Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KỲ NAM

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI HOA HỒNG TẠI
THÀNH PHỐ YÊN BÁI – TỈNH YÊN BÁI VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2016 – 2017 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Nguyễn Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng cơng trình này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử dụng cho một
báo cáo luận văn nào và chưa được sử dụng bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tôi thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.... tháng ..... năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Kỳ Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới TS. Trần Nguyễn Hà đã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tận tình trong suốt thời gian
tơi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học – Học Viên
Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Yên Bái đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành đề tài được thuận lợi.
Tôi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân luôn bên cạnh
động viên giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày.... tháng ..... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Kỳ Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii

Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4

2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 4

2.1.1.

Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae) .................................................... 4

2.1.2.

Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)............................................................ 5

2.1.3.

Bệnh đốm lá (Cercospora puderi) ....................................................................... 6

2.1.4.

Bệnh thối xám hoa hồng (Botrytis cinerea Pers.) ............................................... 6

2.1.5.

Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa var. rosae) .......................... 7

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 9

2.2.1.


Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa) .......................................................... 9

2.2.2.

Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae) .................................................. 10

2.2.3.

Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum).......................................................... 11

2.2.4.

Bệnh thán thư (Colletotrichum rosae) .............................................................. 11

2.2.5.

Bệnh đốm lá (Cercospora puderi) ..................................................................... 12

2.2.6.

Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.) ............................................................. 13

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 14
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 14


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 14

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 14

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 14

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 15

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập mẫu ngoài đồng ruộng ................................... 15

3.5.2.


Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ........................................... 18

3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá ...................................................................... 21

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 23
4.1.

Thành phần bệnh nấm hại hoa hồng tại Yên Bái vụ đông xuân 2016-2017..... 23

4.1.1.

Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum (Pers.) Shltdl) ................................... 24

4.1.2.

Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) .................................................................. 25

4.1.3.

Bệnh đốm đen lá (Marssonina rosae) .............................................................. 26

4.1.4.

Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa var rosae Wor.) ................................ 26

4.1.5.

Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.) ........................................................... 27


4.2.

Kết quả một số nghiên cứu về nấm Marssonina rosae .................................... 28

4.2.1.

Đặc điểm hình thái nấm Marssonina rosae ...................................................... 28

4.2.2.

Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo nấm Marssonina rosae .................................... 29

4.2.3.

Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển của
nấm Marssonina rosae ..................................................................................... 30

4.2.4.

Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm
Marssonina rosae ............................................................................................. 31

4.3.

Ảnh hưởng của một số yếu tố tới sự phát sinh gây hại của bệnh đốm đen
hoa hồng ........................................................................................................... 32

4.3.1.


Ảnh hưởng của vùng trồng hoa tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng ............ 32

4.3.2.

Ảnh hưởng của giống hoa tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng .................... 34

4.3.3.

Ảnh hưởng của tuổi cây tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng ....................... 36

4.3.4.

Ảnh hưởng của nền đất canh tác tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng .......... 37

4.3.5.

Ảnh hưởng của mật độ trồng tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng................ 38

iv


4.3.6.

Ảnh hưởng của phương pháp tưới tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng ............. 40

4.3.7.

Ảnh hưởng của việc cắt tỉa tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng.................. 41

4.3.8.


Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng ...... 43

4.4.

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng .................................................. 44

4.5.

Tình hình canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây hoa hồng tại
thành phố Yên Bái ............................................................................................ 47

4.5.1.

Tình hình canh tác cây hoa hồng ...................................................................... 47

4.5.2.

Tình hình sử dụng thuốc hóa học trên cây hoa hồng ........................................ 48

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 50
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 50

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 53


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSB

Chỉ số bệnh

CT

Công thức

MĐPB

Mức độ phổ biến

NXB

Nhà xuất bản

PgA

Potato Glucose Agar

TLB


Tỷ lệ bệnh

WA

Water Agar

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thành phần bệnh nấm hại hoa hồng tại Yên Bái vụ đông xuân 20162017 ........................................................................................................... 23

Bảng 4.2.

Đặc điểm hình thái của nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm đen
hoa hồng..................................................................................................... 28

Bảng 4.3.

Mức độ nhiễm bệnh đốm đen hoa hồng và thời gian tiềm dục nấm
Marssonina rosae trên một số giống hoa hồng ......................................... 29

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của các môi trường tới sự sinh trưởng của nấm
Marssonina rosae gây bệnh đốm đen hoa hồng ........................................ 30


Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của một số thuốc ở các nồng độ khác nhau đến sự phát
triển của nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm đen hoa hồng trên
môi trường PGA ........................................................................................ 32

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của vùng trồng hoa tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng
tại Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ...................................................... 33

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của giống hoa hồng tới diễn biến bệnh đốm đen tại Yên
Bái vụ đông xuân 2016-2017..................................................................... 35

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của tuổi cây tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng tại
Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ........................................................... 36

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của nền đất canh tác tới diễn biến bệnh đốm đen hoa ............ 37

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới diễn biến bệnh đốm đen tại Yên Bái
vụ đông xuân 2016-2017 ........................................................................... 39
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương pháp tưới tới diễn biến bệnh đốm đen tại
Yên Bái vụ đông xuân 2016-2017 ............................................................. 41
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của việc cắt tỉa tới diễn biến bệnh đốm đen tại Yên Bái

vụ đông xuân 2016-2017 ........................................................................... 42
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đạm tới diễn biến bệnh đốm đen
tại Yên Bái vụ đông xuân 2016-2017 ........................................................ 43
Bảng 4.14. Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng của một số loại thuốc
hóa học ....................................................................................................... 45
Bảng 4.15. Tình hình canh tác trên cây hoa hồng vụ đơng xuân 2016-2017 tại
Yên Bái ...................................................................................................... 47
Bảng 4.16.

Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh đốm đen hoa hồng của nông dân............... 48

Bảng 4.17. Danh mục các loại thuốc hóa học thường sử dụng phòng trừ bệnh
đốm đen hoa hồng tại Yên Bái .................................................................. 49

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bào tử hạ nấm gỉ sắt (Phragmidium mucronatum) ...................................... 24
Hình 4.2. Bào tử đơng nấm gỉ sắt (Phragmidium mucronatum) ................................. 24
Hình 4.3. Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên hoa hồng......................................................... 24
Hình 4.4. Triệu chứng bệnh thán thư trên lá hoa hồng ................................................ 25
Hình 4.5. Bào tử nấm thán thư ( Collectotrichum capsici (Syd.)) ............................... 25
Hình 4.6. Triệu chứng bệnh đốm đen trên lá hoa hồng ............................................... 26
Hình 4.7. Triệu chứng bênh phấn trắng trên hoa hồng ................................................ 27
Hình 4.8. Bào tử phân sinh của nấm thối xám (Botrytis cinerea Pers.)....................... 27
Hình 4.9. Bào tử nấm Marssonina rosae ..................................................................... 28
Hình 4.10. Phương pháp lây bệnh nhân tạo ................................................................... 30
Hình 4.11. Ảnh hưởng của mơi trường ni cấy đến sự phát triển của nấm
Marssonina rosae ........................................................................................ 31

Hình 4.12. Bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phịng
trừ bệnh đốm đen hoa hồng ......................................................................... 46

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển
của nấm Marssonina rosae ..................................................................... 31

Biểu đồ 4.2.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng tại các vùng trồng khác nhau tại
Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ......................................................... 34

Biểu đồ 4.3.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng trên các giống hồng khác nhau tại
Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ......................................................... 35

Biểu đồ 4.4.

Mức độ bênh đốm đen hoa hồng trên các tuổi cây khác nhau tại
Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ......................................................... 37

Biểu đồ 4.5.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng trên các chân đất khác nhau tại

Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ......................................................... 38

Biểu đồ 4.6.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng trên các mật độ trồng khác nhau
tại Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 .................................................... 40

Biểu đồ 4.7.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng trên các phương pháp tưới khác
nhau tại Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ........................................... 41

Biểu đồ 4.8.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng trên các biện pháp cắt tỉa khác
nhau tại Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 ........................................... 43

Biểu đồ 4.9.

Mức độ bệnh đốm đen hoa hồng trên các cơng thức bón phân đạm
khác nhau tại n Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 .................................. 44

Biểu đồ 4.10. Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng của một số thuốc hóa
học ........................................................................................................... 46

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Kỳ Nam

Tên luận văn : “Nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng tại thành phố Yên Bái – tỉnh Yên
Bái vụ Đông Xuân 2016-2017 và biện pháp phòng trừ”.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nấm Marssonina rosae là tác nhân gây bệnh đốm đen trên cây hoa hồng. Việc
nghiên cứu đánh giá mức độ phổ biến, tác hại của bệnh, ảnh hường của các yếu tố sinh
thái và kỹ thuật đến sự phát triển của bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh tại Việt Nam vẫn
còn hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá bệnh đốm đen
hại hoa hồng tại thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái vụ Đông Xuân 2016 - 2017. Khảo
sát hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng bằng các loại thuốc hóa học trên đồng
ruộng. Phân lập nuôi cấy, nghiên cứu xác định nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm
đen hoa hồng tại Yên Bái.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng vụ Đơng Xn 2016-2017 tại n
Bái ngồi đồng ruộng theo phương pháp cố định ruộng điều tra, điều tra theo 10 điểm
chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định. Khảo sát hiệu lực của 3 loại
thuốc hóa học Anvil 5SC, Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WG phòng trừ bệnh đốm
đen hoa hồng trên đồng ruộng. Mẫu bệnh nấm Marssonina rosae thu thập có triệu
chứng điển hình được phân lập ni cấy trên mơi trường nhân tạo. Nghiên cứu đặc điểm
hình thái của nấm Marssonina rosae trên môi trường PGA, WA. Lây bệnh nhân tạo
bệnh đốm đen hoa hồng. Ảnh hưởng của 3 loại thuốc hóa học Anvil 5SC, Daconil
75WP, Ridomil Gold 68WG đến sự phát triển của nấm Marssonina rosae trên môi
trường nhân tạo.
Kết quả chính và kết luân
Điều tra diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng, ảnh hưởng của một số yếu tố tới
bệnh đốm đen hoa hồng tại Yên Bái, kết quả cho thấy mức độ gây bệnh trên các công

thức so sánh là khác nhau.
Khảo sát hiệu lực thuốc hóa học ngoài đồng ruộng cho thấy thuốc Anvil 5SC,
Daconil 75WP và Ridomil Gold 68WG đều có khả năng phịng trừ bệnh đốm đen
hoa hồng.

