Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng kiến thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm về bệnh đột quỵ não của người dân bị tăng huyết áp điều trị tại trạm y tế tại xã hương ngải thạch thất hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.89 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỀN THỊ HNG HNH

THựC TRạNG KIếN THứC CáC YếU Tố NGUY CƠ Và
DấU HIệU SớM Về BệNH ĐộT QUỵ NÃO CủA NGƯờI DÂN
Bị TĂNG HUYếT áP ĐƯợC THEO DõI ĐIềU TRị TạI TRạM Y Tế
XÃ HƯƠNG NGảI - THạCH THấT - Hà NéI N¡M 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HNG HNH

THựC TRạNG KIếN THứC CáC YếU Tố NGUY CƠ Và
DấU HIệU SớM Về BệNH ĐộT QUỵ NÃO CủA NGƯờI DÂN
Bị TĂNG HUYếT áP ĐƯợC THEO DõI ĐIềU TRị TạI TRạM Y Tế
XÃ HƯƠNG NGảI - THạCH THấT - Hà NéI N¡M 2020

Ngành

: Điều dưỡng

Mã số


: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S Vũ Thị Minh Phượng

Nam Định - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn vơ hạn, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới các tập thể và cá nhân đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm
khóa luận .
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy - Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô
giáo, cán bộ Khoa, Phòng, Trung tâm Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trạm trưởng, các anh chị em tại Trạm y tế Xã
Hương Ngải – Thạch Thất – Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình
làm khóa luận.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn của tôi Th.S Vũ Thị Minh Phượng.
Tôi rất vinh dự và hân hạnh nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, kiên nhẫn và thân
thiện của cơ. Với kiến thức chuyên sâu cả về phương pháp lẫn chuyên môn của cô
khiến tôi hiểu và đi đúng hướng nghiên cứu ngay từ những bước đi đầu tiên.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ,
động viên tôi trong học tập và trong cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bệnh tại Trạm y tế Xã
Hương Ngải – Thạch Thất – Hà Nội đã hợp tác, nhiệt tình tham gia tạo điều kiện
cho tơi hồn thành khóa luận này. Do thời gian làm khóa luận cịn hạn chế, nên

khóa luận cịn thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của q thầy cơ để khóa
luận được hồn thiện hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Định. ngày 30 tháng 5 năm 2021
SINH VIÊN

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
em. Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận này do em tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn ở Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Em xin hoàn toàn chịu mội trách nhiệm về những cam đoan này !
Nam Định. Ngày 30 tháng 5 năm 2021
SINH VIÊN

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... vii
MỤC TIÊU ........................................................................................................ 3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4
1.1. Cơ sở lí luận. ............................................................................................ 4
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về đột quỵ não ................................................ 4
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ .......................................................................... 5
1.1.3. Các dấu hiệu sớm của đột quỵ .......................................................... 7
1.1.4. Chẩn đoán đột quỵ não: .................................................................... 8
1.1.5. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đột quỵ não. .................................. 10
1.2. Các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến kiến thức về yếu tố
nguy cơ và dấu hiệu sớm của người bệnh đột quỵ não. ................................. 12
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................... 16
2.1. Thông tin chung ..................................................................................... 16
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................. 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 16
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu: ................................ 16
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu : ...................................................................... 17
2.2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:................................................ 17
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 17
2.2.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 18
2.2.7. Công cụ thu thập số liệu và phương pháp đánh giá ......................... 20
2.2.8. Phân tích số liệu ............................................................................. 21
2.2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số............................................... 21


iv

2.2.10. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 21

2.3. Thực trạng kiến thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm về bệnh đột quỵ
não của người dân bị THA điều trị tại Trạm y tế xã Hương Ngải huyện Thạch
Thất thành phố Hà Nội năm 2020 ................................................................. 22
2.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................................ 22
2.3.2. Kiến thức của người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp về các yếu tố nguy
cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ não ......................................................... 25
2.3.3. Một số yếu tố liên quan .................................................................. 27
2.3.4. Nguyên nhân các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được của
việc nâng cao kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu
sớm của bệnh đột quỵ............................................................................... 29
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI ...... 31
Chương 4: KẾT LUẬN .................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THA:

Tăng huyết áp

ĐQN:

Đột quỵ não

NVYT:


Nhân viên y tế

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 22
Bảng 3.2: Kiến thức về các yếu tố nguy cơ về bệnh đột quỵ não .................. 25
Bảng 3.3: Tỷ lệ đạt về kiến thức về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................... 26
Bảng 3.4: Kiến thức về các dấu hiệu sớm ..................................................... 26
Bảng 3.5: Tỷ lệ đạt về kiến thức về dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ não của
đối tượng nghiên cứu .................................................................... 27
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đặc điểm chung và các yếu tố nguy cơ của bệnh
đột quỵ não ................................................................................... 27
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với các yếu tố nguy cơ của
bệnh đột quỵ não .......................................................................... 28
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm chung và các dấu hiệu sớm ............. 28
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh với các dấu hiệu sớm .......... 29


