Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.38 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ HỒNG TUẤN

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH
HÓA

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Hoàng Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Đông
Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Hoàng Tuấn

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận ........................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn ..................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc........... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến quản lý và quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc ........................................................................................................... 5


2.1.2.

Đặc điểm, ý nghĩa của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.......................... 12

2.1.3.

Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................... 14

2.1.4.

Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.............................................. 15

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .................. 21

2.2

Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................ 23

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số huyện trong nước .................................................... 23

2.2.2.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................... 26

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hố ....... 28

3.1.2.

Điều kiện về đất đai ...................................................................................... 29

3.1.3.

Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................. 29

3.1.4.

Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa .................... 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37

3.2.1.

Thu thập tài liệu ............................................................................................. 37


3.2.2.

Xử lý số liệu .................................................................................................. 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 38

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 41
4.1.

Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông
sơn, tỉnh Thanh Hóa....................................................................................... 41

4.1.1.

Cơng tác quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................. 41

4.1.2.

Công tác quản lý tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc........... 45

4.1.3.

Cơng tác quản lý mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội ................ 47


4.1.4.

Công tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................................... 48

4.1.5.

Công tác kiểm tra, thanh tra quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ................. 51

4.1.6.

Đánh giá chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội trên điạ bàn huyện Đông
Sơn tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ............................................................. 55

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018 ................ 59

4.2.1.

Hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............. 59

4.2.2.

Năng lực, trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý thu bảo hiểm
xã hội............................................................................................................. 61

4.2.3.


Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động ............................. 62

4.2.4.

Công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc .............................................................................................. 64

4.2.5.

Phương pháp quản lý thu, bảo hiểm xã hội bắt buộc....................................... 66

4.3.

Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc trên địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa ................................. 66

iv


4.3.1.

Nhóm các giải pháp tổ chức thu bảo hiểm xã hội .......................................... 66

4.3.2.

Nhóm các giải pháp cho cơ quan bảo hiểm xã hội .......................................... 72

4.3.3.

Nhóm giải pháp cho người sử dụng lao động và người lao động .................... 80


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 82
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 82

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 83

5.2.1.

Kiến nghị đối với các cơ quan thu nhà nước................................................... 83

5.2.2.

Kiến nghị với bảo hiểm xã hội tỉnh ................................................................ 83

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 85
Phụ lục ...................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHXHBB

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

CNH

Cơng nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐNNO

Đất nơng nghiệp

ĐTH

Đơ thị hóa

HĐH

Hiện đại hóa

KH – KT

Khoa học kỹ thuật


KT – XH

Kinh tế xã hội

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QLNN

Quản lý nhà nước

SHTN

Sở hữu tư nhân

SHTT


Sở hữu tập thể

SXKD

Sản xuất kinh doanh

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Đống Sơn giai đoạn 2016-2018 ......32
Bảng 3.2. Mô tả đối tượng và mẫu điều tra ................................................................38
Bảng 4.1. Mức độ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các đơn vị và người
lao động năm 2018 ....................................................................................42
Bảng 4.2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội
huyện Đông Sơn giai đoạn 2016 – 2018 ....................................................43
Bảng 4.3. Tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã
hội huyện Đông Sơn qua các năm..............................................................46
Bảng 4.4. Tổng hợp điều tra thu nhập và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tại
một số doanh nghiệp .................................................................................48
Bảng 4.5. Kế hoạch thu và kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã
hội huyện Đông Sơn giai đoạn 2016-2018 .................................................49
Bảng 4.6. So sánh kết quả thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc so với kế
hoạch được giao từ năm 2016 đến năm 2018 .............................................51
Bảng 4.7. Các hình thức kiểm tra giai đoạn 2016 – 2018 ...........................................52
Bảng 4.8. Số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Đông Sơn, giai đoạn 2016-2018 ................................................................53
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp ý kiến về cơ chế chính sách và pháp luật về bảo hiểm
xã hội tại huyện Đông Sơn ........................................................................59

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của đối tượng tham gia và đối tượng được
hưởng về thủ tục văn bản hướng dẫn thực hiện luật bảo hiểm xã hội..............60
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về thái độ phục vụ, thời gian giải quyết
của đội ngũ cán bộ làm bảo hiểm xã hội ....................................................62
Bảng 4.12. Tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về bảo hiểm xã
hội bắt buộc với các đơn vị điều tra ...........................................................63
Bảng 4.13. Tổng hợp mức độ hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội
bắt buộc với các đơn vị điều tra .................................................................64

