Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THÀNH NAM

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Cao Thành Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình từ rất nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của các thầy,
cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính
sách, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền dạy những kiến thức và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Viết Đăng – giảng viên hướng
dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, định hướng cho tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp tôi đưa ra
những định hướng đúng đắn và bổ sung những thiếu sót cả về học thuật và thực tiễn
trong q trình hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Giao Thủy, Phịng Nơng nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Giao Thủy; Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Nam Định và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã cổ
vũ động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Cao Thành Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ, hộp .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của luận văn ........................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.


Một số khái niệm có liên quan .........................................................................5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trị phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản........8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng
thủy sản .........................................................................................................12

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực cho NTTS....................16

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................23

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho NTTS trên thế giới .....................23

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho NTTS tại Việt Nam....................25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong phát triển nguồn nhân lực cho NTTS

huyện Giao Thủy ...........................................................................................30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..........................................................................................32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................36

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................40

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................40

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................40


3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................42

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................46
4.1.

Tình hình phát triển nhân lực ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện Giao
Thủy ..............................................................................................................46

4.1.1.

Nhu cầu nhân lực cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Giao Thủy.......46

4.1.2.

Phát triển nguồn nhân lực khu vực công cho NTTS huyện Giao Thủy............48

4.1.3.

Phát triển nguồn nhân lực các khâu cho NTTS ...............................................52

4.1.4.

Phát triển nhân lực ngành NTTS trong các đối tượng điều tra ........................58


4.1.5.

Kết quả phát triển nguồn nhân lực tới sự phát triển NTTS huyện Giao Thủy ......69

4.1.6.

Nhu cầu đào tạo người lao động của các đối tượng NTTS ..............................75

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành NTTS ......................78

4.2.1.

Công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ...............................................78

4.2.2.

Tuyển dụng nguồn nhân lực ...........................................................................80

4.2.3.

Bố trí, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................82

4.2.4.

Đãi ngộ với người lao động ...........................................................................82

4.2.5.


Yếu tố thuộc về bản thân người lao động .......................................................84

4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho NTTS
huyện Giao Thủy ...........................................................................................84

4.3.1.

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực .............................................84

4.3.2.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành NTTS huyện Giao Thủy ............86

4.3.3.

Giải pháp với nhóm cán bộ ngành nơng nghiệp cấp huyện, xã........................87

4.3.4.

Giải pháp với nhóm hộ, trang trại...................................................................88

4.3.5.

Giải pháp với doanh nghiệp, cơ sở chế biến ...................................................89

4.3.6.

Giải pháp với chính quyền huyện Giao Thủy .................................................89


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................91
5.1.

Kết luận .........................................................................................................91

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................92

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................94
Phụ lục ......................................................................................................................95

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CN – XD


Công nghiệp – xây dựng

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã



Lao động

NN

Nơng nghiệp


NNL

Nguồn nhân lực

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QH

Quy hoạch

SL

Số lượng

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Trđ


Triệu đồng

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai huyện Giao Thủy năm 2015 – 2017 .................35

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Giao Thủy năm 2015 – 2017 ............37

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở vật chất của huyện Giao Thủy năm 2017 .........................38

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp....................................................41


Bảng 3.5.

Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra .........................................................42

Bảng 4.1.

Số lượng lao động khu vực công ngành nuôi trồng thủy sản huyện
Giao Thủy giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................49

Bảng 4.2.

Trình độ lao động khu vực cơng ngành nuôi trồng thủy sản huyện
Giao Thủy giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................51

Bảng 4.3.

Đánh giá của hộ, trang trại về cán bộ khuyến nông, khuyến ngư (N=117) .........52

Bảng 4.4.

Số lượng cơ sở NTTS trên địa bàn huyện Giao Thủy 2015 - 2017 ............53

Bảng 4.5.

Số lượng lao động ngành NTTS huyện Giao Thủy qua 3 năm 2015 - 2017 .......54

Bảng 4.6.

Đánh giá về số lượng lao động ngành NTTS huyện Giao Thủy.................55


Bảng 4.7.