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân loại trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .............. 23
Biều đồ 3.2: Phân loại nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. .................... 23

Biểu đồ 3.3: Tiếp nhận thông tin truyền thông của ĐTNC ........................... 24
Biểu đồ 3.4: Phân bố người bệnh hút thuốc lá .............................................. 24
Biểu đồ 3.5: Phân bố người bệnh uống rượu bia ........................................... 25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não (ĐQN) là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh,
thường là khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong vòng
24h, các khám xét loại trừ nguyên nhân do chấn thương [12].
Đột quỵ gây ra nhiều hậu quả nặng nề như tê liệt hoặc yếu một bên hoặc
toàn thân, các vấn đề về thị giác, khó khăn trong giao tiếp, rối loạn về cảm xúc
hoặc trầm cảm và nặng nhất là gây ra tử vong. Đột quỵ là nguyên nhân thứ 3 gây
tử vong sau các bệnh về ung thư và tim mạch và nguyên nhân hàng đầu gây nên
tàn tật. Trên thế giới năm 2015 đã có 3 triệu ca tử vong hoặc một nữa số đó họ
chỉ sống được trong vịng khoảng 1 năm, dự báo đến năm 2030 sẽ có 7,8 triệu
người tử vong về căn bệnh này [24]. Ở các nước đang phát triển có 20% bệnh
nhân cịn sống sau cơn đột quỵ não cần phải chăm sóc kéo dài hơn 3 tháng và
khoảng 15 - 30% bệnh nhân bị tàn tật vĩnh viễn [27].
Trong nghiên cứu của Ngô Văn Long thực hiện năm 2012 tại Đà Nẵng cho
kết quả tỷ lệ người dân dưới 40 tuổi không biết về các triệu chứng cảnh báo đột
quỵ não ở mức rất cao, lên tới 84% điều đó làm gia tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật
do sau đột quỵ não gây ra [35]. Và theo nghiên cứu của Cù Thị Thanh Tuyền tại
tỉnh Khánh Hòa năm 2019 đối với người bệnh tăng huyết áp thì có đến có 41,8%
người bệnh có kiến thức khơng đạt về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của
bệnh đột quỵ [1]. Theo thống kê ở Việt Nam năm 2018 đã có thêm 230.000 ca
mới vào viện và trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người bị. Trước đây đột
quỵ thường gặp ở những người cao tuổi nhưng ngày nay nó ngày một trẻ hóa
làm ảnh hưởng nhiều đến lao động cũng như đời sống của mọi người. Do đó,

việc nâng cao kiến thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của bệnh đột quỵ là
vô cùng cần thiết.
Đối với địa phương là xã Hương Ngải - Thạch Thất - Hà Nội là xã một
nơng thơn trình độ dân trí chưa đồng đều, sự hiểu biết về bệnh còn hạn chế. Số
người bệnh bị tăng huyết áp, đáí tháo đường ngay càng gia tăng nên nguy cơ
mắc bệnh ngày càng cao. Theo số liệu thống kê của trạm y tế xã, năm 2016, có


2

khoảng 150 người bị tăng huyết áp và đến tháng 9/2019 thì con số đã lên đến
200 [14]. Việc đánh giá, phân loại kiến thức của người bị tăng huyết áp về các
yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ não là một vấn đề hết sức cần thiết
nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra và làm giảm gánh nặng của đột
quỵ não. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này với đề tài “Thực trạng
kiến thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm về bệnh đột quỵ não của người
dân bị tăng huyết áp điều trị tại Trạm y tế tại xã Hương Ngải- Thạch Thất Hà Nội năm 2020” .


3

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm về
bệnh đột quỵ não của người dân bị tăng huyết áp điều trị tại Trạm y tế xã
Hương Ngải - Thạch Thất - Hà Nội năm 2020.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức các yếu tố nguy cơ và
dấu hiệu sớm về bệnh đột quỵ não của người dân bị tăng huyết áp tại xã
Hương Ngải - Thạch Thất - Hà Nội năm 2020.



