Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Đánh giá kiến thức kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.48 KB, 41 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGHIÊM THU THỦY

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGHIÊM THU THỦY
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Nghành

: Điều dưỡng

Mã số

: 7720301

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. BÙI CHÍ ANH MINH

NAM ĐỊNH - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận được
sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của tồn thể quý thầy
cô Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths.Bùi Chí Anh Minh đã
hướng dẫn tơi tận tình, chu đáo trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Chân
thành cảm ơn các nhân viên y tế bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo
điều kiện để hỗ trợ tơi thu thập thơng tin làm khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ của
bản thân cịn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót.
Vì vậy tơi mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy
cơ và các bạn để bài luận văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Nam Định, tháng 6 năm 2021.
Sinh viên


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMI


(Body mass index) – Chỉ số khối cơ thể

CBYT

Cán bộ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTĐ
HA

Đái tháo đường
Huyết áp

HAMT

Huyết áp mục tiêu

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

NB

NMCT
TBMMN

Người bệnh
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THA

Tăng huyết áp

WHO

(World heath organization) - Tổ chức Y tế Thế giới


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận về tăng huyết áp ....................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 3
1.1.2. Chẩn đoán ............................................................................................... 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của THA ................................................................. 4
1.1.4. Triệu chứng tăng huyết áp ...................................................................... 5
1.1.5. Biến chứng của tăng huyết áp .................................................................. 5
1.2. Điều trị và kiểm soát tăng huyết áp. ............................................................... 6
1.2.1. Lợi ích của điều trị và kiểm soát được huyết áp. ...................................... 6
1.2.2. Các biện pháp điều trị kiểm soát huyết áp không dùng thuốc. .................. 6
1.2.3. Điều trị tăng huyết áp dùng thuốc ........................................................... 7
1.3. Cơ sở thực tiễn về kiểm sốt tăng huyết áp. ................................................... 9
1.3.1. Ngồi nước.............................................................................................. 9
1.3.2. Trong nước.............................................................................................. 9
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ..................................................................... 11
2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: ........................................................... 11
2.1.1. Tuổi, giới: ............................................................................................. 11
2.1.2. Cân nặng ............................................................................................... 11
2.1.3. BMI: ..................................................................................................... 11
2.1.4. Khu vực sống: ....................................................................................... 12
2.1.5. Trình độ văn hóa: .................................................................................. 12
1.2.6. Nghề nghiệp: ......................................................................................... 13
2.1.7. Thời gian bị THA: ................................................................................. 13
2.1.8. Bệnh kèm theo: ..................................................................................... 14


iv

2.2. Đánh giá kiến thức của bệnh nhân THA về kiểm soát HA ........................... 15
2.2.1. HA mục tiêu: ......................................................................................... 15
....................................................................................................................... 15
2.2.2. Tổn thương cơ quan đích: ...................................................................... 16
2.2.3. Kiểm sốt THA bằng lối sống: .............................................................. 16
2.2.4. Dùng thuốc thường xuyên tại nhà .......................................................... 19
2.2.5. Cách dùng thuốc:................................................................................... 19
2.2.6. Kiểm tra HA thường xuyên: .................................................................. 20
2.2.7. Nơi theo dõi huyết áp ............................................................................ 20
2.2.8. Thời gian khám định kỳ tại phòng khám THA ....................................... 21
2.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức kiểm soát tăng huyết áp. ....................... 21
Chương 3: KẾT LUẬN ....................................................................................... 23
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ................................................. 23
3.2. Kiến thức một số kiểm soát huyết áp của người bệnh tăng. .......................... 23
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức kiểm soát huyết áp của người bệnh. ...... 24
Chương 4: KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp ở người lớn theo WHO 2003 .................................... 3
Bảng 1.2. Phân loại huyết á p ở người lớn ≥ 18 tuổi (JNC VII 2004) ...................... 4
Bảng 1.3: Tỉ lệ ý thức, điều trị và Huyết áp được kiểm soát ..................................... 9
Bảng 2.1: Đặc điểm tuổi,giới của đối tượng nghiên cứu ........................................ 11
Bảng 2.2: Đặc điểm cân nặng của đối tượng nghiên cứu ........................................ 11
Bảng 2.3: Chỉ số BMI của các bệnh nhân .............................................................. 11
Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu ........................................... 12

