Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương thành phố hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.86 MB, 141 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH THỊ DUNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ SẢN XUẤT RAU AN TỒN TẠI HUYỆN AN DƯƠNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ bất kỳ học vị nào:
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn



Đinh Thị Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS-TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn kinh tế nơng nghiệp và chính sách, khoa kinh tế phát triển nông thôn- Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ cho tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích
tơi hồn thành luận văn
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Đinh Thị Dung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v

Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.4.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản
xuất rau an toàn ................................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn ...................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.


Đặc điểm hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn ........................... 9

2.1.3.

Vai trị việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn ......... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về nâng hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau
an toàn............................................................................................................... 10

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn .... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hiệu lực quản lý nhà nước sản xuất rau an toàn ................. 16

2.2.1.

Kinh nghiệm thế giới ........................................................................................ 16

2.2.2.

Quản lý sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ......................................................... 21

2.2.3.


Bài học, kinh nghiệm rút ra để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về
sản xuất rau an toàn .......................................................................................... 26

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 38

3.2.2.

Thu Thập Thông tin .......................................................................................... 39


3.2.3.

Tổng hợp và xử lý thông tin ............................................................................. 41

3.2.4.

Phân tích thơng tin ............................................................................................ 41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 45
4.1.

Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện
An Dương, thành phố Hải Phòng ..................................................................... 45

4.1.1.

Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương.................................... 45

4.1.2.

Bộ máy quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn sơ đồ hệ thống quản lý
về rau an tồn trên địa bàn ................................................................................ 53

4.1.3.


Cơng tác tuyên truyền về sản xuất rau an toàn ................................................. 58

4.1.4.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm ..................................................................... 62

4.1.5.

Công tác hỗ trợ sản xuất RAT ......................................................................... 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý sản xuất rau an toàn trên địa
bàn huyện .......................................................................................................... 73

4.2.1.

Yếu tố về mặt chính sách .................................................................................. 73

4.2.2.

Yếu tố về cơng tác tiếp cận chính sách của người dân ..................................... 75

4.2.3.

Trình độ, nhận thức của người người sản xuất, người kinh doanh, người
tiêu dùng ........................................................................................................... 77

4.2.4.


Trình độ, năng lực của các cán bộ trong mạng lưới tổ chức ............................ 81

4.2.5.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ................................................... 84

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí sản xuất
và tiêu thụ rat trên địa bàn huyện An Dương ................................................. 86

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 86

4.3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn ........... 87

Phần 5. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 98
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

GAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

GCN

Giấy chứng nhận

GDP

Tổng thu nhập quốc gia

HTXDV NN


Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp

NLTS

Nông lâm thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PGS

Hệ thống đảm bảo có sự tham gia

QLNN

Quản lý nhà nước

QLSX

Quản lý sản xuất

RAT

Rau an toàn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt nam


TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Diện tích, cơ cấu các loại đất chính huyện An Dương năm 2014-2016 ......... 30

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế ........................................................... 33

Bảng 3.3.


Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp ........................................................ 39

Bảng 3.4.

Thu thập thơng tin sơ cấp .......................................................................... 40

Bảng 4.1.

Diện tích rau của huyện ............................................................................. 45

Bảng 4.2.

Diện tích rau an tồn thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch ........................... 47

Bảng 4.3.

Quy mô sản xuất rau .................................................................................. 48

Bảng 4.4.

Kết quả thu nhập sản xuất rau ................................................................... 49

Bảng 4.5.

Biến động diện tích, sản lượng, số hộ trồng rau giai đoạn 2014-2016 ...... 50

Bảng 4.6.

Văn bản quản lý nhà nước về sản xuất RAT ............................................. 51


Bảng 4.7.

Số lượng, trình độ chun mơn của cán bộ làm công tác quản lý sản
xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương ....................... 57

Bảng 4.8.

Đánh giá bên liên quan về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước
về sản xuất rau an toàn .............................................................................. 58

Bảng 4.9.

