Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ LỆ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU VẢI THIỀU LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2017



Tác giả luận văn

Cao Thị Lệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận, ngồi sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Tuấn Sơn, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi tận tình, hỗ trợ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh Bắc
Giang, UBND huyện Lục Ngạn,… đã tạo điệu kiện, hỗ trợ tơi trong suốt q trình tìm
hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hồn thành khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi về mọi mặt trong
suốt quá trình học tập vừa qua./.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2017

Tác giả luận văn


Cao Thị Lệ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục hình, sơ đồ ................................................................................................... vi
Danh mục hộp .............................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 4

1.5.1.

Về lý luận ........................................................................................................ 4

1.5.2.

Về thực tiễn ..................................................................................................... 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm phát triển sản xuất và xuất khẩu ...................................................... 5

2.1.2.

Những nội dung cơ bản về phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều ............. 12

2.1.3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu
vải thiều ......................................................................................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều .......................... 24

2.2.1.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu vải trên thế giới ........................................... 24

2.2.2.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu vải thiều ở việt nam ..................................... 27


2.2.3.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 33

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36

iii


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 36

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế, xã hội ............................................................................ 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47

3.2.1.


Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 47

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 47

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 52
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
huyện lục ngạn............................................................................................... 52

4.1.1.

Các chính sách, giải pháp đã thực hiện ........................................................... 52

4.1.2.

Tình hình phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều của huyện
lục ngạn ......................................................................................................... 61

4.1.3.

Thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu vải của các hộ điều tra ................ 71

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải
thiều lục ngạn ................................................................................................ 83

4.2.1.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên................................................................. 84

4.2.2.

Nhóm yếu tố kỹ thuật..................................................................................... 84

4.2.3.

Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội .......................................................................... 86

4.2.4.

Nhóm yếu tố về chính sách của nhà nước....................................................... 91

4.2.5.

Yếu tố khác ................................................................................................... 94

4.2.6.

Đánh giá điểm thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển
sản xuất và xuất khẩu vải thiều tại huyện lục ngạn ......................................... 95

4.3.


Những giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Lục Ngạn ....................................................................................................... 98

4.3.1.

Nhóm giải pháp về chính sách của nhà nước ................................................ 100

4.3.2.

Giải pháp về phát triển nông nghiệp tốt của huyện lục ngạn ......................... 104

4.3.3.

Giải pháp về kỹ thuật sản xuất vải thiều ....................................................... 107

4.3.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu vải thiều .......................................... 109

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 114
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 114

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 115

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 116

Phụ lục 1 ................................................................................................................... 119

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng vải của một số nước trên thế giới .............................................. 25
Bảng 2.2. Sản lượng vải của Việt Nam từ 2010 - 2016 .............................................. 27
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2014 - 2016.................... 39
Bảng 3.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Lục Ngạn qua các năm .......................... 42
Bảng 3.3. Kết quả SXNN và vải thiều huyện Lục Ngạn giai đoạn 2014 - 2016 .......... 45
Bảng 4.1. Diện tích bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn ................................... 54
Bảng 4.2. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính từ năm 2012-2016 ............... 61
Bảng 4.3. Diện tích, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn
giai đoạn 2011-2016 .................................................................................. 62
Bảng 4.4. Biến động cơ cấu giống vải thiều tại huyện Lục Ngạn giai đoạn
2012 - 2016 ............................................................................................... 63
Bảng 4.5. Diện tích, sản lượng, năng suất vải thiều của huyện Lục Ngạn theo
đơn vị hành chính xã giai đoạn 2015-2016 ................................................ 64
Bảng 4.6. Thị trường và lượng xuất khẩu vải thiều giai đoạn 2014-2016
của huyện Lục Ngạn.................................................................................. 67
Bảng 4.7. Yêu cầu chất lượng vải của các thị trường xuất khẩu ................................. 68
Bảng 4.8. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra trồng vải thiều .................................. 72
Bảng 4.9. Đặc điểm đất đai lao động của hộ điều tra ................................................. 73
Bảng 4.10. Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất vải của các hộ điều tra ......... 74
Bảng 4.11. Quy mô số cây của các hộ điều tra............................................................. 74
Bảng 4.12. Tuổi cây của các hộ điều tra ...................................................................... 75
Bảng 4.13. Diện tích, sản lượng, năng suất trồng vải thiều của các hộ điều tra qua
3 năm 2014 - 2016.................................................................................... 76
Bảng 4.14. Đánh giá về chất lượng giống của các hộ điều tra ...................................... 78