Bảng 2.5: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.................................................. 13
Bảng 2.6: Thời gian bị THA của các bệnh nhân trong nghiên cứu ......................... 13
Bảng 2.7: Các bệnh kèm theo ở bệnh nhân bị THA ............................................... 14
Bảng 2.8: Hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng tổn thương cơ quan đích trong bệnh
THA ..................................................................................................... 16
Bảng 2.9: Kiến thức của bệnh nhân về kiểm soát lối sống trong bệnh THA ........... 16
Bảng 2.10: Kiến thức của bênh nhân về các yếu tố nguy cơ ................................... 17
Bảng 2.11: Kiến thức của bệnh nhân về chỉ số khối cơ thể với bệnh THA ............. 17
Bảng 2.12: Kiến thức của bệnh nhân THA về thời gian hoạt động thể lực ............. 18
Bảng 2.13: Kiến thức của bệnh nhân THA về mức độ rượu bia được khuyến cáo sử
dụng ..................................................................................................... 18
Bảng 2.14: Cách dùng thuốc của đối tượng nghiên cứu ......................................... 19
Bảng 2.15: Nơi theo dõi huyết áp của đối tượng nghiên cứu .................................. 20
Bảng 2.16: Thời gian khám định kỳ của các đối tượng trong nghiên cứu ............... 21
Bảng 2.17: Tuổi,giới liên quan đến kiến thức dùng thuốc ...................................... 21
Bảng 2.18: Tuổi, giới liên quan đến kiến thức đo huyết áp .................................... 22
Bảng 2.19: Tuổi,giới liên quan đến kiến thức dùng thuốclá/ thuốc lào ................... 22


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Khu vực sống của các bệnh nhân trong nghiên cứu............................ 12
Biểu đồ 2.2: THA và bệnh kèm theo ...................................................................... 14
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ bệnh nhân hút thuốc lá............................................................... 15
Biểu đồ 2.4: Kiến thức của bệnh nhân về huyết áp mục tiêu .................................. 15
Biểu đồ 2.5: Dùng thuốc thường xuyên tại nhà ...................................................... 19
Biểu đồ 2.6: Kiểm tra HA thường xuyên ............................................................... 20



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới và trong bệnh lý tim
mạch. Năm 2000, tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới là 1 tỷ người và dự kiến năm
2025 khoảng 1,56 tỷ người và phần lớn gặp ở người có độ tuổi từ 50 trở lên [14].
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ. Tỷ lệ
người bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện đang mức rất cao đặc
biệt các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, xu hướng THA cũng tăng dần theo
thời gian: năm 1992, tỷ lệ THA trên toàn quốc là 12%, năm 2002 riêng miền Bắc đã
là 16% [7]. Trên thế giới theo ước tính của WHO, biến chứng của THA liên quan
tới 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm, THA gây nên 45% ca tử vong do các bệnh tim
mạch và ít nhất 51% số ca tử vong do đột quỵ.
Các biến chứng của THA rất nặng nề như TBMMN, NMCT, suy tim, suy
thận…[1][9] Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế
và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã
hội. Hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất lớn, tới cả ngàn tỷ đồng để
trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người liệt, tàn phế, mất sức lao động do các
biến chứng trên gây ra. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến THA trong cộng đồng
như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn
nhiều chất béo..), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, đái tháo
đường, tiền sử gia đình có người THA [7][8][9]. Phần lớn các yếu tố nguy cơ này
có thể kiểm soát được khi người dân hiểu biết đúng bệnh và biết cách phòng tránh.
Đồng thời một bệnh nhân khi đã được chẩn đoán THA nếu được kiểm soát tốt và
điều trị đúng sẽ tránh được các biến chứng nặng nề trên. Kết quả điều trị phụ thuộc
rất nhiều vào khả năng tuân thủ điều trị kiểm soát huyết áp của người bệnh, trong đó
khả năng tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân trước hết phụ thuộc vào nhận thức,
hiểu biết và ý thức của bệnh nhân vào chính bệnh tật của mình. Nhưng thực tế lại
cho thấy với tình trạng THA ngày càng gia tăng, thì sự nhận thức, điều trị dự phịng
và kiểm sốt của nhiều người bệnh (NB) ở nhiều nước và Việt Nam cịn chưa đầy

đủ điều đó dẫn đến biến chứng của bệnh đang ngày càng gia tăng. Tại một số nước
phát triển như Hoa Kỳ, trong năm 2006, trong tổng số người bị THA có khoảng
77,6 % là đã được biết bị THA. Trong tổng số bệnh nhân bị THA chỉ có 67,9%