4

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về đột quỵ não
1.1.1.1. Định nghĩa
Đột quỵ não là danh từ chung chỉ một tình trạng khởi phát đột ngột các
triệu chứng thần kinh định vị hoặc toàn thể do tổn thuơng khu trú trong não
hoặc tổn thương màng não gây ra bởi tình trạng bệnh lý của hệ thống mạch
máu não [16],[30].
Theo tổ chức y tế thế giới Đột quỵ não là “dấu hiệu phát triển nhanh
chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên
24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu” [5].
1.1.1.2. Phân loại
Gồm có 2 loại Đột quỵ não thiếu máu cục bộ và Đột quỵ chảy máu não [11]
1.1.1.2.1. Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Đột quỵ nhồi máu não được mơ tả là tình trạng bệnh gây ra do sự tắc
nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên ni não phía sau chỗ tắc.
Sự tắc nghẽn này có thể do các nguyên nhân gây hẹp mạch máu tại chổ hay
do cục máu đông từ nơi khác đi tới và thường là từ tim do trong quá trình co
bóp được đẩy lên não như: Huyết khối động mạch não, tắc mạch não, hội
chứng lỗ khuyết.
1.1.1.2.2. Đột quỵ chảy máu não
Đột quỵ chảy máu não được mô tả là tình trạng bệnh gây ra do sự vỡ
mạch máu trong não làm cho máu trong lịng mạch thốt ra bên ngồi có thể
tràn vào trong mơ não gây phá huỷ và chèn ép mơ não, máu cũng có thể tràn
vào não thất gọi là chảy máu não não thất hay cũng có thể tràn vào khoang
màng nhện gọi là chảy máu não khoang dưới nhện. Bệnh chiếm 20-25% số
bệnh nhân đột quỵ não và gồm có: Chảy máu não, chảy máu dưới nhện.



5

1.1.2. Các yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều yếu tố gây nên tai biến mạch máu não theo hiệp hội tim
mạch Mỹ [23][33]
1.1.2.1 Những yếu tố không thay đổi được
Tuổi: Đột quỵ não ảnh hưởng trên mọi lứa tuổi, nhưng tuổi càng cao
thì nguy cơ đột quỵ não càng tăng, tuổi càng cao sẽ tích lũy các yếu tố nguy
cơ lên hệ thống tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp … ngày càng tăng
và bản chất tiến triển của các yếu tố nguy cơ ấy theo thời gian càng làm gia
tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não, nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não tăng lên
gấp đôi cứ mỗi năm trơi qua sau 55 tuổi.
Giới tính: Xảy ra ở cả hai giới, nam nhiều hơn nữ nhưng nữ chết do đột
quỵ nhiều hơn, những phụ nữ uống thuốc ngừa thai và mang thai có nguy cơ
cao về tỷ lệ mới mắc đột quỵ não.
Di truyền: Tiền sử cha mẹ mắc bệnh đột quỵ não liên quan với nguy cơ
mắc đột quỵ não ở con cái.
Có tiền sử đột qụy não: Những người đã từng bị đột quỵ não thì có nguy
cơ đột quỵ não tái phát cao hơn những người khơng có tiền sử trước đó.
1.1.2.2. Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên
đột quỵ não ở lứa tuổi trung niên và người già, xảy ra ở cả hai giới nam và nữ
[10]. Theo WHO tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu trên 140mmHg và
huyết áp tâm trương trên 90mmHg, tăng huyết áp chiếm 70% tổng số nguyên
nhân gây ra đột quỵ não [37]. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp ở tuổi 40 – 70
nếu tăng 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và 10mmHg tâm trương thì sẽ
tăng gấp đơi khă năng bị đột quỵ não [28]. Nếu kiểm soát huyết áp tốt làm
giảm nguy cơ đột quỵ não [32].

Đái tháo đường: Ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ cho rằng Đái tháo
đường là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể bệnh lý tim mạch. Đái tháo
đường cũng là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ não do đái tháo đường liên


6

quan với các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cho nên
điều trị đái tháo đường cũng có thể làm giảm xảy ra độ quỵ não, cho nên
những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ não. Nguy cơ
đột quỵ não xảy ra tương đối 1.8 ở nam và 2.2 ở nữ, xảy ở các lứa tuổi nhưng
tuổi càng cao thì càng làm tăng nguy cơ. Hiện nay chưa có một bằng chứng
chứng minh rằng giảm tỷ lệ đái tháo đường sẽ giảm được đột quỵ não [5].
Hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ làm tổn thương mạch
máu và điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn trong những mạch máu gây ra một
cơn đột quỵ não. Gần 25% những bệnh nhân đột quỵ não có liên quan trực
tiếp đến hút thuốc lá nó gia tăng độc lập các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não
gấp ba lần.Hút thuốc lá làm tăng huyết áp, thúc đẩy xơ vữa động mạch, thay
đổi chức năng tiểu cầu, dẫn đến sự tắc nghẽn động mạch cảnh nguyên nhân
gây đột quỵ não, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của đột quỵ não xấp xỉ 40% ở
nam và 60% ở nữ [33]. Các cơng trình nghiên cứu đã xác định rằng hút thuốc
lá làm tăng nguy cơ đột quỵ não nhưng nguy cơ của đột quỵ não giảm rõ mỗi
năm sau khi ngừng hút thuốc lá và gần như không cịn ở các cá nhân sau 5
năm khơng hút thuốc hoặc chưa từng hút. Hút thuốc lá thụ động hay trực tiếp
đều làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, và là yếu tố độc lập gây đột quỵ não
ở cả hai giới, mọi lứa tuổi và tăng 50% so với nhóm khơng hút thuốc lá [5]
Rối loạn mỡ máu: Sự rối loạn về chuyển hóa mỡ máu là một yếu tố
nguy cơ gây đột quỵ não [13] ,[7]. Nếu hàm lượng HDL-C càng cao thì càng
ít có nguy cơ đột quỵ (tăng 5mg/dL HDL-C thì giảm được 24% nguy cơ đột
quỵ não [29]). LDLcholesterol trong máu tăng 10% thì tăng 20% nguy cơ bị