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa ............ 34
Hình 4.1. Số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội năm 2018........................................... 43
Hình 4.2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2018 ...................... 44
Hình 4.3. Kế hoạch thu và kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã
hội huyện Đông Sơn giai đoạn 2016-2018 ................................................. 50
Hình 4.4. Tình hình nợ đọng của từng khối tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn
2016 - 2018 ............................................................................................... 53

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Hồng Tuấn
Tên luận văn: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đơng Sơn,
tỉnh Thanh Hóa”
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đơng Sơn,
Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắ t buô ̣c.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắ t b ̣c tại huyện Đơng Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắ t buô ̣c trên
địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng các thông tin, số liệu đã được công bố từ giáo trı̀nh, bài
giảng, các báo cáo, các cơng trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có
liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn đối tượng điều tra,
gồm: Lãnh đạo và cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội, chủ doanh nghiệp và người lao
động về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp
và người lao động, tình hình quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Đông Sơn.
Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch và tiến hành tổng hợp
xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho
việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp
thống kê, tính tốn các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng


ix


các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình qn để so sánh và phân tích làm rõ mối
quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Sơn.
Số liệu sau khi phân tổ thống kê đề tài tiến hành so sánh giữa các chỉ tiêu với
nhau hoặc so sánh các năm với nhau để thấy sự biến động và sự khác biệt từ đó có
những nhận định về thực trạng để làm căn cứ để đưa ra những giải pháp cho đề tài.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về công tác thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc: Khái niệm, vai trò, nội dung của thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông qua tổng kết và rút kinh
nghiệm từ thực tiễn về bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới cũng như thực tiễn
kết quả thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội các huyện để rút ra những kinh nghiệm
cho nghiên cứu.
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc: Năm 2018, bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn thực hiện việc thu thu BHXH
bắt buộc đối với với 329/520 đơn vị, chiếm 63.3% số đơn vị đang hoạt động trên địa
bàn huyện; với số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14.144/18.423 lao
động trong các đơn vị chiếm 76,8%. Đến cuối năm 2018, bảo hiểm xã hội huyện đã mở
rộng thêm được 17 đơn vị với 206 lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong những năm qua bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn đã hồn thành khá tốt cơng tác
thu bảo hiểm xã hội theo kế hoạch của BHXH tỉnh giao.
Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc bao gồm: Cơ chế chính sách pháp luật; Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của
người lao động và người sử dụng lao động; Phương thức thu, chi bảo hiểm xã hội; Năng
lực đội ngũ cán bộ; Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao kết quả hoạt động của công
tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đòi hỏi rất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp về

công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc như: Giải pháp về công tác tổ chức thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc; giải pháp cho cơ quan bảo hiểm xã hội như đào tạo nâng cao trình độ
chun mơn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải pháp nâng cao nhận thức về
bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Hoang Tuan
Thesis title: “Mandatory social insurance collection management in Dong Son disttict,
Thanh Hoa province”
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
General objectives:
To evaluate the current status of mandatory social insurance collection
management in Dong Son district, Thanh Hoa province; based on that, to propose the
main solutions to enhance the mandatory social insurance collection management in
Dong Son district.
Particular objectives:
- To contribute to the theoretical and practical basis systemization of mandatory
social insurance collection management.
- To evaluate the current status of mandatory social insurance collection
management in Dong Son district, Thanh Hoa province.
- To analyze the key factors affecting to mandatory social insurance collection
management in Dong Son district, Thanh Hoa province.
- To propose several solutions to enhance the mandatory social insurance collection

management in Dong Son district, Thanh Hoa province inn the future.
Research methods:
The research utilized the information, data published on textbooks, lectures,
reports, study researches published by individuals or organizations involved in mandatory
social insurance.
In order to conduct the research, we have selected the researched objects which
are: managers and staffs who manage social insurance collections, enterprise employers
and employees. These researched objects have been questioned about the execution of
social insurance policy of employers and employees, the mandatory social insurance
collection management in Dong Son district.
The primary data after being collected, has been processed by Microsoft Excel,
statistically classified for analysis, comparison and practical conclusions.
The data after being collected shall be statistically classified and statistically

