Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện tân lạc tỉnh hòa bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.96 KB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HOA

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CHO GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC TỈNH
HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện
Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoa


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài..........................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2


1.3.

đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của luận văn ........................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cho
giáo dục ..........................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ......................4

2.1.1.

Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục................................4

2.1.2.

Vai trò của quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục...............................5


2.1.3.

Đặc điểm của quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục...........................6

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục............................8

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự
nghiệp giáo dục .............................................................................................15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục..................20

2.2.1.

Kinh nghiệm một số huyện thuộc tỉnh Hịa Bình ............................................20

2.2.2.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc ............................................22

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................24

3.1.

Phương pháp tiếp cận.....................................................................................24

3.1.1.

Người quản lý chi và đơn vị thực thi hoạt động chi ........................................24

3.1.2.

Theo cấp học .................................................................................................24

3.2.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu ....................................24

3.2.1.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tân Lạc .................................................24

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................25

3.3.

Thu thập số liệu .............................................................................................29

3.3.1.


Số liệu thứ cấp ...............................................................................................29

3.3.2.

Số liệu sơ cấp ................................................................................................31

3.4.

Chỉ tiêu phân tích...........................................................................................33

3.5.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................35
4.1.

thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 – 2018............................................................35

4.1.1.

Hệ thống tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho
giáo dục huyện Tân Lạc .................................................................................35

4.1.2.

Cơng tác lập và phân bổ dự tốn chi thường xuyên ngân sách cho giáo
dục huyện Tân Lạc ........................................................................................44


4.1.3.

Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện
Tân Lạc .........................................................................................................49

4.1.4.

Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ...........................56

4.1.5.

Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục huyện Tân Lạc ........................................................................................59

4.1.6.

Kết quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục tại huyện Tân Lạc ....................................................................................61

4.2.

Các yếu tố Ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Tân Lạc ..................................................63

4.2.1.

Chính sách chi thường xuyên và quản lý chi thường xun ............................63

4.2.2.


Trình độ chun mơn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản
tại các đơn vị trường học................................................................................64

4.2.3.

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị dự toán ..........................66

iv


4.2.4.

Cơng tác xã hội hóa giáo dục tại địa bàn huyện Tân Lạc ................................66

4.3.

Các giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục huyện Tân Lạc ....................................................................67

4.3.1.

Mục tiêu và quan điểm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
cho giáo dục huyện Tân Lạc ..........................................................................67

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
cho giáo dục huyện Tân Lạc ..........................................................................69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................82

5.1.

Kết luận .........................................................................................................82

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................83

5.2.1.

Đối với Trung ương .......................................................................................83

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ....................................................................84

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................86
Phụ lục ......................................................................................................................88

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


HCSN

Hành chính sự nghiệp

KBNN

Kho bạc nhà nước

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

SNCTCĐT

Sự nghiệp có tính chất đầu tư

TC – KH

Tài chính – kế hoạch

TH&THCS

Tiểu học và trung học cơ sở

THCS


Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

SNGD

Sự nghiệp giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nước

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Quy mô trường lớp các bậc học huyện Tân Lạc năm học 2016-2017 ........26

Bảng 3.2.

Thống kê số lượng đội ngũ từ năm học 2015-2016 đến năm học
2017-2018 ................................................................................................28

Bảng 3.3.


Xếp loại học lực của học sinh ...................................................................28

Bảng 3.4.

Xếp loại hạnh kiểm của học sinh ..............................................................29

Bảng 3.5.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .......................................................30

Bảng 3.6.

Số người được phỏng vấn theo các nhóm .................................................30

Bảng 3.7.

Phân bổ mẫu điều tra ................................................................................32

Bảng 3.8.

Bảng nội dung điều tra, phỏng vấn ...........................................................33

Bảng 4.1.

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi
thường xuyên huyện Tân Lạc ...................................................................40

Bảng 4.2.

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc ....................41


Bảng 4.3.

Cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục theo các cấp học huyện
Tân Lạc giai đoạn 2016-2018 ...................................................................42

Bảng 4.4.

Mức thu học phí tại huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2018........................43

Bảng 4.5.

Số liệu thu học phí huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2018 .........................44

Bảng 4.6.