Bảng kết quả hoạt động tuyên truyền trên địa bàn huyện ......................... 59

Bảng 4.10. Kết quả hoạt động tuyên truyền tại 2 đơn vị đề tài chọn điểm nghiên cứu ...... 60
Bảng 4.11. Bảng đánh giá của các bên liên quan về công tác tập huấn tuyên
truyền ......................................................................................................... 61
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá mẫu đất, mẫu nước trên địa bàn xã An Hòa, Thị
Trấn An Dương.......................................................................................... 63
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đối với cửa hàng
thuốc bảo vệ thực vật ................................................................................. 64
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra về phân bón, giống cây trồng ......................................... 65
Bảng 4.15. Đánh giá của các bên liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về
phân bón, giống cây trồng ......................................................................... 66
Bảng 4.16. Đánh giá tình hình kiểm tra thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn
việc cam kết và thực hiện cam kết sản xuất .............................................. 67
Bảng 4.17. Tình hình kiểm tra giám sát quy trình sản xuất của các cơ quan nhà
nước trên ruộng rau của các hộ nông dân được điều tra............................ 68
Bảng 4.18. Đánh các bên liên quan trong việc kiểm tra, giám sát của cơ quan

chức năng tại các hộ sản xuất .................................................................... 68
Bảng 4.19. Đánh giá khả năng tự giám sát và giám sát cộng đồng của hộ .................. 69
vi


Bảng 4.20. Tình hình lấy mẫu kiểm tra nguồn gốc và điều kiện kinh doanh RAT .... 70
Bảng 4.21.

Đánh giá tình hình thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV ................................ 71

Bảng 4.22. Các hỗ trợ hộ nông dân đã nhận được trong mơ hình sản xuất rau .......... 73
Bảng 4.23. Đánh giá cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn ...... 76
Bảng 4.24. Tổng hợp xu hướng lựa chọn tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng ...... 78
Bảng 4.25. Đánh giá thực trạng trang thiết bị, điều kiện kinh doanh và nguồn
gốc xuất xứ trong kinh doanh rau an toàn ................................................. 79
Bảng 4.26. Nguồn lực tài chính phục vụ cơng tác quản lý Nhà nước về sản
xuất RAT ................................................................................................... 83
Bảng 4.27. Hình thức liên kết trong tiêu thụ rau của người nông dân ......................... 84

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của các hộ nông dân về việc sử dụng các đầu vào trong sản
xuất rau an toàn của hộ ................................................................................ 77

Hộp 4.2.


Ý kiến người kinh doanh rau tại chợ đầu mối.............................................. 80

Hộp 4.3.

Ý kiến của cán bộ quản lý phịng Nơng nghiệp trong cơng tác quản lý
sản xuất rau an toàn của huyện .................................................................... 81

Hộp 4.4.

Ý kiến của cán bộ trạm BVTV và HTX vế khó khăn trong cơng tác
triển khai các biện pháp quản lý sản xuất RAT trên địa bàn huyện............. 81

Hộp 4.5.

Ý kiến của cán bộ khuyến nơng về những khó khăn trong công tác
quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện An Dương ................ 82

Hộp 4.6.

Ý kiến của chủ tịch UBND xã An Hịa về cơng tác quản lý Nhà nước
sản xuất rau an toàn...................................................................................... 86

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Thị Dung
Tên Luận Văn: Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Đề tài luận văn có 03 mục tiêu chính: Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn; thứ
hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa
bàn huyện An Dương thành phố Hải Phòng; thứ ba, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải
Phòng. Đề tài nghiên cứu tại huyện An Dương từ năm 2016 đến năm 2017. Để đảm bảo
tính đại diện của mẫu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chọn điểm nghiên cứu
điều tra khảo sát 02 đơn vị gồm thị trấn An Dương và xã An Hoà. Cơ sở lý luận liên
quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn văn bản của các cơ quan chức năng có liên
quan, từ các tài liệu khoa học, từ sách, báo, tạp chí, trang mạng,... các thơng tin, số liệu
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An
Dương được thu thập bằng phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các
bên có liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn
huyện bao gồm cơ quan quản lý, người sản xuất rau, người kinh doanh rau, người tiêu
dùng rau. Mẫu điều tra mang tính đại diện, mỗi đối tượng đề tài lựa chọn 30 mẫu, tổng
mẫu nghiên cứu 120. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm EXCEL, SPSS và
được phân tích bằng phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so sánh.
Những năm gần đây sản xuất rau trên địa bàn huyện được quan tâm hơn bao giờ
hết với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất
khẩu. Đồng thời, đề cập đến vấn đề này, nhu cầu chất lượng an tồn thực phẩm cũng
được quan tâm. Cơng tác quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
hiện nay còn tồn tại một số bất cập về chính sách, nhân lực, về cơng tác xây dựng kế
hoạch và tổ chức triển khai, công tác kiểm tra, giám sát, số lượng văn bản của huyện
ban hành cụ thể hóa thực thi các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý sản xuất
rau an toàn chưa đầy đủ, lực lượng cán bộ chuyên môn phục vụ cho cơng tác kiểm tra

cịn thiếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác kiểm tra chưa đầy đủ; công tác
thanh kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, kinh phí cho cơng tác quản lý cịn hạn
chế, cơng tác tun truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.
ix


Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên
địa bàn huyện gồm các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý bao gồm số lượng, chất lượng
cán bộ, hệ thống tổ chức quản lý, sự phối kết hợp của các cơ quan trong q trình quản
lý, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho quản lý. Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách; hệ
thống văn bản luật; thẩm quyền, trách nhiệm các cơ quan, chế tài xử phạt...
Ngoài ra, các yếu tố khác như trình độ khoa học cơng nghệ, nhận thức của người
sản xuất, người tiêu dùng, diện tích manh mún, canh tác theo thói quen truyền thống,
thiếu lao động sản xuất, môi trường sản xuất bị ảnh hưởng do phát triển khu công
nghiệp, khu dân cư, trong hoạt động kinh doanh rau diễn ra phức tạp, nhiều đầu mối,
phần lớn hàng hố khơng rõ nguồn gốc xuất xứ khó kiểm sốt... những vấn đề trên có
ảnh hưởng lớn đến hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất RAT.
Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn đề tài đưa ra 05
nhóm giải pháp:
Thứ nhất giải pháp về chính sách: Cơng tác cụ thể hố chính sách đảm bảo tính
hợp lý, tính kịp thời, tính đồng bộ, tính hiệu lực, kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý tại
địa phương đảm bảo vận hành hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ chun tâm, thạo
việc, hỗ trợ kinh phí cho cơng tác quản lý, tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng sản xuất
rau màu tập trung để chỉ đạo, triển khai chương trình hỗ trợ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau
an toàn hiệu quả.
Thứ hai giải pháp về quản lý sản xuất:
Tăng cường quản lý chất lượng đầu vào cho sản xuất: Đất, nước, khơng khí, giống
cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất.
Tăng cường quản lý quy trình sản xuất: Đối với cơ sở sản xuất rau an tồn có giấy
đăng ký kinh doanh, có chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc tương đương

rà soát quản lý theo quy định. Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, ban đầu tiến hành rà soát
phân cấp cho cấp xã quản lý để nâng cao hiệu quả. Việc rà sốt phải đảm bảo chính xác
để Nhà nước quản lý không chồng chéo chéo, không bỏ sót.
Thứ ba: Tăng cường liên kết trong sản xuất, thực hiện liên kết đa dạng giải quyết đầu
ra cho sản phẩm; xây dựng hệ thống cửa hàng cung ứng rau an toàn đảm bảo niềm tin cho
người tiêu dùng, gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm; hỗ trợ mơ hình hợp tác xã
phát triển nhằm nâng cao vai trò tổ chức sản xuất, sơ chế, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến rau, huyện cần hỗ trợ phát triển mạng lưới chợ
đầu mối, điểm thu mua nông sản, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản tại chỗ.
Thứ tư: Quản lý chặt chẽ khâu lưu thông, kinh doanh rau trên thị trường, có chế
tài cụ thể xử phạt các cá nhân, tổ chức kinh doanh, rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ,
không đảm bảo tiêu chuẩn. Lập lại hệ thống cung ứng rau tại các chợ, các điểm kinh
doanh rau theo quy hoạch.

x


Thứ năm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã
hội, tăng cường chức năng giám sát cộng đồng trong các khâu sản xuất rau an toàn bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng.
Muốn nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn
huyện An Dương cần triển khai đồng bộ các giải pháp trên, cần có sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, các cấp các, ngành đặc biệt là chính quyền, đồn thể và nhân dân
trên địa bàn huyện.

xi


THESIS ABTRACT
Master candidate: Dinh Thi Dung

Thesis title: Solutions to enhance the validity of State management in safe vegetables
production in An Duong district, Hai Phong city
Major: Managerial Economic