xi


recapitulated, calculated for absolute value, relative value, average value and indexes.
These values shall be utilized to compare and analyze the relation of activities. Based on
that, to evaluate the affection scale of key factors to the mandatory social insurance
collection management in Dong Son district.
The data after being classified will be utilized to compare between indexes or
years to indicate the trending and difference; based on that to provide the consideration
of current status from which to propose solutions for the research.
Main outcomes and conclusions:
The research has mentioned the theoretical basis system of mandatory social
insurance collection: concept, definition, role and content of mandatory social insurance
collection. It also indicated the key factors affecting the mandatory social insurance
collection. Based on the practical experience of social insurance on several countries
worldwide as well as practical outcomes of mandatory social insurance collection in other

districts, the research has learnt its own lesson.
The research has evaluated the current status of mandatory social insurance
collection management: in 2018, Social Insurance unit of Dong Son district has
performed the SI collection on 329/520 units, accounted for 63.3% active units of the
district; total employees participating in mandatory SI is 14,144/18,423 employees,
accounted for 76.8%. By the end of 2018, District SI has expanded its collection for 17
units with 206 employees participating in mandatory SI. During the past years, Dong
Son district SI has well performed the planned collection of social insurance according
to the Provincial plan.
The research has indicated the key factors affecting to the outcomes of mandatory
social insurance collection: Government policies; Awareness, mentality, habits of
employers and employees; SI collection and expenditure methods; Competence of
officers; Infrastructure.
In order to overcome the limitations and enhance the outcomes of mandatory
social insurance collection, it is required to perform multiple synchronized solutions on
mandatory social insurance collection such as: solution for execution and performance
of mandatory SI collection; solution for SI agency such as training to improve the
competence of officers, enhance the inspection and monitoring; solution to enhance the
knowledge and awareness on mandatory social insurance of employers and employees.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nước ln quan tâm, coi trọng đến chính sách an sinh xã hội nói chung, chính
sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nói riêng. Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện
nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm

bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế cơng tác thu
BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của việc thực hiện chính sách BHXH. Thu đóng góp BHXH là hoạt động
của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của
các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính
sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên
tham gia BHXH. Đồng thời tránh được tình trạng nợ đọngBHXH từ các cơ quan
đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó, đảm bảo sự cơng bằng trong việc thực
hiện và triển khai chính sách BHXH nói chung và giữa những người tham gia
BHXH nói riêng.
Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì cơng tác thu BHXH có
vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiện chính
sách BHXH: Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình
tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời đây cũng là một khâu bắt buộc đối với người tham
gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy cơng tác thu BHXH là một cơng
việc địi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong
nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia.
Thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến chi và q trình thực hiện chính sách
BHXH trong tương lai. BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên
cơ sở nguyên tắc có đóng, có hưởng, đặt ra yêu cầu đối với thu nộp BHXH. Nếu
khơng thu được BHXH thì quỹ BHXH khơng có nguồn để chi trả các chế độ BHXH
cho NLĐ. Do vậy, quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH. Để
thu BHXH đạt hiệu quả cao thì tăng cường quản lý thu BHXH phải được tổ chức
chặt chẽ, thống nhất, khoa học trong cả hệ thống, từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu,
ghi kết quả và quản lý tiền thu BHXH…Tuy nhiên, q trình thực hiện chính sách
BHXH thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất là trong cơng tác thu

1



BHXH đã và đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Mặt khác, trong tình hình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
nhiều DN mới được thành lập và cũng có khơng ít doanh nghiệp không đủ khả
năng cạnh tranh trên thị trường, hoặc làm ăn thua lỗ kéo dài phải giải thể, phá
sản. Dẫn đến những biến động tăng, giảm, di chuyển lao động rất phức tạp và
xảy ra thường xuyên, liên tục khó khăn cho cơng tác quản lý người tham gia
cũng như thu BHXH. Do vậy hoạt động thu BHXH là rất khó khăn. Thực trạng
đặt ra đó địi hỏi cần phải có những giải pháp nhằm hồn thiện quản lý thu
BHXH làm cơ sở để giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia, đảm bảo
tăng trưởng quỹ BHXH và thực hiện công bằng xã hội.
Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn là tổ chức sự nghiệp BHXH cấp huyện,
chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Thanh Hóa, sự quản lý về mặt
hành chính Nhà nước của UBND huyện Đơng Sơn, có nhiệm vụ quản lý Thu và tổ
chức Chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn khu vực. Trong thời gian vừa qua quản
lý thu BHXH tại BHXH huyện Đơng Sơn cịn bộc lộ những hạn chế như: số đơn
vị, số lao động chưa tham gia BHXH còn lớn, tỷ lệ gia tăng về mức lương tham
gia BHXH hàng năm chưa cao, số đơn vị nợ đọng BHXH tăng nhanh, việc thực
hiện xử lý nợ đọng cịn mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp giữa cơ quan BHXH
với các ban ngành và những đơn vị quản lý Nhà nước trên địa bàn. Vì lý do đó, đề
tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” được lựa chọn nghiên cứu để khắc phục những hạn chế nói trên,
nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH
trên địa bàn huyện, và là bài học cho quản lý thu BHXH bắt buộc tại các địa
phương khác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắ t buô ̣c.

