Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.11 KB, 88 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN BÌNH MINH

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TỪ NẤM MEN BIA THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng .... năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Bình Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kế toán và
Quản trị kinh doanh – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cơ giáo Bộ mơn
Marketing – Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS.Trần Hữu Cường đã trực tiếp hướng dẫn và TS.Trần Thị Thu Hương
(Học viện Nông nghiệp Việt Nam), TS. Hồ Tuấn Anh (Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật
Cơng nghiệp) đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Ngoài ra, xin cảm ơn các cán bộ, anh chị em nhân viên Công ty cổ phần Giống gia
súc Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu tại cơng
ty, các công ty sản xuất bia rượu trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là Tổng công ty Cổ phần
Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Công ty Cổ phần ERESSON Việt Nam, các hộ
chăn nuôi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi điều tra và thu thập số liệu tại công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tơi, đồng thời có những ý kiến đóng góp
q báu trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày ..... tháng.... năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Bình Minh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ........................................................................................ vi
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1


Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị ...................................................... 4
2.1

Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị ..................................... 4

2.1.1.

Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan .................................................................... 4

2.1.2.

Các hướng tiếp cận chuỗi giá trị ..................................................................................... 11

2.1.3.

Nội dung phân tích chuỗi giá trị ..................................................................................... 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt ........................ 19

2.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 22

2.2.1.

Tổng quan về tình hình sản xuất bia và bã men bia tại Việt Nam .............................. 22

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị lợn thịt của một số nước và Việt Nam ............ 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men
bia thải của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội....................................................... 28

2.2.4.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................................................... 30

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 33
3.1

Đặc điểm công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội ............................................. 33

3.1.1

Thông tin chung ............................................................................................................... 33

iii



3.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................................... 33

3.1.3

Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................................... 34

3.1.4

Tổ chức bộ máy quản lý cơng ty .................................................................................... 34

3.1.5

Tình hình lao động của Cơng ty trong 3 năm (2016-2018) ......................................... 35

3.1.6

Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty ...................................................................... 37

3.2

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1

Đối tượng điều tra nghiên cứu ........................................................................................ 41

3.2.2


Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................... 43

3.2.4

Phương pháp phân tích .................................................................................................... 43

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu ......................................................... 43

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu trong điều tra và thử nghiệm.................................................................. 43

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả .................................................................. 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Phân tích chuỗi giá trị lợn thịt sử dụng nấm men bia thải ............................... 45

4.1.1.


Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị......................................................................................... 45

4.1.2.

Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân .................................................................. 46

4.1.3.

Tính hiệu quả của toàn chuỗi .......................................................................................... 60

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ
nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội ........................... 63

4.2.1.

Các yếu tố bên ngoài........................................................................................................ 63

4.2.2.

Các yếu tố bên trong ........................................................................................................ 66

4.3.

Một số giải pháp nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia
thải của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội ................................................ 68

4.3.1.


Tăng cường liên kết giữa các tác nhân........................................................................... 68

4.3.2.

Tăng cường năng lực quản lý và vận hành của từng tác nhân..................................... 69

4.3.3.

Hồn thiện quy trình sản xuất - phân phối đảm bảo yêu cầu của thị trường.............. 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 72
5.1.

Kết luận ................................................................................................................ 72

5.2.

Kiến nghị.............................................................................................................. 72

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 74
Phụ lục .......................................................................................................................... 76

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của cơng ty trong 3 năm từ 2016 - 2018 ....................... 37
Bảng 3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của cơng ty trong 3 năm 2016-2018 ............. 38
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2016
– 2018........................................................................................................... 40

