Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CƠNG
TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện, những số liệu,
thông tin được trình bày trong luận văn là dựa trên sự tổng hợp, phân tích thơng tin từ
những nguồn đáng tin cậy, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là
khách quan, trung thực dựa trên kết quả tôi thực hiện khảo sát thu thập được và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng và xin nhận hồn tồn trách nhiệm về
những gì liên quan tới luận văn này.


Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo
Trường Học viện Nơng nghiệp, tơi đã hồn thành xong Luận văn thạc sỹ của mình. Tơi
xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
các thầy giáo, cô giáo của Học viên nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn
Phượng Lê – người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các Sở, Ban, ngành tỉnh Phú Thọ đã
giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu và hỗ trợ tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Tơi cũng xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn
bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành Khóa học.
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn...................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi ...........................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan ..............................................................................5

2.1.2.

Đặc điểm của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các
cơng trình thủy lợi ......................................................................................... 12

2.1.3.

Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cho các cơng trình thủy lợi ............................................................................. 13


2.1.4.

Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho
các cơng trình thủy lợi ................................................................................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi ...................................................... 32

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho
các cơng trình thủy lợi ................................................................................... 34

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi ........................................................ 34

2.2.2.

Kinh nghiệp của tỉnh Hà Nam về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách cho các cơng trình thủy lợi............................................................. 35

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh .......... 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Phú Thọ .............................................................. 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.................................................... 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 48

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 49

3.2.3.


Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 50

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 54
4.1.

Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................................... 54

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................ 54

4.1.2.

Lập dự tốn, phân bổ vốn đầu tư các cơng trình thủy lợi thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................... 58

4.1.3.

Lập, thẩm định các dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho các cơng trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................. 62

4.1.4.


Tạm ứng, thanh toán và điều chỉnh vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.............. 65

4.1.5.

Quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................ 71

4.1.6.

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn q trình quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách tại các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............... 73

4.1.7.

Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ ............................ 77

iv


4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ ................................................................................................................ 82

4.2.1.

Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

ngân sách cho các cơng trình thủy lợi............................................................. 82

4.2.2.

Năng lực và trình độ của cán bộ các cấp ........................................................ 83

4.2.3.

Sự chấp hành của các bên liên quan ............................................................... 85

4.2.4.

Điều kiện môi trường thi công ....................................................................... 85

4.3.

Các giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................................... 88

4.3.1.

Căn cứ đề ra các giải pháp ............................................................................. 88

4.3.2.

Các giải pháp cụ thể ....................................................................................... 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 102
5.1.


Kết luận ....................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 103

5.2.1.

Kiến nghị về đối với Nhà nước .................................................................... 104

5.2.2.

Kiến nghị UBND tỉnh Phú Thọ .................................................................... 104

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 106

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

HĐND


Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

PTNT

Phát triển nông thôn

QLDA

Quản lý dự án


QLNN

Quản lý nhà nước

QLSD

Quản lý sử dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất tỉnh Phú Thọ năm 2018 .......................................... 40
Bảng 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ........................ 46
Bảng 3.3. Thông tin số liệu đã công bố...................................................................... 49
Bảng 3.4. Đối tượng khảo sát .................................................................................... 50
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong bộ máy
quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 58
Bảng 4.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ...................................................... 60
Bảng 4.3. Đánh giá công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước cho các cơng trình thủy lợi của tỉnh Phú Thọ .............................. 61
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho
các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016-2018 ......... 63
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện đấu thầu xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ 2016-2018 ..................................................................... 64
Bảng 4.6. Đánh giá công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các cơng trình
thủy lợi có vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ ............ 65
Bảng 4.7. Tổng hợp tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi từ
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 .......... 66
Bảng 4.8. Kết quả thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ................................................ 70
Bảng 4.9. Đánh giá công tác tạm tứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ ................................... 71
Bảng 4.10. Kết quả quyết tốn cơng trình thủy lợi hoàn thành trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2016-2018........................................................................... 72
Bảng 4.11. Đánh giá cơng tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ ............................... 73
Bảng 4.12. Tổng hợp thanh tra, kiểm tra về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018
trong lĩnh vực thủy lợi ............................................................................... 75

vii


Bảng 4.13. Đánh giá mức độ hoạt động thanh tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ .................... 76
Bảng 4.14. Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ
bản lĩnh vực thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Phú Thọ .................... 76
Bảng 4.15. Tổng hợp trình độ, ngành nghề của cán bộ các cấp tham gia công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi từ ngân sách nhà

nước tại tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 84

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ ..................................................................37
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB tư NSNN cho các cơng trình thủy lợi
tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 57