2


- Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắ t buô ̣c tại huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắ t buô ̣c
trên địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn, các doanh nghiệp, người lao
động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý
thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, không đề cập đến các loại thu khác.
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Đề tài thực hiện dựa vào tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu
thu thập từ năm 2016 đến năm 2018. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng
cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đơng Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
Số liệu thứ cấp thu thập tập trung trong 3 năm gần đây (2016, 2017, 2018)
Dữ liệu sơ cấp thu thập vào 2 năm (2018, 2019).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Về lý luận
Đề tài đã làm sáng tỏ những vẫn đề lý luận về công tác quản lý thu
bảo hiểm xã hội bắt buộc: Khái niệm, vai trò, nội dung của quản lý thu
BHXH bắt buộc.
Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc. Thông qua
tổng kết và rút kinh nghiệm từ thực tiễn về quản lý thu BHXH của các huyện
khác để rút ra những kinh nghiệm cho quản lý thu BHXHBB tại huyện Đơng
Sơn, Thanh Hóa.

3


1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng sắc nét để phân
tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đơng
Sơn, tỉnh Thanh Hố theo nhiều khía cạnh khác nhau, nêu lên được những thành
tựu đạt được, những mặt còn tồn tại, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn
chế, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
huyện Đơng Sơn, để từ đó đưa ra những giải pháp giúp công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hố được tốt hơn.
Luận văn hồn thành sẽ là tài liệu tốt để áp dụng vào thực tế về công tác
quản lý thu BHXHBB của huyện, là tài liệu quý giúp các địa phương khác có thể
tham khảo

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý và quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc
2.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Trên thế giới, BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm và trở thành giải pháp
hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống và trong
quá trình lao động. BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của
mỗi quốc gia, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát
triển. Để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người lao động trên toàn thế giới và an tồn
xã hội, ILO ban hành Cơng ước số 102 ngày 04/6/1952 về quy phạm tối thiểu an
tồn xã hội, có quy định 09 chế độ trợ cấp gồm: “chế độ chăm sóc y tế; chế độ trợ
cấp TNLĐ-BNN; chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp
thất nghiệp; chế độ trợ cấp tàn tật; chế độ trợ cấp tuổi già; chế độ trợ cấp tiền tuất
và chế độ trợ cấp gia đình” (Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, 1993).
Ở nước ta hệ thống an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan
tâm từ rất sớm, đặc biệt chính sách BHXH. Năm 1941, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
về nước, trong 10 chính sách của Việt Nam, thì chính sách BHXH được Người đề
cập khá toàn diện, với việc ký hàng loạt Sắc lệnh: số 54 (03/11/1945) quy định điều
kiện về hưu cho công chức các ngạch; số 58 (10/11/1945) về việc nghỉ gia hạn
không lương cho công chức tất cả các ngạch; số 74 (17/12/1945) quy định chế độ
hưu cho các nhân viên, công chức mắc bệnh lao, bệnh phong phải nghỉ việc dài
ngày. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thể hiện trong Hiến
pháp 1946, Hiến pháp 1959. Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định: "người lao động
được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở
rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi người
được hưởng quyền đó".
Từ năm 1995, cơ chế quản lý BHXH được đổi mới tồn diện bằng việc
Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH, đặc biệt Luật BHXH được Quốc hội thơng
qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Khi chưa có Luật BHXH, khái niệm về
BHXH được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau:


5


- Ở góc độ chính sách: BHXH là một chính sách xã hội, nhằm giải quyết
các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và bảo vệ
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị quốc gia.
- Ở góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh
mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước;
thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong
xã hội.
- Ở góc độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, được hình
thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Ở góc độ thu nhập: BHXH là sự bảo đảm thay thế một phần thu nhập khi
người lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
Khi Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2007 thì khái niệm về BHXH được khái quát đầy đủ nhất như sau:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo biểm xã hội”
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý
Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:
– Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối
hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định.
– Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết
học Mỹ thì: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông
qua người khác”.
Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan
niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra

những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của
tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.
Khi bàn đến hoạt động quản lý và người quản lý cần khởi đầu từ khái
niệm “tổ chức”. Do tính đa nghĩa của thuật ngữ này nên ở đây chúng ta chỉ nói
đến tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoạt
động vì một mục đích chung nào đó mà để đạt được mục đích gì đó một con
người riêng lẻ không thể đạt đến. Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và