x


Lây bệnh nhân tạo trên 3 giống hoa hồng là hồng đỏ Pháp, hồng Tỉ Muội và
hồng Trắng Trung Quốc với 2 phương pháp lây bệnh là sát thương và không sát thương.
Kết quả cho thấy các giống khác nhau thì số lá bị lây bệnh cũng khác nhau ở từng
phương pháp.
Thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của mơi trường đến sự phát triển của nấm
Marssonina rosae cho thấy trên môi trường PGA nấm phát triển mạnh hơn so với mơi
trường WA.
Thí nghiệm ảnh hưởng của một sơ loại thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm
Marssonina rosae cho thấy cả 3 thuốc Anvil 5SC, Daconil 75WP và Ridomil Gold
68WG đều có sự ức chế nhất định đến sự phát triển của nấm.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyễn Kỳ Nam
Thesis title: “|Study black spot on rose disease commission in the city of Yen Bai - Yen
Bai province 2016-2017 winter-spring crop and control measures”.
Major: Plant protection

Program code: 60 62 01 12


Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Aims
Marssonina rosae fungus is the causative agent of black spot on roses. The
study assessed on the prevalence of disease, the effects of ecological and technical
factors on the development of disease and disease control measures in Vietnam is still
limited. Based on the reality, we conducted a survey on black spot disease in Yen Bai
city - Yen Bai province in the winter-spring crop of 2016 - 2017. Surveys effect of
fungicides to the black spot on rose disease in the field to Isolates, culture and identify
of Marssonina rosae causing black spot disease on rose in Yen Bai.
Methods
Investigation of black spot on rose disease in spring-winter crop 2016-2017 in
the field ay Yen Bai by fixed method of survey field, survey at 10 crosspoints, each
surveyed 5 plants, each plant 1 regulations to determine 3 chemical drugs Anvil 5SC,
Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WG to prevent black spot disease in the field. The
sample of Marssonina rosae fungus with typical symptoms were isolated shown on
artificial medium. Morphological characteristics of Marssonina rosae fungus on PGA,
WA. Pathogenicity test was conducted. Effects of three chemical drugs Anvil 5SC,
Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WG on the development of Marssonina rosae fungus
on artificial medium.
Main results and conclusions
Investigation of the disease black spot damage , the influence of some ecological
factors (area of cultivation of flowers, old trees, soil cultivation) and techniques
(planting density, irrigation methods, pruning , fertilizer nitrogen) to black spot disease
rose in Yen Bai, the results showed that disease-causing levels of severity on formulas
is different.
Survey disease control effect of some fungicides drugs in the field showed Anvil
5SC effective drug prevention is 73.36% after 14 days of spraying, Daconil 75WP is
68.85%, Ridomil Gold 68WG is 67,3%.

xii



Pathogenicity on three red rose varieties including French, red roses and white
sisterhood China with 2 methods of infection is damage and no damage. Results
showed, the number of infected leaves are also different in each method.
Laboratory comparisons of environmental impact to the development of fungal
Marssonina rosae shows PGA was more favourable for fungus than WA.
Experiments influence of some fungicede to the development of fungal
Marssonina rosae shows all 3 fungicides Anvil 5SC, Daconil 75WP and Ridomil Gold
68WG could inhibiting the growth of fungies.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong các loài hoa, hoa hồng là cây thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, đây là
họ rất lớn thuộc loại thực vật thân bụi, phổ biến trên toàn thế giới. Hoa hồng
được xem là chúa tể của các loài hoa bởi sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, vẻ
đẹp quyến rũ, hương thơm dịu dàng kín đáo khơng phải lồi hoa nào cũng có.
Hiện nay trên thế giới hiện nay, cơng nghệ sản xuất hoa càng ngày càng
hiện đại, đặc biệt là các công nghệ nhân giống mới và chuyển giao kỹ thuật. Hà
Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới chiếm trên 60% lượng hoa xuất khẩu
thế giới. Chủ yếu là hoa tuy líp và hoa hồng. Sau đó đến Colombia chiếm 12%
chủ yếu là hoa hồng và hoa cẩm chướng. Nước nhập khẩu nhiều nhất là nước
Đức sau đó đến Mỹ. Theo thống kê năm 1987 Đức nhập khẩu hoa hồng 882 triệu
USD, gấp khoảng 3 lần Mỹ. Hoa hồng cũng là cây có giá trị quan trọng ở Anh
Quốc với giá xuất khẩu khoảng 699.000 bảng Anh vào năm 1997.
Ở Việt Nam, hoa hồng được trồng khắp mợi nơi trong cả nước từ Bắc tới
Nam, là một trong những loại hoa – cây trồng quan trọng của Việt Nam. Diện

tích trồng hoa hồng khá cao (40%), trong khi hoa cúc (25%), lay-ơn (15%), các
loài hoa khác (20-25%) diện tích thấp hơn.
Bên cạnh việc khơng ngừng mở rộng diện tích các vùng trồng hoa chuyên
canh lớn trên khắp cả nước như: Mê Linh, Tây Tựu (Hà Nội); Sapa (Lào Cai);
Đơng Cương (Thanh Hóa); Đà Lạt (Lâm Đồng)…bộ giống hoa cũng ngày một
được phát triển phong phú từ màu sắc, kích cỡ tới chủng loại loại đáp ứng thị
hiếu thị trường.