Phân loại lao động sản xuất, tiêu thụ ngành NTTS của hộ, trang trại
năm 2018 theo loại hình lao động .............................................................58

Bảng 4.8.

Phân loại lao động trong các hộ, trang trại năm 2018 ................................60

Bảng 4.9.

Nguồn học tập kỹ thuật sản xuất của lao động trong hộ, trang trại ............61

Bảng 4.10. Đối tượng học hỏi kinh nghiệm sản xuất của đối tượng điều tra ................62
Bảng 4.11. Áp dụng kỹ thuật tập huấn vào sản xuất của hộ, trang trại.........................62
Bảng 4.12. Đánh giá chất lượng các lớp tập huấn cho hộ, trang trại NTTS .................63
Bảng 4.13. Lao động chế biến ngành NTTS tại các doanh nghiệp năm 2018 ..............64
Bảng 4.14. Phân loại lao động trong các doanh nghiệp năm 2018 ...............................64
Bảng 4.15. Nguồn học tập kỹ thuật sản xuất của chủ doanh nghiệp ............................65
Bảng 4.16. Phân loại lao động cung ứng đầu vào ngành NTTS tại các đại lý ..............66
Bảng 4.17. Phân loại lao động trong các đại lý cung ứng đầu vào năm 2018...............67
Bảng 4.18. Phân công lao động trong các đối tượng điều tra 2017 ..............................68
Bảng 4.19. Căn cứ quan trọng nhất phân công lao động của các đối tượng điều tra .........69
Bảng 4.20. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy
giai đoạn 2014 – 2016 ..............................................................................71

vi



Bảng 4.21. Sản lượng và cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy
giai đoạn 2015 – 2017 ..............................................................................73
Bảng 4.22. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển lao động ngành NTTS ..................76
Bảng 4.23. Nhu cầu lao động theo bộ phận và trình độ của đối tượng điều tra ............77
Bảng 4.24. Hoạch định nhu cầu nhân lực tại hộ, trang trại ..........................................79
Bảng 4.25. Nguồn tuyển dụng lao động của các cơ sở NTTS......................................81
Bảng 4.26. Đánh giá của lao động về điều kiện làm việc của các cơ sở NTTS ............82
Bảng 4.27. Đánh giá chế độ lương của cơ sở NTTS ...................................................83

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Giao Thủy năm 2010 ............................39
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Giao Thủy năm 2017 ............................39
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động ngành NTTS theo độ tuổi ..............................................56
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động ngành NTTS theo trình độ chun mơn.........................57
Biểu đồ 4.3. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy giai
đoạn 2015 – 2017....................................................................................74
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu giá trị ngành thủy sản huyện Giao Thủy qua 3
năm 2015 - 2017 ......................................................................................75

Hộp 4.1.

Quy hoạch nguồn nhân lực cho NTTS của Giao Thủy chưa được
quan tâm ..................................................................................................78

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Cao Thành Nam
2. Tên luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định.
3. Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

4. Cơ sở đào tạo:

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

5. Kết quả nghiên cứu chính
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác phát
triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy trong những năm qua,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực
cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm tới.
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản. Khái quát được một số kinh
nghiệm trên thế giới và Việt Nam từ đó rút ra bài học cho huyện Giao Thủy trong việc
thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản hiệu quả hơn
trong tương lai.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các báo cáo từ các đơn vị của huyện cũng như
các nguồn thông tin đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, internet…Số liệu sơ cấp
được thu thập thơng qua điều tra, phỏng vấn 08 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện,
129 cán bộ xã, hộ, trang trại và doanh nghiệp tại 03 xã điểm nghiên cứu và 6 đối
tượng cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm ngành nuôi trồng thủy sản. Các phương
pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm phương: phương pháp thống kê mô