6


quy mơ ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt
động và đạt được mục đích của mình.
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên
kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà
hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định
trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Bất kỳ ở đâu, lúc
nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện
quản lý. Quản lý trong xã hội nói chung là q trình tổ chức điều hành các hoạt
động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan. Xã hội càng phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao.
2.1.1.3. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu của bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Khái niệm BHXH bắt buộc
- Hiện nay BHXH được phân loại ở hai hình thức phổ biến: BHXH bắt
buộc, và BHXH tự nguyện
Hai hình thức đều đảm bảo bù đắp, thay thế một phần thu nhập cho người
tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro, giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, thất
nghiệp, tử tuất...

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và
người sử dụng lao động phải tham gia (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2006).
* Đối tượng của BHXH bắt buộc
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt
Nam, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
+ Cán bộ, cơng chức, viên chức;
+ Cơng nhân quốc phịng, công nhân công an;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an
nhân dân;

7


+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các công ty
nhà nước thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển
đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp.
+ Cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở ngồi cơng lập hoạt động trong lĩnh vực như: Giáo dục – đào tạo,

y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học và cơng nghệ, mơi trường, xã hội, dân
số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn
sử dụng trả tiền lương, tiền công cho người lao động;
+ Cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoạc tham gia
có quy định khác;
+ Tổ chức bảo hiểm xã hội, bao gồm: BHXH tỉnh, BHXH huyện, thị xã,
thành phố. (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2006).
* Mục tiêu của chính sách BHXH bắt buộc
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải tham gia. Mức đóng được xác định
bằng mức tiền lương, tiền công thực tế nhân với tỷ lệ phần trăm theo quy định từng
thời kỳ. Khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động được hưởng đầy đủ năm
chế độ BHXH hiện hành (Hưu trí, tử tuất, TNLĐ-BNN, ốm đau, thai sản) Mặc dù
là loại hình bắt buộc nhưng xét về bản chất nội hàm năm mục tiêu sau:

8


Một là, BHXH bắt buộc với mục tiêu mang tính xã hội, tính nhân đạo và
nhân văn sâu sắc.
Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy định
bản chất của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thơng qua một loạt các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về
kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các
chăm sóc và trợ cấp cho các gia đình đông con. Đối với các rủi ro như trên, nhiều

khi từng cá nhân khơng đủ khả năng tài chính để khắc phục, do vậy Nhà nước
ban hành các quy định để huy động mọi người trong xã hội đóng góp một khoản
nhất định cùng với Nhà nước hình thành quỹ BHXH để chi trả cho một số người
gặp rủi ro cần khắc phục hay do điều kiện sinh học như tuổi tác, môi trường
sống, điều kiện làm việc mà NLĐ phải nghỉ làm việc, khi đó cần có một khoản
kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ.
Mục tiêu của BHXH là tạo ra màng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều
lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị
giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia
đình do những biến cố hoặc những "rủi ro xã hội". Vì vậy, để tạo ra lưới an tồn
gồm nhiều tầng, nhiều lớp, BHXH phải dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và
thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và
các biện pháp khác nhau. Có thể thấy rõ bản chất của BHXH là nhằm che chắn,
bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọi biến cố xã hội bất lợi. BHXH thể
hiện chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, mọi người trong xã hội với tư cách là một công
dân, họ phải được đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình,
khơng phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc, tơn giáo...đều bình đẳng về BHXH.
Hai là, BHXH bắt buộc là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của
Nhà nước để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội.
Bảo hiểm xã hội được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành
cùng với chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho
mọi NLĐ, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định quyền và
trách nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa NLĐ và