Bảng 4.15. Đánh giá về giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra ..... 78
Bảng 4.16. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra 2016 .................................................. 80
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải thiều năm 2016 củacác hộ
điều tra (tính bình qn cho 1 ha) .............................................................. 81
Bảng 4.18. Sản lượng, giá cả vải thiều xuất khẩu của các hộ điều tra qua 3 năm
2014 - 2016 ............................................................................................... 83
Bảng 4.19. Phân tích ma trận SWOT ........................................................................... 96

v


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Địa hình huyện Lục Ngạn.......................................................................... 36
Sơ đồ 2.1. Quy trình tiêu thụ vải tại Việt Nam............................................................ 29
Sơ đồ 4.1. Quy trình thu mua vải chế biến sấy khô ..................................................... 66
Sơ đồ 4.2. Các kênh xuất khẩu vải thiều tươi huyện Lục Ngạn ................................... 69
Sơ đồ 4.3. Kênh xuất khẩu vải khô ở Lục Ngạn.......................................................... 70

vi


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ảnh hưởng do thời tiết ấm .................................................................... 84

Hộp 4.2.

Giống vải chín sớm chất lượng ............................................................. 86


Hộp 4.3.

Năng suất và giá bán vải trồng theo quy trình VietGap ......................... 87

Hộp 4.4.

Mở rộng thị trường xuất khẩu ............................................................... 90

Hộp 4.5.

Chất lượng vải trồng theo quy trình Global GAP .................................. 91

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

EUREPGAP

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Châu Âu

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NHTM

Ngân hàng thương mại

PTSX

Phát triển sản xuất

PTNT

Phát triển nông thôn


TMĐT

Thương mại điện tử

UBND

Ủy ban nhân dân

VCCI

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

VietGAP

Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam

VTLN

Vải thiều Lục Ngạn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Lệ
Tên Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giải pháp phát triển sản xuất
và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn trong thời gian qua, đề xuất hoàn thiện các giải pháp
phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang trong
thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể: Tương ứng với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu nông
sản; (2) Đánh giá thực trạng các giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều Lục
Ngạn của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011-2016; (3) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn trong thời gian qua; (4)
Đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục
Ngạn của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác
nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc,
bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến
hành chọn mẫu điều tra là 90 hộ trồng vải tại 3 xã có diện tích trồng vải lớn đại diện cho
3 vùng của huyện Lục Ngạn. Các nội dung khảo sát được chuẩn bị sẵn thông qua phiếu
điều tra bao gồm: tình hình đầu tư sản xuất, tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật trên một đơn vị diện tích; tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh: năng suất, sản

lượng, chi phí, giá bán, doanh thu từ vải; tình hình tiêu thụ vải của hộ...; đồng thời tiến
hành lấy ý kiến đánh giá của một số lãnh đạo chính quyền các cấp xã, huyện, tỉnh (cấp
tỉnh bao gồm: UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến
nông (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Công Thương, Sở Khoa học
và Công nghệ.