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Tên luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các
cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp gồm: Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, số
liệu thống kê của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ,

Ban QLDA cơng trình xây dựng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn tỉnh Phú Thọ …
Số liệu sơ cấp được thu thập như sau: Điều tra thông qua bảng khảo sát các cá
nhân, đơn vị làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm: Cơ quan QLNN: UBND
tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính (12 người); Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp
&PTNT, Ban QLDA (16 người); Kho bạc Nhà nước tỉnh (4 người); Các đơn vị QLSD:
Chi cục Thủy lợi, Hạt quản lý đê, Công ty TNHH MTV Khai thác cơng trình thủy
lợi,các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi (25 người).
Kết quả chính và kết luận
Một là, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách; Nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tại các cơng trình cơng trình thủy lợi. Đồng thời, qua
tìm hiểu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tại một số địa phương
trong cả nước, một số bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách tại các cơng trình thủy lợi đã được đúc kết cho tỉnh Phú Thọ.
Hai là, luận văn đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho
các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ cho thấy: (i) Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn
đầu tư cơ bản đã tuân thủ theo quy trình và quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện vẫn tồn tại một số bất cập như chưa thực sự quan tâm đến thứ tự ưu tiên được cấp
vốn của các công trình và cịn dàn trải; (ii) Cơng tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư

x


cũng đã đảm bảo đúng chế độ quy định, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho các nhà thầu.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiêu bất cập; (iii) Công tác quyết toán vốn đầu tư cơ bản đã theo
quy định chung và đúng thời hạn; (iv) Công tác kiểm tra, thanh tra vốn đầu tư XDCB tại
các cơng trình được thực hiện góp phần khơng nhỏ vào chống thất thốt, lãng phí các
nguồn vốn khi thực hiện. Tuy nhiên, cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn cịn chưa
được tiến hành thường xuyên, chưa mang lại kết quả cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tại các
cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như: Cơ chế, chính sách liên quan đến
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi; Năng lực
và trình độ quản lý của cán bộ các cấp; Sự chấp hành của các bên liên quan; Điều kiện
môi trường thi cơng... Từ đó, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này
đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tại các cơng trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Ba là, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB từ ngân sách tại các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần
thực hiện một số giải pháp: Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi; Tăng cường
quản lý cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước cho các cơng trình thủy lợi; Tăng cường quản lý cơng tác quyết toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại các cơng trình thủy lợi; Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cho các cơng trình thủy lợi; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trong lĩnh vực thủy lợi.

xi


THESIS ABSTRACT
Name of student: Nguyen Thi Hong Hanh
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Thesis title: Managing the basic constructional investment capital of the state budget
been spent for irrigation works in Phu Tho province

Research purposes
Some solutions will be submitted to Managing the basic constructional investment
capital of the state budget been spent for irrigation works in Phu Tho province in the future,
that had been based on appreciating and analyzing about impact factors to that.
Research Methods
Secondary data include: Secondary information and data collected from reports
and statistics of the Department of Finance, Department of Planning and Investment,
State Treasury of Phu Tho Province, Project Management Unit construction project of
Agriculture and Rural Development in Phu Tho province...
Primary data collected by the author is as follows: Investigating through surveys of
individuals and units to manage capital construction investment capital from the state budget
for irrigation works on the land Phu Tho province includes: State management agency:
Provincial People's Committee, Department of Planning and Investment, Department of
Finance (12 people); Investor: Department of Agriculture and Rural Development, Project
Management Board (16 people); Provincial State Treasury (4 people); Management units
used: Irrigation Department, Dyke Management Department, Irrigation Construction One
Member Limited Liability Company, irrigation service cooperatives (25 people).
Main results and conclusions
Firstly, the thesis has systematized and clarified some theoretical and practical
issues about managing capital construction investment capital from the budget; Content
and factors affecting the management of capital construction investment from the
budget at irrigation work. At the same time, through understanding the experience of
managing capital construction investment capital from a number of localities in the
country, some lessons learned in managing capital construction investment capital from
the irrigation works have been summarized for Phu Tho province.
Secondly, the dissertation assesses the actual situation of managing capital
construction investment from the budget for irrigation works in Phu Tho province,