tả, phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển NTTS đã giúp một số lượng lớn lao
động nơng nghiệp nơng thơn (năm 2017 có 4446 người lao động NTTS, 529 lao động
chế biến và 214 lao động làm dịch vụ hậu cần nghề cá) có việc làm thường xun, thu
nhập ổn định, góp phần tích cực vào tăng thu nhập và làm giảm mức độ chênh lệch về
đời sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị. Một bộ phận người dân đã trở
nên giàu có nhanh chóng nhờ ni trồng thuỷ sản (thu nhập bình quân lao động thường
xuyên NTTS là từ 4- 6 triệu đồng/ người/ tháng năm 2018).
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn huyện Giao Thủy gồm các yếu tố như: chính sách và quy hoạch của địa
phương hoạch định phát triển nguồn nhân lực, hoạch định và tuyển dụng lao động của
các cơ sở sản xuất kinh doanh, đãi ngộ với người lao động và một số nhân tố khác.

ix


Các giải pháp nhằm phát triển nhân lực cho NTTS tại huyện Giao Thủy cần thực
hiện trong thời gian tới bao gồm: Giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực; Giải pháp với cán bộ ngành nông nghiệp huyện, xã; Giải pháp với nhóm hộ,
trang trại; giải pháp với nhóm doanh nghiệp và cơ sở chế biến đầu vào; Giải pháp với
UBND huyện Giao Thủy.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author: Cao Thanh Nam
2. Thesis title: Developing human resources for aquaculture in Giao Thuy district,
Nam Dinh province
3. Major: Agriculture economic


Code: 8 62 01 15

4. Academic Institute: Vietnam University of Agriculture
5. Results
The research objective of this study is based on studying the situation of human
resource development for aquaculture in Giao Thuy district in recent years, analyzing
the influencing factors and proposing solutions to develop human resource development
for the aquaculture sector of the district in the coming years.
The thesis has contributed to systematizing theoretical and practical issues
related to human resource development for aquaculture. An overview of some
experiences in the world and Vietnam from which to draw lessons for Giao Thuy
district in implementing solutions to develop human resources for aquaculture more
effectively in the future.
Primary data is collected through reports from district departments as well as
information sources published in books, newspapers, magazines, internet ... Primary
data is collected through surveys sample sites including: 08 district leaders and
managers, 129 (commune staff, household, farm and enterprise workers at 03
communes) and 6 households providing inputs and consumption aquaculture products.
The research methods used in the thesis include: descriptive statistical methods,
comparison methods.
The research results show that the development of aquaculture has helped a
large number of rural agricultural workers (there are 4446 aquaculture workers in 2017,
529 processing workers and 214 laborers working in fishery logistics) who have stable
incomes, contributing positively to increasing incomes and reducing the disparity in
material and spiritual life between rural and urban areas. A part of household has
become rich quickly because of developing aquaculture (the average income of regular
laborers is from 4 to 6 million VND / person in 2018).
Factors affecting the development of human resources for aquaculture in Giao
Thuy district such as: local policies and planning to plan human resource development,

planning and recruitment. labor of production and business establishments,
remuneration for employees and other factors.

xi


Solutions to develop human resources for aquaculture in Giao Thuy district
should be implemented in the coming time, including: Solutions to develop human
resource development strategies; Solutions for agricultural and district officials;
Solutions for households and farms; solutions with business groups and input
processing facilities; Solution with Giao Thuy District People's Committee.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, với bối cảnh cạnh tranh
và hội nhập, hơn bao giờ hết yếu tố con người đã thực sự trở thành tài sản q
giá nhất, là chìa khố dẫn đến thành cơng của mỗi ngành kinh tế, mỗi lĩnh vực
cũng như từng tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề
con người. Xây dựng nguồn nhân lực tức là xây dựng con người có đủ tầm vóc,
tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao. Tầm quan
trọng của nguồn nhân lực trong bất kỳ tổ chức, ngành kinh tế nào là vô cùng lớn
và được coi là nhân tố chủ chốt trong việc quyết định sự phát triển của các
ngành, các lĩnh vực và các đơn vị kinh tế vì con người vừa sáng tạo, vừa sử dụng
phương tiện, phương pháp công nghệ để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất cho xã
hội, cho doanh nghiệp và cho bản thân họ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy
được vai trò của nó khơng chỉ do ưu thế về số lượng mà cịn ở chất lượng. Vì
vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề bức xúc

