Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã cồn thoi huyện kim sơn tỉnh ninh bình và đề xuất các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ HỊA

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ
DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ CỒN THOI,
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

T.S Nguyễn Thị Bích n

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Bùi Thị Hòa

i

năm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Thị Bích n đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh thái nông nghiệp, Khoa Môi trường, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân xã
Cồn Thoi, ban lãnh đạo, cán bộ phòng tài nguyên mơi trường, phịng nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn huyện Kim Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Bùi Thị Hòa

ii

năm


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ..................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu ....................................... 4

2.1.1.

Một số định nghĩa về BĐKH .............................................................................. 4

2.1.2.


Biểu hiện của BĐKH .......................................................................................... 5

2.1.3.

Nguyên nhân gây nên BĐKH ............................................................................. 6

2.1.4.

Thực trạng và xu hướng BĐKH trên thế giới ..................................................... 7

2.1.5.

Thực trạng và xu hướng BĐKH ở Việt Nam ...................................................... 9

2.2.

Tính dễ bị tổn thương bới BĐKH ..................................................................... 14

2.2.1.

Những khái niệm về tính dễ bị tổn thương đối với BĐKH .............................. 14

2.2.2.

Sinh kế và tính dễ bị tổn thương về sinh kế do BĐKH .................................... 16

2.2.3.

Khái niệm về khung sinh kế ............................................................................. 16


2.2.4.

Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương bới BĐKH ....................................... 18

2.3.

Thích ứng với BĐKH ....................................................................................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 30

iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 30

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 30

3.5.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 35
4.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Cồn Thoi ............................................. 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên xã Cồn Thoi ........................................................................ 35

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 40

4.2.

Đánh giá biểu hiện BĐKH trên địa bàn nghiên cứu những năm gần đây ........ 44

4.3.


Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân
cư theo chỉ số lvi ............................................................................................... 46

4.4.

Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân
cư theo chỉ số LVI - IPCC ................................................................................ 55

4.5.

Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và cải thiện sinh kế ................ 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 60
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 60

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 60

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 62
Phụ lục .......................................................................................................................... 65

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

AMS

Hiệp hội Khí tượng Mỹ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IPPC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1.

Sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn thương chính 33

Bảng 4. 1.

Cơ cấu sử dụng đất của xã Cồn Thoi ......................................................... 39

Bảng 4. 2.

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Cồn Thoi........................................... 40

Bảng 4. 3.

Xu hướng thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên từng thập kỉ giai đoạn từ
1964-2016 .................................................................................................. 44

Bảng 4. 4.

Giá trị các yếu tố chính, yếu tố phụ và chỉ số LVI xóm 8B và xóm 7C, xã
Cồn Thoi .................................................................................................... 47


Bảng 4. 5.

Chỉ số các yếu tố đóng góp tính dễ bị tổn thương theo IPCC và chỉ số dễ bị
tổn thương LVI-IPCC ở Xóm 8B và 7C, xã Cồn Thoi .............................. 56

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Số lượng các đợt nắng nóng hàng năm trên cả nước .................................. 10
Hình 2. 2. Số đợt mưa lớn diện rộng ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012............. 11
Hình 2. 3. Xu thế biến đổi số ngày sương muối trung bình khu vực Tây Bắc ............. 13
Hình 2. 4. Khung sinh kế theo DFID ........................................................................... 17
Hình 3. 1. Mơ hình sự đóng góp của các yếu tố theo IPCC đến các yếu tố tổn
thương chính ................................................................................................ 34
Hình 4. 1. Vị trí địa lý xã Cồn Thoi (xóm 7C và 8B là 2 xóm được chọn theo
vị xa và gần biển để điều tra) ...................................................................... 36
Hình 4. 2. Trung bình nhiệt độ tối cao, trung bình nhiệt độ tối thấp và trung
bình lượng mưa theo tháng giai đoạn 1964-2016 ....................................... 37
Hình 4. 3. Cơ cấu giống lúa theo vụ năm 2016 ............................................................ 41
Hình 4. 4. Xu hướng thay đổi số ngày có lượng mưa >=100mm trong vụ mùa,
giai đoạn 1964 – 2016 ................................................................................. 46
Hình 4. 5. So sánh các yếu tố chính LVI của xóm 8B và xóm 7C, xã Cồn Thoi
(LVI=0 cho biết mức tổn thương thấp nhất; LVI=1 cho biết mức tổn
thương cao nhất) .......................................................................................... 55
Hình 4. 6. Phân bố các yếu tố của LVI – IPCC ............................................................ 56