2
được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt trong khi có tới 55,9% khơng
được khống chế tốt [17]. Điều dó cho thấy rằng nhận thức ảnh hưởng nhiều đến kết
quả điều trị, nhận thức cũng giúp thay đổi lối sống hiệu quả để đạt được kết quả
điều trị tốt khi kết hợp với sử dụng thuốc, mà điều chỉnh thay đổi lối sống để điều
trị bệnh THA là việc hồn tồn có thể thực hiện được tại gia đình, đồng thời cúng là
phương pháp khơng tốn kém và khả thi, giúp làm giảm tỷ lệ tăng huyết áp trong dân
số, qua đó giảm được các hậu quả bệnh tật gây lên do THA, giảm tỷ lệ tử vong và
đồng thời giúp cho người mới mắc duy trì và kiểm sốt tốt huyết áp giúp ngăn ngừa
mắc các biến chứng của THA [10]. Trong những năm qua, đã có rất nhiều đề tài
nghiên cứu về bệnh THA và các biến chứng của bệnh, tuy nhiên các đánh giá liên
quan đến bệnh nhân thực hiện tuân thủ kiểm soát huyết về các chế độ điều trị của
thầy thuốc như thế nào là một vấn đề cịn ít được nhắc đến trong các nghiên
cứu. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiến thức kiểm soát
huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh
Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và kiến thức kiểm soát
huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú bệnh viện đa khoa
tỉnh Nam Định năm 2021.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan kiến thức kiểm soát huyết áp ở người bệnh
tăng huyết áp điều trị ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.


3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về tăng huyết áp
1.1.1. Khái niệm
Định nghĩa tăng huyết áp (THA)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một người trưởng thành (≥ 18 tuổi)
được gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết á p tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg [1].
1.1.2. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định THA dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo
huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đốn THA thay đổi tùy theo từng cách
đo. Cán bộ y tế (CBYT) đo đúng quy trình: huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140
mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg; đo bằng máy đo
huyết áp tự động 24 giờ : HATT ≥ 130 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 80 mmHg; tự
đo tại nhà (đo nhiều lần) HATT ≥ 135 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 85 mmHg được
gọi là THA [1] [15].
Phân loại
Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp.
Phân loại theo ngun nhân gồm có tăng huyết áp vơ căn hay nguyên phát
(chiếm khoảng 95%) THA thứ phát là THA có nguyên nhân (chiếm khoảng 5%);
(1) THA tâm trương hoặc tâm thu đơn độc;
(2) Phân theo mức độ THA: theo WHO 2003 hoặc JNC VII 2003
(Bảng 1.1; 1.2);
(3) Phân loại theo mức độ tổn thương cơ quan đích.
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp ở người lớn theo WHO 2003 [15]
Phân độ
Huyết áp tối ưu
Huyết áp bình thường
Huyết áp bình thường cao

Độ I: THA nhẹ
Độ 2: THA vừa
Độ 3: THA nặng
THA tâm thu đơn độc

HATT (mmHg)
<120
<130
130-139
140-159
160-179
≥ 180
≥ 140

HATTr (mmHg)
<80
<85
85-89
90-99
100-109
≥ 110
90


4
Bảng 1.2. Phân loại huyết á p ở người lớn ≥ 18 tuổi (JNC VII 2004) [15]
Phân độ

HATT(mmHg)


Huyết áp bình thường

HATTr(mmHg)

<130

<85

Tiền THA

130-139

85-89

THA độ 1

140-159

90-99

THA độ 2

≥ 160

≥ 100

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của THA [3]
Tuổi
Tuổi càng cao thì tỉ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị não hóa và
xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu

tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần.
Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có yếu tố di truyền.
Trong gia đình nếu ơng, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh
này nhiều hơn.
Hút thuốc lá: nicotin trong khói thuốc l gây co mạch ngoại biên tăng
nồng độ serotonin cathecholamin ở não tuyến thượng thận. Hút thuốc lá là một
yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh.
Uống nhiều rượu/bia: Rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA.
Ăn mặn: lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây ra
THA. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện
pháp phòng ngừa THA và là cách điều trị khơng dùng thuốc tốt nhất.
Ít vận động, sang chấn tâm lý, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid
máu là những yếu tố nguy cơ thói quen lối sống gây ảnh hưởng đến huyết áp
và bệnh lý tim mạch.
Hội chứng chuyển hóa: THA là một trong những biểu hiện của hội
chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì rối loạn chuyển
hóa glucose rối loạn chuyển hóa lipid và THA.


5
1.1.4. Triệu chứng tăng huyết áp [11]
Phần lớn bệnh nhân THA khơng có triệu chứng cơ năng phát hiện bệnh
có thể do đo huyết áp thường quy hoặc khi đã có biến chứng.
-

Tuy nhiên có một số biểu hiện do chính mức huyết cao gây ra như là:

đau đầu xây xẩm hồi hộp dễ mệt và bất lực (ở nam giới). Đau đầu thường chỉ
xảy ra khi có THA nặng thông thường ở vùng chẩm sau gáy và thường vào

buổi sáng.
-

Chảy máu mũi tiểu ra máu, mờ mắt cơn yếu hay chóng mặt do thiếu

máu não thống q cơn đau thắt ngực khó thở do suy tim …
-

Có thể có các biểu hiện do bệnh căn gây ra gồm: uống nhiều tiểu

nhiều yếu cơ do hạ kali máu ở bệnh nhân cường aldosteron tiên phát; hoặc
tăng cân dễ xúc động ở bệnh nhân bị hội chứng Cushing. Ở bệnh nhân u tủy
thượng thân thường bị nhức đầu hồi hộp toát mồ hôi xây xẩm tư thế,…
1.1.5. Biến chứng của tăng huyết áp
THA thường khơng có triệu chứng khơng gây khó chịu cho người bệnh nên ít
người biết để đề phịng hoặc biết mà vẫn chủ quan. Khi có triệu chứng thì cũng là lúc
có biến chứng rồi và THA đã ở giai đoạn muộn. Một số biến chứng xảy ra những cơ
quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của THA là:
Biến chứng não
Tăng huyết áp có thể gây tai biến mạch não như xuất huyết não, nhồi máu
não…[1].
Biến chứng tim
Dày cơ tâm thất trái thiếu máu cơ tim cục bộ nhồi máu cơ tim loạn nhịp
suy tim, nhồi máu cơ tim liên quan nhiều đến tình trạng THA [1].
Biến chứng mắt
Một nghiên cứu cho thấy rằng gần 10% người trưởng thành tăng huyết áp bị
bệnh lý về võng mạc. Tăng huyết áp có ảnh hưởng sâu rộng trên trên các bộ phận
của mắt như là tổn thương của võng mạc, điển hình là bệnh lý xuất huyết võng mạc,
nặng hơn có thể gây mù. Kiểm soát huyết áp là một biện pháp ngăn ngừa bệnh lý
võng mạc.

Biến chứng thận
Thận là cơ quan bị ảnh hưởng muộn nhất. THA có thể dẫn đến tổn


6
thương thận và là nguyên nhân của bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên rất khó
phân biệt suy thận do THA hay THA là do bệnh thận mạn tính gây nên.
Phình tách động mạch chủ, xơ vữa động mạch
THA là thủ phạm gây ra 67% nhồi máu cơ tim 77% đột quỵ 74% suy
tim và 26% suy thận mạn tính. Nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch ở
bệnh nhân THA. THA làm thay đổi cấu trúc mạch xơ hóa và xơ vữa hẹp lịng
mạch rồi dẫn tới phình tách mạch.
1.2. Điều trị và kiểm sốt tăng huyết áp.
1.2.1. Lợi ích của điều trị và kiểm soát được huyết áp.
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy điều trị hạ huyết áp sẽ giảm trung
bình 35% đến 40% đột quỵ giảm 20-25% nhồi máu cơ tim và giảm trên 50%
suy tim. Trên bệnh nhân THA có kèm theo đái tháo đường điều trị tích cực
THA khơng những giảm các biến cố tim mạch mà cịn giảm biến chứng suy
thận mạn tính của bệnh đái tháo đường [16].
1.2.2. Các biện pháp điều trị kiểm sốt huyết áp khơng dùng thuốc.
Điều trị khơng dùng thuốc:
Điều trị không dùng thuốc là phương pháp điều trị kết hợp dù có kèm
theo dùng thuốc hay khơng để ngăn ngừa tiến triển của bệnh giảm được huyết
áp và giảm số thuốc cần dùng bao gồm [1]:
Chế độ ăn giảm muối natri, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid
béo bão hòa:
Tuy nhiên hạn chế tuyệt đối muối natri trong thức ăn là điều không thể
thực hiện được. Do đó nên hạn chế vừa phải bằng cách tránh thức ăn chế biến
sẵn tránh thêm muối nước mắm khi nấu món ăn khơng ăn mỡ động vật…Lợi
ích của chế độ ăn giảm muối vừa phải bao gồm: gia tăng hiệu quả của thuốc

hạ huyết áp giảm mất kali do thuốc lợi tiểu giảm phì đại thất trái giảm protein
niệu giảm nguy cơ đột quỵ giảm huyết áp. Theo nghiên cứu DASH khi hiện
chế độ ăn giảm muối và chế độ ăn DASH (nhiều rau và trái cây ít chất béo
bão hòa, sữa giảm béo) đều giảm được huyết áp [12].
Hạn chế uống rượu/bia:
Nếu dùng quá nhiều rượu/bia có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch
máu não ở bệnh nhân THA làm tăng trở kháng với thuốc điều trị THA. Do đó
lượng rượu dùng cần hạn chế dưới 3 cốc chuẩn/ngày với nam, dưới 2 cốc


