Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Khảo sát kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của các bà mẹ sau đẻ tại khoa sản bệnh viện đa khoa khu vực bắc quảng bình năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.81 KB, 43 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA TẮC TIA SỮA
CỦA CÁC BÀ MẸ SAU ĐẺ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC BẮC QUẢNG BÌNH NĂM 2021

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2021


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA TẮC TIA SỮA
CỦA CÁC BÀ MẸ SAU ĐẺ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC BẮC QUẢNG BÌNH NĂM 2021

Ngành: Hộ Sinh
Mã số: 52720599

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TTND.TS.BS Trương Tuấn Anh

NAM ĐỊNH - 2021




i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được sự giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, các phòng ban của trường, phịng Đào tạo Đại học, các
bộ mơn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cảm ơn đến các thầy cô
trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giảng dạy và giúp em hoàn thành đề tài.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Quảng Bình,
khoa Sản của bệnh viện đã tạo điều kiện cho em học tập và hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Trương Tuấn Anh, người
đã trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này, Với sự nhiệt tình giảng dạy, theo dõi
sát sao, chu đáo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, thầy đã truyền đạt
kinh nghiệm, động viên hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn Điều dưỡng trưởng khoa, các bác sỹ, các anh chị điều dưỡng, hộ
sinh tại khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Quảng Bình đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hồn thành đề tài khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan
tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quãng thời gian
học tập và thực hiện đề tài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thúy


ii
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm
túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa Sản Bệnh viện Đa
khoa khu vực bắc Quảng Bình. Trong q trình học tập và làm đề tài khóa luận, các
tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ ràng.
Nam Định, ngày

tháng năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thúy


iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH.................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vú............................................................................................. 3
1.1.2. Sự thay đổi của vú sau khi sinh............................................................................. 4
1.1.3. Tắc tia sữa.................................................................................................................. 5
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 10
1.2.1. Nghiên cứu trong nước:........................................................................................ 10

1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới....................................................................................... 11
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................................... 12
2.1. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................................... 12
2.1.1. Giới thiệu chung về BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình................................. 12
2.1.2 Giới thiệu về khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình......................... 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 13
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.............................................................................................. 13
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................................. 14
2.3. Thời gian nghiên cứu:................................................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................. 14
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:................................................................................ 14
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu................................................................. 14
2.7. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................................. 16
2.8. Đạo đức của nghiên cứu............................................................................................... 16
2.9. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................ 16


iv
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................... 24
3.1. Đối với sản phụ:.............................................................................................................. 24
3.2. Đối với cán bộ y tế......................................................................................................... 24
3.3. Đối với bệnh viện........................................................................................................... 25
Chương 4: KẾT LUẬN............................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐIỂM KIẾN THỨC CỦA CÁC ĐTNC


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BS

Bác sỹ

CKI

Chuyên khoa I

CKII

Chuyên khoa II

CN

Cử nhân

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HSTC-CĐ


Hồi sức tích cực – chống độc

NVYT

Nhân viên y tế


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu........................................................... 17
Bảng 2: Nguồn tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu........................................... 19
Bảng 3: Kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của đối tượng nghiên cứu...................... 20
Bảng 4: Kiến thức về nguyên nhân gây tắc tia sữa............................................................. 21
Bảng 5: Kiến thức về ậu quả của tắc tia sữa......................................................................... 21
Bảng 6: Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi phòng ngừa tắc tia sữa....................................... 22
Bảng 7: Mức độ kiến thức về phòng tắc tia sữa của đối tượng nghiên cứu.................. 23
Bảng 8: Điểm trung bình chung kiến thức của đối tượng nghiên cứu............................ 23


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biều đồ 1: Số lần sinh con của các đối tượng nghiên cứu................................................. 18
Biểu đồ 2: Tiền sử bị tắc tia sữa.............................................................................................. 18
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu......................................... 19
Biều đồ 4: Kiến thức về tắc tia sữa......................................................................................... 20
Biểu đồ 5: Kiến thức cho trẻ bú sớm sau sinh của đối tượng nghiên cứu..................... 22
Hình 1: Giải phẫu vú..................................................................................................................... 3
Hình 2: Tắc tia sữa........................................................................................................................ 5
Hình 3: Massage vú....................................................................................................................... 7

