Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố lai châu luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.23 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ XUÂN HÙNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường, những người đã
trang bị cho tôi những kiến thức, tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Ngơ Thế Ân đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Lai Châu, Sở xây
dựng tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình trong q trình tơi thực tập tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND Thành Phố
Lai Châu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lịng tạo điều
kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài khơng thể tránh khỏi những sai sót và
hạn chế. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo cùng các bạn học viên cao học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Hùng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở Đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 2

1.3.


Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.1.

Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần chất thải ........................................... 3

2.1.2.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................ 4

2.1.3.

Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới môi trường và con người ....................... 5

2.1.4.

Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên Thế Giới .............................................. 8

2.1.5.


Tình hình quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam ............................................. 10

2.1.6.

Những hạn chế trong công tác quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam ............ 18

2.2.

Thực trạng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lai Châu ....... 19

2.2.1.

Nguồn phát sinh, khối lương, thành phần CTR ................................................ 19

2.2.2.

Hiện trạng phân loai, tái chế, tái sử dụng CTRSH ........................................... 20

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................... 23
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 23

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 23

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23


3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23

iii


3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 23

3.5.2.

Phương pháp dự báo dự tính............................................................................. 24

3.5.3.

Phương pháp xây dựng bản đồ và phân tích khơng gian .................................. 25

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 28
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thành phố Lai Châu ................... 28

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 33

4.2.

Thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Lai Châu..... 37

4.2.1.

Nguồn phát sinh và khối lượng CTRSH ........................................................... 37

4.2.2.

Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTRSH ........................................... 40

4.2.3.

Tình hình thu gom chất thải sinh hoạt của thành phố Lai Châu ....................... 40

4.2.4.

Tình hình xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố Lai Châu ............................ 45

4.3.

Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030 ....................................... 50


4.3.1.

Cơ sở dự báo phát sinh CTRSH ......................................................................... 50

4.3.2.

Khả năng đáp ứng của hệ thống quản lý rác thải đến năm 2030 ...................... 52

4.4.

Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH thành phố lai châu ..................................... 56

4.4.1.

Giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt ...................... 56

4.4.2.

Giải pháp thể chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý CTRSH ........ 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 75
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 77

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HTX

Hợp tác xã

CTR

Chất thải rắn

CTRĐT

Chất thải rắn đơ thị


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

GDP

Giá trị sản xuất bình qn đầu người

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

RTSH

Rác thải sinh hoạt

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TN&MT


Tài nguyên môi trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh mơi trường

VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt ........................................................................ 3
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của các cấu tử trong phế thải đô thị .............................. 4
Bảng 2.3. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác ............................. 6
Bảng 2.4. Kết quả phân tích trứng giun và coliform trong các mẫu đất tại bãi rác ........ 7
Bảng 2.5 . Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ............. 10
Bảng 2.6. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc................................................ 12
Bảng 2.7. Ước tỉnh lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lai Châu .......................... 20
Bảng 2.8. Hiện trang thiết bị thu gom CTR sinh hoạt tại các huyện & thành phố ....... 21

Bảng 2.9. Phạm vi và tần suất thu gom ........................................................................ 22
Bảng 4.1. Nhiệt độ các tháng trong năm 2012 - 2015 .................................................. 30
Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối các tháng trong năm 2012 - 2015 .................................... 31
Bảng 4.3. Lượng mưa các tháng trong năm 2012 - 2015 ............................................. 32
Bảng 4.4. Dân số thành phố Lai Châu theo các đơn vị hành chính, năm 2017 ............ 34
Bảng 4.5. Biến động dân số thành phố Lai Châu ......................................................... 34
Bảng 4.6. Hệ số phát thải và khối lượng rác tính theo các phường xã ......................... 38
Bảng 4.7. Khối lượng rác thải phát sinh từ khu công cộng .......................................... 38
Bảng 4.8. Khối lượng rác thải phát sinh từ các chợ ..................................................... 39
Bảng 4.9. Hiện trạng thiết bị thu gom CTRSH ở tỉnh Lai Châu .................................. 44
Bảng 4.10. Thống kê lượng CTRSH được thu gom từ 2009 - 2016 ............................. 45
Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khí xung quanh năm 2017
bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. ....... 47
Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước mặt năm 2017 bãi
chôn lấp rác thải sinh hoạt tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. ............. 48
Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước ngầm bãi chôn lấp rác
thải năm 2017. .............................................................................................. 49
Bảng 4.14. Kết quả dự báo dân số và rác thải phát sinh từ các hộ gia đình từ năm
2017 đến năm 2030 ...................................................................................... 51
Bảng 4.15. Kết quả dự báo rác thải phát sinh từ các hoạt động cơng cộng đình từ
năm 2017 đến năm 2030 .............................................................................. 52