Bảng 4.1. Sản lượng bia của một số nhà máy khảo sát trên địa bàn Hà Nội, giai
đoạn 2013-2016 ........................................................................................... 47
Bảng 4.2. Sản lượng bã men bia thải của một số nhà máy bia khảo sát trên địa
bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2016 ................................................................ 49
Bảng 4.3. Sản lượng bột xuất nấm men tiềm năng tại một số nhà máy bia khảo
sát trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2016 ............................................ 51
Bảng 4.4. Chi phí từ chiết xuất nấm men bia của các cơ sở sản xuất bia khảo sát
trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2016. .................................................. 52
Bảng 4.5. Định mức một số nguyên-nhiên liệu và chi phí cho 100kg chiết xuất
nấm men ....................................................................................................... 53
Bảng 4.6. Thu nhập tiềm năng từ chiết xuất nấm men bia của các cơ sở sản xuất
bia khảo sát trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2016 ............................... 54
Bảng 4.7. Chi phí xử lý men thải tại một số nhà máy bia khảo sát trên địa bàn Hà
Nội, giai đoạn 2013-2016 ............................................................................ 55
Bảng 4.8. Tổng thu nhập từ tiết kiệm chi phí xử lý bã men bia thải và từ hoạt
động sản xuất chiết xuất nấm men của các cơ sở sản xuất bia khảo sát
trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2016 ................................................... 56
Bảng 4.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 57
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu kết quả của hoạt động chăn ni lợn ở 4 cơng thức thí
nghiệm.......................................................................................................... 57
Bảng 4.11. Chi phí chăn ni lợn thịt ở 4 cơng thức thí nghiệm ................................... 58
Bảng 4.12. Kết quả chăn ni lợn thịt ở 4 cơng thức thí nghiệm................................... 60
Bảng 4.13. Một số văn bản chính sách (chọn lọc) hỗ trợ phát triển chăn ni theo
hình thức liên kết chuỗi ................................................................................ 64

v


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.


Chuỗi giá trị của Porter (1985) .................................................................. 12

Hình 2.2.

Hệ thống giá trị của Porter (1985) ............................................................. 13

Hình 2.3.

Sơ đồ về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ...................................................... 15

Hình 2.2.

Bã men bia thải .......................................................................................... 23

Hình 2.3.

Các tạp chất trong sinh khối nấm men bia................................................. 24

Sơ đồ 3.1.

Bộ máy quản lý công ty ............................................................................. 34

Sơ đồ 4.1.

Bản đồ chuỗi liên kết giữa các cơ sở sản xuất bia, cơ sở chế biến thức
ăn gia súc, và các cơ sở chăn nuôi ............................................................. 45

Biểu đồ 4.1. Biện pháp quản lý rủi ro của Công ty......................................................... 67


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATLĐ

An toàn lao động

BHLĐ

Bảo hiểm lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

CP (1)


Chi phí



Lao động

LĐTL

Lao động tiền lương

MTV

Một thành viên

QH

Quy hoạch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC-KT

Tài chính kế tốn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TT

Trung tâm

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Bình Minh
Tên luận văn: Phân tích chuỗi giá trị chăn ni lợn thịt từ nấm men bia thải của Công
ty Cổ Phần Giống gia súc Hà Nội
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị
chăn ni lợn thịt;
- Phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng nấm men bia thải của Công ty
cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt
của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng nấm
men bia thải của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu có liên
quan đến chăn ni lợn, chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt, số liệu liên quan đến phát triển
kinh tế địa phương và liên quan đến ngành hàng thịt lợn.
Thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ q trình phỏng vấn các cán bộ tại
Cơng ty CP Giống Gia súc Hà Nội, một số công ty bia tại địa bàn Hà Nội chủ yếu là
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Công ty CP ERESSON
Việt Nam.
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng là thống kê mô tả, so sánh,
SWOT và sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Xét về mặt kinh tế, hiệu quả từ việc tham gia chuỗi liên kết của các tác nhân khá
rõ ràng: (1) Các nhà máy bia thu lợi đồng thời từ việc tiết kiệm chi phí xử lý bã men bia
thải và từ việc sản xuất và bán chiết xuất nấm men. Tính trung bình năm 2016, một nhà
máy bia đã có thể thu lợi 1.140,3 triệu đồng nếu tham gia chuỗi liên kết, trong đó 355,7
triệu đồng (31,2%) từ việc tiết kiệm chi phí xử lý bã men bia thải và 784,6 triệu đồng
(68,8%) từ thương mại chiết xuất nấm men. (2) Các cơ sở chăn ni có thể lãi từ
5.802.976,1 đồng (ĐC), 5.763.011,0 đồng (TN3), 5.802.976,1 đồng (TN1) đến