Hình 4: Trẻ ngậm bắt vú đúng.................................................................................................... 8
Hình 5: BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình............................................................................. 12


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bú mẹ là cách tốt nhất và an tồn nhất để ni dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa mẹ cung cấp cho trẻ loại thức ăn hoàn thiện nhất, bảo vệ cho trẻ chống nhiễm
khuẩn và đặt nền móng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh cho trẻ [5]. Việc cho trẻ
bú mẹ là một nét chung của các nền văn hóa và của mọi thời đại. Tại Việt Nam, nuôi
con bằng sữa mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi, ước tính có tới 98% trẻ
nhỏ được bú mẹ. Tuy nhiên, việc mẹ cho trẻ bú đúng là một vấn đề rất quan trọng bởi
việc trẻ bú khơng đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng tắc tia sữa ở bà mẹ. Theo nghiên
cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang về kiến thức và kỹ năng của bà mẹ trong việc
cho trẻ bú sớm tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2009 cho thấy có tỷ lệ các bà
mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh thấp chỉ chiếm 31%, số cịn lại cho
rằng nên đợi khi có nhiều sữa thì mới cho trẻ bú; tỷ lệ bà mẹ có tư thế bú đúng thấp,
chỉ chiếm 25,4%. Tỷ lệ cho trẻ bú đúng thấp là một trong những nguyên nhân gây
nên tình trạng tắc tia sữa ở các bà mẹ sau sinh. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ngậm bắt vú
đúng chỉ chiếm 24,4%. [9]. Cũng theo nghiên cứu của tác giả Sulistyowati A năm
2018 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết hoặc bà mẹ đi
công tác không cho trẻ bú được chỉ chiếm 45,8% [12]. Tất cả đó chính là những
nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa ở các bà mẹ sau đẻ.Vậy tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy
ra được. Hiện tượng tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì
người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp- xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa
hay u xơ tuyến vú [2][6]. Ngồi ra, tắc tia sữa cịn làm cho q trình tạo sữa bị ảnh
hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài. Do vậy, việc bà
mẹ biết đến cách phịng ngừa tắc tia sữa là một điều vơ cùng quan trọng bởi nó ảnh
hưởng tới cả bà mẹ và cả sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang

triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an tồn” trong cả nước, trong đó có việc
chăm sóc vú cho bà mẹ sau đẻ và ni con bằng sữa mẹ. Để góp phần nâng cao chất
lượng của việc chăm sóc hậu sản, đặc biệt là chăm sóc vú cho bà mẹ sau đẻ, chúng ta
cần tìm hiểu các thực trạng, nguyên nhân và nâng cao hơn nữa kiến thức của các bà
mẹ về chăm sóc vú, cho con bú đúng để phòng tránh


2
các bệnh về vú đặc biệt là tắc tia sữa – một trong những bệnh lý hàng đầu về vú và là
nguyên nhân gây khó chịu, đau đớn cho các bà mẹ sau đẻ. Để góp phần cung cấp
thơng tin nhằm cải thiện sức khỏe của các bà mẹ, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của các bà mẹ sau đẻ tại khoa Sản

Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Quảng Bình năm 2021” với mục tiêu :
- Mơ

tả kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của các bà mẹ sau đẻ tại khoa Sản

Bệnh viện Đa khoa khu vực bắc Quảng Bình năm 2021.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vú
Tuyến vú thuộc bộ phận sinh của ngoài của nữ, là hai cơ quan chứa các tuyến
sữa nằm ở thành ngực trước.