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt .............................. 5
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý về CTR ở một số đô thị tại Việt Nam ..... 11
Hình 2.3. Biểu đồThành phần CTR tồn quốc năm 2008, xu hướng năm 2015......... 13
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp tạo bản đồ phân bố hộ gia đình .................................... 25

Hình 3.2. Sơ đồ phương pháp tạo bản đồ điểm trung chuyển và tuyến thu gom
CTRSH......................................................................................................... 26
Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp xác định các hộ nằm trong phạm vi thu gom
CTRSH......................................................................................................... 26
Hình 3.4. Sơ đồ phương pháp tạo bản đồ khối lượng rác tại điểm trung chuyển ........ 27
Hình 4.2. Bản đồ độ dốc thành phố Lai Châu .............................................................. 29
Hình 4.1. Sơ đồ địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 28
Hình 4.3. Biến động nhiệt độ trong năm tại TP Lai Châu ........................................... 30
Hình 4.4. Biến động ẩm độ trong năm tại TP Lai Châu .............................................. 32
Hình 4.5. Biến động lượng mưa trong năm tại TP Lai Châu ....................................... 33
Hình 4.6. Bản đồ phát sinh RTSH trên thành phố Lai Châu ....................................... 39
Hình 4.7. Bản đồ vị trí các hộ gia đình và chợ ............................................................ 41
Hình 4.8. Bản đồ các tuyến và vị trí thu gom rác ........................................................ 41
Hình 4.9. Bản đồ mơ phỏng vị trí các hộ được thu gom rác thải ................................. 42
Hình 4.10. Lượng rác tập trung tại các điểm thu gom ................................................... 42
Hình 4.11. Lượng rác tồn dư ước tính tại mỗi phường xã ............................................. 43
Hình 4.12. Rác thải tại bãi rác thành phố Lai Châu ....................................................... 46
Hình 4.13. Mặt cắt đứng và ngang tượng trưng cho ô chơn lấp .................................... 57
Hình 4.14. Mặt cắt ơ chơn lấp ........................................................................................ 58
Hình 4.15. Mặt cắt lớp đáy ơ chơn lấp ........................................................................... 59
Hình 4.16. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác .............................................................. 60
Hình 4.17. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước rỉ rác ............................................................... 61
Hình 4.18. Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Lai Châu theo công nghệ đốt ......................................................................... 64
Hình 4.19. Quá trình ủ giảm ẩm .................................................................................... 68
Hình 4.20. Sơ đồ công nghệ xử lý mùi cho hệ thống của nhà máy ............................... 71

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Xn Hùng
Tên luận văn: “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Lai Châu”
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích đánh giá được hiện trạng phát sinh, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn nghiên cứu và dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn đến năm 2030. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp quản lý hệ thống thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho đô thị, điểm dân cư nông thôn.
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê về kinh tế xã hội và hiện trạng thu
gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn Thành Phố Lai Châu trong những năm gần
đây và kết quả điều tra bằng phiếu với hộ gia đình, cơ quan quản lý và đơn vị thu gom
vận chuyển.
Sử dụng hàm tính tốn thống kê trung bình và tổng (dựa vào phần mềm Excel) theo
từng giai đoạn và tính tốn trung bình nhiều năm. Từ bảng số liệu đã xử lý, tiến hành vẽ
đồ thị (phần mềm Excel) để thấy rõ được sự biến đổi của các yếu tố kinh tế xã hội.
Sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 xây dựng bản đồ để đánh g á hệ thống quản lý
rác thả s nh hoạt theo các vị trí khơng g an trên tồn thành phố La Châu.
Áp dụng công thức để dự báo dân số cho từng đơn vị hành chính, từ đó dự báo
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được tính theo dân số tại các khu vực khác
nhau dựa theo số liệu điều tra về quy luật xả thải mang tính đặc trưng cho các cộng
đồng dân cư trên tồn khu vực nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả điều tra và tổng hợp các hộ gia đình thuộc 5 phường và 2 xã với tổng dân