viii


5.902.783,4 đồng (TN2), với giả thiết 3 lứa lợn thịt thương phẩm/năm.
Ngoài hiệu quả kinh tế, việc liên kết chuỗi có ý nghĩa lớn trong việc tăng tính
chủ động đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi từ các nguyên liệu có sẵn (bã men bia)
trong nước; giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu bột cá từ nước ngoài hiện nay
đang ở mức 90%. Đồng thời, liên kết chuỗi cịn giúp giải quyết bài tốn ơ nhiễm mơi
trường nếu lượng men bia thải khổng lồ không được tận dụng.
Trong số 3 thí nghiệm với tỷ lệ CXNM tương ứng là 2% (TN1), 4% (TN2), và 6%
(TN3) khi thay thay thế bột cá bằng chiết xuất nấm men thì việc thay thế với tỷ lệ 4%
mang lại hiệu quả cao hơn so với sự thay thế tỷ lệ 2% và 6%.

3) Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất 03
nhóm giải pháp ổn định và phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải
của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Binh Minh
Thesis title: An analysis of the value chain of meat pigs from waste beer yeast of Hanoi
Livestock Breeding Joint Stock Company
Major: Business management

Code: 8340101

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To systemize theoretical and empirucal literature on value chain and meat pig
value chain
- To analyze the value chain of meat pigs from waste beer yeast of Hanoi
Livestock Breeding Joint Stock Company
- To analyze factors affecting the value chain of meat pigs from waste beer yeast
of Hanoi Livestock Breeding Joint Stock Company
- To propose solutions for developing the value chain of meat pigs from waste
beer yeast of Hanoi Livestock Breeding Joint Stock Company.
Materials and Methods
Secondary data were collected from reports and documents relating to pig
production, the value chain of meat pig production as well as data relating to the local
socio-economic development and pork production sector.
Primary data were collected through the interviews conducted on the staff of

Hanoi Livestock Breeding Joint Stock Company, some beer companies in Hanoi,
mainly Hanoi Beer - Alcohol - Beverage Joint Stock Company and Eresson.
The major data analysis methods employed in this study include descriptive
statistics, comparative statistics, and SWOT analysis; and Excel program was also used
for data processing.
Main findings and conclusions
From the economic perspective, the efficiency of the stakeholders in the value
chain was fairly apparent: (1) The beer companies gain profits not only from selling
waste beer yeast but also from selling yeast extract. In 2016, one beer company could
gain a total profit of 1,140.3 million VND when participating in the value chain,
including 355.7 million VND (31.2%) from the decrease in the cost of waste beer yeast
processing and 784.6 million VND (68.8%) from the sale of yeast extract, on average.
(2) Livestick facilities might earned from 5,802,976.1 VND (DC), 5,763,011.0 VND

x


(TN3), 5,802,976.1 VND (TN1) to 5,902,783.4 VND (TN2), with the assumption of
there were 3 commercial meat pigs per year.
Apart from economic efficiency, this value chain was significantly meaningful
in enhancing the independence in ensuring livestock feed from domestically available
sources (beer yeast); thereby reducing the dependence on fish powder import, which
currently acvounts for 90% of the feed materials. In addition, the value chain also
helped to solve environmental pollution isssues when the huge amount of waste beer
yeast was not used.
Among the 3 experiments with the ratios of beer yeast of 2% (TN1), 4% (TN2),
and 6% (TN3) when replacing fish powder by beer yeast, the replacement ratio of 4%
had the highest efficiency as compared with those of 2% and 6%.
Based on the analysis of the current status and affecting factors, the study
proposes 3 groups of solutions for stabilizing and developing the meat pig value chain