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
The thesis has three main objectives: (1) Contribute to systemize the theoretical
and practical background of enhance the validity of State management in safe
vegetables production; (2) Analyze, evaluate the situation of the validity of State
management in safe vegetables production in An Duong district, Hai Phong city
recently; (3) Propose the soltuions to enhance the validity of State management in safe
vegetables production in An Duong district, Hai Phong city. The research was
conducted in An Duong district, Hai Phong city from 2016 to 2017. To ensure the
representative of the sample, the thesis employed the methods of choosing research
location including 02 units as An Duong town and An Hoa commune. The secondary
data were collected from the published documents of functional institutes about safe
vagetables in An Duong district. The primary data were collected by questionnaire
related subjects such as management organizations, safe vegetbale's producers, sellers,
consumers. Total sample was 120, each subject was taken by 30. The data are processed
by Excel, Spss and analyzed by descriptive and comparative methods.
Recently, vegetables production in An Duong district was concerned remarkably
with the purpose of satisfying the raising demand of domestic and foreign markets. At
the same time, the demand of food safety was also concerned. The State management
activities in safe vegetables production in the district has been limited about policies,
human resources, planning and implementation, inspection activities, lack of published
documents, policies, regulations about management of safe vegetable production, the
shortage of officer's capacity, inspection equipment, weak penalty, limited management
funds, weak propaganda.
The influencing factors to the validity of State management in safe vegetables

production in An Duong district, Hai Phong city included (1) Factors of management
organizations such as numbers, capacity of the officers, system of management
organization, the coordination between different organizations in management, funds,
equipment to serve the management. (2) Factors of mechanism, laws, regulations,
responsibility, function of related organizations, punishment regulations...
Besides, other factors such as technologies, awareness of producers, consumers,

xii


scattered cultivation land, pollution environment, traditional farming practices, lack of
labors, unknown origin of the products,...These above problems affected significantly to
the validity of State management of safe vegetables production.
To enhance the validity of State management of safe vegetables production, the
author proprosed 5 main solutions: (1) Solutions about policies; (2) Solutions about
production management; (3) Enhance the linkage in production and marketing to sell
the products effectively; (4) Manage tightly the stream of vegetables in the market,
legislate appropriate punishment regulations; (5) Propagandize improve the awareness
of all level of the authorities and the society, enhance the social inspection function.
However, to enhance the validity of State management of safe vegetables
production in An Duong district required all above soltuions to be implemented
simultaneously by all citizens, authorities in the districts.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
của mọi gia đình. Cha ơng ta trước đây thường nói: “Đói rau, đau thuốc”. Ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay, khi mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được những
thành tựu nổi bật, trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày đã đảm bảo được đủ lương thực
và thức ăn giàu đạm thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng.
Điều đó có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ của con người. Mục tiêu của ngành sản xuất rau nước ta là: Đáp ứng
nhu cầu rau chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước, nhất là các vùng dân cư tập
trung (đô thị, khu công nghiệp...) và xuất khẩu. Phấn đấu đạt mức tiêu thụ bình
quân đầu người trên 85 kg rau/năm (Trần Khắc Thi và cs., 2009).
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO (Tổ chức thương mại thế giới),
Việt nam tham gia hiệp định TTP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương) ngày càng hội nhập sâu, rộng trên thế giới. Việt Nam tham gia thị trường
lớn với trên 7 tỷ người tiêu dùng. Bên cạnh những cơ hội cho mặt hàng nông sản
Việt nam có thể vươn ra thị trường thế giới thì những thách thức gặp phải đó là
số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề an toàn thực phẩm. Bốn thách thức trên
đã trở thành bốn luật chơi trên thị trường thế giới trong đó luật chơi “an tồn thực
phẩm” là bài tốn khó nhất. Nơng sản phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật các thị trường
yêu cầu để chứng minh với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng về sự an tồn
và vệ sinh của sản phẩm nơng sản của Việt Nam. Khó khăn đối với sản phẩm
nơng nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả
năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản phẩm.
Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn sẽ giúp người sản xuất từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ
các khâu từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo
quản, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), môi trường, bao bì.
An Dương là một huyện ngoại thành Thành phố Hải Phịng, có điều kiện tự
nhiên rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, đặc biệt vị trí địa lý dọc quốc lộ 5
và nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những
năm qua, huyện An Dương là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố và các