ix


Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã trình bày và làm rõ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất và xuất khẩu nói chung, về phát triển sản xuất, xuất khẩu nông sản và vải thiều
nói riêng. Phân tích thực trạng các giải pháp đã và đang triển khai thực hiện, các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn.
Trong giai đoạn 2011 - 2016 thì diện tích và sản lượng vải thiều có sự biến động
theo hướng giảm nhẹ diện tích vải, đồng thời bổ sung nhằm đa dạng cơ cấu cây ăn quả
của huyện Lục Ngạn với một số loại cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao; tuy nhiên sản
lượng vải thu hoạch không bị sụt giảm do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giống vải mới cho
năng suất cao, chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp, đảm bảo đúng quy trình sản
xuất sản phẩm sạch của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải
thiều bao gồm: (1) Nhóm yếu tố thuộc về điều kiên tự nhiên; (2) Nhóm yếu tố kỹ thuật;
(3) Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội; (4) Nhóm yếu tố về chính sách của Nhà nước và một
số yếu tố khác. Qua khảo sát đánh giá thấy địa bàn huyện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
về đất đai, khí hậu... để sản xuất vải thiều an tồn; chính quyền địa phương từ cấp tỉnh
đến cấp huyện đã có sự quan tâm tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã triển
khai thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt trong phát triển sản xuất, tạo mọi điều kiện
nhằm đẩy mạnh mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn sang các thị trường mới.
Luận văn đã phân tích sâu những tồn tại, những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến phát
triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều như: điều kiện thời thời tiết thất thường trong

những năm gần đây; yêu cầu khắt khe của các thị trường nhiều tiềm năng nhưng “khó
tính”; các yếu tố về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động phát triển sản
xuất và xuất khẩu vải thiều.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản
phẩm này trong thời gian tới như: (1) Nhóm giải pháp về chính sách, thể chế; (2) Giải
pháp về định hướng phát triển nông nghiệp tốt của huyện Lục Ngạn; (3) Giải pháp quy
hoạch vùng sản xuất vải thiều an toàn; (4) Giải pháp về vốn và đầu tư cho sản xuất vải
thiều an toàn; (5) Giải pháp về kỹ thuật sản xuất; (6) Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo
quản vải thiều theo quy trình sản xuất vải thiều an toàn; (7) Giải pháp nâng cao hiệu quả
xuất khẩu vải thiều;...

x


THESIS ABSTRACT
Author: Cao Thi Le
Thesis title: Solutions to develop production and promote the export of Luc Ngan
litchi, Bac Giang province
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

Institution: Hanoi University of Agriculture
Objectives of the study
General objective: On the basis of assessing the current situation of solutions to
develop the production and export of Luc Ngan litchi over the past time, propose
solutions to improve production and promote the export of Luc Ngan litchi of Bac
Giang province in the coming time.
Specific objectives: (1) Systematizing theoretical and practical basis for
solutions for agricultural production and export development; (2) Assess the current

situation of solutions to develop Luc Ngan litchi production and export of Bac Giang
province in 2011-2016; (3) Analysis of factors affecting the development of Luc Ngan
litchi production and export in the past time; (4) Propose solutions to improve
production and promote the export of Luc Ngan litchi in Bac Giang province in the
coming time.
Research Methods
In this study we use the flexibility between secondary and primary data to
provide analytical analysis. Where secondary data is collected from various sources
such as: books, journals, newspapers, reports of branches, levels, websites ... related to
research content of the topic.
Primary data was collected using in-depth interviews, structured interviews and
semi-structured interviews. In order to ensure the representative sample, we selected the
sample of 90 households producing cloth in three communes with large area for the
production of fabrics representing the three regions of Luc Ngan district. The survey
content was prepared through the questionnaire including the situation of investment in
production, the situation of using fertilizers and plant protection drugs per area unit;
Situation, results of production and business: productivity, output, cost, selling price,
turnover from the fabric; Consumption situation of household fabric; At the same time,
the opinions of some district, provincial government leaders (provincial People's

xi


Committee, Department of Agriculture and Rural Development, Department of Industry
and Trade, Department of Science and Technology, Trung Extension Center).
Main results and conclusions
The thesis has presented and clarified the theoretical and practical basis for
development of production and export in general, and for production and export of farm
produce and lychee in particular. Analyze the current situation of solutions have been
implemented, the factors affecting the development of production and export of Luc