from waste beer yeast of Hanoi Livestock Breeding Joint Stock Company.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn thịt là nghề truyền thống trong nông thôn Việt Nam, không
những thu hút được lao động nông thôn tham gia mà đang trở thành ngành sản
xuất chính, đang từng bước phát triển thành các mơ hình chăn ni tập trung,
chun mơn hóa đáp ứng nhu cầu về thịt lợn cho dân cư và thu nhập cho người
chăn nuôi. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã không ngừng phát triển theo xu
hướng mơ hình trang trại, chun mơn hóa, áp dụng các công nghệ kĩ thuật cao
để tăng năng suất, cải thiện giống… Hoạt động chăn nuôi của người dân đã
chuyển hướng đến việc chăn nuôi với kỹ thuật và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
chất lượng cao để giảm chi phí và nâng cao năng suất. Hiện nay để đẩy mạnh
ngành chăn ni lợn thịt phát triển thì cần có sự hỗ trợ cũng như hợp tác của các
tác nhân khác trong chuỗi giá trị chăn nuôi từ người chăn ni, q trình chăn
ni đến người tiêu dùng cuối cùng. Việc liên kết các tác nhân tham gia trong
q trình chăn ni áp dụng những kỹ thuật và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
mới hiện đang là xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi tại nước ta.
Trên thế giới, phụ phẩm ngành công nghiệp bia rượu đặc biệt đã được
nghiên cứu và chế biến thành một trong những ngun liệu chính để sản xuất
thức ăn chăn ni đặc biệt là chăn nuôi lợn. Chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ
phụ phẩm sản xuất bia làm thức ăn chăn nuôi hiện nay đang được rất nhiều nơi
áp dụng và đã đem lại kết quả khả quan cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam và
thế giới. Ở nước ta, phụ phẩm sản xuất bia vẫn được sử dụng dưới dạng thô trong
chăn nuôi hay được sử dụng với những mục đích khác đem lại hiệu quả kinh tế
không cao. Giá trị tiềm năng của chuỗi giá trị chăn nuôi sử dụng phụ phẩm từ
ngành sản xuất bia còn chưa được quan tâm và khai thác chuyên sâu. Trong khi

đó, ngành sản xuất thức ăn chăn ni Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu như bột cá, khô dầu đậu tương, bột xương thịt,
khoáng chất, vitamin và phụ gia... Do vậy, việc tận dụng nguồn nguyên liệu bã
men bia sẵn có trong nước góp phần rất quan trọng vào việc chủ động tạo ra
nguồn thức ăn cho ngành chăn ni nói chung.
Cơng ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội là một trong những doanh nghiệp
đi đầu về ngành chăn nuôi và áp dụng những công nghệ kĩ thuật cao ở nước ta
hiện nay. Cơng ty đã có gần 60 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực chăn nuôi
gia súc, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp , kinh doanh thức ăn

1


chăn nuôi, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, công trình chăn ni. Sản phẩm từ lĩnh
vực nơng nghiệp và chăn ni lợn tại thành phố Hà Nội nói chung và Cơng ty cổ
phần Giống gia súc Hà Nội nói riêng đều có mặt ở khắp nơi và đặc biệt chiếm thị
phần lớn trong thị trường khu vực miền Bắc hiện nay. Công ty cổ phần Giống gia
súc Hà Nội đang tích cực thực hiện các dự án về chuỗi giá trị chăn nuôi, dự án
của Công ty luôn đảm bảo sự liên kết giữa các khâu, phân phối lợi ích hợp lý
giữa các tác nhân đem lại sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn
thịt. Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội hiện đang đi đầu về các thí điểm dự
án chăn ni, đặc biệt Công ty cũng đang thử nghiệm dự án chuỗi giá trị chăn
nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của các nhà máy bia tại khu vực Hà Nội.
Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá tiềm năng của việc sử dụng phụ
phẩm ngành sản xuất bia làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lợn thịt khu vực Hà
Nội đồng thời phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của
Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
và phát triển chuỗi giá trị tiềm năng này. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: Các
tác nhân nào tham gia vào quá trình hoạt động của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn
thịt sử dụng nấm men bia thải? Chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử nấm men bia

thải sẽ mang lại những điểm tích cực gì cho ngành chăn ni khu vực Hà Nội?
Cần có những giải pháp như thế nào để duy trì và phát triển chuỗi giá trị?
Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Phân tích chuỗi giá trị chăn ni lợn thịt từ nấm men bia thải của Công
ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ việc phân tích thực trạng tiềm năng sử dụng nấm men bia thải cho việc
sản xuất thức ăn chăn ni lợn thịt, tác giả phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn
thịt sử dụng chiết xuất nấm men bia thải của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà
Nội dưới góc độ phân tích từng tác nhân trong chuỗi về hiệu quả tồn chuỗi. Qua
đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng
thức ăn chăn nuôi từ nấm men bia thải của Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá
trị chăn nuôi lợn thịt;