Hình 1: Giải phẫu vú

a. Hình thể ngồi
- Tuyến vú hình nửa khối cầu, ở trung tâm vú là núm vú hay còn gọi là đầu vú,
có nhiều lỗ của ống bài tiết sữa.
- Xung quanh đầu vú có một lớp da màu sẫm gọi là quầng vú, ở mặt quầng vú
nổi lên những cục nhỏ là do tuyến bã của quầng vú đẩy lồi lên.
b. Cấu tạo: từ nông đến sâu
- Da mềm mại được tăng cường bới các thớ cơ trơn ở quầng vú.
- Mô liên kết dưới da tạo thành hố mỡ ( nên dễ bị nhiễm trùng hoặc bị áp xe
dưới da vú).
- Các tuyến sữa thuộc tuyến kiểu chùm nho tạo thành các tiểu thùy vú, các tiểu
hợp thành các thùy. Mỗi thùy đưa sữa ra đầu vú bởi các ống tiết sữa, trước khi đổ ra
đầu vú, các ống tiết sữa phình to ra thành các xoang sữa. Các xoang sữa rất quan
trọng vì đây là nơi sữa được gom lại, có khoảng 10-20 ống dẫn nhỏ đi từ các xoang
sữa này đến đầu num vú để sữa chảy ra ngoài.


4
- Lớp mỡ dưới vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực (thường bị áp xe vú ở
lớp này).
c. Mạch máu và thần kinh:
- Động mạch cấp máu cho vú là động mạch vú trong và động mạch vú ngồi.
- Tĩnh mạch tạo thành một mạng lưới nơng nhìn thấy rõ khi có thai hoặc ni
con bú và các tĩnh mạch sâu thu máu đổ và tĩnh mạch vú trong và ngoài.
- Bạch mạch thu về đổ vào chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực và trên đòn.
- Thần kinh chi phối do các nhánh thần kịnh cổ nông và nhánh xiên của dây
thần kinh liên sườn II, III, IV, V và VI.
- Núm vú có nhiều dây thần kinh cảm giác do vậy rất nhạy cảm, đó là điều
quan trọng cho các phản xạ giúp sữa chảy ra [7].
1.1.2. Sự thay đổi của vú sau khi sinh
a. Sự xuống sữa:

- Ngày đầu sau đẻ, sản phụ có sữa non, màu trắng nhạt, có nhiều men tiêu hóa.
Sau đẻ 2-3 ngày thì có sữa thường, đặc hơn và ngọt hơn. Ở người con rạ xuống sữa
sớm hơn vào ngày thứ 2-3 sau đẻ, ở người con so xuống sữa chậm hơn vào ngày thứ
3-4 sau đẻ.
- Khi xuống sữa, vú căng tức, các tuyến sữa phát triển nhiều, phồng to, các
tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, có thể có hiện tượng sốt khi xuống sữa với đặc điểm: sốt
nhẹ dưỡi 38°C, thời gian không quá nửa ngày, sau khi sữa được tiết ra, các hiện
tượng đó sẽ biến mất.
b. Sản xuất sữa:
- Sữa được tạo ra do kết quả tác động của hormon và các phản xạ. Trong thời
kỳ có thai các hormon chuẩn bị có các tế bào tuyến vú tạo sữa. Các tế bào tuyến vú
phát triển làm vú to ra.
- Ngay sau khi đẻ, các hormon thay đổi làm cho vú bắt đầu tạo sữa. Khi trẻ bắt
đầu bú, xung động cảm giác đi từ núm vú lên não, tác động lên tuyến yên để sản xuất
prolactin và oxytoxin.
c. Sự tiết sữa.
- Tuyến yên sản xuất ra prolactin tác động đến tế bào tuyến vú làm vú tiết ra
sữa. Mỗi lần trẻ bú, các dây thần kinh dẫn đến đầu vú bị kích thích. Những dây thần
kinh này truyền thông tin đến thùy trước của tuyến yên và tạo ra prolactin. Prolactin


5
hòa vào máu dồn xuống làm cho vú tiết sữa. Sự tác động của prolactin sau khi trẻ bú
sẽ tạo sữa cho lần bú tiếp theo của trẻ.
- Những hiện tượng này bắt đầu từ đầu vú bị kích thích dẫn đến việc tiết sữa
gọi là phản xạ tiết sữa hay phản xạ prolactin.
- Tuyến yên tiết prolactin về ban đêm nhiều hơn ban ngày vì thế cho trẻ bú về
đêm việc tiết sữa sẽ tốt hơn.
- Prolactin cịn có tác dụng ức chế chức năng của buồng trứng, vì thế cho con
bú giúp bà mẹ tránh thai và chậm có kinh trở lại [6].