đột quỵ não do xơ vữa động mạch [34] nhưng khi giảm cholesterol
<160mg/dL và kèm với tăng huyết áp tâm trương thì có thể liên quan đến tăng
xuất huyết não và thường gặp nhiều ở nhóm tăng cholesterol [3], [4].
Béo phì: Béo phì phần lớn liên quan đến thói quen ăn uống, chế độ ăn
uống hàng ngày. Béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não vì
nghiên cứu sức khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng tăng BMI (>27kg/m2) và


7

tăng cân nặng sau 18 tuổi, khi cả BMI và tăng cân đều tăng sẽ làm gia tăng
không những làm tăng nguy cơ của đột quỵ não thể nhồi máu não nói riêng
mà cịn đột quỵ não nói chung. Béo bụng cũng là một yếu tố nguy cơ, nó
khơng trực tiếp gây đột quỵ não mà thông qua các bệnh lý tim mạch. Theo
AG.Shaper, tăng trọng lượng quá mức >30% làm tăng nguy cơ đột quỵ não và
tăng tương đối ở nhóm có BMI cao gấp 2,33 lần so với nhóm thấp hơn ở nam
giới [5].
Ít vận động: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ít vận động thể lực
làm tăng nguy cơ đột quỵ não cho cả hai giới và không phân biệt chủng tộc, ở
nam giới thường xuyên hoạt động đủ mạnh để ướt đầm mồ hôi giảm 20%
nguy cơ đột quỵ não, thể dục làm giảm nhồi máu cơ tim do đó cũng làm giảm
đột quỵ não. Một nghiên cứu ở NaUy trên 14.000 phụ nữ tập thể dục (4- 5
lần/tuần) đã giảm 50% nguy cơ tử vong do đột quỵ hơn những người ít tập thể
dục (ít hơn 1 lần/tuần) [5].
Uống rượu quá mức: Uống trung bình nhiều hơn một ly bia (250ml) mỗi
ngày cho phụ nữ hay hơn hai ly một ngày cho nam giới có thể làm tăng huyết
áp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não, say rượu có thể dẫn đến đột quỵ não và
nguy cơ gây đột quỵ não xảy ra ở cả hai giới.
Stress/lo âu: Stress là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ não. Khi bị
stress cơ thể tiết quá mức những chất làm tăng nhu cầu ôxy cơ tim nhất là

adrenalin, làm co mạch vành, rối loạn chức năng đơng máu, thành mạch.
Ngồi ra stress và đột quỵ não có thể liên quan với nhau do những người lo âu
cịn có khuynh hướng hút thuốc nhiều, ít vận động, uống rượu nhiều nên dễ
mắc tim mạch hơn.
1.1.3. Các dấu hiệu sớm của đột quỵ
Theo hội tim mạch Mỹ và NINDS [23], [33] biểu hiện cảnh báo đột
quỵ bao gồm:
Đột ngột nói khó hoặc khơng nói được, hoặc đột ngột giảm khả năng
hiểu biết: Ngôn ngữ vận động bị mất khi tổn thương vùng Broca (vùng sau


8

hồi trán 3) làm cho bệnh nhân khơng nói thành lời, nhưng vẫn giữ được khả
năng trình bày thơng tin qua lời nói (ú ớ, nói ngọng), tuy nhiên cần phân biệt
với nói khó do rối loạn ở cơ lưỡi, họng.
Đột ngột chóng mặt hoặc mất thăng bằng, đi đứng khó khan: Là dấu
hiệu báo hiệu chức năng tiền đình ngoại vi hay trung ương bị kích thích, trong
bệnh đột quỵ não thường gặp chóng mặt tiền đình trung ương do rối loạn tuần
hoàn sau nhồi máu hoặc xuất huyết ở tiểu não hoặc than não, thiếu máu cục
bộ thoáng qua. Hầu như biểu hiện chóng mặt cịn kèm theo rối loạn vận nhãn,
mất điều hòa vận động.
Đột ngột tê hoặc yếu liệt vận động nửa người: Dấu hiệu hay gặp nhất
của đột quỵ não, mức độ liệt nửa người trong lâm sàng có thể giúp định vị khu
tổn thương, đột quỵ não thường liệt yếu nửa người không đồng đều ở tay hoặc
chân, nặng hơn gặp trong tổn thương vỏ não.
Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân: Thường đau đầu dữ
dội, đột ngột, cường độ đau cao ngay từ khi khởi phát, đau như muốn vỡ tung
đầu, thường kèm theo nơn ói, gáy cứng và dấu hiệu màng não.
Đột ngột giảm khả năng nhìn ở một hoặc hai mắt: Dấu hiệu bệnh nhân