xii



which shows that: (i) Basic capital allocation planning has complied with processes and
regulations. However, in the implementation process, there are still some shortcomings such
as not really paying attention to the priority order of funding of projects and also spreading;
(ii) Advances and payment of investment capital have also ensured the prescribed regime,
promptly removing difficulties for contractors. However, there are many shortcomings; (iii)
The settlement of basic investment capital has been in accordance with the general and
timely regulations; (iv) The inspection and inspection of capital construction investment in
the works is done to contribute significantly to preventing losses and wasting capital
sources when implementing. However, the inspection, inspection, and auditing have not
been conducted regularly, not bringing high efficiency. Research results show that the
factors affecting the management of capital construction investment from the budget in
irrigation work in Phu Tho province such as Mechanisms and policies related to capital
management capital construction investment from the budget for irrigation works;
Management capacity and qualifications of officials at all levels; Compliance of related
parties; Conditions of construction environment ... From there, analyze and evaluate the
impact of these factors on the management of capital construction investment from the
budget in irrigation works in the province. Phu Tho province.
Thirdly, in the coming time, to improve the effectiveness of management of
capital construction investment from the budget in irrigation works in Phu Tho province,
it is necessary to implement a number of solutions: Increase strengthen management of
planning to allocate capital construction investment from the state budget for irrigation
works; Strengthening the management of the advance and payment of capital construction
investment capital from the state budget for irrigation works; Strengthening the
management of the settlement of capital construction investment capital from the state
budget at irrigation works; Strengthening the inspection and supervision of the management
of the use of capital construction investment capital from the state budget for irrigation
works; Capacity building for staff working in management of capital construction
investment from the state budget in the field of irrigation.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phú Thọ là tỉnh miền núi nằm ở nơi hợp lưu 3 dịng sơng lớn (gồm sơng
Thao, sơng Lơ, sơng Đà), cùng nhiều sông, suối nhỏ khác chảy qua, nên cũng
chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi
khí hậu. Phú Thọ cũng là tỉnh có số lượng đê lớn với tổng số 508,7 km đê các
loại, trong đó: đê cấp I đến cấp V có 21 tuyến tổng chiều dài 421,5 km; 23
tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng, tổng chiều dài 54,8 km; 11 tuyến đê bối, tổng
chiều dài 32,4 km. Với đặc điểm về địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên trên,
Phú Thọ thường xuyên phải đối mặt với thiên tai lụt bão. Các trận bão, áp thấp
nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét… thường xuyên đe dọa đến sự an tồn của hệ
thống các cơng trình đê điều, thủy lợi phòng chống lụt bão của tỉnh.
Để nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại do thiên
tai gây ra; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương, góp phần
bảo đảm an ninh, quốc phòng, ngày 09 tháng 12 năm 2009, Thủ tướng Chính
phủ ban hành quyết định số 2068/2009/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương
trı̀nh nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 tại các tỉnh, thành phố có đê
sơng từ Hà Tĩnh trở ra, bao gồm 18 tỉnh, thành phố là: Hịa Bình, Thái
Ngun, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng n, Hải Dương,
Thái Bình, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện chương trình
đầu tư, nâng cấp hệ thống đê sơng của Chính phủ, trong những năm gần đây,
các dự án đầu tư xây dựng về đê điều, thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ giao cho
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án
cơng trình xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đại diện chủ đầu tư
trực tiếp quản lý dự án. Việc các dự án được triển khai thực hiện đã từng bước

nâng cao năng lực phịng chống lụt bão của các cơng trình thủy lợi cũng như
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương. Tuy
nhiên, do các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi thường có tổng mức
đầu tư lớn, vốn đầu tư cho các dự án hầu hết đều sử dụng từ nguồn vốn ngân