Ngan litchi.
In the period 2011 - 2016, the area and output of litchi tended to decrease in
the area of fabric, and supplemented to diversify the fruit tree structure of Luc Ngan
district with some new fruit trees. High economic value; However, the yield of
harvested fabric has not been reduced due to the application of technical advances,
new varieties of varieties for high productivity, delicious fruit quality, beautiful
designs, ensuring proper production of clean products of the Ministry of Agriculture.
Industry and Rural Development.
The main factors affecting production development and promoting lychee
exports include: (1) natural factors; (2) group of technical elements; (3) socio-economic
factors; (4) State policy elements and a number of other factors. Through surveys and
evaluation, the district has met the requirements of land, climate ... to produce lychee
safety; Local authorities from provincial to district levels have been actively involved,
especially in recent years have implemented many drastic measures in production
development, creating conditions to promote the export Luc Ngan litchi to new markets.
The essay analyzes in depth the factors that adversely affect the development of
lychee production and export such as: weather conditions in recent years; Strict
requirements of the market potential, but "hard"; Infrastructure factors have not fully
met the needs of lychee producers and exporters.
Through research we propose some solutions to develop this product in the
coming time such as: (1) Policy and institutional solutions; (2) Solutions on good
agricultural development orientation of Luc Ngan district; (3) Solution for the planning
of safe lychee production area; (4) Solutions on capital and investment for safe lychee
production; (5) Solutions on production techniques; (6) Solutions for collection, packing
and preservation of lychee by safe lychee process; (7) Solutions to improve the
efficiency of lychee exports.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vải thiều là cây ăn quả có nguồn gốc gắn liền với lịch sử phát triển nghề
làm vườn từ rất xa xưa. Trồng vải thiều mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Quả vải
có tính thơm, ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, ngồi dùng để ăn tươi cịn có thể chế
biến thành nhiều sản phẩm khác như sấy khô, làm đồ hộp, làm vị thuốc trong y
học. Do đó, hiện nay vải đang là loại quả được ưa thích trên thị trường thế giới.
Ở Việt Nam, cây vải thiều đã được trồng từ hơn 200 năm trước đây tại vùng
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ vùng này, cây vải được di thực đến trồng ở nhiều
tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, trung du và miền núi phía Bắc. Cho
đến nay, cây vải thiều đã được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta với
diện tích khoảng trên 50.000 ha, sản lượng đạt hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.
Trong đó Bắc Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước với trên
30.000 ha (năm 2016), sản lượng trên 150.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở
huyện Lục Ngạn (trên 50%% diện tích và trên 60% sản lượng vải toàn tỉnh). Để
phát triển sản xuất vải thiều bền vững, ngày 28/10/2014, UBND tỉnh Bắc Giang
đã ban hành Kế hoạch số 3110/KH-UBND về xúc tiến xuất khẩu vải thiều năm
2015 và những năm tiếp theo, nhằm định hướng công tác sản xuất, xúc tiến xuất
khẩu vải thiều. Theo đó, tồn bộ diện tích vải thiều của tỉnh được hướng dẫn sản
xuất theo các tiêu chuẩn an tồn, mở rộng diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn
VietGAP, quy hoạch và có cơ chế hỗ trợ vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn
GlobalGAP để có được sản phẩm tốt nhất.
Lục Ngạn là huyện đi đầu về phát triển kinh tế vườn đồi gắn với Chương
trình Mục tiêu quốc gia về tạo việc làm tại chỗ và xóa đói giảm nghèo. Từ những
năm 60, cùng với phong trào khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, cây vải
thiều bắt đầu được trồng ở huyện Lục Ngạn. Đến đầu những năm 1990 việc trồng
vải đã thực sự có bước phát triển mạnh. Năm 2004, diện tích trồng vải của huyện
gần 13.000 ha, năm 2010 là 18.500 ha, năm 2016 là 16.293 ha, sản lượng hàng
năm đạt trên 75.000 tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước (60%) và xuất khẩu
(40%). Vải thiều đã thực sự là cây trồng có thế mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng thu nhập GDP toàn huyện, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao,
có quy mơ phát triển thành loại cây hàng hóa thực thụ trên địa bàn huyện (UBND
huyện Lục Ngạn, 2016).