thường gặp là mất thị lực, thị trường và nhìn đơi, mất thị lực một hay hai bên,
biểu hiện này xảy ra đột ngột.
1.1.4. Chẩn đoán đột quỵ não:
Để chẩn đoán quyết định đột quỵ não dựa vào lâm sàng và cận lâm
sàng [16].
Dấu hiệu trên lâm sàng, các triệu chứng thần kinh khu trú
- Khởi phát đột ngột (tính bằng giây, phút, giờ) với biểu hiện chính là
các triệu chứng thần kinh khu trú (còn gọi là cục bộ hoặc định vị) hơn là
lan tỏa.
- Các triệu chứng lâm sàng của đột quỵ não
+ Yếu sức cơ nửa người: Thường gặp nhất trong đột quỵ não.
+ Liệt dây thần kinh sọ: dây VII là phổ biến nhất


9

+ Rối loạn ngôn ngữ: mất ngôn ngữ Broca hoặc Wernicke hoặc toàn
bộ, rối loạn phát âm… Rối loạn cảm giác: Thường đi kèm với liệt nửa người.
+ Đau đầu: Thường gặp trong đột quỵ chảy máu não. Chóng mặt:
Thường đi kèm với triệu chứng khác của tổn thương thân não hoặc tiểu não.
+ Rối loạn thị giác: song thị, giảm thị lực...
+ Rối loạn ý thức: ngủ gà, lơ mơ, hơn mê ...
+ Các triệu chứng ít gặp
* Co giật. Dấu hiệu màng não.
* Phản xạ thùy trán.
* Hội chứng tiểu não
* Hội chứng Horner, Rung giật nhãn cầu.
* Rối loạn cơ vòng Rối loạn tâm thần…
Các triệu chứng thần kinh thường tiến triển nhanh, đạt mức độ nặng tối
đa ngay từ những giờ đầu và thường khơng thối lui trước 24 giờ. Trong

trường hợp các triệu chứng phục hồi hồn tồn trong vịng 24 giờ thì đó là
cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) mà chưa phải là đột quỵ não thực sự.
Tuy nhiên gần đây một số tác giả đã đề nghị thay đổi định nghĩa về TIA như
đã trình bày ở trên.
Bệnh nhân thường có kèm theo một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não
như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loại mỡ máu,
rung nhĩ, van tim cơ học, lo âu, trầm cảm,...
- Cận lâm sàng: Các cận lâm sàng thường quy:
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, urê, creatinin, đường máu, ion đồ,
men tim (troponin), chức năng gan, bộ mỡ, bộ đơng máu.
- Đo độ bão hịa ôxy trong máu
- Điện tâm đồ
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) sọ não
Các cận lâm sàng khác:
- Các hình ảnh sọ não khác:


10

- Siêu âm tim, siêu âm mạch máu
- Chụp X quang phổi
- Chọc dò dịch não tủy
- Điện não đồ
- Tầm soát độc chất
Một số xét nghiệm máu khác: Protein S, C, tốc độ lắng máu,... Qua các
dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, điều trị, chăm sóc hiệu quả và hạn chế tử
vong cũng như tàn tật do đột quỵ não gây ra, người bệnh phải được chẩn đốn
sớm, điều trị sớm, chăm sóc sớm, nên người dân mà nhận ra sớm các yếu tố
nguy cơ và biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não có thể được xử trí kịp thời
ngăn chặn hậu quả của đột quỵ não ngay khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ não.

Vì vậy nếu có nhận thức đúng và kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ, biểu
hiện cảnh báo đột quỵ sẽ giúp cho người bệnh, người nhà bệnh nhân cũng như
người trong cộng đồng có thể phịng ngừa đột quỵ não tránh tai biến và tử
vong hay có thể hạn chế những gánh nặng tàn tật không mong muốn do đột
quỵ não gây ra, đặc biệt nếu thời gian nhận biết càng sớm thì càng có giá trị
cho chẩn đốn cũng như điều trị và chăm sóc nên việc nhận ra các yếu tố
nguy cơ, biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não là rất quan trọng.
1.1.5. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đột quỵ não.
1.1.5.1. Tình hình đột quỵ não trên thế giới
Đột quỵ não là một trong mối quan tâm lớn đối với y học và xã hội
hiện nay.Năm 2010, trên thế giới 33 triệu người bị đột quỵ, trong đó có 16
triệu người mắc mới, đột quỵ là nguyên nhân thứ hai sau bệnh tim mạch gây
nên tử vong trên thế giới chiếm 11,3% số tử vong trên toàn thế giới, Ở Mỹ,
đột quỵ đứng thứ 5 trong số những nguyên nhân tử vong, giết gần 129.000
người trong một năm, có khoảng 795.000 người bị đột quỵ mỗi năm và cứ 40
giây có một người bị đột quỵ, và 4 phút thì có một người chết vì đột quỵ [23].
Ở Anh đột quỵ là nguyên nhân lớn thứ tư tử vong sau khi ung thư, bệnh tim
và bệnh đường hô hấp gây ra gần 50.000 trường hợp tử vong[20] và nguyên