1


vùng lân cận. Đối với huyện An Dương, trong các loại thực phẩm thì rau là cây
trồng được đặt lên hàng đầu. Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự
nhiên thuận lợi nên sản xuất rau của huyện An Dương những năm vừa qua đạt
hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng rau còn hạn chế, đặc biệt mức độ an toàn kém
do rau vẫn còn dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng
cho phép khi tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu
dùng. Nguyên nhân chủ yếu là vấn đề quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
trên địa bàn huyện An Dương chưa phát huy hết vai trò, chưa tuân theo những
quy định nghiêm ngặt, chưa kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất rau, các yếu tố
đầu vào, các hộ nông dân, các cơ sở kinh doanh rau. Xuất phát từ thực tế sản xuất
của huyện An Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng
cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn tại huyện An Dương,
thành phố Hải Phịng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về sản xuất rau
an toàn, đề tài đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu lực đối với quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An
Dương, thành phố Hải Phịng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau
an toàn trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an
toàn trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an tồn gồm những nội dung gì
- Hiện trạng sản xuất rau an tồn tại huyện An Dương và tình hình quản lý
Nhà nước về sản xuất rau an tồn trên địa bàn.
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất
rau an toàn.

2


- Giải pháp nào cần áp dụng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về
sản xuất rau an toàn.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu lực đối với hoạt động quản lý
Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên chủ thể nghiên cứu là các cá nhân, tổ chức
có liên quan trong quá trình quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu về cơng tác cụ thể hóa và ban hành quy định trong quản lý
nhà nước về sản xuất rau an toàn.
+ Nghiên cứu bộ máy quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
+ Nghiên cứu công tác lập kế hoạch trong công tác quản lý Nhà nước về
sản xuất rau an tồn.
+ Nghiên cứu cơng tác thông tin tuyên truyền trong quản lý Nhà nước về
sản xuất rau an tồn.
+ Nghiên cứu cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác
quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn.
Đề tài nghiên cứu hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên
địa bàn huyện An Dương. Trong đó tập trung vào hoạt động quản lý Nhà nước

đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, thu hoạch, khâu lưu
thông, tiêu thụ, các yếu tố liên quan đầu vào, đầu ra, quá trình sản xuất ảnh
hưởng đến độ an toàn của sản phẩm rau.
Về thời gian: Đề tài xem xét, đánh giá, thu thập số liệu thứ cấp hoạt động
quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương từ năm
2014-2016. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2016-2017. Đề xuất giải pháp giai
đoạn 2020-2025.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có hệ thống lý luận gắn với thực tiễn của hiệu lực quản

3


lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương, thành phố
Hải Phịng. Góp phần giúp các nhà chức trách xây dựng kế hoạch, chiến lược,
giải pháp để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn trên địa
bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu là những thông tin giúp cho các bên liên quan trong quá
trình quản lý thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ những quy định Nhà nước, giúp
nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn, đồng thời
đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy, cho cán bộ, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được thực trạng hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
trên địa bàn huyện An Dương.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất
rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản
xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương thời gian tới.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO HIỆU
LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề sau: Sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Sản xuất RAT (rau an toàn) tuân theo quy luật thị trường gồm quy luật cung
- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật năng suất cận biên, quy luật giá trị... và các
quy luật đó chi phối giá thành sản phẩm.
Philip Wicksteed định nghĩa: Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ
thuật nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể
nào đó. Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa
mức đầu ra có thể (Nguyễn Hữu Nhuần, 2009).
b. Rau an toàn
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa
quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc
và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm
an tồn cho người tiêu dùng và mơi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn” (Quách Hoàng, 2014).
Điều kiện để sản xuất rau an toàn
Những quy định chung cho sản xuất rau an toàn trong khi thực hiện phải
vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương.

Tùy những tiêu chuẩn nhất định trong sản xuất rau an toàn như Tiêu chuẩn Việt
GAP, ASEAN GAP, EUREP GAP/GLOBAL GAP... có những yêu cầu nhất định
trong sản xuất.
c. Quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Như

5


vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể
để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra từ mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ
đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao, u cầu quản
lý càng cao và vai trị của nó càng tăng lên.
Về nội dung, thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với
ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác
động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào đối tượng
quản lý nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của con người
nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định
(Đinh Văn Mậu và cs., 2004).
* Theo Tô Thành Chung (2013), một cách tổng quát nhất, quản lý được xem

là quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”,
đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành. Dưới góc
độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã
hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa,
quản lý vẫn phải dựa trên những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt
được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý.
Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của
chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và
hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo

mục tiêu đã định (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
Như vậy Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
d. Quản lý Nhà nước
* Quản lý nhà nước: Là hoạt động tổ chức điều hành của bộ máy nhà
nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các
phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước
chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật
nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu của quản lý nhà nước. Đồng thời các cơ
quan nhà nước nói chung cịn thực hiện các hoạt động mang tính chấp hành, điều
hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố
chế độ cơng tác của nội bộ mình (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs., 2012).