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Hịa
Tên luận văn: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã
Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và đề xuất các giải pháp thích ứng”.
Ngành: Khoa học mơi trường

Mã Số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu tính dễ bị tổn thương về sinh kế của cộng đồng xã
Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trước BĐKH và đề xuất các giải pháp
thích ứng.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu khí tượng từ năm 1964-2016 được thu thập tại trạm Khí tượng thủy văn
gần điểm nghiên cứu nhằm đánh giá sự BĐKH thơng qua phân tích thống kê tương
quan và ANOVA. Phương pháp phỏng vấn hộ dân sử dụng bảng hỏi có cấu trúc được
áp dụng nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung nhiệt độ trung bình năm tăng cũng khá
cao, nhiệt độ tối thấp tăng 0,16 độ C/thập kỉ (P<0,05), nhiệt độ tối cao tăng 0,11 độ
C/thập kỉ (P>0,1). Nền nhiệt vụ xuân có xu hướng tăng mạnh hơn vụ mùa khi tăng từ
0,19 (nhiệt độ tối cao) – 0,20 độ C/thập kỉ (nhiệt độ tối thấp), trong khi vụ mùa tăng từ
0,13 (nhiệt độ tối cao) - 0,20 độ C/thập kỉ (nhiệt độ tối thấp). Lượng mưa có sự suy
giảm mạnh mẽ nhất là từ giai đoạn 1980 trở đi. Trong khi trước năm 1980, số ngày có
lượng mưa ≥100 mm vào vụ mùa dao động trong khoảng 20 – 35 ngày thì từ sau năm
1980 trở đi, con số đó chỉ cao nhất là khoảng 7 ngày (năm 1985 và năm 2015), có năm
khơng có ngày nào lượng mưa đạt mức 100 mm ( năm 1995, 1997, 1999 và 2004).
Giá trị chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) của xóm 8B (bằng 0,464) cao hơn xóm 7C
(bằng 0,402), cho thấy tính dễ tổn thương của xóm 8B cao hơn so với xóm 7C. Sự phơ

bày (sự thể hiện của tác động) ở xóm 8B cao hơn xóm 7C là 0,046; khả năng thích ứng
của xóm 8B (bằng 0,598) thấp hơn xóm 7C (bằng 0,639). Do đó, tính dễ bị tổn thương
của xóm 8B (bằng 0,489) cao hơn xóm 7C (bằng 0,401).
Người dân đã áp dụng một số biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như:
thay đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, thay đổi lịch thời vụ
gieo trồng, thay đổi giống cây trồng, sử dụng các loại giống lai năng suất cao, ngắn

viii


ngày có khả năng chịu hạn, chịu rét. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh,
một số biện pháp kỹ thuật như: phủ nilon, làm luống, che phủ để tránh rét, tránh úng.
Từ thực tế và những đặc điểm rút ra trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp nâng cao năng lực thích ứng và cải thiện sinh kế của người dân như tuyên truyền,
vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm và mạnh dạn trong sản xuất, kinh doanh;
tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về phòng, tránh và biện pháp giảm thiểu thiệt
hại do ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống…

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thi Hoa
Thesis title: "Livelihood vulnerability assessment to climate change in Con Thoi
Commune, Kim Son district, Ninh Binh province".
Major: Environment

