Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU TÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC Y TẾ TẠI
CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Hữu Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa kinh tế và phát triển nơng thơn, Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bệnh viện đa khoa thị
xã Phú Thọ, Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Phú Thọ đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tâm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ và hộp .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 4

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.


Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực y tế ...................................................... 8

2.1.3.

Tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực y tế....................................................... 12

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực y tế....................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ..................................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm ở Việt Nam ................................................................................. 20

2.3.

Bài học và kinh nghiệm rút ra cho các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú
Thọ, Tỉnh Phú Thọ............................................................................................ 25

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 26

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 26

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 26

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................. 28

3.2.2.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 29


3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 34
4.1.

Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực y tế của các bệnh viện trên địa
bàn thị xã Phú Thọ ............................................................................................ 34

4.1.1.

Khái quát về các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ .................................. 34

4.1.2.

Chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 35

4.1.3.

Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa
bàn thị xã Phú Thọ ............................................................................................ 53

4.1.4.

Đánh giá chung ................................................................................................. 64

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực y tế
tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ ................................................... 67

4.2.1.

Các nhân tố bên trong ....................................................................................... 67

4.2.2.

Các nhân tố bên ngoài bệnh viện ...................................................................... 70

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa
bàn thị xã Phú Thọ ............................................................................................ 72

4.3.1.

Phương hướng và mục tiêu ............................................................................... 72

4.3.2.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ........................................................ 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 81
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 81


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BT

Bình thường

BV

Bệnh viện



Cao đẳng

CKI

Chuyên khoa I


CKII

Chuyên khoa II

ĐH

Đại học

GB

Giường bệnh

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

KTV

Kỹ thuật viên

NL

Nhân lực

SC

Sơ cấp

TC


Trung cấp

TĐCM

Trình độ chun mơn

ThS

Thạc sĩ

TXPT

Thị xã Phú Thọ

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Mẫu điều tra .............................................................................................. 29

Bảng 4.1.

Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo độ tuổi và giới tính tại các bệnh

viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ ............................................................... 36

Bảng 4.2.

Mức độ phù hợp cơ cấu tuổi nhân lực y tế năm 2016 ............................... 36

Bảng 4.3.

Mức độ phù hợp cơ cấu giới tính nhân lực y tế năm 2016........................ 37

Bảng 4.4.

Tình trạng sức khỏe, thể lực của cán bộ y tế ............................................. 38

Bảng 4.5.

Mức độ phù hợp về sức khỏe, thể lực ....................................................... 39

Bảng 4.6.

Cơ cấu nhân lực y tế của các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ
theo trình độ chun mơn.......................................................................... 40

Bảng 4.7.

Mức độ phù hợp trình độ chun mơn cán bộ y tế năm 2016................... 41

Bảng 4.8.

Cơ cấu nhân lực y tế theo trình độ chun mơn và nhóm chức danh

các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ năm 2016 ............................... 42

Bảng 4.9.

Tỷ lệ cơ cấu chuyên môn chuẩn ................................................................ 43

Bảng 4.10.

Mức độ phù hợp cơ cấu chuyên môn năm 2016 ....................................... 43

Bảng 4.11.

Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ tin học, ngoại ngữ .......................... 44

Bảng 4.12.

Mức độ phù hợp trình độ tin học, ngoại ngữ cán bộ y tế năm 2016 ......... 45

Bảng 4.13.

Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo thâm niên công tác ............................... 46

Bảng 4.14.

Mức độ phù hợp về cơ cấu nhân lực y tế theo thâm niên công tác ........... 46

Bảng 4.15.

Mức độ hài lịng vào năng lực chun mơn của nhân viên y tế ................ 47


Bảng 4.16.

Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên y tế tại các bệnh
viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ năm 2016 .............................................. 49

Bảng 4.17.

Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh
đối với chăm sóc và điều trị của bác sĩ ..................................................... 50

Bảng 4.18.

Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh
đối với chăm sóc và điều trị của điều dưỡng viên, kỹ thuật viên,
dược sĩ ....................................................................................................... 51

Bảng 4.19.

Cán bộ y tế đánh giá về môi trường làm việc tại Bệnh viện Đa
khoa thị xã Phú Thọ năm 2017 ................................................................. 52

Bảng 4.20.