1.1.3. Tắc tia sữa
a. Định nghĩa
- Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa khơng
chảy ra được [2].

Hình 2: Tắc tia sữa
-

Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa

sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ
chảy ra ngồi. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó trong lịng ống dẫn bị hẹp bít lại sữa
sẽ khơng thể thốt ra ngồi được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hịn cục do hiện tượng
sữa đơng kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước
chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác,
tạo ra một vòng xoắn bệnh lý [8].


6
b. Ngun nhân
Có nhiều ngun nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, một
số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
- Vừa mới sinh con: Một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bầu
ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn hơng thể chảy ra ngồi cho trẻ bú được [2].
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa
là do sữa mẹ cịn thừa ở trong bầu ngực do trẻ khơng bú hết hoặc mẹ không hút phần
sữa thừa sau khi trẻ đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại đông kết, gây ra tắc nghẽn [2]
[8].
- Ngực chịu áp lực: Do mặc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu trẻ
trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và

tập luyện thể thao nặng cũng gây ra tình trạng tương tự [6].
- Ít hút sữa ra ngồi: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, cũng dễ gặp phải
tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu khơng thể hút hết sữa ra ngồi cũng có thể
là nguyên nhân khiến tắc tia sữa [2].
- Trẻ ngậm bắt vú mẹ không đúng: Khi trẻ ngậm vú mẹ không đúng cách, trẻ
sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa cịn tồn đọng lại trong bầu
ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa [6].
- Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu không cho trẻ bú thường xuyên hoặc
không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa [2] [6].

- Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm q trình sản sinh hormone oxytocin có
nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa [6].
c. Triệu chứng [2] [6]
- Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là bầu vú căng to hơn so với
bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt
cũng khơng ra.
- Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều
ở bên trong.
- Khi sờ sẽ thấy có những khối trịn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều
kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.
Chú ý: Nếu mẹ bắt đầu sốt và đau nhức vùng ngực thì đây là dấu hiệu
cho thấy có thể đã bị nhiễm trùng và cần phải đi kiểm tra.


7
d. Biến chứng [6]
- Hiện tượng tắc tia sữa nếu khơng điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì
sẽ dẫn đến tình trạng:
• Người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp- xe tuyến vú, lâu dần trở thành các
dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.

• Ngồi ra, tắc tia sữa cịn làm cho q trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần
người mẹ sẽ mất sữa, phải ni trẻ bằng sữa ngồi
e. Điều trị
Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên mà đa số các mẹ thường làm là tạm dừng cho
con bú để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, điều này lại sai hoàn toàn. Cách chữa tắc tia
sữa hiệu quả là hãy duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ
giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều hoặc cũng có thể sử dụng máy hút sữa nhằm
thơng tia sữa bị tắc [2].
Các phương pháp điều trị tắc tia sữa như:
- Day ép bằng tay [6].
• Khi thấy dấu hiệu của tắc tia sữa, nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành
ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã
đơng kết.
• "Day ép" chứ khơng phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng
đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đơng kết.