Dự toán chi sự nghiệp giáo dục huyện Tân Lạc ........................................46

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ QLNS và kế toán về cơng tác xây dựng dự tốn
chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục (n=90) ................................................48

Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện dự toán chi NSNN cho SNGD huyện Tân Lạc..............50

Bảng 4.9.

Tổng hợp thực hiện dự tốn chi từ NSNN cấp theo nhóm mục chi ............50


Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, chủ tài khoản và cán bộ lập dự
toán về công tác chấp hành chi NSNN ......................................................52
Bảng 4.11. Tổng hợp chi từ nguồn học phí theo nhóm mục chi ..................................54
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý về cơng tác quyết tốn chi NSNN (n=6).......58
Bảng 4.13. Thống kê công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN ......................................60
Bảng 4.14. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra NSNN cho sự nghiệp giáo
dục giai đoạn 2015-2017 ..........................................................................61
Bảng 4.15. Tỷ lệ số trường chấp hành đúng, đủ, kịp thời các khoản mục chi
hàng năm..................................................................................................63

vii


Bảng 4.16. Đánh giá của chủ tài khoản, kế toán về một số quy định của chính
sách ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo
dục (n=120) ..............................................................................................64
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ quản lý về trình độ chun mơn của kế tốn và
năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học (n=60) ........65
Bảng 4.18. Bảng tổng hợp kinh phí huy động cơng tác xã hội hóa giáo dục giai
đoạn 2016 – 2018 .....................................................................................66

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý chi ngân sách cho giáo dục .............................................37
Sơ đồ 4.2. Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục trên địa bàn huyện Tân Lạc ............39

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Hoa
Tên luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục của huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình.
Chun ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục; phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình giai đoạn 2016 - 2018 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục của huyện Tân Lạc trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các báo cáo từ các đơn vị của huyện cũng như
các nguồn thông tin đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, internet… Số liệu sơ cấp
được thu thập thông qua điều tra 10 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, 60 hiệu trưởng,
60 kế toán và 09 giáo viên các đơn vị trường học. Các phương pháp sử dụng trong luận
văn bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp đánh
giá cho điểm.
Các kết quả nghiên cứu
Thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho
sự nghiệp giáo dục; kết quả thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho sự
nghiệp giáo dục; đánh giá cơng tác lập dự tốn, chấp hành dự toán, quyết toán, những
kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước cho sự nghiệp giáo dục.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục bao
gồm: chính sách chi thường xuyên và quản lý chi thường xun; trình độ chun mơn
của kế tốn và năng lực quản lý của chủ tài khoản; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong các đơn vị dự toán; cơng tác xã hội hóa giáo dục tại địa bàn huyện Tân Lạc.
Các giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện
Tân Lạc cần thực hiện trong thời gian tới bao gồm: đổi mới hệ thống tổ chức phân cấp
quản lý chi thường xuyên NSNN; hồn thiện quy trình lập, phân bổ dự tốn, chấp hành

x


và quyết tốn chi NSNN; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN;
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lyschi NSNN; tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị dự tốn; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục tại
địa phương nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thi Hoa
Thesis title: Managing regular expenditures for education of Tan Lac district, Hoa
Binh province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives

To systematizing the theoretical and practical basis for managing regular
expenditures of the National budget for education; analyze and evaluate the status of the
management of State budget for educational sector of Tan Lac district, Hoa Binh
province in the period of 2016-2018 and propose solutions to improve the effectiveness
of the governance the regular budget for education of Tan Lac district in the future.
Research methods
Primary data is collected through reports from district departments as well as
information sources published in books, newspapers, magazines ... Primary data is
collected through surveys samples including 10 district officials, 60 headmasters, 60
accountants and 09 teachers of schools. The methods used in the thesis include:
descriptive statistical methods, comparison methods, and evaluation methods for grades.
Research results
The research analyzed the current status of organization and implementation of
management of regular budget expenditures for education; results of this work;
assessing the estimation, observing estimates, settlements, achieved results and
limitations in the management of regular state budget expenditures for education.
Factors affecting the management of state budget recurrent expenditures for
education include: regular spending policies and regular expenditure management;
professional qualifications of accountants and management capacity of headmasters;
continuous apply autonomy and self-responsibility mechanism in estimating schools;
socialization of education in Tan Lac district.
Solutions to strengthen the management of state budget for education in Tan Lac
district should be implemented, including: changing the organizational system of
decentralizing the management of state budget expenditures; completing the process of
making, allocating estimates, executing and settling state budget expenditures;