Cán bộ viên chức y tế tuyển dụng mới từ năm 2015-2017 ....................... 54

vi


Bảng 4.21.


Đào tạo dài hạn cho cán bộ y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị
xã Phú Thọ ................................................................................................ 56

Bảng 4.22.

Các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ y tế năm 2016 ................................ 57

Bảng 4.23.

Thu nhập tăng thêm tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ
năm 2016 ................................................................................................... 59

Bảng 4.24.

Đánh giá của các cán bộ được khảo sát về mức độ hài lòng với chế
độ thu nhập tăng thêm được hưởng........................................................... 59

Bảng 4.25.

Chi quỹ phúc lợi năm 2016 tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã
Phú Thọ ..................................................................................................... 60

Bảng 4.26.

Công tác sử dụng cán bộ y tế .................................................................... 61

Bảng 4.27.

Chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch giao của các bệnh viện trên địa
bàn thị xã Phú Thọ .................................................................................... 62


Bảng 4.28.

Kết quả khám bệnh chữa bệnh của các bệnh viện trên địa bàn thị
xã Phú Thọ ................................................................................................ 62

Bảng 4.29.

Kết quả đánh giá cán bộ, viên chức y tế ................................................... 63

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HỘP
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ đánh giá về mức độ đạt được của một số yếu tố ảnh hưởng ............ 69
Hộp 4.1.

Ý kiến chia sẻ của người bệnh về mức độ hài lòng vào năng lực
chuyên môn của nhân viên y tế ................................................................. 48

Hộp 4.2.

Ý kiến thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ chuyên môn của các
bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ....................................................... 48

Hộp 4.3.

Ý kiến chia sẻ của người bệnh về thái độ phục vụ của nhân viên y tế .......... 50

Hộp 4.4.


Ý kiến của nhân viên y tế về môi trường làm việc tại bệnh viện .............. 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Tâm
Tên Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã
Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nhân lực, nâng
cao chất lượng nhân lực y tế.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc
nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh
Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa
bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin gồm thu thập số liệu và tài liệu
thứ cấp, thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
- Phương pháp đánh giá chất lượng nhân lực
Kết quả chính và kết luận
Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị

xã Phú Thọ: (i) Về số lượng và cơ cấu: nhân lực là nữ là chủ yếu, chiếm đến 69,89%;
chủ yếu là lao động trẻ (59,39% có độ tuổi dưới 40 tuổi). (ii) Thể lực cơ bản đáp ứng
yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn đến 1,66% nhân lực trong tình trạng sức khỏe loại IV (yếu).
(iii) Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu, 32,86% nhân lực chỉ có trình độ trung
cấp; chỉ có 36 người có trình độ trên đại học chiếm 9,95%, đại học chiếm 24,59 %, cao
đẳng chiếm 32,6%, còn lại là từ trung cấp. (iv) Trình độ chun mơn của nhân lực y tế
tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ chưa đáp ứng nhu cầu công nghệ, kỹ thuật
và nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu của nhân dân. Hầu hết các bệnh viện thiếu nhân
lực có trình độ chun mơn cao. (v) Trình độ tin học, ngoại ngữ của nhân lực y tế đã
phù hợp với quy định (số lượng cán bộ có chứng chỉ tin học là 249 người chiếm
68,78%, ngoại ngữ là 133 người chiếm 36,74%). (vi) Một bộ phận nhân lực chưa có ý
thức tổ chức kỷ luật cũng như tác phong công nghiệp trong thực hiện công việc được

ix


giao, có đến 8,34% ý kiến được phỏng vấn tỏ rõ khơng hài lịng, khơng tin tưởng vào
năng lực chun môn của nhân viên y tế. (vii) Điều kiện làm việc của Bệnh viện đã
được cải thiện, nhưng vẫn còn hạn chế, có đến 19/60 ý kiến được phỏng vấn đánh giá
mơi trường làm việc vẫn cịn nhiều áp lực, yếu tố độc hại chiếm tỷ lệ 31,67%)
Từ thực trạng chất lượng nhân lực y tế của các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú
Thọ luận văn đã đưa ra được giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh
viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Nâng cao chất lượng
nhân lực của các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ cần phải phù hợp với yêu cầu
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, trên cơ sở đó đầy mạnh nâng cao
nhân lực về chun mơn, nghiệp vụ có cơ chế, chính sách hợp lý. Đó là giải pháp
mang tính đồng bộ và lâu dài nhằm đảm bảo cả về số lượng, nâng cao chất lượng,
phù hợp về cơ cấu để nhân lực phát triển lâu dài và bền vững. Góp phần vào nâng
cao công tác khám bệnh chữa bệnh của các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ
trong thời gian sắp tới.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Huu Tam
Thesis title: Enhancing the capacity of human resource for healthcare in hospitals of
Phu Tho town, Phu Tho province
Major:

Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Contributing to systemize theories and practice about human resource quality,
and enhancement of healthcare human resource;
- Assessing the quality of human resource for healthcare and identifying factors
affecting the enhancement of healthcare human resource healthcare in hospitals of Phu
Tho town, Phu Tho province.
- Recommending quality of human resource for health in hospitals of Phu Tho
town, Phu Tho province.
Research Methods
- Data collection methods includes methods for secondary data collection and
primary data collection.
- Method for data processing and analysizing .
- Method for assessing the quality of human resource healthcare.
Main findings and conclusions
The current situation of human resource for healthcare in hospitals of Phu Tho

town is: (i) Quantity and structure: the majority of human resource in hospitals are
women who account for 69.89%; mainly young people (59.39% is under 40 years old);
(ii) Physical health meets requirement, except 1.66% of human resource belong
category IV (weak); (iii) Professional capacity is still limited, 32.86% of them hold
vocational degree; only 36 doctors with post-graduate degree that accounts for 9.5%,
university degree accounts for 24.59 %, college degree accounts for 32.6% and the
remaining is intermediate level; (iv) professional capacity of healthcare staff in hospitals
in Phu Tho town have not been able to meet requirement for the application of
technologies, techniques and the need of people for medical services. Most of hospitals
lack well-qualified healthcare staff; (v) The capacity of healthcare staffs in terms of
informatics, and foreign languages has met basic standard (there are 249 staff having
informatics certificates accounting for 68.78%, and 133 staff having foreign language

xi


certificates accounting for 36.74%; (vi) Some healthcare staff still lack work disciplines
as well as professional manners in the implementation of assigned works. There is
8.34% of interviewed people shows that they are not happy and do not trust in
professional skills of healthcare staff; (vii) Work conditions of hospitals has been
improved but still limited, 19/60 of interviewed people indicates that their work
environment being under pressure and with poison risks (31.67%).
From the current situation of healthcare human resource in Phu Tho town, this
research indicates some solutions to enhance the quality of of healthcare human resource
in Phu Tho town in individual and Phu Tho province in general in the near future.
Enhancing human resource for healthcare in Phu Tho town needs to be suitable with the
needs for improving medical services of these hospitals, then strengthening human
resources for healthcare in terms of professionals and skills with appropriate policies.
These are integrated and long-term measures to ensure both quantity and quality with
appropriate structure for long-term and sustainable development. This helps to enhance

medical services of hospitals of Phu Tho town, Phu Tho province in coming time.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn trong việc
thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một trong
những thách thức đó là nâng cao chất lượng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước hội
nhập, phát triển trong xu thế tồn cầu hóa.
Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực quốc gia, công tác y
tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được Đảng, Nhà nước xác định là một
trong các ngành, lĩnh vực quan trọng nhất, trực tiếp và mang tính quyết định.
Trong cơng tác chăm sóc sức khỏe, vấn đề nhân lực đóng vai trị quan trọng vì
phục vụ trực tiếp cho con người, liên quan mật thiết đến sinh mạng con người.
Do vậy, vấn đề đạo đức và trình độ chun mơn, tính chun nghiệp cao trong
thực hiện cơng việc là không thể tách rời. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng
cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới. Đã khẳng định: Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng
yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ
đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống
nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa
phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
uỷ, chính quyền địa phương.
Những năm qua ngành y tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc trong
nhiều lĩnh vực đặc biệt là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhằm nâng cao chất

lượng phục vụ nhân dân. Đóng góp khơng nhỏ vào thành tựu đó là hoạt động của
hệ thống bệnh viện trên cả nước. Bệnh viện công lập là đơn vị sự nghiệp được
Đảng, Nhà nước xây dựng hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo
cho mọi người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế dễ dàng, thuận lợi. Cùng với
q trình tồn cầu hóa, sự phát triển khơng ngừng của khoa học cơng nghệ có tác
động tích cực đến ngành y tế nói chung và y tế tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đó là sự
đa dạng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhiều loại hình dịch vụ y tế khám