6


Nội dung quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn bao gồm có quản lý vĩ
mơ và quản lý vi mô. Quản lý vĩ mô thể hiện bằng các văn bản, chính sách Nhà
nước ban hành và sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt
động sản xuất rau an toàn. Quản lý vi mơ đó là quản lý của cá nhân, tổ chức
trong hoạt động sản xuất RAT.
e. Hiệu lực quản lý Nhà nước
Theo khoa học quản lý: Hiệu lực quản lý là mức độ thực hiện hoá của các
quyết định quản lý. Nó cho thấy quyết định quản lý đưa ra được thực hiện như
thế nào, nhanh hay chậm, đúng trình tự và đúng tiêu chuẩn của kế hoạch hay
không.Thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ của đối tượng quản lý đối với chủ thể
quản lý đồng thời thể hiện trình độ năng lực quản lý và tính đúng đắn của các
quyết định quản lý (Dương Văn Toàn, 2001).
Theo khái niệm này ta thấy hiệu lực quản lý mang những nội dung sau:

Hiệu lực quản lý thể hiện giá trị hiện thực của các quyết định quản lý. Từ
một quyết định đưa ra đưa vào thực tế được thực hiện đúng trình tự thời gian,
đúng người đúng việc, giải quyết vấn đề đạt mục tiêu kế hoạch và đem lại hiệu
quả kinh tế khi đó quyết định được coi là đạt hiệu lực quản lý.
Cũng từ một quyết định đưa ra trên cơ sở hiệu lực quản lý chúng ta đánh giá
được mức độ đúng đắn của nó. Vì đối tượng quản lý là con người do đó các
quyết định đảm bảo tính khoa học và đúng đắn thì sẽ được mọi người đồng tình
ủng hộ thực hiện.
Và cuối cùng hiệu lực quản lý thể hiện năng lực trình độ của nhà quản lý và
tính kỷ luật, chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc của đối tượng quản lý. Những yếu
tố trên của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được đảm bảo nhất định quyết
định quản lý có hiệu lực cao, đạt kết quả.
Các phương diện của hiệu lực quản lý:
Phương diện kinh tế:
Trên giác độ kinh tế hiệu lực quản lý gắn liền với hiệu quả kinh tế. Mặc dù
hiệu lực quản lý không đồng nhất với hiệu quả. Hiệu quả được xác định bằng kết
quả trừ đi chi phí. Nhưng hiệu lực quản lý khơng chỉ dừng lại ở mức độ đảm bảo
quyết định quản lý được thi hành đúng kế hoạch mà còn xác định trên kết quả đạt
được. Một kết quả như mong muốn hoặc vượt kế hoạch cho thấy hiệu quả kinh tế
cao và đảm bảo hiệu lực của quyết định quản lý là thành cơng. Đồng thời trong
q trình triển khai kế hoạch nếu có sai lệch nhưng được phát hiện kịp thời và

7


điều chỉnh hợp lý đem lại kết quả tốt thể hiện quản lý đã đi sâu, đi sát và linh
hoạt nhạy bén.
Khơng thể nói một quyết định quản lý được đảm bảo thực hiện về mặt quy
trình nhưng đem lại hiệu quả kinh tế thấp là đạt hiệu lực quản lý. Có những kế
hoạch được xây dựng chi li và cẩn thận nhưng khi đi vào thực tế những yếu tố