Một số giống được nhập có nguồn gốc từ: Hà Lan, Mỹ,

Colombia, Nhật, Trung Quốc…cùng với trình độ thâm canh cao, phần lớn các
giống đều đảm bảo năng suất, chất lượng, giá trị thẩm mỹ đạt yêu cầu. Nhưng
cũng từ đó mà ngn sâu bệnh hại trên hoa ngày một gia tăng, gây hại nặng luôn
là vấn đề mà người sản xuất và kinh doanh hoa lo lắng.
Cây hoa hồng là một trong những loài hoa quan trọng có tỷ lệ bị sâu bệnh
gây hại cao nhất. Thành phần sâu bệnh trên hoa hồng rất phong phú, trong thời
gian gần đây một số sâu, bệnh hại đã được các tác giả nghiên cứu như: nhện đỏ,
sâu khoang, sâu xanh, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thối xám, bệnh u sùi …

1


Đặc biệt, các bệnh nấm hại trên lá nói chung, bệnh đốm đen lá hại hoa hồng nói
riêng là các loài bệnh hại nguy hiểm, gây hại trên lá làm giảm khả năng quang
hợp, trao đổi chất của cây, gây thiệt hại về năng suất. Các bệnh hại này hiện nay
trên thế giới đang được quan tâm với nhiều nghiên cứu đang được tiến hành. Tuy
nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về loài bệnh hại do nấm trên lá hoa hồng là
chưa nhiều. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất nhằm hạn chế bệnh hại, đảm
bảo năng suất cho cây hoa hồng, được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây Khoa Nông Học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của TS.
Trần Nguyên Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh đốm

đen hoa hồng tại thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017
và biện pháp phòng trừ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, xác định thành phần nấm bệnh hại hoa hồng tại thành phố
Yên Bái – tỉnh Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017. Nghiên cứu nguyên nhân gây
bệnh, tìm hiểu diễn biến, đánh giá mức độ thiệt hại và biện pháp phòng trừ bệnh
đốm đen hoa hồng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của nấm bệnh hại hoa hồng tại
thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái vụ Đông Xuân 2016-2017.
- Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh phát triển bệnh
đốm đen hoa hồng.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh đốm đen hoa hồng và tìm hiểu một số
đặc điểm hình thái, sinh học của nấm gây bệnh đốm đen Marssonina rosae.
- Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng bằng một số thuốc
hoá học.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ cung cấp thơng tin chính xác về thành phần bệnh nấm hại cũng
như biện pháp phòng trừ các bệnh đốm đen trên hoa hồng tại Yên Bái.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hoa hồng là một trong các cây hoa trồng phổ biến tại nhiều vùng của cả

2


nước nói chung và Yên Bái nói riêng. Cây hoa hồng bị nhiều bệnh hại tấn công
như bệnh gỉ sắt, bệnh đốm đen... Tuy nhiên, hiện nay có rất ít thơng tin về
ngun nhân cũng như biện pháp phịng trừ bệnh.
Việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh và thử nghiệm biện pháp

phịng trừ sẽ cung cấp thơng tin khoa học giúp nơng dân trồng hoa, ít nhất tại
địa bàn tỉnh Yên Bái có thể áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống bệnh hại
hoa hồng.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện được khá
nhiều loài vi sinh vật gây bệnh trên cây hoa hồng.
Pirone (1960) đã ghi nhận có 02 lồi virus 03 lồi vi khuẩn và 30 loài nấm
gây bệnh trên cây hoa hồng. Ở Venezuela ghi nhận 18 loài nấm gây bệnh trên lá
và hoa , 6 loài nấm gây bệnh trên thân và 2 lồi nấm gây bệnh trên rễ . Có những
lồi nấm gây bệnh trên tất cả các bộ phận chính (lá, hoa, thân, rễ) của cây hoa
hồng như nấm Fusarium sp., Botrytis sp., nhưng có một số lồi chỉ gây bệnh trên
lá và hoa như Erysiphe sp., Phragmidium sp., Phoma sp. và cũng có lồi nấm chỉ
gây bệnh trên rễ và thân cây hoa hồng như Botryo diplodia.
2.1.1. Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae)
2.1.1.1. Phân bố
Theo Horst (1983) bệnh đốm đen hoa hồng được thông báo đầu tiên ở
Thụy Điển (1815), sau đó là ở Pháp , Bỉ, Đức, Anh và ở Hà Lan (1844). Bệnh
được ghi nhận lần lượt ở Mỹ (1830), Nam Mỹ (1880), Úc (1892), Liên Xô
(1907), Trung Quốc (1910), Canada(1911), ở Châu Phi (1920-1922), Ấn Độ
(1941) và Thổ Nhĩ Kỳ (1947). Nấm gây bệnh phát hiện khắp các vùng trồng hoa
hồng và thậm chí ở các đảo như Philipine, Malta, Hawai và Newzealand.
2.1.1.2. Triệu chứng
Theo Westcott (1972) triệu chứng là xuất hiện nhiều hay ít những đốm
đen trịn lớn 12mm, có viền và mép đâm tia.
2.1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh

Baker (1948) cho rằng nguyên nhân gây bệnh là nấm D. rosae. Dạng sinh
sản vơ tính là nấm M. rosae. Nấm D. rosae hình thành các quả thể hình cầu trên
các vết bệnh già, cũ và qua đơng ở đó, chúng chính là nguồn lây nhiễm đầu tiên
vào mùa xuân trên đồng ruộng.
2.1.1.4. Đặc điểm phát sinh phát triển
Hosrt (1983) cho biết: sợi nấm phân nhiều nhánh, khơng màu khi cịn non,
về già sợi nấm sẫm màu. Sợi nấm sinh trưởng trong môi trường PDA và môi
trường Malt agar rất chậm, tối thiểu từ 15-37 ngày, một tháng sau khi nuôi cấy