Hình 3: Massage vú


8
• Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng
tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều
lần.
- Chườm ấm [6]
• Dưới tác dụng của nước nóng (khơng q nóng dẫn đến bỏng) sữa đơng kết
tan dần, khai thơng dịng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Một số cách chườm
ấm như: sử dụng túi chườm hoặc 1 cái bình, quấn xung quanh vú bằng 1 cái khăn
lông mỏng vừa phải, áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa, tránh bỏng, bắt đầu
lăn lên nơi bị tắc tia; dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên vú
- Chiếu tia hồng ngoại [2]

f. Cách phòng ngừa
- Cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh: Mẹ nên cho trẻ bú ngay trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh để tận dụng nguồn sữa non quý giá, kích thích sữa non xuống
sớm và giúp co hồi tử cung cho mẹ
- Cho trẻ bú đúng, bú theo nhu cầu:
• Cho trẻ bú theo nhu cầu, mỗi bữa bú kéo dài 15-20 phút, trung bình 2-3 giờ
cho trẻ bú một lần (8-12 lần/24 giờ). Nếu trẻ ốm khơng bú được thì vắt sữa cho trẻ ăn
bằng thìa hoặc cốc
• Cho trẻ bú đúng:

Hình 4: Trẻ ngậm bắt vú đúng


9
O Trước mỗi lần cho trẻ bú cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa

đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khơ thống.
O Cho trẻ bú đều 2 bên, bú hết bầu vú bên này mới chuyển sang bầu vú bên

kia.
O Cách bế trẻ khi cho bú: Toàn thân trẻ đối diện và áp sát và mẹ; mặt trẻ

gần với vú, cằm trẻ chạm vào vú mẹ; miệng trẻ mở rộng, môi dưới của trẻ đưa ra
ngồi; quầng vú phía mơi trên của trẻ lộ ra nhiều hơn, quầng vú phía mơi dưới của trẻ
lộ ra ít hơn.
O Cách nâng bầu vú khi cho trẻ: Ngón tay cái để trên vú; các ngón tay cịn

lại tựa vào ngực phía dưới vú; ngón tay trỏ nâng vú.
O Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng: Giữ cho thân và đầu trẻ thẳng, nâng đỡ


toàn bộ thân trẻ, không chỉ nâng cổ và vai; mặt trẻ hướng về phía vú, mũi tương ứng
với núm vú; thân trẻ áp sát vào người mẹ; trước khi cho trẻ vú nên vắt bỏ vài giọt sữa
đầu; bà .mẹ cho núm vú chạm vào môi trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng thì chuyển
nhanh núm vú vào miệng trẻ, giúp trẻ ngậm sâu tới tận quần vú; trẻ mút vú có hiệu
quả là mút chậm, sâu, có nghỉ, nghe thấy tiếng trẻ nuốt.
Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng: cằm trẻ chạm vào vú mẹ, miệng trẻ mở rộng,
quầng vú ở phía trên miệng trẻ nhiều hơn phía dưới, trẻ đưa lưỡi tới phía dưới
xoang sữa (quầng thâm của vú) để ép sữa ra, má của trẻ căng phồng.
Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú sai:Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú sai: Cằm trẻ không
chạm vào vú, miệng trẻ không mở rộng, quầng vú phía trên và phía dưới như
nhau, lưỡi trẻ khơng tới phía dưới xoang sữa, má của trẻ tóp lại.
- Trường hợp mẹ nhiều sữa mà trẻ bú không hết hoặc mẹ đi cơng tác khơng
cho trẻ bú được thì phải vắt hoặc hút sữa dư ra, tránh để ứ đọng.


Cách vắt sữa bằng tay: Đặt ngón tay cái lên phía núm vú và quầng vú, ngón

tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C, đỡ vú bằng các ngón
tay khác. Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành
ngực (khơng nên ấn q mạnh vì sẽ làm tắc ống dẫn sữa) , ấn vào rồi thả ra liên tục,
lúc đầu sữa có thể chưa xuống nhưng sau vài lần ấn thì sữa sẽ bắt đầu xuống và chảy
ra. Sữa có thể chảy thành dịng nếu có sự giải phóng oxytoxin. Nên vắt sữa mỗi bên
tối thiểu từ 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau
đó vắt lại cả 2 bên.