11

nhân lớn nhất của sự tàn tật [21], ước tính có khoảng 152.000 ca đột quỵ ở
Anh mỗi năm [20] và người ta ước tính rằng đột quỵ đã tiêu tốn kinh tế Anh
khoảng 8,2 tỷ £ mỗi năm [36].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004, tại Châu Á – Thái
Bình Dương có 4,4 triệu người ở Đông Nam Á và 9,1 triệu người ở Tây Thái
Bình Dương đã từng bị đột qụy, cũng tại khu vực này có 5,1 triệu ca đột qụy
mới mắc. Đột qụy có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề như tử vong hay
tàn phế vĩnh viễn.

1.1.5.2. Tình hính đột quỵ não tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y Tế năm 2008 số tử vong do đột quỵ là
đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở cả nam và nữ trong đó 18% tử
vong đột quỵ ở nam và 23% tử vong đột quỵ ở nữ. Đột quỵ não là hiện tượng
máu lên não bị gián đoạn đột ngột hoặc chảy máu trong não, hậu quả là tế bào
não bị chết do thiếu oxy và thường xảy ra ở người cao tuổi, người già nhưng ở
Việt Nam, ước tính hằng năm có khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ và số
người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa [6]. Theo Trịnh Viết Thắng khi
nghiên cứu 20.898 hộ gia đình tại Khánh Hòa trong vòng 1 năm từ 3/2007
đến 3/2008 cho thấy tỷ lệ hiện mắc đột quỵ tại Khánh Hòa là 294.7/100.000,
tuổi hiện mắc trung bình 65,95 ±11,5.Tỷ lệ mới mắc năm 2007-2008 là
96.2/100/000 dân/ năm, tỷ chết/mắc 11,2%. [15]. Thực hiện điều tra dịch tễ
học bệnh tai biến mạch máu não tại 25 xã/phường trên 3 huyện, ở tỉnh Nghệ
An năm 2011 sau hai lần điều tra, kết quả cho thấy: Có 403 trường hợp hiện
mắc sau lần điều tra đầu tiên và sau lần điều tra thứ hai có 119 trường hợp
mới mắc, 74 trường hợp tử vong. Tỷ lệ hiện mắc chung là 355.9/100.000 dân,
tỷ lệ mới mắc là 104.7/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 65.1/100.000 dân, tỷ lệ
chết/mắc là 14.2/100.000 dân. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là nhóm trên 60
tuổi, bệnh xảy ra ở nam cao hơn ở nhóm nữ [2]. Qua đây chúng ta thấy đột
quỵ não không loại trừ một quốc gia, đối tượng, lứa tuổi cũng như chủng tộc
nào trên thế giới và đột quỵ não là một vấn đề đáng lo ngại của toàn cầu.


12

1.2. Các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến kiến thức về
yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của người bệnh đột quỵ não.
Một nghiên cứu tại Ireland đã chỉ ra nhận thức dấu hiệu cảnh báo của
đột quỵ của người dân trong cộng đồng thấp và nhận thức cần gọi cấp cứu và
các can thiệp quan trọng để cấp cứu là hạn chế. Nghiên cứu này sử dụng hệ