của mỗi quốc gia nói chung và các ngành, các lĩnh vực ở Việt Nam nói riêng.
Một chiến lược đào tạo, phát triển hợp lý sẽ phát huy được nội lực, nâng cao
trách nhiệm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh cho lao động.
Giao Thủy là huyện có diện tích lớn, dân số đơng so với các huyện khác
trong tỉnh Nam Định. Với diện tích tự nhiên 232,1km2, huyện có nhiều tiềm
năng và lợi thế, đặc biệt trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển ni trồng
thủy sản nói riêng. Mặc dù cơ cấu kinh tế huyện đang chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông –
lâm – thủy sản. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản vẫn luôn là thế mạnh của huyện,
nhất là lĩnh vực ni trồng thủy sản mặn lợ vẫn ln có sự tăng trưởng nhanh cả
về diện tích, sản lượng và chủng loại sản phẩm, trong đó chủ yếu tập trung ni
các giống có giá trị kinh tế cao như tơm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, ngao, cá
bống bớp... với tổng diện tích ni trồng thủy sản tồn huyện là 5.125 ha, trong
đó, diện tích ni nước ngọt: 1.185 ha; diện tích ni mặn lợ: 3.940 ha (diện tích
ni chun tôm 433 ha, nuôi quảng canh kết hợp 1.709 ha, diện tích ni ngao
1.773 ha). Năng suất tơm thẻ chân trắng bình qn đạt 7-8 tấn/ha/năm; ni
nhuyễn thể (ngao) phát triển mạnh, nhiều hộ đạt doanh thu hàng tỷ đồng/năm
(UBND huyện Giao Thủy, 2017). Sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của

1


huyện thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự quan tâm của các cấp chính
quyền địa phương, tuy nhiên, chủ yếu là bởi nguồn nhân lực nuôi trồng thủy sản
của huyện Giao Thủy cũng đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Nguồn nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
Giao Thủy hiện nay bao gồm hai nhóm chính là lao động khu vực công và lao
động tư nhân tham gia vào cung ứng đầu vào, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến
các sản phẩm thủy sản. Ở khu vực công, những cán bộ làm công tác quản lý và
thực hiện khuyến ngư cho phát triển thủy sản của huyện Giao Thủy hiện nay có

10 cán bộ phịng NN và PTNT huyện, 4 cán bộ trạm khuyến nông và 35 cán bộ
khuyến nông, khuyến ngư cấp xã, thị trấn tương đối đồng đều về chất lượng và
trình độ. Đội ngũ cán bộ này hoạt động khá tích cực, hiệu quả và đóng góp rất
lớn trong việc định hướng sự phát triển đúng đắn của ngành thủy sản nói chung,
ni trồng thủy sản nói riêng của huyện thời gian qua. Cùng với sự phát triển
của ngành NTTS, số lượng lao động trực tiếp tham gia vào các khâu của quá
trình này ở huyện cũng khơng ngừng tăng nhanh, trong đó có 4446 lao động trực
tiếp sản xuất, 529 lao động làm việc trong các cơ sở/ doanh nghiệp chế biến thủy
sản và 214 lao động cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngành NTTS. Đội ngũ lao
động ngành NTTS của huyện Giao Thủy về cơ bản đều là những lao động có
kinh nghiệm, trình độ trong việc ni thủy sản nhiều năm, với số vốn ổn định,
đặc biệt là đã được đào tạo qua một số các lớp tập huấn về chăm sóc và ni
trồng các con ni chủ lực như cá, tơm, ngao. Do đó, hiệu quả sản xuất của lao
động tương đối cao, thu nhập bình quân của hộ NTTS của huyện tương đối cao,
từ 75 đến 100 triệu đồng/ha với nuôi thủy sản nước ngọt và 300-800 triệu đồng/
năm với hộ nuôi thủy sản mặn lợ (UBND huyện Giao Thủy, 2017).
Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Giao
Thủy hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc như:
người nuôi trồng thủy sản chưa được đào tạo bài bản mà dựa vào kinh nghiệm
tích lũy của bản thân cũng như tự học hỏi từ các nguồn khác nhau để áp dụng
vào sản xuất, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm tới phát triển
nguồn lực cho nuôi trồng thủy sản, các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho
người sản xuất chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục với hiệu quả chưa cao.
Mặt khác, lao động tham gia NTTS hiện nay có tuổi đời bình quân tương đối
cao, khó thu hút lao động trẻ tham gia vào hoạt động nay….Nhận thức tầm quan