xii


strengthen inspection, examination and control of state budget spending; improve the

capacity of staff managing; continue to implement the mechanism of autonomy and
self-responsibility in estimating units; promote the socialization of education in the
locality to reduce the burden on the state budget.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con
người - động lực trực tiếp của sự phát triển. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến
sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục
đào tạo. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có nhiều chính sách mới đối với
ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể như: xã hội hoá giáo dục, đổi mới cơ chế quản
lý tài chính... Những chính sách này đều nhằm một mục đích là tạo điều kiện cho
giáo dục và đào tạo phát triển. Đi đôi với sự thay đổi chính sách cũng cần phải có
sự thay đổi trong phương thức quản lý nhằm đồng bộ hố q trình đổi mới, từ
đó đưa đến kết quả trong việc tăng cường giám sát, quản lý quá trình sử dụng
kinh phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí. Quản lý chi thường xuyên
ngân sách cho giáo dục giúp các nhà quản lý có những đánh giá tổng quan về
tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và dự tốn ngân sách, tình hình chấp hành
chế độ tài chính kế tốn và cơng tác quản lý tài chính của từng đơn vị.
Tân Lạc là một huyện miền núi cao của tỉnh Hịa Bình, tồn huyện có 23
xã và 1 thị trấn, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, mạng lưới giáo dục rộng
khắp phân bố đều trên địa bàn huyện. Mặc dù giao thông gặp nhiều khó khăn,
kinh tế chưa phát triển nhưng được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền của
tỉnh, huyện quan tâm đầu tư cho giáo dục. Công tác quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục tại huyện Tân Lạc đã có nhiều đổi mới và ngày càng đáp ứng tốt
hơn yêu cầu hiện nay. Tuy nhiên, công tác này hiện nay vẫn cịn nhiều khiếm
khuyết, hạn chế, q trình lập, chấp hành, quyết tốn chi ngân sách cịn nhiều vấn

đề bất cập. Mặt khác, ngành giáo dục huyện Tân Lạc đang thực hiện quản lý tài
chính theo phân cấp, các đơn vị trường học mới được giao tự chủ về tài chính từ
năm 2009 là 8 trường, năm 2011 là 10 trường, năm 2013 là 3 trường, năm 2014
là 9 trường và đến năm 2015 huyện đã có 69/69 trường được giao tự chủ về tài
chính, là đơn vị dự tốn cấp II thuộc phịng Giáo dục và Đào tạo quản lý. Đội
ngũ kế tốn trường mới, trình độ chuyên môn không đồng đều, các Hiệu trưởng –
chủ tài khoản mới tiếp xúc với công tác quản lý tài chính nên cơng tác này trong
ngành giáo dục cịn nhiều hạn chế. Dự toán của các đơn vị lập chưa sát với thực
tế; công tác quản lý sử dụng ngân sách của các đơn vị còn chưa chặt chẽ, lãng

1


phí; cơng tác kiểm tra, giám sát của cấp trên với các cơ sở giáo dục chưa được
thường xuyên chú trọng. Đặc biệt trong bối cảnh của huyện Tân Lạc là một
huyện miền núi có nguồn thu ngân sách thấp, chi ngân sách cho sự nghiệp giáo
dục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương,
do vậy vấn đề quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách
cho sự nghiệp giáo dục lại càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là yêu cầu cấp
bách đặt ra cho địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc tỉnh Hịa Bình” để
nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi
ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục của
huyện Tân Lạc nói riêng trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của
Huyện trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục.
Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
Định hướng và đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý chi ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho
giáo dục; những quy định về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục;
tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình.