10
• Cách vắt sữa bằng máy hút: Chọn phễu chụp vừa với bầu vú. Phễu chụp vú
phải khít với đầu vú nhưng cũng vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào
thành của phễu. Đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú; trước khi hút

sữa, cần rửa sạch tay, phễu chụp vú và bình đựng sữa.Có thể làm ẩm chụp vú để tăng
độ mút, kín khít, bắt đầu hút với áp lực chân khơng cao nhất mà mẹ vẫn thấy thoải
mái. Massage ngực trước và trong khi hút để giúp sữa dễ chảy ra tốt hơn.
- Sử dụng áo ngực rộng rãi, thoải mái: sau khi đẻ, ngực của bà mẹ thường
căng, to và chảy sệ, do đó cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực.
Khơng nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dịng sữa được lưu thơng dễ dàng và
tránh tổn thương vú do cọ xát.
- Tránh tạo áp lực lên ngực: khơng nên mặc áo bó sát, tránh việc mang địu địu
trẻ trước ngực gây áp lực lên ngực làm các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, mẹ nên tránh nằm
sấp và chỉ tập những bài thể dục nhẹ nhàng: yoga, thiền,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, có thể
tranh thủ ngủ lúc con đang ngủ để ngủ cùng con. Nên chủ động nhờ sự trợ giúp của
người nhà trong việc chăm sóc bé để có thời gian nghỉ ngơi.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress: Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động
nếu mức độ căng thẳng của mẹ lên cao và khả năng tiết sữa dễ dàng hơn nếu mẹ
không cảm thấy căng thẳng, stress.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nghiên cứu trong nước:
- Theo nghiên cứu của Ngô Thị Vân Huyền và cộng sự năm 2018 về “ Thực
trạng kiến thức về tắc tia sữa của bà mẹ sau sinh tại khoa sản bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên” cho thấy: 79,2% các bà mẹ có số điểm kiến thức đạt, và 20,8%
các bà mẹ có số điểm kiến thức khơng đạt về tắc tia sữa. Khơng có sự liên quan giữa
tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, nơi ở của các bà mẹ và kiến thức về tắc tia sữa (P >0,05).
Có sự liên quan giữa trình độ học vấn, số lần sinh của các bà mẹ có liên quan đến
kiến thức về tắc tia sữa của bà mẹ sau sinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P
<0,05) [4].
-

Tuy nhiên, theo nghiên cứu “Kiến thức và kỹ năng của bà mẹ trong việc


cho trẻ bú sớm tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương” của Nông Thị Thu Trang năm
2009 cho kết quả: tỷ lệ các bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh thấp


11
chỉ chiếm 31%, số còn lại cho rằng nên đợi khi có nhiều sữa thì mới cho trẻ bú; tỷ lệ
bà mẹ có tư thế bú đúng thấp, chỉ chiếm 25,4%. Tỷ lệ cho trẻ bú đúng thấp là một
trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa ở các bà mẹ sau sinh. Tỷ lệ
các bà mẹ cho trẻ ngậm bắt vú đúng chỉ chiếm 24,4% [9].
1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới
- Theo nghiên cứu của tác giả Emre Yanikkerem MSc (Lecturer) và cộng sự
năm 2009 về “Breast-feeding knowledge and practices among mothers in Manisa,
Turkey” cho kết quả 46% các bà mẹ có tư thế cho trẻ bú đúng, khi được hỏi về việc
cho trẻ bú sớm sau sinh thì 53,8% bà mẹ cho rằng nên cho trẻ bú sớm, tuy nhiên khi
được hỏi về việc có sử dụng áo ngực ôm sát trong thời gian cho trẻ bú khơng thì
65,8% các bà mẹ cho rằng phải sử dụng để ngực không bị chảy sệ [11].
- Cũng theo nghiên cứu “Implications in breast care and self-care in
postpartum” của tác giả Ana Paula Rodrigues Vieira và cộng sự năm 2013 cho kết
quả: 70,4% các bà mẹ sử dụng áo ngực trong thời gian cho trẻ bú vì họ nghĩ rằng nếu
khơng sử dụng áo ngực thì ngực của họ sẽ bị chảy sệ và mất thẩm mỹ; chỉ có 40%
các bà mẹ cho rằng phải vắt bỏ lượng sữa thừa nếu trẻ khơng bú hết, số cịn lại cho
rằng việc đó là khơng cần thiết và mất thời gian của họ [10].