4


mới đạt đường kính tản nấm từ 2-9mm và tính độc mất đi sau một vài tháng nuôi
cấy. Wenefride (1993) đã xác định kích thước bào tử 21,1- 25,3 μm; các chủng
nấm chia 4 nhóm màu: Nâu củ hành, hồng sáng, xám nhạt và nâu của củ hành
với sự pha trộn giữa đốm nâu đỏ và vàng màu sắc tản nấm M.rosae, giai đoạn vơ
tính của nấm D.rosae đã được khẳng định sự đa dạng của nấm này. Nấm M.
rosaecó khả năng thích ứng nhiệt độ khá rộng (15- 17OC), điều kiện tốt nhất của
bệnh là có độ ẩm tương đối trên 85% và lá được để ẩm liên tục ít nhất trong 6 giờ
hoặc hơn, nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự nẩy mầm của bào tử là 18- 20OC. Ở
nhiệt độ này sự nẩy mầm của bào tử bắt đầu sau 9 giờ và tỷ lệ nảy mầm có thể
đạt tới 96% trong 36 giờ. Bào tử phân sinh chết, không nẩy mầm ở 33OC, ở nhiệt
độ 30OC chúng có thể nẩy ầm nhưng khơng đủ sức để phát triển đủ sức để phát
triển. Sợi nấm sinh trưởng mạnh nhất ở 21OC và ngừng phát triển sau 8 tuần ở
nhiệt độ 330C. Sự lây nhiễm của bào tử trên lá mạnh nhất ở nhiệt độ 19-21OC và
triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong vịng 3-4 ngày ở nhiệt độ 22-30OC. Sự
lây nhiễm hoàn thành nếu lá vẫn ẩm ướt suốt 24 giờ trước khi khô.
Sự lây nhiễm khơng thực hiện được trong khơng khí khơ, ngay cả khi độ
ẩm tương đối 100% cũng không thực hiện được sự nẩy mầm nếu bào tử không
được làm ướt.

2.1.2. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)
2.1.2.1. Phân bố
Theo Baker (1953) bệnh gỉ sắt hoa hồng phá hại rất phổ biến trên vườn
trồng và cả cây hồng dại. Bệnh làm rụng lá sớm dẫn đến giảm năng suất phẩm
chất hoa. Nấm P. mucronarum được quan sát đầu tiên trên kính hiển vi vào năm
1665 do Hooker tiến hành. Ni cấy P. mucronatum có thể thực hiện trên các
mơi trường Agar có chứa dung dịch chiết nấm men, pepton, casein. Ở Anh, bệnh
gỉ sắt đã được phát hiện thấy trên 200 giống hồng khác nhau . Bệnh hại nghiêm
trọng ở các vườn hoa hồng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương.
2.1.2.2. Đặc điểm phát sinh phát triển
Bào tử nấm được khơng khí và gió truyền di lây nhiễm ở dưới mặt lá qua
các lỗ khí khổng. Nhiệt độ tối thích cho sự lây nhiễm của bệnh là 18-20OC và có
điều kiện ẩm ướt liên tục trong 2- 4 giờ.
Baker (1953) cho rằng nấm gỉ sắt qua đông ở lá và thân cành. Mùa xuân
sang bào tử nấm được sinh ra và bắt đầu quá trình xâm nhiễm mới. Bào tử đơng

5


hình thành đảm đa bào và các bào tử đảm. Bào tử đảm phát tán nhờ gió, rơi lên
bề mặt lá non, cành non của cây để bắt đầu xâm nhiễm. Sự nhiễm bệnh thuận lợi
ở những nơi không thông gió và có sự ngưng tụ hơi nước. Nhiệt độ cao của mùa
hè làm ảnh hưởng đến sự lây nhiễm của bào tử. Bào tử gỉ sắt có thể giữ được khả
năng sống trong 1 tuần ở 80oF ở miền nam California. Từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau có nhiệt độ thích hợp cho bào tử nấm gỉ sắt nẩy mầm, do có những cơn
mưa rào.
2.1.2.3. Biện pháp phịng trừ
Theo Forberg (1975) để phòng trừ bệnh này cần chọn tạo các giống kháng
bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư, cỏ dại và ký chủ phụ, kết hợp với việc
phun thuốc hoá học Peroxin 0,2- 0,4%.

Theo Baker (1953) để phòng trừ bệnh, cần hái bỏ các lá già, lá bệnh
thường xuyên. Nên phun thuốc 6 ngày / lần vào thời kỳ có điền kiện mơi trường
thích hợp với sự phát triển của nấm có thể sử dụng một số thuốc hoá học sau:
Sunfua đồng, Ferbam, Zineb, Maneb (cả trong giai đoạn nấm qua đông).
2.1.3. Bệnh đốm lá (Cercospora puderi)
Theo Westcott (1983) có 2 lồi nấm gây bệnh đốm lá. Nguyên nhân thứ
nhất là nấm C. puderi, được ghi nhận ở bang Georgia và Texas. Loài thứ hai là
nấm C. rosicola gây ra. Bệnh được phát hiện vùng phía Nam nước Mỹ. Quả thể
bầu được hình thành trên các tàn dư cây bệnh. Có thể phun Maneb để phịng
chống bệnh này.
Theo Horst (1983) bệnh đốm lá cùng do 2 loài nấm là C. puderi và C.
rosicola gây ra. Ngoài ra cịn có một số bệnh đốm lá như: bệnh đốm lá do nấm
Alternaria alternata gây ra các vết đốm trên lá ở thời kỳ có mưa nhiều. Vết bệnh
thay đổi từ màu vàng sang màu nâu đậm, các đốm to dần và xuất hiện các vịng
đồng tâm trên mơ bệnh của lá. Gặp điều kiện ẩm ướt, các chồi hoa, nụ hoa và hoa
đều có thể nhiễm bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là 30OC. Các loài A.
brassicae var microspora Brun và các loài khác cũng đã được thông báo là nguyên
nhân gây ra bệnh đốm lá trên cây hoa hồng; bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
capsici (Syd) Bult và Bisby gây ra những vết đốm đỏ hình trịn, các đốm này có
thể kết hợp thành một đốm lớn. Bệnh nặng các lá bị khô và dễ rụng.
2.1.4. Bệnh thối xám hoa hồng (Botrytis cinerea Pers.)
Theo tác giả Horst (1983), sự hình thành bào tử tốt nhất ở bước sóng ánh