1


chữa bệnh hơn, sự chuyên nghiệp trong công tác khám chữa bệnh. Bên cạnh
những mặt thuận lợi thì khó khăn thách thức đặt ra đối với các bệnh viện công
lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay là nâng cao chất lượng nhân lực y tế để
đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, yêu cầu khám chữa bệnh kĩ
thuật cao (Sở Y tế Phú Thọ, 2017).
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường
cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới,
những năm qua, ngành y tế tỉnh Phú Thọ nói chung và các bệnh viện trên địa bàn
thị xã Phú Thọ nói riêng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân
lực y tế: từ giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao y đức đến đẩy mạnh đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường và điều kiện làm việc để đội ngũ
thầy thuốc phát huy năng lực. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thị
xã Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế do chất lượng nhân lực y tế chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực khám chữa bệnh như: chưa thực hiện
được các dịch vụ y tế kỹ thuật cao; thái độ phục vụ, ứng xử nhân viên y tế vẫn
cịn hạn chế; trình độ chun môn của một số cán bộ, nhân viên y tế chưa đáp
ứng được yêu cầu công việc (Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ, Bệnh viện Tâm
thần Phú Thọ, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Phú Thọ, 2016).

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh
viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ cho người dân thì nhân lực y tế là
yếu tố then chốt, quyết định. Xuất phát từ những lý do trên em chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ” làm chủ đề nghiên cứu của mình.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này cần đặt ra và làm sáng tỏ các câu hỏi:
- Cơ sở lý luận về nhân lực, nhân lực y tế, chất lượng nhân lực, nâng cao
chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực y tế như thế nào?
- Tiêu chí nào để đánh giá chất lượng nhân lực? các hoạt động nào nhằm
nâng cao chất lượng nhân lực?
- Thực trạng chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã
Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ hiện nay ra sao? Các biện pháp nâng cao chất lượng nhân
lực y tế trong thời gian qua?
- Giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa

2


bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn nghiên cứu thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nhân lực,
nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực y tế và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã
Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nhân lực y tế và các hoạt động hay biện pháp nâng cao chất
lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng khảo sát là nhân lực y tế làm việc tại các bệnh viện trên địa bàn
nghiên cứu, cụ thể là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nhân lực y tế: các khái
niệm cơ bản về nhân lực, nhân lực y tế, chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng
nhân lực, nội dung nâng cao chất lượng nhân lực y tế...; bài học kinh nghiệm về
nâng cao chất lượng nhân lực y tế của một số nước trên thế giới và Việt Nam.
+ Tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạng chất
lượng nhân lực y tế, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng
nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong
thời gian qua.
+ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại

3


các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
* Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện tại các bệnh viện trên địa
bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi về thời gian: nghiên cứu tập trung trong giai đoạn từ năm 2014
đến năm 2016, số liệu khảo sát tập trung trong năm 2016. Tuy nhiên, một số
thông tin khảo sát từ phía bệnh nhân, hoặc người dân sử dụng các dịch vụ từ
bệnh viện sẽ được thực hiện trong năm 2017; các dự báo và giải pháp đề xuất đến

năm 2020 và xa hơn.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng
nhân lực y tế thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng nhân lực y
tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
- Tăng cường nhận thức cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc
vận dụng cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Về thực tiễn
- Luận văn nhằm cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về nâng cao
chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn góp phần cung cấp thêm những thông tin về nâng cao chất lượng
nhân lực y tế và những hạn chế trong nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các
bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá đúng thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các
bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Nhân lực và nhân lực y tế

“Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ
thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào
q trình lao động - con người có sức lao động” (Trần Xuân Cầu, 2012).
"Nhân lực còn được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực
này gồm có thể lực và trí lực”. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc
vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ
ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người cịn tùy
thuộc vào tuổi tác, thời gian cơng tác, giới tính...(Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn
Vân Điềm, 2012).
Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng
xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con
người là khơng bao giờ thiếu hoặc lãng qn và có thể nói như đã được khai thác
gần tới mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người mới
còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng cịn nhiều bí ẩn của
mỗi con người" (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
Nhân lực y tế được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là “tất cả mọi
người tham gia vào các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe”, là trung tâm
của mỗi hệ thống y tế (Nguyễn Thị Hoài Thu, 2017).
“Nhân lực y tế là những người tham gia vào các hoạt động với mục đích
chính là tăng cường sức khỏe cộng đồng” (Trường đại học Y tế công cộng, 2013).
Đối với bệnh viện, nhân lực y tế là bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên,
dược sĩ.
2.1.1.2. Chất lượng nhân lực
Chất lượng nhân lực là trạng thái nhất định của nhân lực thể hiện mối quan
hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó là
yếu tố phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động trong

5



quá trình làm việc (Bùi Văn Nhơn, 2006).
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, là
tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó ln có sự vận động và phản
ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư
(Nguyễn Tiệp, 2007).
Cịn theo quan điểm Trần Xuân Cầu (2012) thì chất lượng nguồn nhân lực
được hiểu như sau: “Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn
nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn
nhân lực”.
Nguồn Nhân lực được xem xét và nghiên cứu theo số lượng, chất lượng và
cơ cấu. Số lượng nguồn nhân lực thể hiện quy mô nguồn nhân lực và tốc độ
tăng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa
các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu
hiện thông qua các tiêu thức: sức khỏe, trình độ học vấn; trình độ chun mơn
- lành nghề...Chất lượng nguồn nhân lực do trình độ phát triển kinh tế xã hội
và chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ quốc gia quyết
định. Cơ cấu nguồn nhân lực thông qua các tỷ lệ từng bộ phận nguồn nhân lực
được chia theo các tiêu thức chất lượng khác nhau trong tổng nguồn nhân lực,
chẳng hạn cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, theo giới tính, theo nghề
nghiệp...(Trần Xuân Cầu, 2012).
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì
chất lượng nguổn nhân lực được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát
triển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định.
Năng lực hoạt động có được thơng qua đào tạo, qua huấn luyện, qua thời
gian làm việc được đánh giá bằng học hàm, học vị, cấp bậc công việc và kỹ năng
giải quyết công việc. Phẩm chất là khả năng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm và khó có tiêu chí nào làm thức đo để đánh giá phẩm chất của nhân lực.
Với các cách hiểu khác nhau về chất lượng nhân lực, nhưng nhìn chung lại
thì chất lượng nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trưng

về trạng thái thể lực, trí lực, tâm lực. Nó thể hiện trạng thái nhất định của nhân
lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi
hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực được đánh
giá thông qua các tiêu thức:

6


- Thể lực thể hiện ở khả năng vận dụng cơ bắp trong q trình lao động.
Thơng qua chiều cao, cân nặng và tình trạng bệnh tật để đánh giá thể lực. Thể lực
có được nhờ q trình rèn luyện, chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
(Trần Xn Cầu, 2012).
- Trí lực: được biểu hiện thơng qua khả năng vận dụng trí óc trong q
trình lao động. Trí lực có được nhờ các khả năng bẩm sinh vốn có, nhờ q trình
học tập, rèn luyện bản thân, nhờ chế độ ăn uống khoa học (Trần Xuân Cầu, 2012).
- Tâm lực là thuật ngữ chỉ năng lực và ý chí của con người. Tâm lực là
sức mạnh tâm lý của con người. Tâm lực cao hay thấp thể hiện ở mức độ nhận
thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn đấu, thái độ và tác
phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần
hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với doanh
nghiệp. Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống, thể hiện nét văn
hóa của người lao động. Trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố cấu thành
nguồn nhân lực, trình độ phát triển nhân cách, đạo đức đóng vai trị quan trọng,
vì nó đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt hơn khơng chỉ với chức năng
kinh tế mà cịn với chức năng xã hội và là cơ sở tâm lý cho việc nâng cao năng
lực sáng tạo của họ trong lao động (Wikipedia, 2018).
2.1.1.3. Nâng cao chất lượng nhân lực
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các doanh
nghiệp tăng cường nghiên cứu, dự báo những tác động của cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 tới lao động việc làm trong từng lĩnh vực, ngành nghề làm cơ sở