Code number: 60 44 03 01

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture

Research Objectives
This project aims to study the vulnerability of the livelihoods to climate
change in Con Thoi commune, Kim Son district, Ninh Binh province, and propose
adaptation measures.
Research Methods
Meteorological data from 1964 to 2016 were collected at the hydrometeorological station near the study site to assess climate change through correlative
statistical analysis and ANOVA. Household interviewing method using a structured
questionnaire was used to assess livelihood vulnerability.
Main findings and conclusions
The research results show that the average annual temperature increase is quite
high, low temperature increases 0.160C/decade (P <0.05), the maximum temperature
increases 0.110C/decade (P>0,1). The spring crop heat tended to increase more strongly
than the summer crop when it increased from 0.19 (maximum temperature) - 0.20
degrees Celsius/ decade (minimum temperature), while the summer crop increased from
0.13 maximum temperature) - 0.20 degrees Celsius/decade (minimum temperature).
Rainfall has the strongest decline from the 1980s onwards. While before 1980, the
number of days with rainfall ≥100 mm in the season ranged from 20 to 35 days, then
after 1980, that number was only about 7 days (1985 and 2015). There are no days
where rainfall reaches 100 mm (1995, 1997, 1999 and 2004).
The value of the livelihood vulnerability index (LVI) of hamlet 8B (equal to
0,464) was higher than that of hamlet 7C (equal to 0,402), indicating that the
vulnerability of hamlet 8B was higher than that of hamlet 7C; the adaptability of hamlet
8B (0.598) was lower than that of hamlet 7C (equal to 0.639). So, the vulnerability of
hamlet 8B (0.489) is higher than that of hamlet 7C (0.401).
The people have applied some measures to adapt to climate change such as
changing the crop structure from rice cultivation to aquaculture, changing cropping

x



calendar, Plant varieties, using high-yield, short-term hybrids with drought tolerance
and cold tolerance. Use of pesticides to eradicate pests and diseases, some technical
measures such as plastic cover, bedding, cover to avoid cold, avoid waterlogging.
From reality and characteristics drawn in the process of research, propose
solutions to improve the capacity of adaptation and improvement of people's livelihoods
such as propagandizing and mobilizing people to change their thinking, boldly in
production and business; Organize training courses for people on preventive measures
and mitigation measures due to the impact of climate change on life...

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là vấn đề được tồn nhân loại quan
tâm, nó đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và mơi trường
tồn cầu.
Bộ Tài ngun Mơi trường cho rằng hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam
là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất
nước (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2012). Mặt khác nước ta có dân số sinh sống
phần lớn ở vùng nông thôn, miền núi, ven biển. Nguồn sinh kế của họ đặc biệt là
nguồn sinh kế của hộ nghèo từ nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp là chủ
yếu và nó phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. BĐKH đã đặt ra
cho họ những thách thức lớn hơn trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì nguồn
sinh kế bền vững.
Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình có
lợi thế phát triển ngành nơng nghiệp đa dạng nhiều thành phần, lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp tăng từng năm,
đây cũng là nơi có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi trong việc lưu

thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, BĐKH ngày càng tác động sâu rộng trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất cũng như đời sống người dân.
Sự tác động rõ nét nhất phải kể đến huyện Kim Sơn, thuộc tỉnh Ninh Bình.
Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, mặc dù là một vùng đất đặc biệt, được sự
bồi tụ hàng năm của sông Càn và sông Đáy giúp nơi đây lấn ra biển 80-100m
mỗi năm, nhưng do là một vùng đất thấp ven biển nên Kim Sơn vẫn nằm trong
các khu vực dễ bị tổn thương, tác động nhất bởi BĐKH. Xã Cồn Thoi thuộc
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nằm cách biển tầm 7km về phía bắc, nhiều năm
gần đây phải hứng chịu nhiều các loại hình thời tiết cực đoan, thiên tai do ảnh
hưởng của BĐKH với tần suất ngày càng tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh kế
người dân trong xã.
Do đó, đề tài: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí
hậu tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và đề xuất các giải pháp