2


- Phân tích chuỗi giá trị chăn ni lợn thịt sử dụng nấm men bia thải của
Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị chăn nuôi lợn
thịt của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng
nấm men bia thải của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói chung
và chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải nói riêng.

- Đề tài tập nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt có sử dụng thức ăn từ nấm
men bia thải. Trong đó tập trung vào hai tác nhân gồm cơ sở sản xuất bia trên địa
bàn Hà Nội và Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội là nơi diễn ra thí điểm
chăn ni lợn thịt và sản xuất thức ăn chăn nuôi từ chiết xuất nấm men bia thải.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại Nhà máy sản xuất bia và Công ty cổ phần Giống gia
súc Hà Nội.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp về địa bàn nghiên cứu được thu thập trong 3 năm 2016-2018
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018 và 2019
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 6/2019
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
- Phân tích chuỗi giá trị chăn ni lợn thịt từ bã men bia thải theo các mục
tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chung đã đề ra ở trên.
- Từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp để hoàn thiện chuỗi giá trị tiềm
năng này.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHUỖI
GIÁ TRỊ
2.1.1. Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một trong những sáng tạo học thuật của GS. Michael
Porter - cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985
trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh”. Theo Michale Porter (1985), chuỗi giá trị là
cơng cụ cơ bản để thực hiện phân tích lợi thế cạnh tranh, là chuỗi các hoạt động

của một công ty hoạt động trong một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả
các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị
nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị hơn tổng giá trị gia
tăng của các hoạt động cộng lại và khách hàng là người được hưởng.
Theo quan điểm của Kaplinsky and Morris (2001), khi nói đến chuỗi giá
trị là nói đến một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một
dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến
khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp
đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt
động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Một chuỗi giá trị cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ bao gồm các hoạt
động từ nghiên cứu và phát triển, qua nguồn cung cấp nguyên liệu và sản xuất, đến
người tiêu dùng cuối cùng và hơn thế nữa vứt bỏ và tái chế. Tất cả những hoạt
động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng và mỗi
hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Xem chuỗi giá trị như là
một trình tự liên tiếp của các quá trình dịch chuyển từ việc cung cấp các đầu vào
cụ thể sản xuất, chế biến và marketing một sản phẩm cho đến khi tiêu thụ.
Trong cuốn “Phân tích chuỗi giá trị - Lý thuyết và kinh nghiệm từ nghiên
cứu ngành chè Việt Nam” do Quỹ MISPA tài trợ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
khái niệm chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng. Theo đó:
- Chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi hoạt động trong các khâu cơ bản từ điểm
khởi đầu đến điểm kết thúc của sản phẩm, ví dụ thiết kế => sản xuất => phân
phối => tiêu dùng.

4


- Chuỗi giá trị mở rộng chi tiết hoá các hoạt động và các khâu của chuỗi
giá trị giản đơn để thấy rõ nhiều bên tham gia (stakeholder) và liên quan đến
nhiều chuỗi giá trị khác nhau .

Chuỗi giá trị hàng hóa – dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để
biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là những khái niệm khác nhau,
đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động
và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong tồn chuỗi .
Chúng ta có thể hiểu theo khái niệm này thì chuỗi giá trị là một khối liên
kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một
chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động
thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả
các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu
dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Như
vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược
và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản
phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản
xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau
khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia
trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. “Chuỗi giá trị”
nghĩa là: Một chuỗi các quá trình sản xuất (các chức năng) từ cung cấp các dịch
vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chế biến,
marketing, và tiêu thụ cuối cùng ; “Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối
người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một
sản phẩm cụ thể”; “Một mơ hình kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phẩm
và cơng nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để
tiếp cận thị trường”. định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong
một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể
gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào,
sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi… .Tất cả những
hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.

Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung ‘giá trị’ cho thành phẩm cuối cùng.

5


Chuỗi giá trị theo nghĩa ‘rộng’ là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ...) để biến một nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị ‘rộng’ bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu
thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh
doanh, lắp ráp, chế biến... Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt
động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết
ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người
tiêu dùng cuối cùng. Trong phần còn lại của sách hướng dẫn này, cụm từ ‘chuỗi
giá trị’ sẽ chỉ được dùng để chỉ định nghĩa rộng này.
Ngoài ra khái niệm chuỗi giá trị còn bao hàm cả các vấn đề về tổ chức,
điều phối, chiến lược và quan hệ quyền lực giữa các bên tham gia khác nhau
trong chuỗi.
Tóm lại, có thể khái quát, chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động
để chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra và tại mỗi hoạt
động sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm.
2.1.1.2. Khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị
Ngày nay bên cạnh các khái niệm về chuỗi giá trị, người ta nhắc đến các
thuật ngữ liên quan như “chuỗi cung ứng”, “chuỗi nhu cầu” hay “mạng sản xuất”.
Những thuật ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ và đơi lúc được dùng thay thế cho
nhau. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều quan điểm trái chiều và chưa có sự thống
nhất. Do đó để tìm hiểu cụ thể về các mối liên hệ này, việc trình bày các khái niệm
liên quan để từ đó có cái nhìn tồn diện hơn về chuỗi giá trị là cần thiết.
a. Chuỗi cung ứng
Thuật ngữ chuỗi cung ứng đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và

Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung
ứng. Lambert el al. (1998), khi nhấn mạnh đến đối tượng cung ứng sản phẩm thì
chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường. Nhiều quan niệm khác nhấn mạnh đến quá trình tổ chức của
chuỗi cung ứng thì cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên
quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chopra Sunil
and Pter Meindl (2001), chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung
cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Trong

6


nhiều trường hợp, theo Ram Ganeshan and Terry P. Harrison (1995), khái niệm
về chuỗi cung ứng thể hiện được vai trò của từng tác nhân tham gia chuỗi cung
ứng trong mối quan hệ với các tác nhân khác trong quá trình cung cấp sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng do vậy chuỗi cung ứng trong trường hợp này
sẽ là một một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các
chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm
và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng.
Nhấn mạnh đến vấn đề quản trị trong chuỗi cung ứng nhiều, Mentzer el al.
(2001) cho rằng chuỗi cung ứng chính là việc kết hợp một cách hệ thống, chiến
lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng
kinh doanh đó trong phạm vi một cơng ty và giữa các công ty trong phạm vi
chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng cơng ty và
tồn bộ chuỗi cung ứng. Tiago Wandschneider và Ngô Thị Kim Yến (2004), các
nghiên cứu gần đây chỉ ra và nhấn mạnh đến vai trò của việc xác định và phát
triển các kênh phân phối hoặc kênh thị trường qua đó sản phẩm được chuyển tới
tay người tiêu dùng, điều này rất phù hợp với tổ chức của các chuỗi cung ứng
nơng sản vì nơng dân là người trực tiếp sản xuất ra nhưng ít khi bán trực tiếp sản
phẩm đó cho người tiêu dùng. Do đó chuỗi cung ứng nơng sản thương quan tâm