7
chuẩn/ngày với nữ và tổng cộng dưới 14 cốc chuẩn/tuần với nam và dưới 9
cốc chuẩn/tuần với nữ. Một cốc chuẩn cho 10g ethanol tương đương 330 ml bia
120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh [1].
Ngừng hút thuốc lá/thuốc lào:
Ngừng hút thuốc lá/thuốc lào là một trong các biện pháp hiệu quả nhất
để giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Hút thuốc hoặc khói thuốc do người
khác hút làm tăng huyết áp. Ngừng hút thuốc không những làm giảm huyết áp
mà còn giảm cả bệnh động mạch vành và đột quỵ. Tất cả bệnh nhân THA cần
phải bỏ thuốc. Lợi ích cho tim mạch đạt được ngay trong năm đầu tiên ngừng
hút thuốc [11].
Tăng cường vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 -60 phút
mỗi ngày:
Hoạt động thể lực giúp hạ huyết áp đồng thời giảm các bệnh tim mạch
hoặc nội khoa khác. Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên như đi
bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày, nếu tham gia các hoạt động vừa phải vào hầu
hết các ngày trong tuần thì thời gian hợp lý là hơn 10 phút sẽ giúp làm giam huyết
áp từ từ 4 đến 9 mmHg. [15]
1.2.3. Điều trị tăng huyết áp dùng thuốc [1]
- Điều trị thuốc ằng một trong các nhóm thuốc:

+ Thuốc lợi tiểu: nhóm Thiazide, nhóm lợi tiểu quai.
+ Thuốc tác dụng lên hệ giao cảm: thuốc chẹn β giao cảm, thuốc chẹn α
giao cảm, thuốc chẹn cả α và β, các thuốc tác dụng lên hệ giao cảm trung ương
+ Thuốc chẹn kênh Canxi: nhóm Dihydropyridine, nhóm benzothizepine,
nhóm Diphenylalkylamine.
+ Các thuốc tác động lên hệ renin – angiotensin: Thuốc ức chế men
chuyển, các thuốc kháng thụ thể Angiotensin.
+ Các thuốc giãn mạch trực tiếp
+ Các thuốc hạ áp dùng theo đường tĩnh mạch
+ Các thuốc hạ áp dùng đường dưới lưỡi.
- Điều trị phối hợp các thuốc.
+ Phối hợp thuóc lợi tiểu với ức chế men chuyển hoặc chẹn β
giao cảm.


8
+ Phối hợp thuốc chẹn kênh Canxi với ức chế men chuyển hoặc chẹn
β giao cảm.
+ Phối hợp thuốc chẹn β giao cảm với chẹn α giao cảm.
- Phác đồ điều trị THA :

Hình 1: Phác đồ điều trị THA theo JNC VII


9

1.3. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát tăng huyết áp.
1.3.1. Ngồi nước
Theo một nghiên và WHO 2003 thì tỷ lệ kiểm sốt huyết áp cịn thấp hơn
nữa, chỉ đạt có 34% số người bệnh được điều trị có thể kiểm soát được

huyết áp [15].
Bảng 1.3: Tỉ lệ ý thức, điều trị và Huyết áp được kiểm soát [15]
Tỷ lệ ý thức, điều trị và huyết áp được kiểm soát ở người lớn tuổi từ 18 đến 74
( NHANES)
Tỉ lệ phần trăm
1976-1980

1988-1991

1991-1994

1999-2000

Ý thức

51%

73%

68.4%

70%

Có điều trị

31%

55%

53.6%


59%

Kiểm sốt được

10%

29%

27.4%

34%

Ngồi ra có một vài nghiên cứu dẫn ra được tỷ lệ tuân thủ với điều trị
khơng dùng thuốc để kiểm sốt huyết áp của bệnh nhân THA. Điển hình nhất là
nghiên cứu của Uzun S. và cộng sự (2009) thực hiện trên bệnh nhân khám và
điều trị THA ngoại trú với 44 câu hỏi thì cho thấy việc tn thủ kiểm sốt huyết
áp bằng chế độ ăn là 65% khi thực hiện chế độ ăn ít chất béo và ít muối; kiểm
sốt huyết áp liên quan với tập thể dục là tỷ lệ là 31% theo chế độ tập 30-60
phút/ngày ít nhất là 3 lần mỗi tuần; khơng hút thuốc lá/thuốc lào có tỷ lệ là 83%;
63% đối tượng nghiên cứu có theo dõi huyết áp bằng cách đo và ghi lại số đo
huyết áp ít nhất một lần một ngày. [13]
1.3.2. Trong nước
Tại Việt Nam tỷ lệ THA ở người trưởng thành ngày càng gia tăng. Theo
số liệu mới nhất của Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam điều tra trên 8 tỉnh ở
cả ba miền Bắc Trung Nam (từ năm 2001- 2008) tỷ lệ THA đã lên đến 25,1%
nghĩa là cứ 4 người trưởng thành ở nước ta thì có một người bị THA [4][5].
Với dân số của Việt Nam hiện nay là khoảng 90 triệu dân thì ước tính sẽ có
khoảng hơn 22 triệu người bị THA.