1


sách nhà nước. Do đó, vấn đề đặt ra là: Phải quản lý và sử dụng nguồn vốn
này sao cho thực sự hiệu quả, tránh thất thốt, lãng phí góp phần nâng cao hiệu
quả đầu tư của dự án.
Thực tế, ngoài những thành tựu đạt được, vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước nói chung, cho các cơng trình thủy lợi nói riêng cịn
khơng ít khó khăn hạn chế. Cơng tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ thời gian
qua đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém trong công tác quản lý như việc giải ngân
vốn đầu tư còn chậm dẫn đến tiến độ và chất lượng một số cơng trình thủy lợi
chưa đảm bảo, chưa phát huy hết hiệu quả các cơng trình; q trình đầu tư xây
dựng còn dàn trải, chưa xác định được trọng tâm dẫn đến tình trạng thất thốt,
lãng phí vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư không cao; Công tác quy hoạch, lập kế
hoạch chưa đồng bộ, chất lượng thấp, đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm, bồi
dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn...
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu và chọn đề
tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
cho các cơng trình thủy lợi. Để thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát
thu thập thông tin bao gồm:
- Các cơ quan QLNN có liên quan: UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính; Chủ đầu tư: Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Ban Quản lý
dự án cơng trình xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đơn vị cấp phát
vốn: Kho bạc Nhà nước tỉnh; Đơn vị quản lý sử dụng: Chi cục Thủy lợi, Hạt
quản lý đê các huyện (có cơng trình xây dựng); Người hưởng lợi.
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư xây dựng công trình, cơng trình thủy lợi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu thực tế về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách nhà nước, trọng điểm cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Lâm Thao và huyện Hạ Hòa.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian 3 năm, từ năm
2016 đến năm 2018, số liệu điều tra năm 2018.
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, khơng nghiên cứu các vấn đề về sử dụng các công trình thủy lợi.
Các cơng trình thủy lợi: Trạm bơm; Kè; đập; cống; Kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
* Về mặt lý luận: Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn cấp tỉnh, trong đó phân tích rõ các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh gồm các
nội dung: Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước; Lập
dự toán, phân bổ vốn đầu tư các cơng trình thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước; lập, thẩm định các dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho các cơng
trình thủy lợi; tạm ứng, thanh toán và điều chỉnh vốn đầu tư XDCB từ ngân sách

3


nhà nước cho các cơng trình thủy lợi; quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi; kiểm tra, giám sát
quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơng trình từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước cho các cơng trình thủy lợi, đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các cơng trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh gồm các nhân tố: Cơ chế, chính sách liên quan đến quản
lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; năng lực và trình độ quản lý của cán bộ các cấp;
sự chấp hành của các bên liên quan; điều kiện môi trường thi công; từ cơ sở thực
tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc và
Hà Nam, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ.

* Về mặt thực tế: Luận văn đánh giá được thực trạng quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trên các
nội dung: Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước; lập
dự toán, phân bổ vốn đầu tư các cơng trình thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước; lập, thẩm định các dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầu cho các cơng
trình thủy lợi; tạm ứng, thanh toán và điều chỉnh vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
nhà nước cho các cơng trình thủy lợi; quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các cơng trình thủy lợi; kiểm tra, giám sát
quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơng trình từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước cho các cơng trình thủy lợi.
Dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả
đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư, đầu tư công và đầu tư xây dựng cơ bản
a. Đầu tư
Đầu tư nói chung là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai. Nguồn lực
có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả có
thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn
nhân lực (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).

Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể phân
biệt đầu tư thành ba loại chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát
triển. Trong đó, đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành
các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà
xưởng, thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng...), gia tăng năng lực sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
b. Đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì những tiềm
lực sẵn có, hoặc tạo thêm tiềm lực mới để mở rộng qui mô hoạt động của các
ngành sản xuất, dịch vụ, kinh tế, xã hội nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế,
nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội.
Xây dựng cơ bản là một hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và khơng có tính
chất sản xuất cho các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây
dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hố hay khơi phục các tài sản cố định.
Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của
đầu tư phát triển. Đây chính là q trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây
dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố
định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ

5


sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu
tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, nhằm thu
được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).
Dưới góc độ vốn, thì đầu tư XDCB là tồn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt
được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây
dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm,

lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự tốn.
Đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến tích luỹ vốn, xây dựng thêm nhà cửa và
mua sắm thiết bị có ích, làm tăng sản lượng tiềm năng của đất nước và về lâu dài
đưa tới sự tăng truởng kinh tế. Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trị quan
trọng trong việc ảnh hưởng tới sản lượng và thu nhập. Khi tiếp cận với đầu tư
XDCB, người ta thường muốn có một định nghĩa ngắn gọn. Để đáp ứng nhu cầu
này, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa thông dụng:
- Đầu tư XDCB của hiện tại là phần tăng thêm giá trị xây lắp do kết quả
sản xuất trong thời kỳ đó mang lại.
- Đầu tư XDCB là việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của chính sách
kinh tế thơng qua chính sách đầu tư XDCB.
- Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế đem một khoản tiền đã được tích
luỹ để sử dụng vào XDCB nhằm mục đích sinh lợi.
- Đầu tư XDCB là sử dụng các nguồn vốn để tạo ra các sản phẩm xây
dựng mới để từ đó kiếm thêm được một khoản tiền lớn hơn.
Như vậy, từ những đặc điểm chung thống nhất có thể nêu một định nghĩa
được nhiều người chấp nhận như sau: Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế
đưa các loại nguồn vốn để sử dụng vào xây dựng cơ bản nhằm mục đích sinh lợi.
c. Đầu tư công
Theo Khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công 2014 thì “Đầu tư cơng là hoạt động
đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội".
2.1.1.2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước
a. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
- Khái niệm vốn đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

6


Vốn đầu tư: Là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh

doanh (Quốc hội, 2014).
Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các sản phẩm nhằm mục tiêu thu
nhập trong tương lai. Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là
vốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là tồn bộ chi phí đầu tư.
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu
tư, là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một
thời kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương
trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản
lưu động.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB): Là tiền và tài sản khác để thực hiện
hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế (đầu tư vào máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng…).
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tồn bộ những chi phí để đạt được mục
đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp
đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự tốn.
Bất kỳ một q trình tăng trưởng hoặc phát triển kinh tế nào muốn tiến
hành được đều phải có vốn đầu tư, vốn đầu tư là nhân tố quyết định để kết hợp
các yếu tố trong sản xuất kinh doanh. Nó trở thành yếu tố có tầm quan trọng
hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Theo nghĩa chung nhất thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: Chi phí cho
việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế xây dựng, chi
phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác theo một dự án nhất định.
Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà
nước được sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB các cơng trình phục vụ sản xuất
nông nghiệp được gọi là VĐT xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất nơng
nghiệp từ NSNN.
- Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước: Căn cứ theo phân cấp quản lý
NSNN chia nguồn vốn đầu tư từ NSNN thành vốn đầu tư từ NSNN Trung ương
và vốn đầu tư từ NSNN địa phương. Đối với đầu tư từ ngân sách Trung ương

được hình thành từ các khoản thu của ngân sách Trung ương nhằm để thực hiện
đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Đối với đầu tư từ ngân sách

7


địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm
thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó. Đối
với nguồn vốn này thơng thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương
quản lý, sử dụng.
Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước là tiền và tài sản khác để thực
hiện hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế được lấy từ nguồn
ngân sách nhà nước. Nói cách khác, vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước là
khoản vốn ngân sách được nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các cơng trình
kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội mà khơng có khả năng thu hồi vốn cũng như các
khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN (Quốc hội, 2015).
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư
trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính cơng rất quan
trọng của quốc gia. Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư
XDCB từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng tiền của
giá trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu
tư, nghĩa là bao gồm tồn bộ chi phí đầu tư. Dưới giác độ một nguồn lực tài
chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận của quỹ NSNN trong
khoản chi đầu tư của NSNN hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các cơng trình,
dự án XDCB của nhà nước.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước được hình thành từ
các nguồn sau:
+ Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí.
+ Vốn viện trợ theo dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức liên hợp quốc và các tổ chức Quốc Tế khác.