2


Đối tượng thu thập số liệu là phòng Giáo dục và Đào tạo, phịng Tài chính
– kế hoạch, hiệu trưởng, kế toán các đơn vị trường học khối mầm non, khối tiểu
học, khối trung học cơ sở, trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường xuyên
từ nguồn NSNN cho giáo dục gồm các trường mầm non, tiểu học, tiểu học và
trung học cơ sở, trung học cơ sở; những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chi
thường xuyên NSNN cho giáo dục; ngun nhân và các giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Về khơng gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh

Hịa Bình.
- Về thời gian: thời gian 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
* Về lí luận:
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục nói chung và cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc nói
riêng, cụ thể là:
- Khái quát và nêu bật các khái niệm liên quan đến quản lý chi NSNN cho
sự nghiệp giáo dục
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý chi NSNN
* Về thực tiễn:
Luận văn chỉ ra thực trạng việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục
của huyện Tân Lạc trong giai đoạn năm 2016-2018
Đóng góp của luận văn là đánh giá được thực tế quá trình quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc hiện nay. Từ đó đã đề xuất
được một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục của huyện Tân Lạc được hoàn thiện hơn, bộ máy quản lý vận
hành tốt hơn, tránh được các sai phạm trong quá trình thực hiện lập, xét, duyệt và
phân bổ dự toán.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO
GIÁO DỤC
2.1.1. Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử
dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi

NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ
chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục là quá trình phân phối sử
dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục
đào tạo theo ngun tắc khơng hồn trả trực tiếp; là quá trình phân phối, sử dụng
nguồn lực tài chính của nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực cơng, qua đó thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các
hoạt động sự nghiệp khác (Nguyễn Việt Dũng, 2017).
Căn cứ theo lĩnh vực thì chi thường xuyên NSNN cho hoạt động sự
nghiệp bao gồm các nhóm chi sau:
- Chi sự nghiệp nơng, lâm, thủy lợi;
- Chi cho sự nghiệp giao thông;
- Chi cho sự nghiệp khoa học, công nghệ;
- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo;
- Chi sự nghiệp văn hóa - thể thao;
- Chi sự nghiệp thông tấn - báo chí - phát thanh - truyền hình;
- Chi sự nghiệp khác.
Theo nội dung thì các khoản chi thường xuyên NSNN có thể được chia
thành các nhóm:
- Các khoản chi thanh tốn cho cá nhân: Tiền lương, tiền cơng, phụ cấp
lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các
khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.

4


- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi thanh tốn dịch vụ cơng
cộng; chi th mướn; chi vật tư văn phịng, chi cơng tác phí, chi các khoản đặc

thù; chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ cơng tác chun mơn; chi
đồn ra đồn vào.
- Chi mua sắm, sửa chữa: Chi phí để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị,
phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ.
- Chi khác: Bao gồm các khoản chi thường xuyên không xếp vào nhóm trên.
2.1.2. Vai trị của quản lý chi thường xun NSNN cho giáo dục
2.1.2.1. Vai trò của quản lý chi thường xuyên NSNN
- Đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện sản xuất cung ứng một phần
hàng hóa cơng cộng cho nền kinh tế: Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh Nhà nước với vai trò là người sản xuất và cung ứng hàng hóa cơng cộng.
Hàng hóa cơng cộng được tạo ra từ hai hoạt động chủ yếu là: Quản lý hành chính
Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của Nhà nước. Để hai hoạt động này được vận
hành cần phải có nguồn nhân lực, vật lực và tài lực cần thiết, nguồn nhân lực ở
đây là người lao động. Nhà nước sử dụng nguồn lực tài chính có nguồn gốc từ
NSNN để chi trả cho nguồn nhân lực và mua các yếu tố vật lực từ bên ngồi hình
thành hàng hóa cơng cộng cho nền kinh tế phục vụ đời sống xã hội như giáo dục,
y tế, vui chơi giải trí.
- Trợ giúp đắc lực cho sự phát triển kinh tế: Nhà nước sử dụng nguồn lực
tài chính từ NSNN chi trả cho các hoạt động phát triển khoa học, cơng nghệ, hình
thành nhiều Viện khoa học hay Trung tâm nghiên cứu với mục đích phát triển
kinh tế.
- Góp phần cải thiện thứ bậc của quốc gia trong so sánh quốc tế: Nhà nước
sử dụng nguồn lực NSNN để chi trả cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng
lập góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí… Là yếu
tố làm cải thiện thứ bậc quốc gia trong so sánh quốc tế (Chính phủ, 2003a).
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của chi thường xuyên NSNN đối với
phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống. Yêu cầu đặt ra là phải quản lý chi
thường xuyên NSNN, đảm bảo chi nguồn lực tài chính xuất phát từ thuế, phí và
lệ phí chung được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của người dân và sự đòi hỏi trong tương lai.