khơng kiểm sốt được của mơi trường bên ngồi biến động mạnh mẽ vượt dự
tính của kế hoạch và cho dù kế hoạch đó có được thực hiện đúng trình tự thì cũng
khơng thích ứng kịp, ở đó địi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của nhà quản lý vào các
khâu xung yếu đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Như vậy đơi khi làm tăng chi
phí quản lý và giảm hiệu quả kinh tế. Qua sự phân tích trên ta thấy rằng giữa hiệu
lực quản lý và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo cho
nhau được thực hiện (Dương Văn Toàn, 2001).
Phương diện pháp lý:
Về mặt pháp lý của hiệu lực quản lý là nói đến tính đảm bảo thực hiện. Như
vậy nó gắn liền với quyền lực thực tế của nhà quản lý. Với mỗi quyết định đưa ra
họ có quyền chỉ định, cưỡng chế thi hành và được đảm bảo thực hiện thông qua
hệ thống pháp luật, nội quy, điều lệ của tổ chức. Gắn liền với quyết định quản lý
là những văn bản hướng dẫn thi hành ở đó quy định cụ thể trách nhiệm và quyền
hạn của từng đối tượng thi hành và những chế tài kèm theo trong trường hợp có
sự vi phạm.
Một quyết định được coi là có hiệu lực khi nó được xây dựng đúng quy
trình, trình tự luật định và thống nhất với các văn bản pháp quy của cấp trên
và nó được dùng làm cơ sở để xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy của
cấp dưới và được các đối tượng quản lý phục tùng thực hiện (Dương Văn
Toàn, 2001).
Phương diện xã hội:
Một quyết định quản lý sẽ không thể đảm bảo tính hợp lý, khơng thể đạt
hiệu quả kinh tế và có hiệu lực pháp lý nếu nó khơng được đơng đảo mọi người
ủng hộ. Vì thế quyết định đó đưa ra phải nhằm giải quyết vấn đề hợp lý, vì mục
tiêu chung của tổ chức và phải gắn lợi ích mọi người với lợi ích của tập thể của
tổ chức, có như vậy quyết định đó đảm bảo tính được mọi người ủng hộ. Đó là
hiệu lực quản lý về mặt xã hội (Dương Văn Tồn, 2001).
Do đó chủ thể quản lý khi ra quyết định cần tính đến lợi ích cá nhân người

8



lao động, lợi ích tập thể và đưa ra thăm dò ý kiến quần chúng trước khi đưa vào
hiện thực
2.1.2. Đặc điểm hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
Quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn liên quan tới nhiều khâu cơ bản
trong các khâu sản xuất an toàn gồm: (i) con người với tư cách nhân vật trọng
tâm trong các khâu chu trình, (ii) nội dung chính sách, quyết định gắn với thực
tiễn, (iii) cơ chế, công cụ và tiền đề kinh tế - kỹ thuật bảo đảm hoạt động thực thi
và giám sát, xử lý.
Quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn là hoạt động có tổ chức của nhà
nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ chính sách nhà nước tác động
đến bộ máy quản lý Nhà nước tác động đến hành vi người sản xuất, hành vi
người kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm dẫn dắt các chủ thể thực
hiện tốt các vấn đề quản lý, sản xuất và cung cấp RAT. Hiệu lực của hoạt động
quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn được thể hiện bằng kết quả đạt được
trong so với mục tiêu, kế hoạch chính sách đề ra. Nó thể hiện sự phù hợp của
chính sách đối với thực tế cuộc sống, nó đảm bảo cho bộ máy Nhà nước vận
hành trơn tru, hoạt động có hiệu quả.
2.1.3. Vai trị việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
Đảm bảo tính hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an tồn đóng
vai trị xác định chuỗi trách nhiệm quản lý Nhà nước xuyên suốt, từ việc quy
vùng sản xuất, lấy mẫu đất nước, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào như
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kiểm sốt chặt chẽ quy trình canh tác,
khâu sơ chế, bảo quản, tiêu thụ.
Trách nhiệm gắn liền với quy định của pháp luật và các nguyên tắc đạo
đức theo đó những người chịu trách nhiệm phải tuân thủ khi thực hiện nhiệm
vụ của mình.
Trách nhiệm tổ chức và trách nhiệm cá nhân công chức là “chất xúc tác
và kết dính” trong tất cả mọi khâu của hệ thống quản lý Nhà nước về sản xuất

rau an toàn. Mỗi tác nhân khác nhau thực hiện vai trò ở các mức độ khác nhau
theo mục đích, tác nhân.
Mục tiêu chung là cung cấp RAT đảm bảo tiêu chuẩn cho người tiêu dùng,
đảm bảo hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng.

