các đối tác. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cần: (1) Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho hợp
tác xã phát triển; (2) Xây dựng và thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách giúp cho
HTX hoạt động có hiệu quả; (3) Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hợp tác
xã; (4) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể trong phát triển hợp tác xã.
Đề tài đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về HTX và
chính quyền địa phương để việc đổi mới hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn, kết quả, chất lượng hoạt
động của các HTX được nâng cao.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Manh Tri
Thesis title: Renovate actions of the type of agricultural service cooperative in
locality Tien Lu district, Hung Yen province.
Major: Agricultural economy

Code: 60 62 01 15


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Contribute to the systematization theoretical and practical basis about renovation
actions of the type of agricultural service cooperative.
Analyze the situation of renovation actions of the type of agricultural service
cooperative in locality Tien Lu district, Hung Yen province.
Analyze the factors that affect to process of renovation actions of the type of
agricultural service cooperative in locality Tien Lu district, Hung Yen province.
Proposed solutions to perform renovation actions of the type of agricultural
service cooperative in locality Tien Lu district, Hung Yen province effectively.
Materials and Methods
Research subjects of the topic: The situation of renovation actions of the type of
agricultural service cooperative in locality Tien Lu district, Hung Yen province.
Subjects of examining and investigating: Agricultural service cooperatives
which are activing production - service business in locality Tien Lu district, managers
and members of the cooperatives.
Research methods: Method of selecting study sites, method of document
collection, analytical methods, comparative method. Investigation of related objects was
done, thence clarify about the situation and the factors that affect to process of
renovation actions of the type of agricultural service cooperative in Tien Lu district.
Main findings and conclusions
The results of renovation actions of agricultural service cooperative: The
cooperatives had solutions to repair limitations, minimum effective level of factors to
the lowest level, debut there were some good signals, effective actions of cooperatives
were improving gradually. However, there were still some consists and limitations in
renovation actions of cooperative which needed to be addressed for better efficiency.
To repair consists and limitations in renovation actions of agricultural service
cooperative, the topic offers some solutions as follows: (1) For agricultural service

xii



cooperative: (1) Complete management apparatus; (2) Improve the quality of staff who
work in cooperative; (3) Mobilization, increase the operating capital of cooperative; (4)
Invest in building facilities, promote the application of science and technology into
production; (5) The cooperative have to orientation, development of production and
business services as required of members and residents in the area; (6) Develop
cooperative model varied in form; (7) Increase, widen cooperation between cooperative
and partners. For state management agencies need: (1) Promote propaganda, unified
comprehension, create favorable psychological environment for cooperative
development; (2) Build and do effectively policy mechanisms help the cooperatives
work effectively; (3) Enhance the role of State management over cooperatives; (4)
Increase leadership of Party, promote the role of Vietnam Cooperative Alliance and
organizations and association in cooperative development.
The topic has made some recommendations to state management agencies on
cooperatives and local authorities to renovate actions of agricultural service cooperative
in locality Tien Lu district, Hung Yen province will achieve better effective, results,
quality of activities of the cooperative is improved.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Phát triển kinh tế tập thể là một tất yếu khách quan, được khẳng định trong
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Kinh tế tập thể là
một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định cùng kinh tế nhà
nước trở thành nến tảng của của nền kinh tế quốc dân, có vai trò rất quan trọng
trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Kinh tế
tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao, trong đó hợp tác

xã là nịng cốt.
HTX là tổ chức kinh tế tập thể đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trị
tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khác với các loại hình tổ
chức kinh tế khác, ngồi vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế, HTX cịn có ý nghĩa
về đáp ứng các nhu cầu về văn hóa – xã hội của thành viên và cộng đồng theo
nguyên tắc tương trợ. HTX là hình thức liên kết tự nguyện, dân chủ, bình đẳng
của những người lao động, của những người sản xuất nhỏ và những doanh
nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp để giúp đỡ lẫn
nhau, hướng dẫn, trợ giúp các thành viên về vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học –
công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, cung ứng cho thành viên các dịch vụ đáp
ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ những người sản xuất nhỏ trong môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường.
Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng XHCN, mơ
hình HTX kiểu cũ tiếp tục bộc lộ sự lúng túng, yếu kém, trì trệ, khơng hiệu quả,
khơng phù hợp cần thay đổi. Do đó, việc đổi mới hoạt động của các HTX hiện nay
đang là một đòi hỏi bức thiết đối với cả nước nói chung cũng như các tỉnh, thành
phố nói riêng. Đổi mới hoạt động giúp các HTX đi vào hoạt động theo đúng bản
chất, nguyên tắc theo quy định của Luật HTX, nâng cao chất lượng, hiệu quả của
các hoạt động kinh doanh dịch vụ, qua đó ngày càng khẳng định vai trị, tầm quan
trọng của HTX trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
Từ khi Luật HTX năm 2012 ra đời thay thế Luật HTX năm 2003, với hành
lang pháp lý rõ ràng hơn trước, đã làm bản chất HTX thay đổi theo hướng tích
cực, nhờ đó đã tạo điều kiện cho các loại hình HTX ngày càng phát triển. Ở Tiên
1