+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức Quốc tế và các
Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam.
+ Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước.
+ Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu Kho bạc Nhà nước
phát hành theo quyết định của Chính phủ.
+ Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
+ Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Từ sự phân tích trên có thể thấy: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần
của vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự

8


huy động của nhà nước dùng để chi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền
kinh tế quốc dân.
b. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Để quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước, cần thiết phải phân
loại nguồn vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu
quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau. Cụ thể có một số cách phân loại như
sau (Dương Đăng Chính, Phạm Văn Khoan, 2005):
- Theo tính chất cơng việc của hoạt động XDCB: vốn được phân thành chi
phí xây lắp (nay gọi là xây dựng), chi phí thiết bị và chi khác. Trong đó, chi phí
xây dựng và thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu.
- Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta
phân chia thành các nhóm chủ yếu sau:
+ Nhóm vốn đầu tư XDCB tập trung của NSNN, gồm:
Vốn XDCB tập trung: là loại vốn lớn nhất về cả quy mơ và tỷ trọng. Việc
thiết lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB chủ yếu hình thành từ loại
vốn này và sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều loại vốn khác;

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố trí
vốn để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt,.. nhưng
việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số cơng trình xây dựng hoặc sửa chữa
cơng trình nên được áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư XDCB;
Vốn cho các chương trình mục tiêu: Hiện có 10 chương trình mục tiêu
quốc gia và hàng chục chương trình mục tiêu khác;
Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB: loại vốn này thuộc ngân sách cấp
xã với quy mô không lớn, đầu tư chủ yếu cho các cơng trình ở xã. Tuy nhiên, việc
quản lý nguồn vốn này cũng áp dụng cơ chế quản lý vốn như đối với các loại vốn
XDCB tập trung khác, tuy nhiên có một số chi tiết linh hoạt và đơn giản hơn.
+ Nhóm vốn đầu tư XDCB từ NSNN dành cho chương trình mục tiêu đặc
biệt như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa
(chương trình 135); Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (chương trình 134); Quyết định số

9


661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực
hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (chương trình 661).
+ Nhóm vốn vay: bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Nguồn vốn
vay trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ (vay trong nước của nhân dân để
đầu tư vào giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế). Nguồn vốn vay ngoài nước chủ
yếu là vay các tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số
nguồn vay khác.
+ Nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như: đầu tư cho các cơng trình an
ninh quốc phịng, cơng trình khẩn cấp (chống bão lũ), cơng trình tạm.
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

nước cho xây dựng cơng trình thủy lợi
a. Quản lý
Theo Bách khoa tồn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ
thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội),
bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo
đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó.
Quản lý theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính
chất phổ biến mọi nơi mọi lúc trong lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi
người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự
phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung.
Theo nghĩa rộng: Quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Quản
lý là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người
khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả (Phan Huy
Đường, 2015).
Như vậy, quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều
khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết vấn đề.
b. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản là quản lý nhà nước về quá trình đầu
tư và xây dựng từ bước lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng
trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình và q trình đưa dự án vào khai
thác, sử dụng đạt mục tiêu dự án đó. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý

10


thông qua việc ban hành, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra thực hiện q trình
đầu tư xây dựng cơng trình.
Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là hoạt động tác động của chủ
thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sử dụng

vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục
tiêu nhất định.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quản lý phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm
bảo an ninh, an toàn xã hội và an tồn mơi trường, phù hợp với các quy định của
pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, với những khái niệm đã làm rõ ở trên chúng ta có thể hiểu việc
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơng trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn
ngân sách nhà nước là chức năng và hoạt động của hệ thống tổ chức nhằm quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả đảm
bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
Theo Luật Đầu tư năm 2014 thì nội dung quản lý nhà nước về quá trình
đầu tư và xây dựng được thể hiện ở những điểm sau (Quốc hội, 2014):
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách về đầu tư.
- Tổng hợp tình hình đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô
của hoạt động đầu tư
- Xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
- Cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; quyết định chủ trương đầu tư; quyết định chủ
trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Luật này.
- Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
và khu kinh tế.
- Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; quản lý và phối hợp
quản lý hoạt động đầu tư.

11



×