để xác định và trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết. Từ đó đáp
ứng yêu cầu chuyển đổi công nghệ, cũng như cung cấp thông tin, định hướng cho
việc lập kế hoạch, đổi mới giáo dục đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Đổi mới một hệ thống giáo dục, đào tạo năng động và linh hoạt là yêu cầu sống
còn để khắc phục những thiếu hụt về kỹ năng, cũng như điều chỉnh và thích nghi
nhanh chóng với nhu cầu về kỹ năng lao động cao hơn do tiến bộ của khoa học
và công nghệ đặt ra. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư cho cả hai
hệ đào tạo. Thứ nhất là đào tạo mới lao động có chun mơn kỹ thuật. Theo đó,
chuẩn bị cho nền kinh tế (quan trọng là cho các ngành kinh tế mũi nhọn) một thế
hệ lao động trẻ có kỹ năng, có khả năng hoạt động lâu dài, có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học công nghệ. Thứ hai

7


là đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc. Cụ
thể như tiếp tục đào tạo để có những lao động kỹ thuật có trình độ tay nghề cao
hơn, đáp ứng u cầu của tiến bộ khoa học - công nghệ. Đào tạo lại, đào tạo nâng
cao được tiến hành bằng 3 hình thức. Đó là tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
tại các trường, lớp của doanh doanh nghiệp; đào tạo kèm cặp tại chỗ trong sản
xuất. Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang đẩy nhanh quy hoạch
lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Bên
cạnh đó, ưu tiên đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu về những kỹ năng
mới, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của các ngành/doanh
nghiệp trong bối cảnh hội nhập và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 (Thảo Nguyên, 2018).
2.1.2. Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực y tế
2.1.2.1. Nâng cao thể lực
Nâng cao thể lực chính là nâng cao sức khỏe. Theo tổ chức Y tế thế giới
(WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần

và xã hội chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh hay thương tật” (Nguyễn Thị
Hoài Thu, 2017).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: Nâng cao sức khỏe là quá
trình làm cho dân chúng nâng cao sự kiểm soát vấn đề sức khỏe và cải thiện sức
khỏe của chính bản thân họ. Các yếu tố tác động bao hàm các khía cạnh: tính xã
hội, tính kinh tế và mơi trường. Mục đích của nâng cao sức khỏe là cải thiện sức
khỏe con người và để con người kiểm soát nhiều hơn trên các vấn đề sức khỏe
của họ (Nguyễn Thanh Tú, 2018).
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đã đưa ra mục tiêu tổng quát:
Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc
sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu
quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng.
Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ
cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chun mơn vững vàng,
tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất,
cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế (Ban chấp hành Trung ương, 2017).

8


Thể lực là sự phát triển hài hòa của con người về sức khỏe cơ thể và sức
khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, khả năng mang vác, lao động
tay chân. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận
động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động.
Thể lực của nhân lực được phản ánh bằng các tiêu chuẩn đo lường về:
Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật. Bên cạnh đó đánh giá tình trạng
sức khỏe có thể thơng qua các tiêu chí: Tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính.
2.1.2.2. Nâng cao trí lực

Nâng cao trí lực chính là nâng cao trình độ học vấn, trình độ chun mơn,
kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc của người lao động (Nguyễn Ngọc Quân và
Nguyễn Vân Điềm, 2012).
Trình độ học vấn: Là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến
thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn thể hiện thông qua các
quan hệ tỷ lệ: số người biết chữ, chưa biết chữ, số người có trình độ tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và trên đại học. Đây là một chỉ tiêu
quan trọng phản ánh chất lượng nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng.
Trình độ học vấn cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, ngồi ra cịn xây dựng một văn
hóa doanh nghiệp vững mạnh, từ đó tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân lực
(Nguyễn Ngọc Qn và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
Trình độ chun mơn kỹ thuật là sự hiểu biết, khả năng thực hành về
chun mơn, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường Trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Có khả năng chỉ đạo, quản lý một công
việc hay một chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chun mơn nhân lực được
đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ cao đẳng, tỷ lệ cán bộ đại học, tỷ lệ
cán bộ trên đại học. Việc giáo dục nghề và giáo dục chun mơn vừa giúp nhân
lực có kiến thức đồng thời cịn cung cấp tay nghề và kỹ năng chun mơn. Với
mỗi trình độ đào tạo nhất định, người học có thể biết được người học có thể biết
được họ sẽ phải đảm nhận những cơng việc gì. u cầu kỹ năng chun mơn
nghề nghiệp như thế nào?. Ngồi trình độ chun mơn tốt là cách thức để tăng
tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công
nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới. Nó cịn tạo ra một lực lượng lao động có trình