số là 36.338 người, mức độ phát thải dao động từ 0,4 – 0,8 kg/người/ngày thì tổng
lượng rác do các hộ gia đình thải ra trên toàn thành phố là 25.967 kg/ngày. Rác thải từ
khu chợ, trụ sở cơ quan, cơng trình cơng cộng với khối lượng ước tính trên 18.060
kg/ngày. Khối lượng rác từ quét đường phố và các hoạt động khác ước tính có khoảng
12.070 kg/ngày. Như vậy, tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố trung
bình mỗi ngày là 64,6 tấn. Lượng rác tập trung không đều ở các phường xã, phụ thuộc
vào số dân và các cơng trình cơng cộng.

viii


Theo tính tốn đến năm 2030 cùng với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế
xã hội, với tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các phường trung tâm thành phố đạt
trung bình khoảng 90%, tại 02 xã tỷ lệ đạt 70 – 80% thì ước tính tổng lượng rác thải
cần phải xử lý đạt khoảng 84 tấn/ngày.
Hiện tại, rác thải thành phố Lai Châu được thu gom và đưa đi xử lý bằng phương
pháp chôn lấp trực tiếp tại bãi rác thành phố Lai Châu; với công nghệ xử lý rác thải
như hiện nay thì bãi rác sẽ quá tải vào năm 2025 mặt khác do chưa được đầu tư đồng bộ
hệ thống xử lý nên hiện tại khu vực bãi rác đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
Từ kết quả điều tra giải pháp được đề xuất là cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý
rác thải sinh hoạt với các hạc mục chính là cải tạo nâng cấp mở rộng khu chôn lấp, đầu
tư xây dựng nhà máy đốt rác kết hợp chôn lấp, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước
rỉ rác, bổ sung hệ thống phương tiện thu gom rác theo kịp việc mở rông đô thị và tốc độ
gia tăng dân số, đẩy mạnh các giải pháp về thể chế chính sách nhằm giải quyết hiệu quả
việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trênđịa bàn thành phố Lai Châu.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Ngo Xuan Hung
Thesis title: "Solutions for domestic solid waste management in Lai Chau city"
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This research aims to evaluate the current situation and the solid waste treatment
in Lai Chau city and estimate the amount of domestic solid waste generated in this area
until 2030. Basing on these statistics, the research provides some solutions for
managing the system of collecting, transporting and disposing of domestic solid waste
for urban area and the countryside.
Research Methods
The results of the study are based on socio-economic statistics and the reality of
waste collection, transportation and treatment in Lai Chau province in recent years and
the results of the survey for households as well as managing, colleting and
transporting agencies.
Using average and total statistical calculation function (based on Excel software)
for each period and average calculation of many years. From the processed data table,
draw graphs (Excel software) to clarify the variation of socio-economic factors.
Using ArcGIS 10.3 software to draw a map which evaluates the domestic waste
management system in various locations in Lai Chau city.
Apply the formula to forecast the population for each administrative unit, thus
forecasting the volume of domestic generated solid waste calculated by population in
different regions based on the data of the discharging rules which are the
characteristics of communities throughout the studied area.
Main results and conclusion
Results of survey and synthesis of households in 5 wards and 2 communes with a
total population of 36,338 people, If the amount of waste varies from 0.4 to 0.8 kilo

per person a day, the total volume of waste from all households in the city will be
25,967 kilos per day. The amount of garbage from markets, office buildings, public
building is estimated over 18,060 kilos per day. It is estimated that the volume of litter
from street sweeping and other activities is 12,070 kilos a day. Thus, the total amount
of waste generated in the city is 64.6 tons per day. The amount of waste is not even in
the wards, depending on the number of population and public buildings.