5


2.1.2.2. Vai trò của quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
Giáo dục là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
nâng cao dân trí, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của xã hội hiện đại.
Chính vì lẽ đó mọi khoản chi cho giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm, chi thường xuyên NSNN cho giáo dục có một số vai trò quan trọng sau:
- Chi thuờng xuyên NSNN cho giáo dục có tính chất quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của bộ máy nhà trường
Nhà nước thực hiện cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết đảm bảo
trang trải những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà
trường, đảm bảo đời sống vật chất cho đội ngũ viên chức làm công tác giảng dạy
và quản lý hành chính nhà trường. Nhà nước chi ngân sách cho trả lương, phụ
cấp, các khoản phúc lợi, chế độ khen thưởng phù hợp với từng cá nhân. Hoạt
động này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà trường.
- Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục là khoản chi lớn tạo cơ sở vật
chất mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đồ dùng giảng dạy
Quy mô giáo dục được mở rộng; nhu cầu giáo dục ngày càng tăng cao,
những cơng trình, tài sản, công cụ giảng dạy không đáp ứng được nhu cầu, dần
xuống cấp cần phải xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và hiện đại hóa các trang
thiết bị giảng dạy. Đây là khoản chi với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học của giáo viên và học sinh. Một cơ sở vật chất khang trang những thiết bị
giảng dạy hiện đại là cơ sở nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đây là khoản chi quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành
giáo dục
Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu là chìa khóa của thành cơng.
Trên 80% khoản chi cho giáo dục do NSNN cấp, một phần còn lại do trường tự
thu, NSNN là nguồn tài chính chủ yếu và khơng thể thiếu được của ngành giáo

dục từ chi trả lương, phí lợi, khen thưởng cho đến chi đầu tư cở sở vật chất trang
thiết bị giảng dạy (Vũ Văn Phong, 2016).
2.1.3. Đặc điểm của quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
2.1.3.1. Đặc điểm cảu quản lý chi thường xuyên NSNN
NSNN là nguồn lực đặc biệt vì vậy quá trình cấp phát và chi tiêu có một số
đặc điểm sau:
Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân

6


bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các
năm trong kỳ kế hoạch.
Việc sử dụng kinh phí thường xun được thực hiện thơng qua hai hình
thức cấp phát thanh tốn và cấp tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác thuộc
NSNN việc thực hiện chi thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả.
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người nên nó
khơng làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như
chi cho đầu tư phát triển, hiệu quả của nó khơng đơn thuần về mặt kinh tế mà
được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền
vững của đất nước.
2.1.3.2. Đặc điểm chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
Chi thường xuyên NSNN có những đặc điểm riêng biệt khác với những
khoản chi khác thuộc NSNN:
- Phần lớn các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang tính ổn định
rõ nét. Nhận biết được tầm quan trọng của GD đối với sự phát triển kinh tế đất
nước và để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển của quốc gia, nhà nước luôn
chú trọng đầu tư cho GD. Hàng năm nhà nước luôn chi một khoản ngân sách nhất
định để đầu tư cho GD bất kể khi nền kinh tế đang hưng thịnh hay suy thoái.