2


trọng của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nuôi trồng thủy sản

cho huyện, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng
thủy sản ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn
của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực cho
nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy trong những năm qua, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng từ đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
nguồn nhân lực cho ni trồng thủy sản.
- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân
lực cho nuôi trồng thủy sản của huyện Giao Thủy
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho
nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho
nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định
-Về thời gian: số liệu thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm, từ
năm 2015 đến 2017
Số liệu sơ cấp được nghiên cứu năm 2018
Thời gian thực hiện đề tài : Từ 6/2018 đến 6/2019


3


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận, luận văn tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản với các nội dung như
khái niệm, phân loại, vai trò và đặc điểm của nguồn nhân lực trong phát triển
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tập trung vào các nhóm lao động sản xuất, tiêu thụ
và chế biến thủy hải sản. Nghiên cứu cũng đã khái quát các bài học kinh nghiệm
về phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới và các
địa phương tại Việt Nam từ đó rút ra bài học hữu ích cho phát triển nguồn nhân
lực trong ngành nuôi trồng thủy sản ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực cho
NTTS trên địa bàn huyện Giao Thủy, trong đó tập trung vào 3 nhóm nhân lực
chính là nhân lực ở khu vực cơng, nhân lực các khâu trong q trình ni trồng
thủy sản, đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn
nhân lực cho ngành làm cơ sở để đề xuất các nhóm giải pháp thiết thực, hiệu quả
nhằm phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương trong việc
phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện trong thời gian tới ngày càng cao
hơn nữa, hiệu quả hơn, xứng đáng luôn là ngành kinh tế chủ chốt của huyện và là
huyện nông nghiệp phát triển mạnh mẽ của tỉnh Nam Định.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm nhân lực
Nhân lực là một trong những nhân tố có vai trị đặc biệt quan trọng quyết

định sự thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các lĩnh vực
cũng như cả quốc gia. Có nhiều cách tiếp cận đã đưa ra các khái niệm khác nhau
về nhân lực như sau:
- Nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mơ, loại
hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình
phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu
vực, thế giới (Nguyễn Hữu Dũng, 2004).
- Nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân
đảm bảo nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được
mục tiêu của tổ chức (Trần Thị Kim Dung, 2009).
Do đó, khi nói đến nhân lực, cần phải tính tới cả số lượng, chất lượng, cơ
cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nhân lực được
phản ánh qua trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của người lao động.
Theo tác giả Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004) thì nhân
lực được hiểu là tồn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được
vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao
động của con người – một nguồn lực quí giá nhất trong các yếu tố của quá trình
sản xuất của doanh nghiệp (DN). Nhân lực trong DN bao gồm tất cả những NLĐ
làm việc trong DN. Chính chất lượng đội ngũ nhân lực của DN mới quyết định
năng lực cạnh tranh bền vững của DN chứ không phải các yếu tố khác như vốn,
công nghệ hay đất đai.
2.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực
Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resourses hoặc manpower) xuất hiện
vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức
quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương
thức quản trị nhân viên (personnel management) với các đặc trưng coi nhân viên