x


According to the estimate up to 2030, along with population growth and socioeconomic development, If the rate of solid waste collection in urban wards is about
90% and that in 2 communes makes up from 70% to 80%, estimated amount of
waste needing to be treated will be about 84 tons per day.
At present, the waste of Lai Chau city is collected and disposed by direct burial
methods at the landfill in Lai Chau city; With the current waste treatment technology
, the landfill will be overloaded in 2025. On the other hand, due to the lack of
synchronous investment in the treatment system, so the landfill has shown signs of
serious pollution.
Basing on the result of the survey, the proposed solution is to renovate and
upgrade the domestic waste treatment system with main items such as renovating and
upgrading of burial sites, investing in the construction of a garbage burning plant,
combining to bury waste and to build a system of collection and treatment of leaked
water from waste, Supplementing the garbage collection system which catches up with
the urban expansion and the population growth, improving the policies to deal the
treatment of domestic solid waste in Lai Chau city effectively.
Due to time constraints, the research only investigates the total amount of rubbish
generated in the city without taking into account the physical and chemical factors in
the process of gathering and transporting garbage. On the other hand, we should find
out the solutions to reduce emissions at source, to decrease the pressure for the entire
management of domestic solid waste in Lai Chau city.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các đô thị và khu công
nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt
góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải
rắn và nhiều loại chất thải nguy hại khác. Tuy nhiên thực tể hiện nay hầu hết các
đô thị ở Việt Nam chưa có cơ sở xử lý tổng hợp chất thải rắn (bao gồm tái chế
chất thải, lị đốt, bãi chơn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải nguy hại, chất thải xây
dựng, chế biển phân vi sinh, chế biến chất thải thành năng lượng...).
Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định, vấn đề quản lý chất
thải rắn sinh hoạt phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là
việc tổ chức xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị như phần lớn các
dự án hiện nay đang được thực hiện, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng
phải được xem xét tồn diện khơng chỉ riêng rẽ trong một đô thị mà phải ở trên diện
rộng như vùng, liên đô thị... Mặt khác việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt muốn đạt
hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển chứ không chạy theo sự phát triển
của các đô thị như hiện nay. Nói một cách khác cần phải sớm nghiên cứu giải pháp
quy hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị phù hợp quy
hoạch phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược
quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, giáp với Vân Nam,
Trung Quốc với đường biên giới dài trên 273 km. Lai Châu có 8 đơn vị hành
chính gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện, là tỉnh miền núi biên giới, trong đó
Thành phố Lai Châu là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các
đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng được mở rộng và phát

triển nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã
gây ra nhiều vấn đề về mơi trường, đặc biệt là các vấn đề về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa được đầu tư nhà máy xử lý
CTR sinh hoạt, ngay cả thành phố Lai Châu việc xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu
bằng phương pháp đơn giản quá trình xử lý bằng phương thức thu gom, vận
chuyển CTR sinh hoạt đến bãi chôn lấp tập trung rồi xử lý bằng phương pháp
chôn lấp. Việc xử lý chất thải chưa triệt để, chưa đảm bảo vệ sinh, biện pháp xử
lý đơn giản, biện pháp kỹ thuật sơ sài, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

1


Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn sinh
hoạt có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc thực hiện nghiên cứu giải pháp
quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lai Châu hết sức cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay, đồng thời thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Từ những
yêu cầu cấp thiết trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu”.
1.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Lượng rác thải sinh hoạt ở TP Lai Châu phát sinh ngày càng nhiều do tăng
dân số và q trình đơ thị hóa. Cải tiến hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
với các giải pháp phân loại tại nguồn, tăng hiệu quả thu gom, xây dựng hệ thống
xử lý đáp ứng quy chuẩn đặc biệt là cho các khu vực đô thị là cần thiết để đảm
bảo u cầu vệ sinh mơi trường.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
nghiên cứu.
Dự báo lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tới giai đoạn 2030.

Đưa ra giải pháp quản lý hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý
CTR sinh hoạt cho đô thị, điểm dân cư nông thôn.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào đối tượng chất thải rắn sinh hoạt trên phạm vi toàn
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu trong thời gian từ 2017 – 2030.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Nghiên cứu này góp phần tính tốn được lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
theo khơng gian liên tục trên tồn địa bàn thành phố dựa vào thống kê tải lượng tính
theo đầu người và vị trí của các khu dân cư. Từ cơ sở tính tốn này có thể tổng hợp
được khối lượng rác theo các tuyến thu gom và dự báo sự biến động rác thải theo
phát triển dân số, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Những kết quả
của đề tài có thể ứng dụng để quy hoạch lại hệ thống thu gom, xử lý rác thải trong
tương lại để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của địa phương.