1


thích ứng” được thực hiện nhằm tạo cơ sở bước đầu cho việc cung cấp các
khuyến nghị và đề xuất giải pháp cho các hoạt động sinh kế và quản lý tài
nguyên hỗ trợ tăng cường khả năng thích ứng của người dân địa phương trước
những tác động của BĐKH.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
 Tình hình thời tiết tại địa phương trong những năm gần đây diễn biến
thất thường, ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.
 Khu vực gần biển hơn sẽ dễ bị tổn thương trước những tác động của
BĐKH hơn những khu vực sâu trong đất liền.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm nghiên cứu tính dễ bị tổn thương về sinh kế của cộng đồng xã

Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trước BĐKH và đề xuất các giải pháp
thích ứng.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá biểu hiện BĐKH trên địa bàn nghiên cứu trong những năm
gần đây.
- Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân cư
theo chỉ số LVI (chỉ số tổn thương sinh kế).
- Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế cộng đồng dân
cư theo chỉ số LVI – IPCC (chỉ số LVI được tính bằng cách sử dụng khung
sinh kế IPCC).
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và cải thiện sinh kế người
dân trước những tác động của BĐKH.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thời gian: 1/6/2016 – 1/10/2017.
- Phạm vi không gian: xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN

 Những đóng góp mới:
Đề tài thực hiện sẽ đóng góp vào kho tài liệu của trường Học viện nơng
nghiệp Việt Nam và của tỉnh Ninh Bình nói riêng, của nước ta nói chung một

2


nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương bới BĐKH đến sinh kế người dân xã Cồn
Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

 Ý nghĩa khoa học:
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bằng phiểu câu hỏi để đánh giá
mức độ dễ bị tổn thương bởi BĐKH đối với sinh kế của người dân địa phương;

bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng cách tiếp cận được đánh giá cao để tính các
chỉ số về tính dễ bị tổn thương của Hahn và cộng sự.

 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, luận văn hy vọng mô tả được
đầy đủ những tác động cũng như mức độ dễ bị tổn thương bởi BĐKH của
người dân xã Cồn Thoi, nhận biết được yếu tố nào dễ bị tổn thương nhất, qua
đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng và cải
thiện sinh kế người dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.1. Một số định nghĩa về BĐKH
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số
trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thốt hơi nước,
mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và
nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi. Tuy nhiên, ngày càng nhiều những
nghiên cứu khoa học, những cơng trình cấp quốc tế đã chỉ ra khí hậu thực chất
đang dần biến đổi.
Theo Điều 1, điểm 2, công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC) năm 1992: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy
định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát
được trong khoảng thời gian so sánh được” (United Nations, 1992).
Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố
các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong
một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên tồn cầu.

Định nghĩa BĐKH của Hiệp hội Khí tượng Mỹ (American Meteorological
Society – AMS): “Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong
một thời gian dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió), qua hàng chục năm hoặc lâu hơn.
BĐKH có thể do các q trình tự nhiên, như các thay đổi trong quá trình phát
năng lượng của mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay trái đất, hoặc
do các quá trình tự nhiên nội tại của hệ thống khí hậu, hoặc do các tác động từ từ
của con người”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) định nghĩa BĐKH “là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường,
BĐKH thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện
tượng nóng lên toàn cầu.

4


Theo báo cáo tổng hợp của IPCC về biến đổi khí hậu năm 2014, biến đổi
khí hậu là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định (ví dụ
như sử dụng các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị trung bình
và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc lâu hơn (IPCC, 2014). BĐKH có thể là do q trình tự nhiên bên trong
hoặc do tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người đến các thành
phần của khí quyển hay trong sử dụng đất (IMHEN và UNDP, 2015).
2.1.2. Biểu hiện của BĐKH
Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), các biểu hiện của
BĐKH bao gồm:
• Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển
tồn cầu.
• Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan.

• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.
• Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất.
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu
trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển dâng
thường được coi là hai biểu hiện chính của BĐKH.
Theo Nguyễn Ðức Ngữ (2008), các biểu hiện của BĐKH là:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thuờng của thời tiết
và khí hậu tăng.
- Nuớc biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao.
- Các hiện tuợng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt,
hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cuờng độ và độ khác thuờng lớn hơn.