- Xét theo cơ cấu chi theo từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của
vốn cấp phát thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục có hiệu lực tác động trong
khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Kết quả của hoạt động
giáo dục không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi
năm đó.
- Xét trong dài hạn, khoản chi này có tính chất tích lũy đặc biệt. Nếu xét
theo từng niên độ thì chi thường xuyên NSNN cho giáo dục có tính chất tiêu
dùng xã hội nhưng nó đã được chuyển thành chất xám của con người mặc dù
không tạo ngay ra của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên trong dài hạn khoản chi
này có tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế, là nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Phạm vi và mức độ chi NSNN cho sự nghiệp giáo được gắn liền với sự

7


lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa cơng cộng. Giáo dục là
hàng hóa cơng cộng phần lớn cung ứng và có thu phí bởi các trường cơng lập.
Tuy nhiên tham gia hoạt động này cịn có các trường ngồi cơng lập. Vì thế mức
độ tư nhân hóa, mức học phí phải đóng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến phạm vi
và mức chi NSNN cho giáo dục (Vũ Văn Phong, 2016).
Ngoài những đặc điểm chung nêu trên chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục còn mang đặc điểm riêng theo từng cấp học cụ thể: Khối mầm non chi
thanh toán chế độ hỗ trợ trẻ ăn trưa từ 3 đến 5 tuổi theo Nghị định số
06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính
sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên
mầm non. Khối tiểu học, trung học cơ sở thanh toán chế độ học sinh bán trú
theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ
quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thơn đặc biệt khó
khăn (Chính phủ, 2016a).

2.1.4. Nội dung nghiên cứu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy và công cụ quản lý chi thường xuyên NSNN cho
giáo dục
* Tổ chức bộ máy:
Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc
hội và Chính phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp,
cịn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức
các cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Phịng Tài chính), các tổ chức quản lý tài chính
chuyên ngành (Kho bạc nhà nước các cấp) thực hiện tồn bộ cơng tác quản lý tài
chính cơng nói chung, quản lý về chi NSNN nói riêng. Cụ thể chức năng của từng
bộ phận trong bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục như sau:
- Hội đồng nhân dân:
+ Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương;
+ Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách
địa phương;
+ Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết;

8


+ Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Ủy ban nhân dân:
+ Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp;
+ Lập quyết tốn ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên

trực tiếp;
+ Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về dự toán ngân
sách và quyết toán ngân sách;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu,
chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;
+ Phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân
sách Nhà nước lĩnh vực trên địa bàn;
+ Báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan tài chính các cấp:
+ Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để KBNN cấp vốn
và thanh toán;
+ Thực hiện quyết toán các khoản chi NSNN theo quy định của Luật NSNN;
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra về việc chấp
hành chế độ, chính sách tài chính, tình hình quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, tình
hình thanh tốn, quyết tốn nguồn kinh phí để có giải pháp xử lý các trường hợp
vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai quy định;
+ Được quyền yêu cầu KBNN, các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách
cung cấp tài liệu, thơng tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài
chính cơng.
- Kho bạc Nhà nước các cấp:
+ Ban hành quy trình thanh tốn tại kho bạc để thực hiện thống nhất trong
cả nước;

9


+ Kiểm sốt, thanh tốn kinh phí kịp thời, đầy đủ cho các đơn vị thụ
hưởng khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định;

+ Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân
sách đối với những khoản giảm thanh toán, trả lời các thắc mắc của các đơn vị
trong việc thanh toán vốn;
+ Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy
định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu
quá thời gian quy định mà khơng được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề
xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy khơng thỏa đáng thì vẫn giải quyết
theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm
quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý;
+ Đơn đốc đơn vị thanh tốn dứt điểm cơng nợ khi dự án đã quyết tốn;
+ Thực hiện chế độ thơng tin báo cáo và quyết tốn sử dụng vốn đầu tư,
vốn sự nghiệp thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
+ Được quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo
chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm sốt, thanh tốn kinh phí;
+ Tổ chức cơng tác kiểm sốt, thanh tốn nguồn kinh phí theo quy trình,
nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý kinh
phí chặt chẽ, thanh tốn kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho các đơn vị;
+ Hết năm kế hoạch, các đơn vị nhận số thanh toán trong năm, nhận xét về
kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính
sách theo quy định (Chính phủ, 2016b).
- Các đơn vị trường học:
+ Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi được giao,
nộp đầy đủ đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;
chi đúng chế độ; đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm;
+ Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị theo đúng mục đích, đúng
chế độ, có hiệu quả;
+ Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước; báo cáo tình
hình thực hiện ngân sách và quyết tốn ngân sách theo chế độ quy định (Đàm
Tuấn Anh, 2018).


10


×