thống câu hỏi mở cho các phần hỏi về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo
của đột quỵ để kiểm tra kiến thức của người tham gia về các yếu tố nguy cơ
và dấu hiệu cảnh báo ở người trưởng thành tại Ireland, kết quả thu được, Có
71% người tham gia có thể liệt kê đúng hai hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy
cơ của đột quỵ não, tỷ lệ biết được hai hay nhiều hơn yếu tố nguy cơ ở nhóm
tuổi từ 45 đến 64 cao hơn nhóm dưới 45 tuổi, nhóm tuổi từ 65 trở lên khơng
có nhiều khả năng xác định hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ hơn nhóm
dưới 45 tuổi, bên cạnh đó hai phần ba số người tham gia không thể xác định
hai dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ trong khi 31% có thể xác định hai hoặc
nhiều hơn dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhưng không có sự nhất quán về các dấu
hiệu cảnh báo, tỷ lệ này tương đương nhau ở cả 2 nhóm tuổi dưới 45 với
nhóm từ 45 đến 64 tuổi, nhưng ở nhóm trên 65 tuổi biết từ hai hay nhiều hơn
dấu hiệu lại thấp hơn. Có ít hơn 50% chọn gọi cho cấp cứu nếu có đột quỵ
xảy ra, từ điều này tác giả cho rằng sự chậm trễ này làm cho người bệnh
khơng được hưởng sự chăm sóc y tế tốt và có thể để hậu quả cho người bị đột
quỵ não [18].
Theo một nghiên cứu ở Nam Gahana, với 689 người tham gia đã chỉ ra
tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ đứng đầu của đột quỵ não với 89 % sự lựa
chọn của người tham gia, theo sau là đái tháo đường 29%.Về dấu hiệu cảnh
báo đột quỵ não, họ cho rằng tê liệt một bên là dấu hiệu phổ biến nhất với n =
304 người chiếm 44%, và các cơn đau khơng có ngun nhân là ít nhất
11%.Cũng với những người đó khi họ được hỏi cơ quan nào của cơ thể có
lien quan đến đột quỵ não thì có 40% trả lời đúng là não bộ, 10% là tim, 44%
là các bộ phận khác trên cơ thể và 6% khơng biết câu trả lời. ngồi ra khi


13

được hỏi nguồn thơng tin về đột quỵ não thì đã có 277 (40%) lấy thơng tin về
đột quỵ não từ Radio, (222) 32% từ ti vi, chương trình chăm sóc sức khỏe

(159) 23%, trường học 69 (10%), sách y khoa 69 (10%), internet 62 (9%),
trong khi đó cũng chỉ có 62 (9%) lấy thơng tin từ báo và tạp chí, cịn lại 180
(26%) người đã thú nhận rằng họ chưa bao giờ học hay nghe về đột quỵ
não [25].
Theo Goh Kuok Wey, nghiên cứu nhóm nhân viên tại Universiti Tunku
có mẫu nghiên cứu là 49, sử dụng bảng câu hỏi với những thông tin cần thiết
rồi phát cho các nhân viên lựa chọn câu trả lời. Sau khi nghiên cứu có 29
59,18%) người có nhận thức thấp, 15(30,61%) có nhận thức vừa phải, 4
(8,16%) có nhận thức cao và chỉ có 1 (2,04%) khơng có nhận thức gì về các
yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Hầu hết những người tham gia (73,47%) có
nhận thức thấp về các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não, 11 (22,45%) người
có nhận thức trung bình, 1 (2,04%) người khơng có nhận thức gì về các dấu
hiệu cảnh báo của đột quỵ và có 1 có nhận thức cao. Theo tác giả mức độ
nhận thức của họ thấp về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ
mặc dù họ là những người có học thức [26].
Một nghiên cứu khác của Monaliza tại cộng đồng với mẫu nghiên cứu
là 467 người tham gia và sử dụng những câu hỏi mở để hỏi về kiến thức các
yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Kết quả cho thấy chỉ có
15,41% người tham gia có kiến thức rất tốt, 52,89 % có kiến thức tốt, 3,63%
hạn chế kiến thức và 28,47% có kiến thức nghèo nàn về yếu tố nguy cơ của
đột quỵ não, bên cạnh đó có 96,15 % người tham gia có kiến thức rất tốt,
2,35% có kiến thức tốt, chỉ 0,64% kiến thức hạn chế và 0,86% người có kiến
thức nghèo nàn về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Từ kết quả đó ơng đưa
ra kết luận có 96,15% đối tượng nghiên cứu có kiến thức rất tốt về dấu hiệu
cảnh báo của đột quỵ não, họ biết dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ não là
tê, hoặc liệt đột ngột mặt, tay hay chân đặc biệt là 1 bên của cơ thể cùng với
một dấu hiệu cảnh báo khác đi kèm. Mặt khác, 52,87% người tham gia biết