 Khí hậu cực đoan
Định nghĩa của IPCC (2007) về “hiện tuợng thời tiết cực đoan” và “hiện
tuợng khí hậu cực đoan” như sau:

5


Hiện tuợng thời tiết cực đoan: là hiện tuợng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem
xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tuợng thời tiết cực
đoan thơng thuờng có tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa này,
những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà
đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên, bức xạ,
địa hình…
Hiện tuợng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tuợng thời tiết
cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan.

Hiện tuợng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách
khác, hiện tuợng khí hậu cực đoan phần lớn khơng được quan trắc trực tiếp mà
người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy
định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không.
2.1.3. Nguyên nhân gây nên BĐKH
BĐKH hiện đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Nhiều dự án, cơng
trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của khí
hậu. Theo đó, có 2 nhóm nguyên nhân:

 Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự
biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí
và quy mơ của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
 Nhóm ngun nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ
sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, sự gia tăng lượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Ngồi các nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ
thống khí hậu, các nhà khoa học về môi trường hàng đầu thế giới đều nhận định
rằng nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác. Mặc dù trái đất có thể tạo ra hiệu ứng nhà kính tự nhiên để duy trì sự sống
của trái đất, nhưng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra được coi là hiệu ứng
nhà kính nhân tạo và làm cho bầu khí quyển đang ngày càng nóng lên. Nhằm hạn
chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà
kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.

6



 CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh
ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
 CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
 N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
 HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
 PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.
 SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá
trình tăng nhiệt độ trái đất với q trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà
kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp (UNDP,
2008). Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng cơng nghiệp, hàm lượng
khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm).
Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387ppm và sẽ còn tiếp tục
tăng với tốc độ nhanh hơn nữa (Ngân hàng Thế giới, 2010). Chính vì vậy, sự
gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và
nguyên nhân chính của vấn đề BĐKH là do trái đất khơng thể hấp thụ được hết
lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu
khí quyển (UNDP, 2008).
2.1.4. Thực trạng và xu hướng BĐKH trên thế giới
Nếu như trước đây BĐKH vẫn còn đang được cả thế giới đặt một dấu
chấm hỏi rằng liệu BĐKH trên thực tế có xảy ra hay khơng và có phải do con
người gây ra hay khơng, thì ngày nay những tác động ngày càng rõ rệt của
BĐKH tới trái đất đã phá tan sự hoài nghi đó và vào những năm đầu thế kỷ
XXI, với những bằng chứng xác thực, các nhà khoa học đã chứng minh được sự
can thiệp thô bạo của con người vào mơi trường trái đất, đó là việc sử dụng các
chất hóa thạch như than đá, dầu lửa, khí đốt; là việc tàn phá các cánh rừng; việc
phát triển công nghiệp hóa đã và đang thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây

hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên từng ngày. BĐKH trở thành chủ đề
nóng của nhiều hội nghị cấp cao trên thế giới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc
Ban Ki Moon cho rằng: “BĐKH cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những
đe dọa to lớn như chiến tranh”; “BĐKH không chỉ là vấn đề môi trường, mà