6


sáng 355 nm (đèn cực tím). Một số loại nhà lưới che phủ bởi các loại màng lọc
loại ánh sáng này làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh.
Theo tác giả Redmond (1987), sử dụng Isolate của nấm men và vi khuẩn
đối kháng có khả năng làm giảm số lượng vết bệnh gây ra do nấm Botrytis

cinerea trên cánh hoa.
Elad (1993) quan sát thấy Trichoderma harzianum làm giảm triệu chứng
bệnh trên hoa hồng, nếu hoa hồng được thu hoạch ngay sau khi xử lý.
Hammer and Marois (1989) thành công trong việc sử dụng 2 nhân tố sinh
học làm giảm triệu chứng gây ra do nấm Botrytis cinerea trên hoa hồng ở kho
bảo quản (2,50C), nhưng biện pháp khơng có hiệu quả khi hoa chuyển từ kho
bảo quản sang nhiệt độ phòng (210C). Biện pháp sinh học phòng trừ nấm
Botrytis cinerea trên lá, cành và các phần khác của cây vẫn chưa được công bố,
đây là nguồn lây nhiễm cho hoa hồng trong sản xuất.
2.1.5. Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa var. rosae)
Phoatus đó mơ tả bệnh phấn trắng trên hoa hồng lần đầu tiên vào khoảng
300 năm trước công nguyên. Năm 1819, Wallroth đã mô tả nấm gây ra bệnh
này là nấm Alphitomorpha pannosa. Nó được chuyển vào loại Erysiphe là
E. pannosa vào năm 1829 và cuối cùng vào năm 1851 loài nấm này được xếp
vào loại Sphaerotheca. Mặc dù vẫn được công nhận là S.panosa (Wallre Ex Fx)
Lév... một số chuyên gia đã công nhận sự phân chia loại này thành 2 lồi của
Woronichine đó là Var. rosae lây nhiễm hoa hồng và Var. persicae lây nhiễm
cây đào và cây hạnh nhân. Một cuộc khảo sát có quy mơ lớn với các mẫu vật
được lấy từ nhiều nơi trên thế giới đã đưa Coyier đi đến quyết định rằng S.
pannosa và S. hunuili khơng có sự khác nhau rõ rệt và nấm phấn trắng trên hoa
hoa hồng ở Mỹ là do S. pannosa gây nên.
Theo Westcott (1972) , bệnh phấn trắng hoa hồng được phát hiện thấy ở
nhiều nơi trên thế giới. Đây là bệnh phổ biến thường xuyên trong nhà kính và
trên các vườn trồng. Bệnh thường hại nặng trên các vườn hồng bị côn trùng và
nhện đỏ phá hại. Bệnh phấn trắng phá hại nặng trên các vườn hồng khi người ta
sử dụng Ferbam và những thuốc hữu cơ khác như thuốc lưu huỳnh và đồng để
trừ bệnh đốm đen. Bệnh phát triển phá hại nặng ở vùng bờ biển Thái Bình
Dương và hại nghiêm trọng ở các vùng trồng hồng ở phía Tây Nam. Phía Đơng
bệnh ít hơn trên các giống hồng leo vào tháng 5 như giống Dorothy Perkins,


7


Crimson Rambler. Bệnh hại mạnh trên các giống hồng lai vào cuối mùa hè khi
nhiệt độ ban đêm thấp. Để phòng trừ bệnh các tác giả khuyên nên phun bột lưu
huỳnh khi thấy dấu hiệu triệu chứng bệnh đầu tiên, thuốc Lưu huỳnh có hiệu lực
kéo dài cả khi thời tiết quá nóng; Karathane hiệu quả ở dạng phun nước hơn ở
dạng bột, nhưng cần phải pha đúng liều lượng; Fantan cũng có hiệu quả trừ bệnh
nhưng nó để lại tồn dư của thuốc trên lá (màu trắng). Theo tác giả nên chọn
những giống hồng kháng bệnh là điều rất quan trọng. Giống hồng đỏ, hồng lai,
hồng nở hoa thành búi rất mẫn cảm với bệnh cùng những giống hồng có màu
đỏda cam lại rất ít bị nhiễm bệnh. Theo Massey (1948) và Moseman (1966) bệnh
phấn trắng thường hại nặng trên những vườn hồng không luân canh.
Horst (1983) cho rằng bệnh này phân bố rộng rãi và bệnh nguy hiểm nhất đối
với cây hoa hồng. Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng là do nấm S.pannosa var.
rosae. Bệnh phấn trắng phát sinh phá hại nặng ở điều kiện bón quá nhiều phân
đạm. Nấm bệnh làm giảm sự phát triển của lá, giảm độ bóng của hoa. Sợi nấm
màu trắng, đa bào, thường hình thành trên bề mặt mơ bệnh, tạo vịi hút xâm nhập
vào biểu bì của lá. cành bào tử phân sinh ngắn, thẳng đứng. Bào tử phân sinh
hình thành trên đỉnh của mỗi cành, bào tử cú hình trứng hoặc hình bầu dục, mọc
thành chuỗi thường có từ 5-10 bào tử trên đỉnh cành. Khi gặp điều kiện khơng
thuận lợi (nhiệt độ thấp) nấm hình thành các quả thể lớn (cleistothecia). Quả thể
có dạng hình cầu đến hình quả lê, đường kính từ 80-120 µm. Quả thể non màu
trắng, già có màu đen, khi có độ ẩm thích hợp quả thể giải phóng các túi và bào
tử túi ra ngồi, nhờ gió phát tán. Bào tử nấm nẩy mầm ở nhiệt độ 200C từ 2-4 giờ
và có độ ẩm tương đối gần 100%. Rất hiếm khi quả thể của nấm được hình thành
ở những vùng khí hậu ơn hồ hoặc trong nhà kính, bào tử nấm có thể tồn tại
quanh năm. Khi vào ban đêm ở trên cánh đồng khoảng 15,50C và độ ẩm tương
đối là 40-70% vào ban ngày thích hợp cho sự hình thành và giải phóng bào tử.
Nhiều chu kỳ ngày và đêm lặp lại là điều kiện thuận lợi để hình thành dịch bệnh.