14


được tăng huyết áp và cholesterol máu hoặc bất kỳ 3 yếu tố nguy cơ khác
củađột quỵ, Những người tham gia thuộc nhóm tuổi trẻ hơn, giáo dục tốt hơn,
và có kinh tế cao thì có kiến thức về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo
của đột quỵ não tốt hơn. Nhóm nguy cơ cao là những người có yếu tố tiền sử
bản thân, có kiến thức ngang nhau giữa yếu tố nguy cơ của đột quỵ não và
dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Nghiên cứu cũng nhắc đến nhóm tuổi
khơng liên quan đến kiến thức về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của
đột quỵ mà là trình độ học vấn giáo dục, trình độ học vấn cao hơn thì có kiến
thức tốt hơn về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Và nghiên cứu cũng chỉ ra
người nào có yếu tố tiền sử bản thân có kiến thức rất tốt về các yếu tố nguy
cơ, các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ hơn so với những người khơng có yếu
tố tiền sử bản thân về đột quỵ não [31].
Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Lý Thị Kim Thương tại phường Tây
Sơn tỉnh Gia Lai năm 2016 đã chỉ ra nhận thức của người dân về dấu hiệu
cảnh báo đột quỵ não: Tỷ lệ người dân có nhận thức khơng đạt, đạt, và tốt về
các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não trong cộng đồng lần lượt là 58,8%,
41,2% và 12,4% trên 396 người [8].
Theo một nghiên cứu đánh giá hiểu biết của người dân về triệu chứng
và tiến triển của đột quỵ ở Hải Dương Việt Nam trên những người không bị
đột quỵ của tác giả Nguyễn Triệu cùng cộng sự cho thấy hiểu biết của người
dân ở cộng đồng về triệu chứng, tiến triển và cơ quan bị tổn thương trong đột
quỵ não rất thấp và hạn chế. Điều này được thể hiện quan kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Triệu như sau: Trong số 1056 người được phỏng vấn chỉ
có 67% người cho rằng não không phải là cơ quan bị tổn thương trong đột
quỵ não, các triệu chứng chủ yếu của đột quỵ được mọi người nhận thấy là
liệt nữa người 71,4%, dị cảm 41,2%, nói khó 58,8 % và chỉ có 18,8% trong số
những người được phỏng vấn cho vấn đột quỵ có thể hồi phục hồn tồn.
Chính vì sự nhận thức của cộng đồng về các triệu chứng, tiến triển bệnh rất



15

thấp và hạn chế nên việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân ở cộng đồng
để nâng cao hiểu biết các kiến thức cơ bản về đột quỵ là rất cần thiết [10].
Với 1621 người tham gia vào nghiên cứu của Ngơ Văn Quang đã cho
kết quả như sau: Có 27,3% số người tham gia có tăng huyết áp, 26,2% hút
thuốc lá và 16,1% thừa cân béo phì, trong những người có tăng huyết áp thì
hơn hai phần ba khơng có nhận thức được tình trạng của họ, một phần tư
người tham gia trả lời xác định được ít nhất một dấu hiệu của đột quỵ não.
Nghiên cứu cũng cho thấy 84% người dưới 40 tuổi khơng có kinh nghiệm bất
kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ não và con số giảm xuống 63,5% khi tuổi tăng
lên 70 hoặc cao hơn. Với kết quả điều tra cho thấy tăng huyết áp, cholestetol
máu cao, đau ngực, hút thuốc lá, tăng cân béo phì được coi là nguy cơ của đột
quỵ não [35].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường và cộng sự trên 190 người
bệnh tăng huyết áp tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Thái Bình năm
2014 cho thấy tăng mỡ máu chiếm 53,5% ; tăng Uric máu 24,2%; tiền sử đột
quỵ 11,6%; đái tháo đường 8,4%; rung nhĩ 6,8% [9].
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hường ở 196 người tại Bệnh viên đa
khoa tỉnh Đăk Lăk năm 2016 cho kết quả về các dấu hiệu sớm: đột ngột lú lẫn
mất ý thức 10,2%; đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân 24,2%; đột
ngột giảm khả năng nhìn là 4,1%; đột ngột tê hoặc yếu liệt vận động 46,4%;
đột ngột chóng mặt mất thăng bằng 22,4%; đột ngột khơng nói được hoặc
giảm khả năng thơng hiểu 31,1% [17].


16

Chương 2

LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Thông tin chung
Trạm y tế xã Hương Ngải huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội
Xã Hương Ngải huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội là một làng quê
nông thôn, người dân chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 75%. Số người thuộc
lớp trung niên nhiều 100/500 người chiếm 20% , số người bị tăng huyết áp
đái tháo đường ngày một gia tăng( theo số liệu tháng 9/2019 của trạm y tế xã
hiện có 300 người bị tăng huyết áp trong đó 200 người được quản lý và điều
trị bệnh thường xuyên ở trạm y tế xã.
Theo thống kê của Trạm y tế xã, trung binh mỗi năm có thêm 5 người
mắc đột quỵ. Trong số đó, số người bị biến chứng nặng nề như liệt nửa người,
cả người chiếm khoảng 40%. Só người mất nguyên nhận do đột quỵ mỗi năm
trung bình là 2-3 người.
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là người dân bị bệnh tăng huyết áp đang được theo dõi điều trị tại
Trạm y tế xã Hương Ngải- huyện Thạch Thất- Thành phố Hà Nội.
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: là người từ 18 tuổi trở lên đang bị
bệnh THA được quản lý điều trị tại Trạm y tế xã Hương Ngải- huyện Thạch
Thất- Hà Nội và tình nguyện tham gia.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những người bị mất khả năng nhận thức.
+ Những người câm, điếc.
+ Những người khơng tình nguyện tham gia phỏng vấn
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm: Trạm y tế xã Hương Ngải huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội
Thời gian: Từ tháng 09/2019 đến tháng 05/2020.



×