Lữ, một huyện thuần nông thuộc tỉnh Hưng Yên, thời gian qua các HTX DVNN
đã thực hiện đổi mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và đã đạt được những
kết quả tích cực như đổi mới về cơ cấu, tổ chức bộ máy, quy mô, nội dung và

phương thức hoạt động phù hợp với quy định của Luật HTX năm 2012. Các
HTX đã mở thêm các dịch vụ mới, đồng thời nâng cao chất lượng các dịch vụ
hiện có, từ đó, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Các HTX đã
đáp ứng được cơ bản các nhu cầu dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp
của các thành viên và người dân địa phương, giúp nâng cao năng lực sản xuất,
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,…
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được trong quá trình đổi mới hoạt
động của các HTX DVNN trong thời gian qua vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế
như: đa phần các HTX hoạt động quy mơ nhỏ, mang tính đơn lẻ, thiếu sự liên kết
theo hệ thống; nguồn lực hạn chế, thiếu vốn để tổ chức các hoạt động, dịch vụ; cán
bộ quản lý, điều hành của HTX đa phần là người lớn tuổi còn yếu về trình độ
chun mơn, điều hành dựa trên kinh nghiệm, một số vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng
chờ vào sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Các HTX chưa thật sự đổi mới về nội dung
hoạt động, khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh
doanh của ban quản trị HTX còn yếu và thiếu tính chiến lược dẫn tới hiệu quả sản
xuất – kinh doanh của các HTX chưa cao. Chính những hạn chế, yếu kém trên đã
kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các HTX.
Phát triển HTX nông nghiệp là một trong các nội dung xuyên suốt trong
đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Đã có nhiều đề tài, cơng
trình nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về HTX được công bố
nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chung. Do vậy, nguyên nhân và
giải pháp đưa ra nhiều nhưng chưa thật sự đúng và trúng. Đặc biệt, chưa có đề
tài, nguyên cứu nào về đổi mới hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên một cách cơ bản, tồn diện và có hệ thống.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi triển khai nghiên cứu đề tài: “Đổi mới hoạt
động của loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên” để thấy rõ thực trạng, những tồn tại, khó khăn trong quá trình đổi
mới hoạt động của các HTX DVNN và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
giúp các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ thực hiện đổi mới hoạt động
hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh

dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.
2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình đổi mới họat động; những khó
khăn, thuận lợi, các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới hoạt động của các HTX
DVNN, đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới toàn diện cả về nội dung và
hình thức hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX DVNN, đổi
mới hoạt động của HTX DVNN.
- Đánh giá thực trạng quá trình đổi mới hoạt động của các HTX DVNN
trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đổi mới hoạt động của các
HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện đạt hiệu quả việc đổi mới hoạt
động của loại hình HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới hoạt động của HTX DVNN.
- Đối tượng khảo sát: các HTX DVNN đang hoạt động sản xuất – kinh
doanh dịch vụ cho thành viên và người dân tham gia sản xuất trên địa bàn huyện
Tiên Lữ; cán bộ quản lý và thành viên của HTX.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian

Các thông tin về thực trạng quá trình thực hiện đổi mới hoạt động, nâng
cao hiệu quả hoạt động của HTX DVNN được thu thập trong khoảng thời gian từ
năm 2014 đến năm 2016.
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
3