5



là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với
chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý
nguồn nhân lực (human resourses management) với tính chất mềm dẻo hơn, linh
hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao
nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thơng qua tích lũy tự nhiên trong q
trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồn nhân lực"
là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý
mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người (Tạ
Ngọc Hải, 2013).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực như:
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người, là
một bộ phận của các nguồn lực cần được huy động, quản lý để thực hiện những
mục tiêu đã định, giống như các nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Trong
cạnh tranh kinh tế, chất lượng của nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
khơng chỉ ở hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà còn ở vị thế xã hội của mỗi cá
nhân người lao động và của đất nước (Quyền Đình Hà, 2011).
Tác giả Trần Xuân Cầu và cộng sự (2008) đưa ra một số cách tiếp cận về
nguồn nhân lực: Thứ nhất, tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người, là
nguồn nhân lực lao động, là toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình
thường có khả năng lao động.
Thứ hai, tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế, gồm toàn bộ những
người đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ ba, tiếp cận dựa vào khả năng lao động và giới hạn tuổi, gồm những
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có việc làm và khơng có
việc làm.
Thứ tư, tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động cịn có nguồn nhân lực dự trữ,
người trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia lao động, làm việc cho gia
đình, học sinh, sinh viên.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: Nguồn nhân lực là tất cả những
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có

quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước. Ngân hàng thế giới cũng
cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người, bao gồm thể lực, trí lực, kỹ
năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân (Tô Huy Rứa, 2014).

6


Theo Phạm Minh Hạc (2001): Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và
chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng
lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực
hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh
tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó.
Trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nguồn lực con người là “tổng
hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí
lực, tâm lực) và tính năng động của con người” (Lê Du Phong, 2006).
Nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản là toàn bộ vốn con người bao
gồm cả thể lực, trí lực, kỹ năng lao động để thực hiện các hoạt động trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản bao gồm cung ứng đầu vào, sản xuất và thu hoạch, chế
biến sản phẩm ngành nuôi trồng.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực. Tác giả
Nadler L & Nadler Z (1992) cho rằng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào
tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm. Hai tác giả này định nghĩa: “phát triển
nguồn nhân lực là làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng thời gian
xác định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc”.
Quan điểm của Nguyễn Minh Đường (2013): “Phát triển nguồn nhân lực
được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỹ năng lao động,
thể lực, đạo đức, tâm hồn…để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm
giàu cho đất nước, góp phần cải tạo xã hội, cũng như phát huy truyền thống của

dân tộc và góp phần tơ điểm thêm bức tranh mn màu của nhân loại. Do vậy,
phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân
cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn
nhân lực phát triển”.
Theo UNESCO: Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghề của
dân cư trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Còn theo Bộ Kế hoạch
& Đầu tư thì Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con
người về mọi mặt để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển quốc
gia. Phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực của
con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội.

7


Cũng như khái niệm “nguồn nhân lực”, khái niệm “phát triển nguồn nhân
lực” ngày càng được hoàn thiện và được tiếp cận theo những góc độ khác nhau.
Đứng trên quan điểm xem “con người là nguồn gốc – vốn nhân lực”, Yoshihara
Kunio cho rằng “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra
nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”
(Yoshihara Kunio, 1999).
Như vậy, mặc dù có sự diễn đạt khác nhau song có một điểm chung nhất
là phát triển nguồn nhân lực (NNL) là quá trình nâng cao năng lực của con người
về mọi mặt để tham gia một cách hiệu quả vào q trình phát triển quốc gia. Có
thể hiểu phát triển NNL là quá trình tăng lên về số lượng (quy mô) và nâng cao
về mặt chất lượng NNL, tạo ra cơ cấu NNL càng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội. Phát triển NNL luôn luôn là động lực thúc đẩy sự tiến
bộ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước
cơng nghiệp hóa trước đây cho thấy phần lớn thành quả phát triển không phải
nhờ tăng vốn sản xuất mà là hoàn thiện trong năng lực con người, sự tinh thơng,
bí quyết nghề nghiệp và quản lý. Khác với đầu tư cho nguồn vốn phi con người,