2


PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1.1. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần chất thải
Khái niệm chung về rác thải sinh hoạt:
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất , kinh doanh, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác (Luật bảo vệ môi trường, 2014).
Chất thải rắn sinh hoạt CTRSH là những chất thải có liên quan đến các
hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại... CTRSH có thành phần bao gồm
kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, thực phẩm thừa, gỗ,
lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả (Trần Hiếu Nhuệ, 2008).
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt:
CTRSH là một tập hợp khơng đồng nhất. Tính khơng đồng nhất biểu hiện

ngay ở sự khơng kiểm sốt được của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt
và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt
trong các thành phần của CTRSH.
 Thành phần cơ học
Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ có thể phân
hủy được . Các chất này phần lớn bắt nguồn từ rác ở chợ và các khu thương mại .
Các chất thải vô cơ đặc biệt là kim loại được thu hồi để tái chế và tái sử dụng nên
hàm lượng của chúng trong rác chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần
Tỉ lệ (%)
Rác hữu cơ
41.98
Giấy
5.27
Nhựa, cao su
7.19
Len,vải
1.75
Thủy tinh
1.42
Đá, đất sét, sành sứ
6.89
Xương, vỏ hộp
1.27
Kim loại
0.59
Tạp chất
33.67
Độ ẩm của rác thải

40.10
Tỷ trọng của rác thải
0.38
Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (2010)

3


Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của chúng chủ yếu là CxHyOzNtS và các chất trơ.
Phụ thuộc vào các cấu tử hữu cơ, hàm lượng các nguyên tố trên dao động trên
một khoảng rộng . Kết quả thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của các cấu tử trong phế thải đô thị
Các loại

Thành phần các nguyên tố(%)

chất thải

C

H

O

N

S

Nguyên tố trơ


Thực phẩm

48.0

6.4

37.6

2.6

0.4

5.0

Giấy vụn

34.4

6.0

44.0

0.3

0.2

6.0

Bìa các-ton


44.0

5.9

44.6

0.3

0.2

5.0

Chất dẻo

60.0

7.2

2.8

-

-

10.0

Vải

55.0


6.6

31.2

1.6

0.15

-

Cao su

78.0

10.0

-

2.0

-

10.0

Da

60.0

8.0


11.6

10.0

0.4

10.0

Rác vườn

47.8

6.0

3.8

3.4

0.3

4.5

Gỗ vụn

49.5

6.0

42.7


0.2

0.1

1.5

Nguồn : Nguyễn Xuân Thành (2004)

2.1.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Phân loại theo thành phần
Chất thải vô cơ: là các chất thải có gốc vơ cơ như tro, bui xỉ, vật liệu xây
dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thái bỏ
gia đình.
Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lị giết mổ, chăn ni cho đến các dung môi, nhựa, dầu mờ và
các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Phân loại theo trạng thái chất thải
Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ
sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hóa chất sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu

4


xây dựng...).
Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ
nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộn và vệ sinh
cơng nghiệp...
Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong máy
động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu...

Phân loại theo biện pháp xử lí
Chất thải sinh hoạt có thành phần và tính chất rất đa dạng , thơng thường
người ta phân loại rác thải sinh hoạt theo khả năng phân hủy để có biện pháp xử
lí phù hợp.
Tái chế
Giấy
vụn, kim
loại,
Thiêu
đốt
Vải vụn, cao

Rác
thải

su, thuộc da..

Sành sứ,
chất trơ..

Chất hữu
cơ dễ phân
hủy

Chơn
lấp

Chơn
lấp, đốt


Hình 2.1. Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt
2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới môi trường và con người
Rác khi thải vào mơi trường gây ơ nhiễm, đất, nước, khơng khí. Ngoài

5


ra, rác thải cịn làm mất vệ sinh cơng cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác
thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người
và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới mơi trường nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào nền
kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết
và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải
khơng những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới mơi trường mà cịn được hiểu là
một nguồn ngun liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử
dụng theo từng loại.
Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình
thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong tồn bộ khối lượng rác thải ra.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các
thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo
nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các q trình này
thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Bảng 2.3. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
STT

Thành phần khí

% thể tích

1


CH4

45- 50

2

CO2

40- 60

3

N2

2- 5

4

O2

0,1- 1,0

5

NH3

0,1- 1,0

6


SOx, H2S, mercaptan…

0- 1,0

7

H2

0- 0,2

8

CO

0- 0,2

9

Chất hữu cơ bay hơi

0,01- 0,6

Nguồn: Handbook of Soil Waste Management (1993)

Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ
rác tại bờ sơng, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động

6



trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có
thể bị cuốn trơi theo nước mưa xuống ao, hồ, sơng, ngịi, kênh rạch, sẽ làm nguồn
nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn .
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát
nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ
diệt . Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ cộng đồng (Sở TN&MT Bình Định, 2011).
Ảnh hưởng của rác thải tới mơi trường đất: Trong thành phần rác thải có
chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào mơi trường thì các chất
độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều lồi sinh vật có ích cho đất như: giun, vi
sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường
đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời sống,
khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo
thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân
huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và
năng suất cây trồng giảm sút .
Bảng 2.4. Kết quả phân tích trứng giun và coliform trong các mẫu đất
tại bãi rác

Địa điểm

Số trứng giun trong mẫu đất

Số coliform trong mẫu đất

(trứng/100g)


(khuẩn lạc/10g)

Giá trị thấp

Giá trị cao

Giá trị

Giá trị cao

nhất

nhất

thấp nhất

nhất

Bãi rác Lạng Sơn

5

15

40

2.000.000

Bãi rác Nam Sơn


8

120

300

20.000.000

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2011)

 Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người:Trong thành phần
rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất
dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn
đọng trong khơng khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung

7


quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người
làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi,
sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ
chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ
em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế
cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất
dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hơ hấp của
con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những
người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại

trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi
trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh
tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký
sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung
gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn
trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá ;muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết... (Lê Văn Khoa, 2010).
2.1.4. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên Thế Giới
Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mơ hình phân loại và thu
gom rác thải rất hiệu quả:
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ,
giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác
thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,...
đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có
nắp đậy và được chảy trong một dịng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu
cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau q trình xử lý đó, rác chỉ cịn như
một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu
tấn. Tính bình qn mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Trong thành phần
các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao
là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý

8


chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc khơng phân giải được như kim loại,
thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%). Tại bang California: Nhà quản lý cung
cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu
gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí

phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối
lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn,
giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên
khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể
lượng rác phát sinh.
Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn
năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu
thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải
xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các 13 nhà chế tạo
và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc
giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và
thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các
yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đơ thị hóa 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế giới.
Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho
quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại
bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế
còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore
có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các
khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chun thu gom rác thải cơng
nghiệp và thương mại. Ngồi ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được
khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty.
Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17
đơla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đơla
Singapore/tháng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác
thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được
thể hiện ở bảng sau:


9


Bảng 2.5 . Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
STT

Nước

Tái chế

Chế biến phân vi
sinh

Chôn lấp

Đốt

1
2

Canada
Đan Mạch

10
19

2
4

80

29

8
48

3

Phần Lan

15

0

83

2

4

Pháp

3

1

54

42

5


Đức

16

2

46

36

6

Ý

3

3

74

20

7

Thụy Điển

16

34


47

3

8

Thụy Sĩ

22

2

17

59

9

Mỹ

15

2

67

16

Nguồn: Trần Quang Ninh, Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số

nước và Việt Nam

2.1.5. Tình hình quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam
Ở nhiều nước trên thế giới, việc bảo vệ môi trường (BVMT) trở thành 1
quốc sách lớn. Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT được ban hành đầy đủ,
huy động nhiều nhân lực, vật lực và tài lực để BVMT. Những năm gần đây tổ
chức quản lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương đã được chú ý hơn trước,
nhưng cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động vẫn chậm đổi mới. Một cách
tổng quát, các hợp phần chức năng của hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn
được thể hiện ở sơ đồ:
Việc BVMT ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ô nhiễm mơi
trường (ƠNMT) được quan tâm rất muộn. Mãi đến năm 1980, Hiến pháp sửa đổi
mới có điều 36 quy định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái
sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN), bảo vệ và cải thiện môi trường
sống đối với mọi cơng dân.
Cơng nghệ xử lý CTR cịn nhiều vấn đề tồn tại, việc lựa chọn các bãi chôn
lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính
thuyết phục và cơng nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi
trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các cơng
trình xử lý CTR cịn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên cơng tác
quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất

10


Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý về CTR ở một số đô thị
tại Việt Nam
Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là
1 bãi chơn lấp/1 đô thị Hà Nội và TP HCM, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chơn lấp/khu xử
lý). Trong đó 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải

không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện tồn quốc có 98 bãi chơn lấp chất thải tập trung
đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh tập trung ở
các thành phố lớn). Các bãi còn lại, CTR phần lớn được chơn lấp sơ sài.
Tình hình xử lý CTR sinh hoạt tại các khu xử lý CTR của TP. HCM:
Khu xử lý rác Gị Cát Quận Bình Tân): Diện tích 25 ha; công suất 2.000
tấn/ngày; khối lượng rác đã tiếp nhận xử lý từ năm 2005-2007 là 2,93 triệu tấn; là
bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh, hiện đang ngừng tiếp nhận rác.
Khu xử lý rác Phước Hiệp (Huyện Củ Chi): Diện tích 44,9ha; cơng suất
3.000 tấn/ngày; khối lượng rác đã tiếp nhận xử lý từ năm 2005-2007 là 2,61 triệu
tấn; là bãi rác chôn lấp CTR sinh hoạt hợp vệ sinh.

11


Khu xử lý rác Đơng Thạnh: Diện tích 43,5 ha; cơng suất 1.000 tấn/ngày; đã
đóng cửa tháng 01/2003, hiện đang sử dụng để chôn lấp vật liệu xây dựng; từ
01/2007 đã triển khai xử lý phân bồn cầu.
Khu xử lý rác Đa Phước (huyện Bình Chánh): Diện tích 128 ha; công
suất hiện tại 3.000 tấn/ngày (Công suất thiết kế là 6.000 tấn/ngày); sử dụng
máy xịt phủ lấp rác Posi-Shell; hệ thống xử lý nước rỉ rác với công suất thiết
kế 1.000 m3/ngày.
Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam:
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của
con người, khi đời sống của nhân dân được nâng lên cũng là lúc lượng rác thải
tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về CTR chưa được thực hiện
một cách nghiêm túc, số liệu thống kê chưa đầy đủ.
Theo thống kê năm 2004, lượng CTR đô thị là 0,7 kg/người/ngày và nơng
thơn là 0,3 kg/người/ngày thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể,
lượng CTR đô thị thống kê trong năm này là 1,45 kg/người/ngày và vùng nông
thôn là 0,4 kg/người/ngày. Chúng ta có thể thấy rằng tốc độ đơ thị hóa ở Việt

Nam diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng đông đúc và lượng rác phát sinh
ngày một diễn biễn phức tạp.
Bảng 2.6. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tồn quốc
Loại CTR

Đơn vị tính

CTR đơ thị

Tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR Nông thôn

Tấn/năm

6.400.000

9.078.000

CTR công nghiệp

Tấn/năm

2.638.000

4.786.000


CTR y tế

Tấn/năm

21.500

179.000

CTR làng nghề

Tấn/năm

774.000

1.023.000

Tổng cộng

Tấn/năm

15.459.900

27.868.000

0,7

1,45

0,3


0,4

Phát sinh CTR sinh hoạt trung Kg/người/ngày
bình tại khu vực đơ thị
Phát sinh CTR sinh hoạt trung Kg/người/ngày
bình tại khu vực nông thôn

Năm 2003

Năm 2008

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2010)

12


Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh
trung bình từ 150 – 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công
nghiệp tăng lên 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ
tài nguyên & môi trường đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước tính
khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đơ thị và công nghiệp.
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc khoảng
35.000 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày.
Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng CTR
đô thị một số đô thị tỷ lệ này còn lên tới 90%). Cũng theo kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy tổng
lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ đơ thị có xu hướng tăng đều, trung bình 1016% mỗi năm.

Hình 2.3. Biểu đồThành phần CTR toàn quốc năm 2008, xu hướng năm

2015
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia chỉ riêng thành phố Hồ Chí
Minh, với dân số năm 2010 là gần 8 triệu người (khách vãng lai khoảng 2 triệu),
mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 7.000-7.500 tấn CTR đô thị, trong đó, thu gom
được khoảng 5.900-6.200 tấn/ngày, tái chế, tái sinh khoảng 900-1.200 tấn, khối
lượng còn lại chủ yếu là chất hữu cơ được thải bỏ vào đồng ruộng, vườn cây
nông nghiệp làm phân bón. Lượng CTR thải bỏ vào kênh rạch 350-400 tấn/ngày
đều được thu gom vận chuyển đến các bãi chôn lấp.

13


×