9


độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao và là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh

và bền vững (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
Kỹ năng: Là mức độ phức tạp của công việc; yêu cầu kỹ năng lao động trí
óc và lao động chân tay. Yêu cầu về kiến thức giáo dục, đào tạo cần thiết trong
công việc. Khả năng ra quyết đinh, đánh giá. Sự khéo léo chân tay; khả năng
sáng tạo; tính linh hoạt...cơng việc địi hỏi (Nguyễn Ngọc Qn và Nguyễn Vân
Điềm, 2012). Có hai loại kỹ năng:
Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính
chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng cứng thường được đào tạo bài
bản tại các trường học, các viện, thơng qua các mơn học chính khóa, thường rất
dài, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các
cấp 1,2,3 như các tư duy về logic tốn học, ngơn ngữ, các định luật về vật lý, hóa
học sinh học. Sau đó, những kiến thức này được phát triển dần lên các mức độ
cao hơn, thông qua việc giảng dạy, thực hành một cách hệ thống tại các trường
Cao đẳng, Đại học. Để có một kỹ năng cứng vững vàng, ngoài việc đào tạo các
tư duy ở trường phổ thơng, có khi phải mất 4,5 năm tại trường Đại học như kỹ
năng về kiến trúc, nơng nghiệp, máy tính, hay phải mất thêm hàng chục năm như
kỹ năng y khoa. Kỹ năng cứng của người bác sĩ chính là chun mơn y khoa để
trị bệnh hay cứu sống bệnh nhân, kỹ năng cứng của người thợ máy là việc thiết
kế, sửa chữa máy móc thiết bị. Do vậy để hình thành được một kỹ năng cứng,
cần có được một chỉ số thơng minh (IQ- Intelligent Quotion) nhất định trong mỗi
con người. Nói tóm lại, kỹ năng cứng chính là tập hợp các kỹ năng và khả năng
để một người có thể hồn thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và
thường được dạy tại các trường học (Tô Thanh Hiếu, 2014).
Kỹ năng mềm liên quan đến tính cách con người, khơng mang tính chun
mơn, được xem như khả năng hịa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể.
Kỹ năng mềm hay cịn gọi là kỹ năng thực hành xã hội (có nơi còn gọi là kỹ năng
sống) là tập hợp các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, kỹ năng làm việc
theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết,
quản lý thời gian, chăm sóc khách hang, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng
hoảng, sáng tạo và đổi mới v.v. Các cấp học tại trường thường không dạy học

sinh về kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm hình thành một phần do bẩm sinh, nhưng
hầu hết là qua quá trình luyện tập, thực hành trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày
trong công việc và xã hội. Hay nói cách khác, nếu kỹ năng cứng thường được