đầu tư cho phát triển con người là vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực và tác động đến
đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng của họ và đến tồn bộ xã hội nói
chung (Nguyễn Hữu Dũng, 2004).
Phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản là sự tăng lên cả về số
lượng và chất lượng lao động hoạt động trong các khâu từ sản xuất tới thu hoạch
và chế biến sản phẩm thủy sản, góp phần phát triển ngành thủy sản nhanh, mạnh
và bền vững. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực ni trồng thủy sản cần
chú trọng tới cả hai nhóm lao động là lao động làm việc trong khu vực công và
lao động tham gia sản xuất, chế biến trực tiếp hoạt động trong ngành. Đây là yêu
cầu cấp thiết để đáp ứng sự phát triển của ngành thủy sản nói riêng và tồn
ngành nơng nghiệp nói chung.
2.1.2. Đặc điểm, vai trị phát triển nguồn nhân lực cho ngành ni trồng
thủy sản
2.1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong ngành nuôi trồng thủy sản là khả năng lao động xét
trên các khía cạnh số lượng, cơ cấu, chất lượng có thể huy động tham gia hoạt

8


động trong ngành. NNL mang bản chất con người với năng lực sáng tạo, nhu
cầu, động cơ và đặc điểm tâm sinh lý cá nhân khác nhau. Họ có khả năng hình
thành các nhóm hội, các tổ chức cơng đồn để đảm bảo quyền lợi của họ. Hành
vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động từ
phía mơi trường xung quanh. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa nguồn
nhân lực và các nguồn lực sản xuất khác ở chỗ nó là nguồn lao động sống; Quá
trình hoạt động sáng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó; Mức độ tái tạo phụ thuộc
vào chế độ đãi ngộ; Hiệu quả sử dụng NNL quyết định hiệu quả sử dụng các
nguồn lực khác trong DN và trong ngành kinh tế (Lê Thị Mỹ Linh, 2009).
Nguồn nhân lực được xem xét dưới 2 giác độ là số lượng và chất lượng:

+ Số lượng nguồn nhân lực: đo lường thông qua chỉ tiêu quy mơ và tốc độ
tăng. Các chỉ tiêu này có liên quan về mật thiết với quy mô và tốc độ tăng dân
số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mơ và tốc độ tăng nguồn nhân
lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên sự tác động đó phải sau một khoảng thời
gian nhất định mới có biểu hiện rõ (vì con người phải phát triển đến một mức độ
nhất định mới trở thành người có sức lao động, có khả năng lao động).
+ Chất lượng nguồn nhân lực: là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực,
thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của
nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát
triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng
nguồn nhân lực thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ
tiêu chủ yếu sau:
Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực:
Sức khỏe nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái nhất về thể chất cũng như
tinh thần của con người.
Chỉ tiêu biểu hiện văn hóa nguồn nhân lực:
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực la trạng thái hiểu biết của người lao
động đối với những kiên thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực
nhất định,trình độ văn hóa dân cư biểu hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia.
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực được lượng hóa qua các mối quan hệ tỷ lệ.
+ Số lượng và tỷ lệ người biết chữ
+ Số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như tiểu học (cấp I), trung học

9


cơ sở (cấp II), trung học phổ thông (cấp III), cao đẳng, đại học, trên đại học……
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản
ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa đào tạo khả năng tiếp thu và vận động một cách

nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chun mơn kỹ thuật nguồn nhân lực:
Trình độ chun mơn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, khả năng thực hành
về chun mơn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu :
+ Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo
+ Cơ cấu lao động được đào tạo:
- Cấp đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp )
- Công nhân kỹ thuật và cán bộ chun mơn
- Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề …)
Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan
trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, thông qua chỉ tiêu quan trọng
này cho thấy năng lực sản xuất của con người trong ngành, trong một quốc gia,
một vùng, lãnh thổ, khả năng sử dụng khoa học hiện đại vào sản xuất.
Ngoài những chỉ tiêu trên, người ta cịn xem xét năng lực phẩm chất
nguồn nhân lực thơng qua các chỉ tiêu: truyền thống lịch sử, nền văn hóa, văn
minh phong tục tập quán dân tộc… Chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực
tinh thần của người lao động.
2.1.2.2. Vai trò phát triển nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp,
ngành: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức và đơn vị.
Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ và kiểm tra được quá
trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là
những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài
nguyên nhân văn – con người lại đặc biệt quan trọng. Khơng có những con
người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó khơng thể nào đạt tới mục tiêu.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: trong điều kiện xã
hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên
vật liệu đang giảm dần vai trị của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con