7


cịn là mối đe dọa tồn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến tình hình
cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hịa bình, an ninh
thế giới”. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã thành lập các tổ chức để chỉ đạo
và điều phối các hoạt động ứng phó với tình hình BĐKH, xây dựng các chương
trình, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH (Bộ Tài
ngun và mơi trường, 2010).
Mặc dù hiện vẫn cịn nhiều điều chưa biết chắc chắn về tốc độ nóng lên,
thời gian chính xác và các hình thức tác động, nhưng những nguy cơ gắn liền với
thực trạng các lớp băng lớn trên trái đất đang tan ra ngày một nhanh, nhiệt độ các
đại dương tăng lên, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị hủy hoại… và những hậu
quả khác có thể xảy ra là hồn tồn có thật (UNDP, 2008).
Nhiệt độ trung bình tồn cầu đã trở thành thước đo phổ biến về thực trạng
khí hậu tồn cầu. Trong khoảng 100 năm qua (giai đoạn 1906-2005), nhiệt độ
trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,70C (1,30F) (UNDP, 2008). Theo IPCC
(2007), sự ấm lên của khí hậu là điều chắc chắn. Hàm lượng khí CO2, loại khí
nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển tồn cầu, dao động ở mức 200-300
ppm trong suốt 800.000 năm qua, nhưng đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm
trong 150 năm qua, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân
nhỏ hơn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay đổi việc sử dụng đất. Theo
báo cáo gần đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2010 là năm
nóng nhất trong lịch sử. Ngồi ra, trong mười năm qua (2001-2010), nhiệt độ
trung bình tồn cầu đã cao hơn 0,50C so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất

đối với bất kì giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết
bị đo đạc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhau
đang thay đổi; các vùng biển ấm lên, băng tại các cực đang tan ra và mực
nước biển đang dâng lên (UNDP, 2008). Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc
trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình tồn cầu trong thời kỳ 19612003 đã dâng với tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở
nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và băng tan khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm.
Tuy nhiên, mực nước biển thay đổi khơng đồng đều trên tồn bộ đại dương: ở
một số vùng, mực nước biển dâng gấp một vài lần so với tốc độ dâng trung
bình tồn cầu, trong khi ở một số vùng khác, mực nước biển đã hạ thấp hơn
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

8


Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảm
nhận ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn hán
và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều đợt nắng
nóng hơn; số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng
nóng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn; cường độ của những cơn bão và lốc
nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn. Hàng loạt các tác động cực đoan của khí
hậu trong thời gian gần đây như: đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi
những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt
nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa,
cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực
nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những
trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân
từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được
qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số
trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây

nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với
xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương
thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất (Ngô Huyền, 2015).
2.1.5. Thực trạng và xu hướng BĐKH ở Việt Nam
BĐKH đang gây ra những biến động mạnh mẽ thông qua các hiện tượng
thời tiết cực đoan, dị thường như nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, nước biển
dâng cao…

 Nắng nóng
Tác động của các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ ở Việt Nam
được thể hiện qua những ảnh hưởng của các hiện tượng nắng nóng (nhiệt độ cao
nhất trong ngày Tx ≥ 35 ºC), khơ nóng (nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 35ºC
và độ ẩm tương đối RH ≤ 55 %). Các nghiên cứu gần đây từ số liệu quan trắc cho
thấy, ở Việt Nam, số ngày và số đợt nắng nóng hàng năm có xu thế tăng lên trên
hầu khắp toàn quốc, nhất là khu vực miền Trung (Phan Văn Tân, 2010). Một số
nơi đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao kỷ lục.
Theo thống kê của TT KTTVQG (1998-2013), trong 16 năm gần đây, số
đợt nắng nóng hàng năm có xu thế tăng khá mạnh (Đồ thị 2.1) (IMHEN và
UNDP, 2015).

9


Hình 2.1. Số lượng các đợt nắng nóng hàng năm trên cả nước
Nguồn: IMHEN và UNDP (2015)

Năm 2012 có tới 18 đợt nắng nóng, nhiều nhất trong giai đoạn này. Năm ít
nhất là năm 1998 (6 đợt). Tuy nhiên, đây lại là năm có tổng số ngày nắng nóng
lớn nhất giai đoạn, lên tới 132 ngày (trong 6 đợt). Trong các đợt nắng nóng
mạnh, nhiệt độ ở một số nơi lên tới trên 40ºC.