nhiều đến hệ thống các liên kết để đưa sản phẩm từ một nơi sản xuất đến thị
trường tiêu thụ.
Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị: Mặc dù chuỗi cung ứng tập trung nhiều
vào vấn đề cung ứng và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, trong khi chuỗi
giá trị hướng đến việc người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để được tiêu dùng sản
phẩm nhưng giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng có những điểm chung đó là
nơng sản hàng hóa đề phải trả qua các cơng đoạn khác nhau để đến được người
tiêu dùng cuối cùng (Kapinsky and Moris, 2001). Về cơ bản chuỗi giá trị là hoạt
động của nhiều tác nhân tham gia (người sản xuất, chế biến, thương nhân) nhằm
biến nguyên liệu thô thành một sản phẩm bán được ra thị trường và tổ chức phân
phối tới người tiêu dùng (Porter, 1985). Trong khi đó, chuỗi cung ứng nhấn mạnh
đến quá trình phân phối và bán sản phẩm theo các kênh phân phối nhất định
nhằm bán được sản phẩm với giá cả hợp lý (Lambert et al., 1998). Điều này hoàn
toàn phù hợp với việc phát thị triển thị trường nông sản ở Việt Nam hiện nay,
phát triển các chuỗi cung ứng an toàn và chất lượng cao có vai trị đặc biệt quan
trọng đối với khu vực đơ thị vì khu vực này có mật độ dân cư đông, nhu cầu đa

7


dạng và cũng là nơi trung chuyển hàng hóa nơng sản sang các khu vực khác trên
tồn quốc. Do đó, việc xây dựng các vành đai, các mạng lưới tiêu thụ nông sản
bền vững bao gồm cả các sản phẩm từ trồng trọt, chăn ni và thủy sản sẽ góp
phần quan trọng vào việc gia tăng giá trị của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tốt
hơn của người tiêu dùng khu vực thành thị.
c. Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất
tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và

tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng được sử
dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách của ngành nơng nghiệp,
sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung thêm sự tham gia của các
vấn đề thể chế trong ngành hàng. đến những năm 1990, có một khái niệm được
cho là phù hợp hơn trong nghiên cứu ngành hàng nông sản. Ngành hàng là một
hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất,
chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên
cũng như với bên ngoài. Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác
nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo
ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các
hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay
một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của q trình gia cơng, chế
biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ”.
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay
những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó
là gia cơng, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hồn hảo của sản phẩm nơng
nghiệp”. Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một q
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của
một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển được xem xét theo ba dạng sau:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này
lại được tiêu thụ ở thời gian khác. Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức

8


cung ứng thực phẩm theo mùa vụ. để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải
làm tốt công tác bảo quản và dự trữ thực phẩm.

- Sự dịch chuyển về mặt không gian Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra
ở nơi này nhưng lại được dùng ở nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các
kênh phân phối của sản phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng
thực phẩm cho mọi vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở
không thể thiếu được để sản phẩm trở thành hàng hoá. điều kiện cần thiết của
chuyển dịch về mặt khơng gian là sự hồn thiện của cơ sở hạ tầng, cơng nghệ chế
biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm) Hình dạng và
tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của công nghệ chế
biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng
phong phú và nó được phát triển tlợn sở thích của người tiêu dùng và trình độ
chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng càng nhiều thì càng
có nhiều sản phẩm mới được tạo ra. Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng
vật chất này diễn ra rất phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự
nhiên, công nghệ và chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình
thức hố dưới dạng mơ hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất
hay tài chính) và của các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau và các phương thức điều tiết”.
d. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nơng dân, hộ kinh doanh,...)
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...) Theo
nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ thể có
cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông
dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân
“bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi khơng gian phân tích. Mỗi tác
nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng

của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Ví dụ, hộ

9


sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán bn
có chức năng bán bn... Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng. Các
chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất
trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm
của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở
từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
e. Mạch hàng
Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng quan
hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua
từng mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng được
tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. điều đó thể hiện sự
đóng góp của từng tác nhân trong việc tạo nên giá trị gia tăng của ngành hàng. Mỗi
tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng phong phú, quan hệ
giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững. điều đó cũng có nghĩa
là nếu có một vướng mắc nào đó làm cản trở sự phát triển của mạch hàng nào đó thì
sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng sau nó và sẽ ảnh
hưởng chung đến hiệu quả của luồng hàng và toàn bộ chuỗi hàng.
f. Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp lộn trật tự từ tác nhân đầu tiên đến
tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng. Luồng hàng
thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ
thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế biến và lưu thông đến
từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản phẩm cuối cùng càng phong
phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng nhiều. điều đó có ý nghĩa lớn trong
q trình tổ chức và phát triển sản xuất vì sự luân chuyển của luồng vật chất qua