10
Nghiên cứu năm 2005, Đàm Viết Cương và cộng sự tiến hành nghiên cứu
đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam cho thấy có
45% NCT khơng biết gì về cách phịng chống bệnh THA [2]. Nghiên cứu của
Nguyễn Minh Phương (2011) trên 250 bệnh nhân THA tuổi từ 25-60 ở 4
phường được triển khai Dự án phòng chống THA của thành phố Hà Nội là
Thụy Khê, Cầu Diễn, Phố Huế, Trung Tự cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung
là 44,8% bao gồm tuân thủ thực hiện chế độ ăn, tập thể dục uống thuốc, đo
huyết áp. Với tỷ lệ từng loại là: Tuân thủ uống thuốc dừng lại ở uống thuốc đầy
đủ là 45,6%, chế độ ăn đạt yêu cầu 36% gồm 5 yếu tố là ăn nhạt ăn nhiều rau ăn
ít chất béo hạn chế rượu/bia khơng hút thuốc và đánh giá đạt yêu cầu khi đạt
trên 3 lựa chọn. 66,4% ĐTNC hạn chế uống rượu bia nhưng đây là nhóm đối
tượng khơng uống rượu/bia như vậy là nghiên cứu này đã đưa ra tỷ lệ hạn chế
rượu/bia thấp hơn thực tế (bao gồm tất cả những đối tượng có uống) và chưa
đầy đủ (chưa đánh giá ngày uống nhiều nhất và tổng số cốc/tuần) vì theo
khuyến cáo mới nhất mà Bộ y tế đưa ra thì chỉ cần hạn chế lượng rượu/bia dưới
mứ c quy định là dưới 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam dưới 2 cốc chuẩn/ngày đối
với nữ và tổng cộng dưới 14 cốc chuẩn/tuần với nam dưới 9 cốc chuẩn/tuần với
nữ mà không cần phải ngừng hẳn. 34% đối tượng đo huyết áp thường xuyên
nhưng chưa có thơng tin về ghi lại số đo để theo dõi. Về tn thủ khơng hút
thuốc có 72%. Tn thủ tập thể dục 62,8% là tập thể dục thường xuyên và cũng
chưa quan tâm đến 2 khía cạnh quan trọng khác của tập thể dục là thời gian tập
theo khuyến cáo là từ 30 – 60 phút và cường độ tập ở mức độ vừa phải (tương
đương đi bộ nhanh). Nếu có tập thường xuyên nhưng thời gian tập quá ngắn hoặc
quá dài hoặc tập mức độ nhẹ hoặc quá nặng đều được coi là không tuân thủ điều
trị và ít có hiệu quả kiểm sốt huyết áp. Nghiên cứu cũng chỉ ra được 2 yếu tố
có liên quan đến tuân thủ điều trị sau khi loại trừ yếu tố nhiễu bằng phân tích hồi
quy logistic là giới tính (đối tượng là nữ tuân thủ cao hơn) và kiến thức về THA
(đối tượng có kiến thức đạt tuân thủ cao hơn) [6].



11

Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Do thời gian làm khóa luận ngắn nên em lấy số liệu tối thiểu để đánh giá là 30
người bệnh.
2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Tuổi, giới:
Bảng 2.1: Đặc điểm tuổi,giới của đối tượng nghiên cứu
Số NB

Biến

(n=30)

Giới

Tỷ lệ (%)

Nam
Nữ

16
14

53,3
46,7


Tuổi (min: 37, max: 81, mean: 55,03 ± 10,88)
<60 tuổi
>= 60 tuổi

22
8

73,3
26,7

Quan sát bảng 2.1 ta thấy tỷ lệ bị bệnh giữa nam và nữ có sự tương đồng với
khảo sát trên 30 người bệnh, nam là 53,3%, nữ là 46,7%. Người mắc bệnh có độ
tuổi thấp nhất là 37 tuổi,người cao nhất là 81 tuổi, độ tuổi trung bình là 55 tuổi, điều
nay cho thấy trong khảo sát độ tuổi mắc bệnh có xu hướng trẻ, tuổi từ trên 60 chỉ
có 26,7%.
2.1.2. Cân nặng
Bảng 2.2: Đặc điểm cân nặng của đối tượng nghiên cứu
n
30

55,37

SD
7,721

Min
44

Max
75


Quan sát bảng 2.2 về cân nặng người bệnh cho thấy cân nặng thấp nhất là 44
kg, cao nhất là 75kg, cân nặng trung bình khoảng 55 kg.
2.1.3. BMI:
Bảng 2.3: Chỉ số BMI của các bệnh nhân
BMI (chiều cao/ cân nặng 2)

n

%

Bình thường (18 – 24,9)

26

86,7

Thừa cân (>25)