Hoạt động dịch vụ của các HTX DVNN và những nội dung có liên quan
đến đổi mới hoạt động của HTX DVNN trong q trình phát triển nơng nghiệp
nơng thơn, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới hoạt động của HTX DVNN bao
gồm những nội dung nào?
- Thực trạng đổi mới hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên diễn ra như thế nào? Những kết quả đạt được; những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình đổi mới hoạt động của các HTX
DVNN huyện Tiên Lữ?
- Giải pháp nào giúp cho các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ thực
hiện đổi mới hoạt động đạt hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng
cao chất lượng các hoạt động dịch vụ?
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đổi
mới hoạt động của HTX DVNN trên các khía cạnh: khái niệm và vai trò, ý nghĩa
của đổi mới hoạt động của các HTX DVNN, yêu cầu đổi mới hoạt động, nội
dung đổi mới hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới hoạt động của các
HTX DVNN và vận dụng vào nghiên cứu đổi mới hoạt động của HTX DVNN
trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Luận văn phân tích thực trạng việc đổi mới hoạt động của các HTX
DVNNtrên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; đánh giá kết quả đạt được,
nhưng hạn chế, tồn tại; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới hoạt động
của HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Từ đó đề xuất một
số giải pháp có giá trị tham khảo góp phần giúp các HTX DVNN thực hiện đổi
mới hoạt động đạt hiệu quả, giúp các HTX nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động kinh doanh dịch vụ, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế hộ thành
viên và người dân trên địa bàn ngày càng phát triển.

4


1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung đổi
mới hoạt động của các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, cũng như của Việt
Nam nói chung và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho đổi mới hoạt động của HTX
DVNN ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 5 phần:
Phần I: MỞ ĐẦU
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm Đổi mới
Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã
hội cũng như trong tư duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự Đổi mới để
thích nghi với những sự thay đổi của môi trường sống. Đối với xã hội, Đổi mới là
một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi của nó
trước những biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, để thích ứng với
tình thế. Đổi mới là q trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay
đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước”. Điều này cho thấy nội hàm của khái niệm
đổi mới nhằm chỉ những hoạt động của con người làm thay đổi những cái cũ, lạc
hậu bằng cái mới tiến bộ hơn. Với nội hàm này thì đổi mới có nhiều loại hình và
cấp độ khác nhau như đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hành động,
phương thức ứng xử, phương pháp giảng dạy, cơ chế tổ chức quản lý, cách thức
sản xuất,… Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, “đổi mới” còn được gọi là “duy
tân” hay “canh tân”.
Theo từ điển tiếng Việt của viện Ngơn ngữ học thì đổi mới là thay đổi cho
khác hẳn với trước tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ, và đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển.

Ở nước ta, ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái
niệm “Đổi mới” trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nước. Người viết:
“Công cuộc Đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Khi nhấn mạnh sự cần
thiết phải không ngừng Đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới,
tình hình trong nước vốn khơng ngừng biến đổi, Hồ Chí Minh viết: thế giới ngày
ngày Đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học
và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Đổi mới, theo Hồ Chí Minh, cịn là để thắng
sức ỳ của thói quen, của tập quán cũ. Dù đó là việc khó khăn, nhưng chẳng có
việc gì là khơng thể Đổi mới”.
Đổi mới cịn là cách để thay đổi một phương thức cũ, tạo lập một phương

6


thức mới, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh viết:
“Khi trước nhà nào lo làm nhà nấy, làm thế nào cũng được. Nhưng bây giờ
khơng phải như thế. Bây giờ mình phải đổi mới nơng thơn”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đổi mới và phát triển là những khái niệm
rất gần gũi, đôi khi được hiểu như nhau. Trong Báo cáo tại Hội nghị Chính trị
đặc biệt năm 1964, Người viết: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến
những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người
đều Đổi mới”. Vận dụng vào vấn đề mà chúng ta nghiên cứu “Đổi mới’ là thay
cách nghĩ, cách làm cũ lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu phát triển,
bằng cách nghĩ, cách làm khác, tiến bộ hơn, hợp với quy luật của sự phát triển.
Phân tích tình hình đất nước trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập
niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh: Đổi mới là vấn đề có
ý nghĩa sống cịn. Sau khi nêu nội dung Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đổi mới
chính sách xã hội,… Đại hội tập trung làm nổi bật nội dung Đổi mới Đảng: Đổi
mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; Đổi mới tổ chức; Đổi mới đội ngũ cán bộ;
Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng. Từ đây, “Đổi mới” được sử
dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách báo cũng như trong ngôn
ngữ hằng ngày của nhân dân ta.
Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổ
chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các
yết tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc. “Đổi
mới” – đó là q trình giải phóng mang ý nghĩa tồn diện của từ đó – giải phóng
về tư tưởng, giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo
của con người, giải phóng khả năng trí tuệ của nhân dân,… để phục vụ cho sự
phát triển con người, bảo đảm tự do, sáng tạo của nhân dân.
“Đổi mới’ cịn là q trình sửa lại những nhận thức khơng đúng về “cái cũ”,
nhưng “cái cũ” ấy lại là cái đúng, để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơn

vào thực tiễn mới. “Đổi mới” còn là làm rõ cái gì là đúng của ngày hơm qua,
nhưng do hồn cảnh đã thay đổi, ngày hơm nay khơng cịn thích hợp, cần từ tổng
kết thực tiễn để khái quát lý luận nhằm bổ sung, phát triển nhận thức, phát triển
nền tảng tư tưởng của chúng ta. Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn nhận
thức và cách làm trước đây cùng những thành tựu đã được tạo ra, mà là khẳng định
những gì đã nghĩ đúng, làm đúng, giữ lại những giá trị tích cực của quá khứ, lấy đó
7


làm tiền đề để Đổi mới, để tiến lên; đồng thời loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai,
những hậu quả do những sai sót đó tạo ra.
Đổi mới trước hết cần phải hiểu là “q trình mang tính chủ động, nằm
trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật”. Đổi mới ở đây

mang ý nghĩa tất yếu khách quan. Mọi sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng
và dân tộc nào muốn tồn tại và thích nghi với mơi trường sống thì phải đổi
mới. Đổi mới như là một công việc diễn ra hàng ngày, như là bản năng của
mỗi cá thể và tập thể trong cuộc sống này để thích nghi với sự thay đổi của
mơi trường sống (Phạm Thị Phương Linh, 2012).
Tóm lại, có thể nói đổi mới là thay đổi cho khác với trước, tiến bộ hơn,
khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đổi
mới khơng phải là xóa bỏ hết cái cũ, mà là thay đổi những cái chưa hiệu quả,
chưa tốt, đồng thời giữ lại, duy trì và phát huy những cái đã tốt, đã hiệu quả. Nói
chung, đổi mới là làm cho ngày càng hiệu quả hơn, tốt hơn.
2.1.1.2. Hợp tác xã
Xã hội lồi người thời sơ khai đã có sự hợp tác, hợp tác ban đầu như một
bản năng để sinh tồn, cùng tìm thức ăn, chống trả với khắc nghiệt của thiên nhiên
và các hiểm hoạ từ thú dữ. Khi xã hội có sự phân cơng lao động, trình độ sản
xuất phát triển thì sự hợp tác cũng từng bước được nâng cao.
Thực tiễn có mn vàn cách thức con người có thể hợp tác với nhau, ở

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong các loại hình kinh doanh, mơ
hình kinh tế hợp tác mà đỉnh cao là HTX là một mơ hình mang tính nhân văn sâu
sắc vì bản chất của nó khơng thuần tuý là lợi nhuận, mà tính cộng đồng và tính
xã hội rất cao. HTX nói chung và HTX DVNN nói riêng ra đời trên cơ sở các
mối quan hệ hợp tác phát triển. Vì vậy, ở đâu có mối quan hệ hợp tác phát triển
thì ở đó sẽ xuất hiện hình thức HTX.
Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường
cũng ngày càng được hoàn thiện hơn. Do vậy, HTX cũng phải tự mình vươn lên,
thích nghi và phát triển cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường. Ngày nay,
khi nền kinh tế thị trường đạt tới trình độ khá cao, HTX vẫn phát triển. Không chỉ ở
hầu hết các nước đang phát triển mà ngay tại các nước phát triển, HTX vẫn tiếp tục
hồn thiện, phát triển khơng ngừng và đạt trình độ ngày càng cao về mọi mặt.
HTX là một loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại
8


hình kinh tế hợp tác giản đơn. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, khái
niệm về HTX dần được hồn thiện nhằm làm rõ bản chất, vai trị, tầm quan trọng
trong việc phát triển kinh tế. Ở mỗi quốc gia, trong Luật hợp tác xã, loại hình
kinh tế này đều có định nghĩa riêng nhưng chúng đều có nét cơ bản.
- Trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho hệ thống HTX định hướng và phát
triển, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ
IX đã thông qua Luật HTX. Theo Luật này, HTX được định nghĩa: “HTX là tổ
chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cái thiện đời sống, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1, Luật HTX 1996).
- Theo Luật HTX sửa đổi năm 2003: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do
các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu,

lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này
để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 1,
Luật HTX 2003).
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua ngày 20/11/2012 và
ban hành Luật HTX số 23/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, thay thế
Luật HTX số 18/2003/QH12 (Luật HTX năm 2003). Theo Luật này, HTX được
định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 07 thành viên tự nguyện góp vốn thành lập và hợp tác tương trợ lẫn
nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu
chng của các thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý HTX” (Khoản 1, Điều 3, LuậtHTX 2012).
Luật HTX năm 2012 với mục tiêu nhằm khuyến khích và phát triển mơ
hình HTX kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các HTX hiện có hoạt động
theo đúng bản chất của HTX. Hoạt động nhằm mục đích tập trung mang lại lợi
ích cho thành viên thơng qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ,
tạo việc làm theo nhu cầu của thành viên, hướng đến tiếp cận dần với bản chất