1


Về hoạt động xuất khẩu vải thiều, kết quả bước đầu đã thu được thành công
nổi bật, năm 2015, lần đầu tiên trái vải tươi Lục Ngạn được bán vào một số thị
trường mới, “khó tính” như Úc, Mỹ, Pháp, Anh, Malaysia...với số lượng trên 105
tấn quả (tiếp đó năm 2016, số lượng xuất khẩu vào các thị trường này đạt trên
13.000 tấn, chiếm 19% tổng sản lượng xuất khẩu). Điều này góp phần nâng cao
giá trị kinh tế cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Tuy sản lượng vải xuất sang các
thị trường này chưa nhiều, mới chỉ mang tính chất thăm dị nhưng đã khẳng định
thương hiệu và qua đó mở ra triển vọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn thông
thương ra các thị trường thế giới trong tương lai. Trong bối cảnh nhiều mặt hàng
nông sản của Việt Nam thời gian qua phải đối mặt với bài tốn đầu ra “được mùa
rớt giá” thì những thành công của quả vải thiều Lục Ngạn rất đáng được ghi
nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, hoạt động xuất khẩu sản
phẩm Vải thiều Lục Ngạn sang những thị trường mới cịn gặp nhiều khó khăn,
tồn tại cần giải quyết như: Vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch
ngắn, công nghệ bảo quản vải thiều để xuất khẩu cịn hạn chế, chưa có giải pháp
tối ưu để bảo quản trong thời gian dài sau khi thu hoạch; thị trường xuất khẩu
chưa đa dạng (trên 90% lượng vải thiều xuất khẩu hàng năm sang thị trường
truyền thống Trung Quốc, qua đường tiểu ngạch), xuất khẩu sang một số thị
trường mới đã có triển vọng nhưng cịn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục thơng
quan, hàng rào kỹ thuật, xuất chủ yếu qua đường hàng khơng, giá thành cao dẫn
đến tính cạnh tranh cịn hạn chế; diện tích các vùng trồng vải đảm bảo chất lượng
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP) còn hạn chế, chưa
kiểm sốt chặt chẽ tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến

chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm và uy tín của thương hiệu, sự liên kết giữa
người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu chưa chặt chẽ...
Vì vậy trong thời gian tới, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục
những tồn tại, hạn chế hiện nay, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hơn nữa giá
trị sản phẩm chủ lực Vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết. Từ
thực tiễn những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều

2


Lục Ngạn trong thời gian qua, đề xuất hoàn thiện các giải pháp phát triển sản
xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang trong những
năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và
xuất khẩu nông sản;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn
của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2014-2016;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và xuất khẩu vải
thiều Lục Ngạn trong thời gian qua;
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu
vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và

xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ nông dân trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn,
cán bộ thuộc các cơ quan chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã); cán
bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp
phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn
- Phạm vi về không gian: Thực hiện điều tra, khảo sát các hộ nông dân,
chủ trang trại trồng vải tại một số xã điển hình của huyện Lục Ngạn, các cơ
sở/doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, cơ sở/doanh nghiệp xuất khẩu vải
thiều Lục Ngạn.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu
vải thiều Lục Ngạn trong giai đoạn 2014-2016, tập trung chủ yếu vào năm 2016;
các giải pháp được đề xuất đến năm 2020.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, khảo sát trong năm 2016.
Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ tháng 5/2016 - 5/2017.

3


1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn thời gian
qua như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ và xuất
khẩu vải thiều Lục Ngạn thời gian qua?
2. Các giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn hiện
nay đã và đang thực hiện là gì? Kết quả và những khó khăn trong thực hiện các
giải pháp này là gì?
3. Những thuận lơi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với phát triển sản xuất,
tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn?
4. Kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện giải pháp phát triển sản xuất và đẩy

mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Về lý luận
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản xuất
và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời đã làm rõ được nội dung cơ bản về phát triển
sản xuất và xuất khẩu vải thiều; yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy
mạnh xuất khẩu vải thiều. Bên cạnh đó đề tài cũng đã tổng kết được các kinh
nghiệm sản xuất và xuất khẩu vải trên thế giới.
1.5.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu phân tích, đánh giá các giải pháp đã và đang triển khai thực
hiện từ năm 2011 đến nay; tập trung đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và
xuất khẩu vải thiều huyện Lục Ngạn trong giai đoạn 2014 - 2016. Qua đó cũng
đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất
khẩu vải thiều huyện Lục Ngạn. Đây là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp
theo về triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra được 4 nhóm giải pháp cơ bản nhằm bổ sung,
hoàn thiện các giải pháp đã và đang triển khai thực hiện gồm: Nhóm giải pháp về
chính sách của Nhà nước; Giải pháp về phát triển nông nghiệp tốt của huyện Lục
Ngạn; Giải pháp về kỹ thuật sản xuất vải thiều; Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất
khẩu vải thiều. Các nhóm giải pháp mang tính thực tiễn cao để phát triển sản xuất
và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất và xuất khẩu
2.1.1.1. Phát triển kinh tế
a. Phát triển

Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng và có nhiều quan niệm khác nhau về sự
phát triển. Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001): Phát triển là một
quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế,
chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa...
Ngân hàng Thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm những
thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “Sự
bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân của
con người” (Trần Văn Chử, 2000).
Những quan niệm về phát triển đều có chung ý kiến cho rằng phát triển là
một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong
cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
b. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2006).
Để biểu thị sự phát triển kinh tế thông qua thước đo tăng trưởng, người ta
dùng các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, gồm:
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) được xác định như sau:
GNP = GDP + thu nhập ròng.
Thu nhập ròng là phần chênh lệch giữa thu nhập từ nước ngoài với thu nhập
gửi ra nước ngoài.

5


Ngồi ra cịn sử dụng các chỉ tiêu: GDP, GNP bình qn đầu người.

Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô số lượng cũng như sự thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền
kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm.
2.1.1.2. Sản xuất và phát triển sản xuất
a. Sản xuất
Theo triết học Mác-Lênin (2005), sản xuất là hoạt động đặc trưng của con
người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất
tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba q trình đó gắn bó chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại
và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất là q trình con người sử dụng cơng cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của
cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người (Nguyễn
Ngọc Long, 2005).
Theo quan điểm của các nhà kinh tế nơng nghiệp thì sản xuất là q trình
phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để
tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) (Phạm Thị Mỹ Dung, 2001).
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất, con
người là lực lượng chủ yếu đóng vai trò quyết định (Trần Văn Chử, 2000).
Như vậy sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để
tạo ra sản phẩm, do vậy phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng lên về
quy mơ và hồn thiện về cơ cấu sản xuất (Nguyễn Ngọc Long, 2005).
Trong thực tế muốn thúc đẩy sản xuất phát triển chúng ta luôn đứng trước
ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế
nào? Tức là để sản xuất phát triển thì việc xác định thị trường tiêu thụ và cách
phân phối sản phẩm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Vì vậy, phát
triển sản xuất cũng được coi là quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy mơ
sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận
(Nguyễn Ngọc Long, 2005).
Có 2 phương thức sản xuất là:

- Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
q trình này thể hiện trình độ cịn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản

6


xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,
khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản phẩm này mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ hàng hoá cao.
b. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày càng
nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát triển sản xuất
gồm cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Là phát triển sản xuất bằng cách tăng
số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm
tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện
một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác
và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh
tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi
trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều
rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương
hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu (Vũ
Thị Ngọc Phùng, 2006).
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Là phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi
mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ
chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các

nguồn nhân lực, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những yếu tố phát
triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế
giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công
nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng
chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Kết quả phát triển kinh tế theo
chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao
động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất
xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).

7


Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có tính
chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiều rộng vẫn cịn
khá phổ biến. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp trình độ phát
triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, phát
triển kinh tế theo chiều sâu phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển
theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện cho phép.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất kỳ
quá trình sản xuất nào. Nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi thời kỳ, sự kết
hợp này có khác nhau. Theo quy luật chung, thời kỳ đầu của sự phát triển thường
tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo
chiều sâu. Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng.
Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu
cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hóa cơ
sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội. Muốn vậy, phải phát triển kinh tế
theo chiều sâu thì mới có thể đạt hiệu quả trong sản xuất (Phí Mạnh Hồng, 2010).
Như vậy, đối với bất kỳ quá trình sản xuất nào muốn phát triển thì địi hỏi
phải phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu nhưng chú trọng phát triển

theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
c. Phát triển sản xuất vải thiều
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển sản xuất, có thể quan niệm phát triển
sản xuất vải thiều là sự tăng lên về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu
giống, mùa vụ và chất lượng quả vải thiều. Sản phẩm vải thiều sản xuất ra có thị
trường tiêu thụ ổn định, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
trong nước cũng như xuất khẩu.
Phát triển sản xuất vải thiều theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng vải
thiều bằng cách mở rộng diện tích đất trồng tại các xã, với cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ phát triển sản xuất khơng đổi (Trần Chí Thành, 2015).
Phát triển sản xuất vải thiều theo chiều sâu bao gồm đầu tư nhằm nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất
phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy, phát triển sản xuất vải thiều
theo chiều sâu làm tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất vải thiều trên một
đơn vị diện tích bằng cách đưa giống tốt, vốn, kỹ thuật và lao động. Phát triển
sản xuất vải thiều theo chiều sâu bao gồm (Trần Chí Thành, 2015):

8


- Giống vải thiều sạch bệnh, có năng suất cao, phù hợp với vùng sản xuất,
cho chất lượng quả tốt, kích cỡ quả vải thương phẩm to, màu sắc đẹp, chống chịu
sâu bệnh.
- Kỹ thuật canh tác: Cây vải thiều có thời gian sinh trưởng (chu kỳ kinh
doanh) lâu năm, do vậy, các hộ nông dân cần tuân thủ việc trồng và chăm sóc
theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Kỹ thuật thu hoạch: Thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên đồng
ruộng. Để bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm tốt, thì kỹ thuật thu hoạch
là hết sức quan trọng, nhất là việc xác định thời điểm thu hoạch vải thiều thích

hợp, khi quả vải thiều có kích cỡ đủ tiêu chuẩn, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất,
không bị các loại bệnh vi khuẩn lây lan vào quả.
- Kỹ thuật - công nghệ bảo quản: Vải thiều là nông sản tươi, hàm lượng
nước trong quả tương đối cao, vỏ vải thiều mỏng nên rễ bị dập gây hư hỏng
nhanh nên cần lưu ý trong công tác bảo quản.
- Tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập từ sản xuất vải thiều.
- Tăng cường liên kết giữa các nông hộ, tổ sản xuất tham gia phát triển sản
xuất vải thiều là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Đối với sản xuất
vải thiều thì mối liên kết được thể hiện theo hai phương thức bao gồm liên kết
theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc.
Liên kết theo chiều dọc được thể hiện qua các tác nhân như người sản xuất người thu gom - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng. Trong mối liên
kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trị khách hàng đồng thời là
người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.
Liên kết ngang trong sản xuất vải thiều đó chính là sự liên kết giữa các hộ
nông dân, các tổ sản xuất với hợp tác xã. Qua đó có thể trao đổi kinh nghiệm
cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất.
Trong điều kiện những yếu tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần như
hiện nay, việc thúc đẩy phát triển vải thiều cần hướng đến các mục tiêu: Tăng
hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Vì vậy, việc phát triển sản xuất vải thiều phải thực hiện đồng thời nhiều nội
dung khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển hình thức sản xuất, tổ
chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho phát triển sản xuất vải thiều. Do

9


đó khi đánh giá phát triển sản xuất vải thiều cần xem xét kết quả tạo ra của quá
trình sản xuất sản xuất như quy mơ, diện tích, sản lượng, giá trị sản phẩm, giá trị
sản xuất, doanh thu.