9


2.1.4. Nội dung nghiên cứu về nâng hiệu lực quản lý Nhà nước về sản xuất
rau an tồn
2.1.4.1. Cơng tác cụ thể hóa và ban hành quy định quản lý Nhà nước sản xuất
rau an toàn
Việc triển khai các văn bản Luật và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc
trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, khẳng
định tính hợp lý, kịp thời trong điều kiện ra sao; hoạt động lập quy tạo cơ sở pháp
lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước. Luật an toàn thực phẩm ban
hành năm 2010 có hiệu lực năm 2011. Luật an tồn thực phẩm cho phép các bộ
ngành có thể tự xây dựng văn bản pháp lý trong thẩm quyền của mình. Thơng tư
liên tịch số 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BCT phân công trách nhiệm quản lý về
ATTP cho các Bộ, trong đó quy định việc quản lý sản xuất rau do Bộ Nông
nghiệp và PTNT quản lý; Thông tư số 45/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Để quản lý
cơ sở nhỏ lẻ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Thông tư số
51/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và
phương thức quản lý đối với cơ sở ban đầu nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế Thông
tư 51/2014 làm nhiệm vụ định hướng hơn quản lý. Nó dựạ trên việc cơ sở nhỏ lẻ
tự nguyện ký cam kết sản xuất thực phẩm an tồn. Việc quản lý do đó chỉ tiến
hành với các cơ sở tự nguyện cam kết. Căn cứ các văn bản quản lý Nhà nước cấp
Trung ương; cấp thành phố thể chế hóa văn bản triển khai thực hiện; trong đó có

quyết định số 2481/QĐ-UBND về việc phân công trách nhiệm cho 03 sở Nông
nghiệp&PTNT, Y tế, Công thương; phân cấp quản lý cho UBND cấp huyện và
cấp xã, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 06/6/2016 về việc tăng cường cơng tác
quản lý chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ
chuyên môn về công tác quản lý chất lượng an tồn thực phẩm và nội dung thơng
tư số 45/2014/TTBNN và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT. Yêu cầu UBND
các huyện, quận xây dựng kế hoạch và triển khai. Ủy ban nhân dân huyện ban
hành quyết định thành lập ban chỉ đạo chương trình ATTP huyện, phân cơng
nhiệm vụ cho các phịng, ban chức năng thuộc huyện và đóng trên địa bàn huyện.
Xây dựng quy chế hoạt động cho ban chỉ đạo ATTP của huyện. Phân cấp quản lý

10


ATTP cho UBND cấp xã thực hiện.
2.1.4.2. Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
Bộ máy Nhà nước quản lý về sản xuất rau an toàn là một hệ thống bao gồm
nhiều cơ quan Nhà nước có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và được thành
lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước, thể hiện ý chí Nhà nước,
thực hiện nhiệm vụ, chức năng Nhà nước bằng hình thức đặc thù, một bộ phận
cấu thành bộ máy quản lý Nhà nước là đội ngũ cán bộ cơng chức có nhiệm vụ cố
vấn, tham mưu, xây dựng và thực thi chính sách. Đây là nhân tố chính có nhiều
chi tiết phức tạp đóng vai trị thành cơng hay thất bại của bộ máy. Tính thứ bậc
và quy chế hóa của bộ máy của bộ máy hành chính thừa hành là đặc trưng cố
hữu. Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước: Là xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ
quan quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã.
Trong đó:
Cấp Trung ương: Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất thực
thi quyền hành pháp thống nhất, là có thẩm quyền chung, thực hiện chức năng

quản lý nhà nước trên mọi mặt đời sống xã hội, vừa mang tính chất ngành, vừa
mang tính chất lãnh thổ.
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn là cơ có thẩm quyền riêng được
phân cơng, quản lý thực hiện chức năng nhiệm vụ QLNN về ngành Nơng nghiệp
và PTNT, trong đó có hoạt động sản xuất rau an tồn. Bộ trưởng bộ Nơng nghiệp
và PTNT chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và Chính phủ, Quốc Hội về lĩnh vực
được phân công phụ trách.
Cấp địa phương:
- Bộ máy hành chính Nhà nước cấp địa phương bao gồm hệ thống Ủy ban
nhân dân các cấp có nhiệm vụ thực thi quyền hành pháp ở địa phương nhằm triển
khai đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. UBND
các cấp là cơ quan có thẩm quyền chung, quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở địa
phương, chịu trách nhiệm chấp hành Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp và chấp hành các Quyết định Ủy ban nhân dân cấp trên theo hệ thống thứ bậc
trực tuyến đảm bảo việc thi hành luật được thống nhất trên cả nước. UBND các
cấp bao gồm các bộ phận chức năng và các cơ quan chuyên môn.
Ở cấp tỉnh: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn
được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho đơn vị chuyên môn là sở Nông nghiệp

11


×