 Hạn hán
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đợt hạn nặng đã xuất
hiện nhiều hơn ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta; trong đó, tần suất hạn cao chủ
yếu tập trung vào các tháng thuộc vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè
thu (từ tháng 5 đến tháng 8) (Bộ TN&MT, 2012). Hạn vào mùa đông chủ yếu
xảy ra ở khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên; hạn mùa hè thịnh thành ở Bắc
Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Hạn mùa đông tần suất cao hơn hạn mùa hè và tần
suất hạn mùa đơng có thể lên đến 100% ở một số nơi thuộc Tây Nguyên và Nam
Bộ (Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thị Thanh Hương, 2002; Nguyễn Đức Ngữ và
Nguyễn Trọng Hiệu, 2004). Nguyễn Trọng Hiệu và Phạm Thị Thanh Hương
(2002) cho rằng hạn chỉ xảy ra vào các tháng mùa đông, mùa xuân, mùa hè và
khơng có tình trạng hạn vào các tháng mùa thu; trong đó, ở khu vực Tây Bắc xảy
ra hạn cả trong mùa đông và mùa xuân; vùng Đông Bắc xảy ra hạn trong mùa
đông; vùng Đồng bằng Bắc bộ xảy ra hạn trong mùa đông; vùng Bắc Trung Bộ
xảy ra hạn vào nửa cuối mùa đông; vùng Nam Trung Bộ xảy ra hạn vào cuối mùa

10


đông và kéo dài đến giữa mùa hè; vùng cực Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên
và vùng Nam Bộ xảy ra hạn nặng trong cả mùa đông và mùa xuân (Nguyễn
Trọng Hiệu và Phạm Thị Thanh Hương, 2002). Một số năm hạn điển hình gây
thiệt hại lớn đối với kinh tế - xã hội có thể kể đến như hạn hán năm 1997-1998,
hạn hán năm 2004-2005 và hạn hán năm 2010. Giai đoạn 2000-2007 được xem là
có sự biến động mạnh của hạn hán, thường là thể hiện xu thế tăng lên của hiện
tượng này trên cả nước. Xét trong cả thời đoạn dài từ trong quá khứ đến năm
2007 thì xu thế tăng/giảm thể hiện khơng rõ (Phan Văn Tân, 2010).

 Mưa lớn

Diễn biến mưa lớn trong quá khứ cho thấy độ dài của các đợt mưa và số
lượng các đợt mưa lớn tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 1950-2000, mưa lớn
tăng lên ở khu vực phía Nam, giảm ở các khu vực phía bắc Việt Nam (Endo et
al., 2009). Phan Văn Tân (2010) cho rằng số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu
phía Bắc có xu thế giảm; ngược lại xu thế tăng nhẹ ở vùng Nam Bộ; tăng khá
mạnh ở Trung Nam Bộ và Tây Nguyên. Các tác giả cũng cho rằng, tồn tại mối
tương quan khá rõ giữa sự nóng lên tồn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực
Đơng Thái Bình dương xích đạo với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các
vùng khí hậu phía Nam.

Hình 2.2. Số đợt mưa lớn diện rộng ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012
Nguồn: IMHEN và UNDP (2015)

11


Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm về đặc điểm khí tượng thuỷ văn ở Việt
Nam cho thấy, hiện tượng mưa lớn diện rộng có xu thế tăng mạnh, chủ yếu gây
ra bởi sự xuất hiện của XTNĐ, dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), khơng khí lạnh, gió
mùa Tây Nam và sự kết hợp giữa các loại hình thế này. Trong 20 năm gần đây
(1993-2012), số đợt mưa lớn diện rộng xảy ra nhiều nhất vào năm 2008 (56 đợt),
ít nhất vào năm 1996 (12 đợt) (IMHEN và UNDP, 2015).