10


hoc tại trường học thì kỹ năng mềm thường được học qua trường đời. Nếu kỹ
năng cứng liên quan đến chỉ số IQ thì kỹ năng mềm gắn liền với chỉ số cảm xúc
EQ (Emotinal Quotion). Thực tế cho thấy có nhiều bác sĩ rất giỏi chun mơn,
nhưng chưa thành cơng như mong đợi hoặc thậm chí thất bại trong cơng việc và
cuộc sống vì khơng được sự ủng hộ của những người xung quanh như bệnh nhân,
cấp trên, cấp dưới hoặc đồng nghiệp, đối tác do họ thiếu hoặc chưa quan tâm đến
các kỹ năng mềm cần thiết trong ứng xử, thương lượng hoặc giải quyết các vấn
đề phát sinh hàng ngày (Tơ Thanh Hiếu, 2014).
Vai trị của kỹ năng mềm rất quan trọng, giúp “thăng hoa” kỹ năng cứng
và mang đến thành công của mỗi cá nhân hay của cả tổ chức. Một bác sĩ giỏi
chuyên môn nhưng giao tiếp với đồng nghiệp và bệnh nhân không tốt cũng
không mang lại hiệu quả chửa trị cao cho bệnh nhân và cho sự thành cơng của
chính bản thân mình. Một công nhân thành thạo chuyên môn nhưng không biết
cách làm việc theo nhóm thì cũng khó mà hồn thiện tốt công việc của cả tổ sản
xuất. Một nhân viên có kỹ năng mềm cao sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công
của một tổ chức, đặc biệt với những tổ chức phục vụ khách hàng hay cộng đồng
như ngành khách sạn, hay ngành y thì kỹ năng mềm là tố chất cực kỳ quan trọng
mà nhân viên cần có và cần được đào tạo (Tơ Thanh Hiếu, 2014). Để góp phần
hồn thiện kỹ năng của cá nhân nhân lực thì phải hài hịa 2 kỹ năng trên.
2.1.2.3. Nâng cao tâm lực
Trong thư Hồ Chủ tịch gửi cán bộ y tế đầu năm 1955, Bác nói về y đức
của người thầy thuốc đó là: Thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính
mệnh của họ nơi các cơ, các chú. Chính phủ phó thác cho các cơ, các chú việc

chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì
vậy, cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu
nói ấy rất đúng (Hồ Chí Minh, 1955).
Đạo đức nghề y (y đức) luôn được xã hội coi trọng, nó là phẩm chất tốt
đẹp của người làm cơng tác y tế và có ảnh hưởng đến q trình điều trị bệnh
nhân. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, y đức có sự sa sút nghiêm trọng. Đại hội
XI của Đảng đã chủ trương “Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong
hoạt động khám, chữa bệnh”. Giải pháp cơ bản để thực hiện chủ trương này là
coi trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, cơng tác tổ chức quản lý và có
nguồn tài chính tốt cho ngành y tế. hiện nay khơng ít thầy thuốc và cơ sở khám,

11


chữa bệnh không thấy hết mức độ sa sút về y đức từ cách ứng xử, giao tiếp với
bệnh nhân, thậm chí cịn có thái độ vơ trách nhiệm, thờ ơ với nỗi đau của người
bệnh... Hiện tượng tiêu cực trong khám, chữa bệnh đã trở thành phổ biến, kéo
dài, mất lịng tin đối với xã hội. Vì vậy đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương của
Đảng ta “Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa
bệnh” lúc này là vô cùng cần thiết. Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực
trong hoạt động khám, chữa bệnh là hai vấn đề liên hệ mật thiết với nhau, là việc
làm vừa thường xuyên, vừa cấp bách của ngành y tế nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động khám, chữa bệnh, củng cố và lấy lại niềm tin của nhân dân đối với
người thầy thuốc. Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động
khám, chữa bệnh cịn có ý nghĩa thực hiện các quan điểm định hướng xã hội chủ
nghĩa của Đảng đối với ngành y tế (Trần Văn Thụy, 2011).
2.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực y tế
a. Thể chất
Theo Bộ Nội vụ (2007) thể chất gồm các tiêu chí:

* Căn cứ theo độ tuổi, giới tính
Tỷ lệ NL theo độ tuổi/giới tính

Số lượng NL theo độ tuổi/ giới tính

=

Tổng số NL

× 100

* Sức khỏe (sức khỏe loại 1, loại 2, tình trạng ốm đau)
Tỷ lệ NL có sức khỏe loại i

Số lượng NL có sức khỏe loại i

=

Tổng số NL

× 100

b. Trí lực
Theo Bộ Nội vụ (2007) trí lực gồm các tiêu chí:
* Trình độ học vấn, trình độ chun mơn
Tỷ lệ NL có trình độ học vấn
(12/12; 10/10)

=


SL NL có trình độ học vấn (12/12)
Tổng số NL
Tổng số bác sĩ

Tỷ số bác sĩ /điều dưỡng, KTV =

Tỷ số dược sĩ/dược sĩ
trung cấp

× 100

Tổng số (điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV)
Tổng số dược sĩ

=

Tổng số dược sĩ trung cấp

12


×