từng tác nhân trong các luồng hàng đã làm cho mọi tác nhân trong ngành hàng trở
thành người sản xuất sản phẩm hàng hoá. Mặt khác, việc bố trí lại lao động giữa
các khâu trong quá trình phát triển của chuỗi hàng tạo nên sự chuyển dịch lao động
từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và lưu thông để nối dài chuỗi hàng, từ đó sẽ tạo
điều kiện cho sự phân cơng lao động xã hội phát triển và kích thích q trình sản
xuất hàng hoá, tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú hơn, thoả mãn đầy đủ hơn thị
hiếu tiêu dùng của xã hội. Mọi luồng hàng đều bắt đầu từ một tác nhân ở khâu sản
xuất đầu tiên và kết thúc ở một địa chỉ tiêu thụ cuối cùng.

10


g. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình.
Trừ sản phẩm của bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là
sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu
ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại
sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của
các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác
nhân đầu tiên. Là một nhóm sản phẩm có chung các đặc tính vật lý hữu hình
cũng như các dịch vụ có chung đặc tính được bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị
được xác định bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. ví dụ như chuỗi giá trị
rau tươi, chuỗi giá trị cà chua, chuỗi giá trị thịt lợn…
2.1.2. Các hướng tiếp cận chuỗi giá trị
2.1.2.1. Chuỗi giá trị theo khung phân tích của Michael Porter
Cơng trình của Micheal Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã
dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một cơng ty nên tự định vị
mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp,
khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một
doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một cơng ty có thể cung cấp cho khách

hàng một mặt hàng hoặc dịch vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh
mình như thế nào? Hay ta làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một
mặt hàng mà khách hàng sẵn sàng mua với giá cao hơn, hoặc chiến lược tạo sự
khác biệt trên thị trường? Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử
dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các
nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị
trường. Hơn thế nữa Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh khơng thể
tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách
thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc
nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực
tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt
động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong khung
phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển
đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một cơng ty khơng
chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân
tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào,

11


hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng và các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ
trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…
Các
hoạt
động
hỗ
trợ

Quản trị tổng quát


Phần
lời

Quản trị nhân sự
Phát triển cơng nghệ
Thu mua
Các
hoạt
động
đầu
vào

Vận
hành

Các
hoạt
động
đầu
ra

Marketing
và bán hàng

Dịch
vụ

Phần
lời


Các hoạt động chính

Hình 2.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985)
Nguồn: Porter (2008)

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ
các quyết định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ một phân tích về chuỗi giá
trị của một siêu thị ở Châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so
với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngồi
(Goletti, F, 2005).
Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thơng tin có giá trị cho các mục đích
kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu
thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả nước
ngoài và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này. Một cách
để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống giá trị”. Có nghĩa là:
Thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một cơng ty duy nhất, có thể xem các
hoạt động của cơng ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng hơn mà
Porter gọi là “hệ thống giá trị”. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất
cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện,
bắt đầu từ nguyên liệu thơ đến phân phối người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái
niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm “chuỗi giá trị của doanh nghiệp”.
Tuy nhiên chỉ cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ
thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định có

12


tính chất chiến lược.


Hình 2.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985)
Nguồn: Porter (2008)

2.1.2.2. Chuỗi giá trị theo khung phân tích ngành hàng (CCA)
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất
tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng được sử
dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách của ngành nơng nghiệp,
sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung thêm sự tham gia của các
vấn đề thể chế trong ngành hàng. đến những năm 1990, có một khái niệm được
cho là phù hợp hơn trong nghiên cứu ngành hàng nông sản. Ngành hàng là một
hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất,
chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên
cũng như với bên ngoài. Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác
nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo
ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các
hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay
một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế
biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hồn tất ở mức độ của người tiêu thụ” .
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay
những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là
gia cơng, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hồn hảo của sản phẩm nơng nghiệp”
.
Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một q
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của
một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.

Sự dịch chuyển được xem xét theo ba dạng sau:

13


×