 Lũ lụt
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy, BĐKH có khả năng làm gia tăng
mức độ nguy hiểm của lũ lụt trong tương lai, thể hiện ở lưu lượng đỉnh lũ và
tổng lượng lũ tăng lên. Trần Thanh Xuân và cs.(2011) dự tính mức biến đổi của
lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất năm tương ứng với tần suất 1% và 5% theo 2 kịch bản
trung bình (B2) và cao (A2) tại một số trạm thủy văn trên một số sông. Kết quả
cho thấy, giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất năm (Qmax) tương ứng với các tần

suất trên phần lớn các sơng đều có xu thế tăng, mức tăng nhiều hơn ứng với các
tần suất nhỏ, chỉ riêng một số nhánh sông của sông Đồng Nai, Qmax lại có xu thế
giảm. Với kịch bản B2, vào thời kỳ 2040-2059, giá trị Qmax tương ứng với tần
suất 1% (Qmax 1%) trên phần lớn các sông đều tăng vào khoảng 1,0-5,0% so với
thời kỳ 1980-1999, tăng mạnh ở một số nhánh sông thuộc hệ thống sông Hồng
(khoảng 10,0% ở sông Thao tại Yên Bái và sông Lô tại Vụ Quang), nhưng lại có
xu thế giảm ở sơng La Ngà (-0,29% tại Tà Pao) và thượng lưu sông Bé (-1,0% tại
Phước Long). Vào thời kỳ 2080-2099, mức gia tăng của Qmax 1% trên phần lớn
các sông khoảng 0-15,0%, tăng mạnh ở hạ lưu sông Ba (18,5% tại Củng Sơn),
sông Thao (21,7% tại Yên Bái), sông Lô (19,0% tại Ghềnh Gà). Ở sông La Ngà
và thượng lưu sông Bé, giá trị Qmax 1% của hầu hết các sông vào thời kỳ 20802099 đều giảm khoảng 0,5-2,5%. Với kịch bản A2, giá trị Qmax tương ứng với
các tần suất của hầu hết các sơng đều có xu thế tăng so với thời kỳ 1980-1999,
nhưng giảm ở sông La Ngà và thượng lưu sông Bé; mức biến đổi của Qmax lớn
hơn so với kịch bản B2. Ngoài ra, mức biến đổi của Qmax tương ứng tần suất
1% lớn hơn so với tần suất 5%. Từ đó có thể cho rằng, mức biến đổi của các trận
lũ nhỏ ít hơn so với các trận lũ lớn và đặc biệt lớn (Trần Thanh Xuân và cs.,
2011). Trên sơng Mê Cơng, lưu lượng trung bình ngày lớn nhất (Qmax,ng) tại
Kratie trong từng thời kỳ 10 năm từ 2010 đến 2050 đều tăng theo các kịch bản
BĐKH. Tuy nhiên, tăng rõ rệt và tách bạch giữa 2 kịch bản A2, B2 chỉ sau năm

12


2030. Đến giữa thế kỷ 21, Qmax,ng có thể tăng khoảng 60-70% so với đỉnh lũ
năm 2000 (Thanh Xuân và cs., 2011).

 Sương muối, rét đậm
Trong khi khí hậu miền Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ấm quanh
năm, Miền Bắc lại có mùa đơng lạnh do bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khối khơng
khí lạnh cực đới ở phía bắc bán cầu (Phạm Ngọc Tồn và Phan Tất Đắc, 1975).

Vào mùa đông và đầu mùa xuân, các đợt rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày T2m
≤ 15 ºC) và rét hại (T2m ≤ 13 ºC) xảy ra liên tiếp, kéo dài. Hệ quả là sương giá,
sương muối xuất hiện ở một số vùng, ảnh hưởng đến cây trồng và vật ni, gây
thiệt hại lớn về kinh tế.

Hình 2. 3. Xu thế biến đổi số ngày sương muối trung bình khu vực Tây Bắc
Nguồn: Dương Văn Khảm (2012)

 Mực nước biển cực trị
Theo số liệu quan trắc từ các trạm hải văn ven biển Việt Nam, mực nước
biển ở hầu hết các trạm có xu thế tăng. Do sự nóng lên tồn cầu và các hiệu ứng
khác, mực nước biển gần bờ Việt Nam tăng khoảng từ 1-3 mm/năm (Phạm Văn
Huấn và Nguyễn Tài Hợi, 2007). Nghiên cứu gần đây cho thấy, xu thế tăng của
mực nước biển trung bình dọc bờ biển Việt Nam khoảng 2,8 mm/năm (Bộ

13


×