Như vậy, phát triển sản xuất vải thiều bao hàm sự biến đổi về số lượng và
chất lượng. Sự thay đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mơ, diện tích, sản
lượng và tăng tỷ trọng giá trị sản xuất vải thiều trong tổng giá trị ngành trồng trọt
và trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự phát triển sản xuất vải thiều còn thể hiện sự
phù hợp về cơ cấu giống ở từng vụ, có những bộ giống phục vụ cho nhu cầu sử
dụng quả tươi, phục vụ cho chế biến. Không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước mà cịn cho xuất khẩu. Ngồi sự tiến bộ về tổ chức sản xuất,
tiêu thụ, chế biến thì lợi ích về xã hội, môi trường do phát triển vải thiều mang lại
cũng là biểu hiện của sự phát triển.
2.1.1.3. Hoạt động xuất khẩu
a. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một số quốc gia khác trên cơ
sở dùng tiền làm phương tiện thanh tốn. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với
mỗi quốc gia hay đối với cả hai quốc gia (Ngơ Dỗn Vịnh, 2009).
Hình thức cơ bản ban đầu của xuất khẩu đơn thuần là hoạt động trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia. Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay hoạt động xuất
khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân và đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong cơ cấu
nền kinh tế với tỷ trọng ngày càng cao (Ngơ Dỗn Vịnh, 2009).
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng
quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi
lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu
sản xuất máy móc thiết bị cơng nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm
mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu
(Ngơ Dỗn Vịnh, 2009).
b. Vai trị của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt
động quan trọng của thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trị đặc biệt quan trọng
trong q trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn cầu (Ngơ
Dỗn Vịnh, 2009).


10


Xuất khẩu là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều
chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia đều phải có 4 điều
kiện: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Trong giai đoạn
hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn và công nghệ nhưng lao
động thì rất dồi dào. Với sự mất cân đối về nguồn lực đầu vào làm thế nào để các
quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển được? Để giải quyết được vấn đề này,
họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa thỏa mãn
được. Để nhập được những yếu tố đó thì phải có nguồn ngoại tệ, nguồn ngoại tệ
chủ yếu thu được từ các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu là hoạt động chính, tạo
tiền đề cho nhập khẩu. Như vậy, vai trò của hoạt động xuất khẩu thể hiện ở các
khía cạnh:
+ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản
chính đối với tăng trưởng kinh tế là thiếu nguồn vốn trong q trình phát triển.
Có nhiều cách khác nhau để huy động nguồn ngoại tệ nhưng chỉ bằng hoạt động
xuất khẩu thì nguồn vốn mới ổn định và thường xuyên bền vững.
+ Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy hoạt động sản
xuất phát triển mạnh mẽ.
+ Có hai cách nhìn nhận về tác động của hoạt động xuất khẩu đối với hoạt
động sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội
địa, trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ
bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự dư thừa của sản xuất thì xuất
khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản
xuất khơng có cơ hội phát triển (Ngơ Dỗn Vịnh, 2009).

Thứ hai, coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất
khẩu. Quan điểm này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy
sản xuất phát triển, cụ thể:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển theo.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một số quốc gia,
ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một
lượng lớn hơn nhiều lần khả năng sản xuất của quốc gia đó.

11


Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ kỹ
thuật mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nội địa, tạo năng
lực sản xuất mới.
Xuất khẩu có vai trị thúc đẩy chun mơn hóa, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia.
Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống của nhân dân. Mỗi năm sản xuất hàng xuất khẩu đã thu hút và tạo
ra thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu
cầu ngày càng phát triển đa dạng và phong phú của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội nhập và phát triển, góp phần
nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế (Ngơ Dỗn Vịnh, 2009).
c. Đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp
sử dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình thơng qua các hình
thức xuất khẩu khác nhau nhằm gia tăng sản lượng xuất khẩu, tăng mạnh kim
ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất
khẩu hàng hóa dựa trên khả năng của doanh nghiệp như tài chính, trình độ lao

động, trình độ cơng nghệ…
Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng không thể
thiếu đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, giúp các doanh
nghiệp, người sản xuất có thể tăng lợi nhuận kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Những nội dung cơ bản về phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều
2.1.2.1. Đặc điểm của cây vải thiều
Cây vải thiều hay cịn có tên Lệ Chi thuộc họ Bồ hịn (Sapindaceac) với tên
khoa học là Litchi chinnesis Sonn. Họ Bồ hịn là một họ lớn với 125 lồi và hơn
1000 giống bao gồm vải, nhãn, chôm chôm, được trồng ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Vải thiều là một trong những loại quả đặc sản thơm, ngọt, có giá trị
dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích và có thể cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên những vùng địa lý có khí hậu và đất đai phù hợp để trồng được cây vải
không nhiều. Hiện nay, thế giới có trên 20 quốc gia trồng vải, tuy nhiên chỉ có

12


×