4

13,3

Tổng số

30

100

Bảng 2.3 về chỉ số BMI cho thấy với việc khảo sát trên 30 người bệnh thì có

đến 86,7% đạt chỉ số ở mức bình thường với mức BMI từ 18,5 – 24,99, tuy nhiên


12
vẫn cịn một số bệnh nhân có xu hướng thừa cân với tỷ lệ 13,3%. Vì vây, chúng ta
cần khuyến khích các bệnh nhân điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp, tập
luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp cho chỉ số BMI về mức bình
thường để giảm nguy cơ đối với bệnh tăng huyết áp.
2.1.4. Khu vực sống:

Khu vực sinh sống
33,3
66,7

Nông thôn
Thành thị

Biểu đồ 2.1: Khu vực sống của các bệnh nhân trong nghiên cứu
Quan sát biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ người sinh sống ở thành thị chiếm phần lớn
với tỷ lệ 66,7%, còn lại là người sinh sống tại khu vực nông thôn với tỷ lệ là 33,3%.
Khảo sát trên 30 người bệnh lại là khu vực thành phố nên điều này không đại diện
cho quần thể liên quan đến bệnh tăng huyết áp là tỷ lệ khu vực nào cao hơn.
2.1.5. Trình độ văn hóa:
Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu
Trình độ văn hóa

n

%


Tiểu học

4

13,3

THCS

14

46,7

THPT

12

40

Đại học

0

0

Sau đại học

0

0


Tổng

30

100

Bảng 2.4 về trình độ học vấn khảo sát 30 người bệnh cho ta thấy tỷ lệ cao nhất
là người bệnh học hết trung học cơ sở với 46,7%, sau đó đến học hết THPT với
40%, cịn một số ít người bệnh học hết tiểu học chiếm 13,3%, khơng có ai học đại
học hoặc sau đại học cũng như khơng có ai mù chữ.


13
1.2.6. Nghề nghiệp:
Bảng 2.5: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp

n

%

Nơng dân

5

16,7

Cơng nhân

9


30

Viên chức

5

16,7

Tự do

9

30

Hưu trí

2

6,7

Tổng

30

100

Bảng 2.5 cho thấy sự phân bố nghề nghiệp của đối tượng được khảo sát có sự
đồng đều ở tất cả các nghề khơng có sự chênh lệch nhau nhiều về phân bố nghề
nghiệp, cao nhất là công nhân và nghề tự do chiếm 30%, thấp nhất là hưu trí 6,7%,

viên chức và nơng dân đều chiếm 16,7%.
2.1.7. Thời gian bị THA:
Bảng 2.6: Thời gian bị THA của các bệnh nhân trong nghiên cứu
Thời gian bị THA

N

%

< 1 năm

2

6,7

1 – 5 năm

5

16,7

5 – 10 năm

12

40

> 10 năm

11


36,7

Tổng

30

100

Quan sát bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp có thời gian từ 5
- 10 năm là cao nhất với 40%, trên 10 năm cũng cho tỷ lệ phần lớn số người tăng
huyết áp là 36,7%, thấp nhất là người mới bị tăng huyết áp, thời gian dưới 1 năm
chiếm 6,7%.


14
2.1.8. Bệnh kèm theo:

Có bệnh kèm theo hay khơng
13,3%
Có bệnh kèm theo
86,7%

Khơng có bệnh kèm theo

Biểu đồ 2.2: THA và bệnh kèm theo
Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy người mắc tăng huyết áp có bệnh kèm theo có tỷ
lệ rất cao 86,7%, chứng tỏ theo khảo sát này cho thấy tỷ lệ chỉ mắc đơn thuần bệnh
tăng huyết áp thấp 13,3%, trong đó có thể các bệnh kèm theo là nguyên nhân hay
hậu quả của THA gây lên. Điều này cũng chứng tỏ hậu quả của tăng huyết áp gây

lên có tỷ lệ rất cao.
Bảng 2.7: Các bệnh kèm theo ở bệnh nhân bị THA
STT

Bệnh kèm theo

n

%

1

ĐTĐ

3

10

2

Rối loạn lipid máu

1

3,3

3

Suy tim


14

46,7

4

Suy thận

9

30

Bảng 2.7 cho thấy một số bệnh kèm theo khi tăng huyết áp được phân chia với
các tỷ lệ khác nhau, các bệnh này có thể là nguyên nhân hay hậu quả của tăng huyết
áp. Cụ thể người mắc kèm bệnh suy tim có tỷ lệ cao nhất chiếm 46,7%, sau đó đến
bệnh suy thận chiếm 30%, thấp nhất là người bệnh có kèm theo các rối loạn lipid
máu chỉ có 3,3%.