9


NSDLĐ; yêu cầu NSDLĐ phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiện làm

việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, trong đó có nhu cầu cơ
bản về tiền lương, tiền cơng, chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau, tai nạn... Đây là
những ràng buộc mang tính ngun tắc và thơng qua đó Nhà nước thực hiện quản
lý nhà nước về BHXH. BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm
NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp, thực chất quỹ BHXH là
quỹ của NLĐ tiết kiệm được, bất luận trong hoàn cảnh nào Nhà nước phải đứng
sau hỗ trợ, duy trì, bảo tồn để thực hiện các chế độ trợ cấp cho NLĐ, nếu khơng
thì xã hội sẽ mất ổn định, kinh tế sẽ trì trệ. Ngược lại, nếu quỹ BHXH được hình
thành và phát triển lớn mạnh sẽ có khoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản
xuất phát triển.
Ba là, BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Đây là quá trình
phân phối lại theo hướng có lợi cho người tham gia BHXH khi gặp phải rủi ro
trong lao động sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chi BHXH
là quá trình thực hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH dựa trên cơ sở mức tiền
lương, tiền công do Nhà nước quy định và mỗi người tham gia có một mức đóng
BHXH khác nhau tương ứng với mức tiền lương, tiền cơng đó; hằng năm Nhà
nước cịn trích một khoản nhất định từ Ngân sách để hỗ trợ quỹ BHXH (Quốc
hội, 2006). Chi BHXH là việc trả tiền cho người có nhu cầu phát sinh về BHXH
dựa trên mức đóng và thời gian đóng BHXH trong chế độ dài hạn, nhưng trong
chế độ ngắn hạn thì khơng dựa trên ngun tắc này mà có sự chia sẻ giữa người
khoẻ cho người ốm, người trẻ cho người già.
Bốn là, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho người già, người bị thất
nghiệp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững;
Năm là, đảm bảo sự bình đẳng về vị trí xã hội của người lao động trong
các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xóa bỏ nhận thức
trước đây cho rằng chỉ có làm việc trong khu vực nhà nước, là công nhân viên
chức nhà nước mới được gọi là có việc làm và được hưởng các chính sách
BHXH, BHTN, BHYT.
2.1.1.4. Khái niệm về quỹ, quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Khái niệm quỹ BHXH bắt buộc

Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ nguồn tiền nộp của người sử
dụng lao động, người lao động tham gia BHXH bắt buộc, tiền sinh lời của hoạt

10


động đầu tư từ quỹ, hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác, hình
thành nên một quỹ tiền tệ tập trung là quỹ dự trữ tài chính để đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi họ bị giảm
hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm vì những "rủi ro xã hội" như
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2006).
* Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Trong hoa ̣t động sự nghiệp BHXH, thu BHXH bắt buộc có vai trị vơ
cùng quan tro ̣ng, vì thu hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ này là quỹ tập
trung, thống nhất và độc lập với Ngân sách Nhà nước. Việc thu BHXH căn cứ vào
các quy định của pháp luật liên quan chặt chẽ tới việc giải quyết chính sách, chế
độ. Nếu thu BHXH và quản lý việc đóng góp khơng đa ̣t u cầu thì sẽ xảy ra nhiều
hậu quả như: khơng đảm bảo việc cân đối quỹ, không đảm bảo quyền lợi của
người tham gia,… (trang 78, Giáo trình Quản trị bảo hiểm).
“Quản lý thu BHXH chính là quản lý hoạt động thu, nộp BHXH, xác
nhận việc thực hiện nghĩa vụ của người tham gia BHXH và đồng thời việc xác
nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối
với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu, quy định
của pháp luật”. (trang 79, Giáo trình Quản trị bảo hiểm).
Quản lý thu BHXH là quy trình thu của cơ quan BHXH, xác nhận chính
xác số lao động, số tiền phải thu, số tiền đã thu, số tiền lãi chậm nộp, tiền lãi truy
thu, số tiền nợ, số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động; thời gian nộp, mức
tiền lương, tiền công nộp BHXH của người lao động, đồng thời xác nhận việc
thực hiện chính sách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH đối với đơn vị sử dụng

lao động và người tham gia BHXH từng thời điểm và theo yêu cầu quản lý. Tình
hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà nước về thu BHXH và một số
nội dung khác.
Hoa ̣t động thu BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác đó
là: đối tượng thu BHXH rất đa da ̣ng và phức ta ̣p do đối tượng tham gia bao gồm
ở tất cả các ngành nghề khác nhau với nhiều độ tuổ i khác nhau, mức thu nhập
khác nhau… ho ̣ còn rất khác nhau về địa lý, vùng miền, cho nên nếu khơng có sự
chỉ đa ̣o thống nhất thì hoa ̣t động thu BHXH sẽ khơng thể đa ̣t kết quả cao.
* Quan niệm về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc:

11


×