Để phòng trừ, theo tác giả cần chọn các giống chống chịu bệnh kết hợp với việc
phun thuốc hoá học. Việc cắt tỉa chồi cành bị bệnh , thiêu huỷ những tàn dư có
tác dúng hạn chế nguồn bệnh. Đối với vườn hồng trồng trong nhà kính ngồi
việc phun thuốc diệt nấm có thể hạ thấp ẩm độ vào ban đêm trong nhà kính bằng
cách dựng quạt, máy thơng hơi, dùng hơi nóng để làm giảm độ ẩm và hạn chế sự
hình thành dịch bệnh trong vườn trồng.
Một số tác giả cho rằng đối với hoa hồng trồng ngoài đồng ruộng nấm

8


phấn trắng bảo tồn qua đông chủ yếu ở dạng sợi nấm trên nụ và quả thể trên lá
bệnh , cịn trên hoa hồng ở nhà kính nấm chỉ tồn tại ở dạng sợi và bào tử phân
sinh (Massey 1948; Schnathorst 1965).
Để phòng trừ bệnh phấn trắng hoa hồng nên sử dúng một số loại thuốc
nội hấp như Teiforin, Ferarimol, Tradimefon, Etaconazon (Geoger, 1988;
Coyier, 1983).
Theo Geoger (1988), một số loài nấm như Ampelomyces quisqualis,
Cladosporium oxysporum, Til1etiopsis sp., Vertiauium lecanii, rệp Thriptabasi
đã được xác nhận là ký sinh bậc 2 hoặc vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh
phấn trắng là một trong những hướng đi tích cực có nhiều triển vọng trong việc
phịng trừ bệnh này ngồi sản xuất.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Cây hoa hồng (Rosa sp.) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) có xuất xứ ở vùng
ơn đới và á nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Nhiều tác giả cho rằng hoa hồng được
trồng đầu tiên ở vùng Tiểu á và Trung Quốc sau đó du nhập qua Hà Lan, Pháp
,Đức, Bungari và một số nước khác. Ở Việt Nam hoa hồng được trồng ở khắp cả
ba miền đất nước. Nước ta có khí hậu ơn hịa, nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng
sinh trưởng thường từ 18-25oC, độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm khơng khí từ 8085%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 1500-2000 mm rất thuận lợi
cho cây hoa hồng phát triển. Về vấn đề bệnh hại, một số tác giả cho rằng, nhiều

loại bệnh nguy hiểm phá hại nặng trên các giống hồng mới nhập nội vào nước ta.
Bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất và sinh trưởng của cây: các bệnh
như phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt, mụn vỏ thân cành, bệnh thối cành; ngoài ra cây
hoa hồng còn bị tuyến trùng gây hại tạo u sưng trên rễ.
2.2.1. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)
2.2.1.1. Phân bố
Theo Trần Văn Mão (2001), bệnh phấn trắng là bệnh phá hại phổ biến trên
các vườn hồng. Bệnh hại lá, thân và cành non và nụ hoa. Tỷ lệ cây nhiễm bệnh
chiếm tới 50-70%, ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây.
2.2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân là do nấm Oidium sp.. Bệnh phát sinh vào cuối mùa đông
và ngừng phát triển vào cuối tháng 5, hại nặng vào tháng 3 ,tháng 4. Nhiệt độ
thích hợp bào tử nấm nảy mầm xâm nhập là từ 17-25oC, trong điều kiện khô hạn

9


hoặc ẩm ướt bệnh đều có thể phát triển được.
Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) nguyên nhân gây bệnh là do nấm
Sphaerotheca pannosa var. rosae (S. pannosa) gây ra. Trong các giống hoa hồng
bệnh thường phá hại nặng trên giống Đà Lạt.
Theo các tác giả Dương Công Kiên (1999) cho rằng nguyên nhân gây bệnh
phấn trắng hoa hồng là do nấm Sphaerotheca pannosa. Nấm phát triển tốt nhất ở
nhiệt độ 18OC , ẩm độ 85%, nếu nhiệt độ lên cao tới 27OC nấm sẽ chết sau 24 giờ.
2.2.1.3. Biện pháp phòng trừ
Để phịng trừ bệnh cần chú ý chăm sóc tốt, thường xun tỉa cành, vườn
thống gió, đủ ánh sáng. Trong thời kỳ bị bệnh nên bón nhiều phân và Kali để
tăng sức đề kháng cho cây, tránh bón nhiều đạm. Khuyến cáo nên sử dụng hợp
chất lưu huỳnh vôi 0.3O bome theo định kỳ có tác dụng tốt trong việc phòng trừ
bệnh phấn trắng.

Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) nên sử dụng thuốc Score 250 ND, Anvil
5SC, Bayfidan 250 EC đạt hiệu quả cao trong việc phòng chống bệnh.
Theo các tác giả Dương Công Kiên (1999) sử dụng phun Kasuran,
Derosal, Ridomil rất có hiệu quả, cần kết hợp với biện pháp cắt tỉa, đốt huỷ cành
lá bị bệnh, bón thêm kali cho cây.
2.2.2. Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae)
Theo Trần Văn Mão (200l), bệnh đốm đen hoa hồng phổ biến và gây hại
nghiêm trọng ở nhiều nước , tỷ lệ bệnh có thể tới 100%. Bệnh làm lá rụng sớm,
lá rụng hoàn toàn. Bệnh do nấm Actinonema rosae Fr. gây ra, giai đoạn hữu tính
là nấm Diplocarpon rosae Wolf. Đĩa cành hình thành dưới lớp biểu bì của lá, sợi
nấm qua đông trong các cành cây khô, lá rụng và sang năm lại lây nhiễm. Đầu
tiên nấm xâm nhiễm vào các lá già rồi lan lên các lá non, ở điều kiện thuận lợi
chỉ 3-6 ngày đã xuất hiện triệu chứng bệnh. Cây bị bệnh thường sau 8-32 ngày lá
rụng. Nhiệt độ càng cao lá rụng càng sớm. Bệnh đốm đen có thể phát sinh, phát
triển quanh năm, nhưng hại nặng nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Biện pháp phòng
trừ là cần phải kịp thời tỉa cành, tránh để cành cây quá dài, cắt bỏ các cành bệnh,
bón phân bón hữu cơ, phân đạm hợp lý, thu dọn sạch lá rụng dọn sạch cành lá
bệnh, khử trùng đất đất bằng dung dịch đồng sulfat 1 %, thuốc tím 0,5% phun lên
mặt đất hoặc dùng mùn cưa, tro bếp phủ lên mặt đất (dầy khoảng 8 mm). Tỷ lệ
bệnh còn thấp dưới 10% phun Daconil 0,1%.

10


2.2.3. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)
2.2.3.1. Phân bố
Theo Trần Văn Mão (200l), bệnh gỉ sắt phân bố rộng ở nước ta, làm lá
rụng sớm ảnh hưởng đến sự ra hoa và phẩm chất của hoa. Ngồi ra bệnh cịn gây
hại trên cành non, hoa và quả.
2.2.3.2. Triệu chứng và sự phát sinh phát triển nấm

Theo Trần Văn Mão (200l), vào mùa đông biểu hiện triệu chứng bằng
những chấm đen nhỏ, đó là ổ đơng bào tử của nấm gỉ sắt. Sợi nấm hoặc đông bào
tử qua đông trên chồi, cành bệnh mùa xn năm sau bào tử đơng hình thành bào
tử đảm sau đó hình thành bào tử xn, rồi hình thành bào tử hạ, bào tử hạ tái xâm
nhiễm nhiều lần trên đồng ruộng. Bào tử đông nảy mầm ở nhiệt độ 6-25OC, bào
tử hạ nảy mầm ở nhiệt độ 9-27OC, gặp thời tiết ấm áp, mưa nhiều bệnh thường
phá hại nặng.
2.2.3.3. Nguyên nhân gây bệnh
Theo Trần Văn Mão (200l), nguyên nhân gây bệnh là do nấm
Phragmidium rosae- multiflorae Diet.
2.2.3.4. Biện pháp phòng trừ
Theo Trần Văn Mão (200l), để phòng trừ bệnh gỉ sắt cần áp dụng các
biện pháp chăm sóc, tỉa bỏ cành lá bệnh kết hợp với phun thuốc sodium -paminobenzen sulffonate hoặc hợp chất lưu huỳnh vơi 0,3Obome, ngồi ra cần bón
thêm phân Ca, K, Mg, P với liều lượng hợp lý tăng khả năng chống chịu bệnh
cho cây.
Tác giả Nguyễn Xuân Linh (2000) cho rằng nên loại bỏ tàn dư cây bệnh
và cỏ dại kết hợp với việc phun thuốc Score 250 ND, Anvil 5SC.
2.2.4. Bệnh thán thư (Colletotrichum rosae)
2.2.4.1. Nguyên nhân gây bệnh
Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) nguyên nhân gây bệnh là do nấm
Collettotrichum rosae gây ra. Bệnh gây hại trên các lá bánh tẻ, lá già, bệnh nặng
lan lên ngọn, điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan rộng.
Theo Dương Công Kiên (1999) nguyên nhân gây bệnh thán thư hoa hồng
là do nấm Sphaceloma rosarum (Pass) (Elsinoe rosarum). Bệnh thường phá hại
trên lá hồng dại, khi bệnh nặng các mô lá bệnh khô chết làm rách lá. Bệnh có thể

11



×