10



người ngày càng chiếm vị trí quan trọng: nguồn nhân lực có tính năng động,
sáng tạo và hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: xã hội không ngừng tiến lên, doanh
nghiệp, lĩnh vực kinh tế ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận.
Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho
xã hội, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực chính của sự phát triển: con
người với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Để không ngừng thỏa
mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao về số lượng và
chất lượng trong điều kiện các nguồn lực đều có hạn, con người ngày càng phải
phát huy đầy đủ hơn khả năng về thể lực và trí lực cho việc tạo ra kho tàng vật
chất và tinh thần đó. Vì vậy, sự tiêu dùng của con người, sự đáp ứng ngày càng
tốt hơn những nhu cầu của con người là động lực phát triển. Phát triển kinh tế là
nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt
hơn, xã hội ngày càng văn minh. Con người là một lực lượng tiêu dùng của cải
vật chất và tinh thần của xã hội, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản
xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu
dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất,
định hướng phát triển sản xuất thơng qua quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị
trường. Trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó tăng lên,
lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó và ngược lại. Sự
tiêu dùng của con người không chỉ là sự tiêu hao kho tàng vật chất và văn hóa do
con người tạo ra mà chính là nguồn gốc của động lực phát triển.
Với tư cách là người lao động tạo ra tất cả các sản phẩm đó với sức lực và
óc sáng tạo vơ tận. Phát triển kinh tế được dựa trên nhiều nguồn lực: Nhân lực,
vật lực, tài lực song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát
triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thơng qua nguồn
lực con người. Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện

đại như hiện nay thì khơng thể tách rời nguồn lực con người bởi:
+ Chính con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Điều đó thể
hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người.
+ Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển,
kiểm tra của con người thì chúng chỉ là vật vơ tri vơ giác. Chỉ có tác động của
con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.

11


- Nguồn nhân lực là trung tâm của sự phát triển:
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức
độ cải biến tự nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người mà còn tạo ra những
điều kiện để hồn thiện chính bản thân con người.
Lịch sử phát triển đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng
triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong q trình đó, mỗi giai đoạn
phát triển con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự nhiên, tăng thêm
động lực cho sự phát triển.
Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát
triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều đó
lý giải tại sao con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của
sự phát triển.
Nguồn nhân lực có một vai trị hết sức quan trọng đến sự thành công hay
thất bại của mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương và mỗi một quốc gia, nếu tạo
điều kiện cho nguồn nhân lực thể hiện tốt vai trị tiên phong của mình thì hiệu
quả kinh tế - xã hội sẽ không ngừng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng,
còn nếu một nguồn nhân lực kém chất lượng thì sẽ làm cho nền kinh tế phát triển
chậm hoặc thậm chí kém phát triển và tụt hậu. Chính vì thế nguồn nhân lực ln
đóng vai trị rất quan trọng đối với sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng

thủy sản
2.1.3.1. Nhu cầu nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là ngành truyền thống của nước ta và có tốc độ tăng
trưởng tương đối nhanh, ổn định trong thời gian gần đây. Do đó nhu cầu nhân lực
cho ngành NTTS đang ngày càng tăng lên, nhất là lao động ở nhóm có kỹ thuật ở
các khâu chăm sóc, chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Tuy nhiên, cũng giống như
các nhóm ngành nông nghiệp khác, NTTS hiện đang phải đối diện với thách thức
rất lớn là thiếu lao động (cả lao động phổ thơng và lao động có kỹ thuật), ngun
nhân là do hiện nay mức lương của nhóm lao động hoạt động trong lĩnh vực
NTTS tương đối thấp, địa điểm nuôi lại xa khu dân cư, sự ràng buộc giữa người
đi thuê lao động và lao động làm thuê không cao, mức lương hấp dẫn từ các
ngành kinh tế khác đang khiến lao động cho ngành này càng ngày càng thiếu.
Nhu cầu lao động cho ngành NTTS cần phải được xác định cẩn thận và đúng

12


×