9


đích thực của HTX. Đây là khn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển HTX lành
mạnh, bền vững góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành
viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định
kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Như vậy, HTX là sự phát triển ở trình độ cao hơn của kinh tế hợp tác mà
được hình thành và ni dưỡng chính từ quá trình hợp tác trong sản xuất, kinh
doanh, ở đó mức độ gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức có mối liên hệ chặt
chẽ hơn, các mối quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối được thết lập hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, để các thành viên tham gia một cách hồn tồn tự nguyện vào HTX
thì trên thực tế phải thể hiện trên kết quả sản xuất kinh doanh của HTX đó, phải
thực sự thuyết phục được các thành viên khi tham gia HTX đó làm ăn hiệu quả,
có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là thiết lập các mối quan
hệ cung – cầu, phân phối,… thực sự có hiệu quả.
2.1.1.3. Hợp tác xã nông nghiệp
“HTX nông nghiệp (HTX NN) là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và
những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các
ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” (Điều 1,
Chương I, Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp của Việt Nam).
Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế
HTX trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nơng dân có cùng
nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp nhau phát
triển kinh tế hoặc đáp ứng nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và
hoạt động theo các nguyên tắc pháp lệnh quy định, có tư cách pháp nhân
(Nguyễn Anh Sơn, 2010).
Như vậy, HTX nông nghiệp là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, được thành lập bởi những cá nhân và pháp nhân có chung mục đích,
tự nguyện góp vốn và cơng sức nhằm giúp nhau thỏa mãn lợi ích chung trong
lĩnh vực nơng nghiệp.

10


2.1.1.4. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ nông nghiệp
a. Khái niệm

Dịch vụ nông nghiệp là những hoạt động nhằm phục vụ một hay một vài
khâu trong quá trình sản xuất nơng sản mà người sản xuất khơng thể thực hiện
được hoặc thực hiện khơng hiệu quả. Nói một cách khác, dịch vụ nông nghiệp là
những hoạt động nhằm phục vụ một hay một vài khâu trong quá trình sản xuất
nơng nghiệp mà người sản xuất có nhu cầu nhằm giúp cho quá trình sản xuất của
họ thuận lợi và hiệu quả hơn (Đỗ Thị Hồng, 2015).
b. Đặc điểm
Dịch vụ nơng nghiệp là hoạt động có tính chất bao cấp đối với người sản
xuất nông nghiệp ở một chừng mực nhất định. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp có
những đặc trưng sau:
- Tính thời vụ: do sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ nên các hoạt
động dịch vụ cũng mang tính thời vụ;
- Được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính cạnh tranh cao;
- Tính có thể tự dịch vụ: bản thân của ngành nơng nghiệp đã mang những
đặc điểm của tính tự phục vụ, tức là sử dụng những gì mà ngành sẵn có để phục
vụ cho các q trình sản xuất tiếp theo;
- Hoạt động nơng nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi được thực hiện đồng thời
và trên phạm vi rộng lớn (Đỗ Thị Hồng, 2015).
c. Phân loại dịch vụ trong hợp tác xã
Với phạm vi hoạt động trong khu vực nơng thơn, với mục đích phục vụ
nhu cầu của người dân, các HTX DVNN ngoài thực hiện các dịch vụ phục vụ
q trình sản xuất nơng nghiệp, cịn thực hiện các dịch vụ phục vụ đời sống của
thành viên và người dân. Chính vì vậy, dịch vụ của các HTX DVNN tổng hợp rất
đa dạng, biến động từ 3 đến 16 loại dịch vụ khác nhau cho mỗi HTX, nhưng phổ
biến nhất là từ 5-7 loại dịch vụ và có thể chia thành 2 nhóm dịch vụ với các mục
tiêu phục vụ rất khác nhau:
- Nhóm “dịch vụ thiết yếu” hay “dịch vụ cộng đồng” của HTX DVNN:
+ Dịch vụ tưới, tiêu thuỷ lợi nội đồng (tưới tiêu, dẫn nước và duy tu cơng
trình nhỏ, kênh mương, trạm bơm nội đồng).
+ Dịch vụ BVTV (chủ yếu là dự báo, khuyến cáo và tuyên truyền về sâu bệnh).

11


×