15
2.1.1. Hút thuốc lá:

Người bệnh hút thuốc lá/ thuốc lào khơng
23,3%

76,7%

Khơng

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ bệnh nhân hút thuốc lá

Biểu đồ 2.3 về việc có hút thuốc lá thuốc nào hay khơng cho thấy người bệnh
tăng huyết áp cịn đang sử dụng thuốc lá/thuốc lào vẫn còn cao với tỷ lệ 23,3% đây là
con số không hề nhỏ với người bệnh tăng huyết áp,vì theo khuyến cáo bộ y tế thì
người tăng huyết áp khơng được sử dụng thuốc lá/thuốc nlào mới là tuân thủ điều trị.
2.2. Đánh giá kiến thức của bệnh nhân THA về kiểm soát HA
2.2.1. HA mục tiêu:

Trả lới đúng về huyết áp mục tiêu

36,7
Biết
67,3
Không biết hoặc trả lời sai

Biểu đồ 2.4: Kiến thức của bệnh nhân về huyết áp mục tiêu
Quan sát biểu đồ 2.4 về kiến thức liên quan đến đạt huyết áp mục tiêu trong
điều trị thì có đến 67,7% người bệnh được khảo sát trả lời sai hoặc khơng biết, chỉ
có 36,7% người bệnh biết về việc cần đạt huyết áp mục tiêu trong điều trị, điều này
có khả năng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tuân thủ dùng thuốc và các biện pháp
khác trong việc điều trị tăng huyết áp.


16
2.2.2. Tổn thương cơ quan đích:
Bảng 2.8: Hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng tổn thương cơ quan đích
trong bệnh THA


Biến


Khơng

n

%

n

%

Tim mạch

14

46,7

16

53,3

Hơ hấp

2

6,7

28

93,3


Thần kinh

1

3,3

29

96,7

Thận

9

30

21

70

Mắt

4

13,3

26

86,7


Bảng 2.8 cho thấy kiến thức của người bệnh về các tổn thương liên quan đến
cơ quan đích có tỷ lệ khơng biết rất cao. Cụ thể về thần kinh người bệnh khơng biết
sẽ có tổn thương do tăng huyết áp là rất cao 96,7%, không biết có tổn thương hơ
hấp là 93,3%, khơng biết có tổn thương mắt là 86,7%, chỉ có duy nhất hiểu biết về
tim mạch có tỷ lệ đạt cao nhất là 46,7%.
2.2.3. Kiểm soát THA bằng lối sống:
Bảng 2.9: Kiến thức của bệnh nhân về kiểm soát lối sống trong bệnh THA

n

%



27

90,0

Khơng

3

10,0

Tổng

30

100


Kiểm sốt THA bằng lối sống

Bảng 2.9 cho thấy kiến thức về kiểm soát tăng huyết áp bằng lối sống thì hầu
hết người bệnh đều hiểu cần phải thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp với tỷ lệ
90%, chỉ cịn lại tỷ lệ nhỏ người bệnh nghĩ khơng cần thay đổi lối sống trong kiểm
soát huyết áp chiếm 10%.


17
Bảng 2.10: Kiến thức của bênh nhân về các yếu tố nguy cơ


Khơng

Biến

n

%

n

%

Ăn nhạt

25

83,3


5

16,7

Khơng uống rượu bia

28

93,3

2

6,7

Bổ sung Kali trong thức ăn

26

86,7

4

13,3

Ăn ít chất béo

25

83,3


5

16,7

Cai thuốc lá

25

83,3

5

16,7

Thư giãn và kiểm soát stress

21

70,0

9

30,0

Bảng 2.10 cho thấy kiến thức về các yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp của
người bệnh đều cho tỷ lệ hiểu biết cao, phần lớn người bệnh đều biét các yếu tố
nguy cơ nay sẽ làm ảnh hưởng đến tăng huyết áp.Cụ thể tỷ lệ hiểu biết cao nhất là
không uống rượu bia đạt 93,3%, sau đó lần lượt là thực hiện ăn nhạt, cai thuốc lá, ăn
ít chất béo cũng cho tỷ lệ cao 83,3%, chỉ có duy nhất việc thư giãn và kiểm sốt
stress có tỷ lệ hiểu biết thấp nhất 70%.

Bảng 2.11: Kiến thức của bệnh nhân về chỉ số khối cơ thể với bệnh THA
BMI khuyến cáo

n

%

Trả lới đúng (18.5 – 24.5)

26

86,7

Trả lời sai hoặc không biết

4

13,3

Tổng

30

100

Bảng 2.11 cho thấy sự hiểu biết của người bệnh về việc cần kiểm soát trọng
lượng trả lời đúng chiếm tới 86,7%, chỉ có 13,3% người bệnh không biết. Điều này
cho thấy người bệnh đều ý thức được cân nặng ảnh hưởng đến tăng huyết áp và cần
kiểm soát.



×