12
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung về BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình
Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình tiền thân là Bệnh xá Quảng

Trạch được thành lập từ năm 1960. Bệnh viện được công nhận là bệnh viện đa khoa
khu vực hạng II, có qui mơ hơn 300 giường bệnh, thực hiện chức năng khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Bình và một
số vùng lân cận. Bệnh viện hiện có hơn 300 cán bộ viên chức, trong đó có cán bộ đại
học và sau đại học, có 03 Thầy thuốc ưu tú. Bệnh viện có 18 khoa phịng gồm: 15
khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 06 phòng chức năng.
Các khoa lâm sàng gồm 10 khoa: khoa nội, khoa ngoại, khoa sản. khoa nhi,
khoa HSTC-CĐ, khoa y học cổ truyền, khoa truyền nhiễm, khoa khám bệnh, khoa
gây mê phẫu thuật, khoa liên chuyên khoa.
Các khoa cận lâm sàng gồm 5 khoa: Khoa xét nghiệm, khoa chẩn đốn hình
ảnh, khoa dược, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng.
Ban giám đốc bệnh viện gồm có:
Giám đốc: BS CKII Nguyễn Việt Thái.
Phó giám đốc: BS CKII Lê Ngọc Bích.
BS CKI Lê Thị Lệ Thu.
Trong giai đoạn vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận và triển khai nhiều dự án đã
và đang phục vụ tích cực cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực.

Hình 5: BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình


13
2.1.2. Giới thiệu về khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình
- Địa chỉ: Tầng II, Khu nhà D, BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình.
- Lãnh đạo khoa hiện nay:
+ Trưởng khoa: BS CKI Trần Huy Bình.
+ Hộ sinh trưởng : CN Nguyễn Thị Phúc Hịa.
- Tình hình nhân lực: khoa hiện nay có 28 người gồm cả bác sỹ, hộ sinh, điều
dưỡng và hộ lý.
- Cơ sở vật chất: khoa được chia làm 2 khu. 1 khu có phòng sinh và phòng

tiền sản; 1 khu gồm phòng hậu phẫu, phòng hậu sản và phòng điều trị các bệnh phụ
khoa.
+ Các phương tiện khác phục vụ công tác khám chữa bệnh, theo dõi bà mẹ,
thai nhi và đỡ đẻ.
- Hoạt động chuyên môn:
+ Khoa phụ sản là khoa lâm sàng có nhiệm vụ đở đẻ chăm sóc bà mẹ- trẻ sơ
sinh và khám bệnh chữa bệnh phụ khoa.
+ Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và tham gia công tác tuyên
truyền bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Thành tích nổi bật: Giấy khen của Sở y tế Tỉnh Quảng Bình.
- Hướng phát triển:
+ Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ
chun mơn, định hướng chun ngành sản phụ khoa.
+ Phát triển các phẫu thuật cao nội soi, sàng lọc sơ sinh và các phác đồ mới
điều trị sản phụ khoa.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ sau đẻ đang nằm tại khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình
trong thời gian từ 03/05/2021 đến 16/05/2021.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các bà mẹ sau đẻ đang nằm tại khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc


14
Quảng Bình.
- Các bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các bà mẹ có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối
thoại trực tiếp.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bà mẹ sau sảy thai, chửa ngoài tử cung đang nằm tại khoa Sản – BVĐK
khu vực Bắc quảng Bình.

- Các bà mẹ khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Người khơng có khả năng nhận thức và giao tiếp.
2.3. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian thu thập và xử lý số liệu: từ 03/05/2021 đến 16/05/2021
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
+ Nội dung mô tả về nhận thức gốm: nhận thức về kiến thức phòng ngừa tắc
tia sữa.
+ Người mơ tả: nhóm nghiên cứu.
+ Cách thức mơ tả: Điều tra viên tiến hành phát phiếu khảo sát cho từng bà mẹ
sau đẻ về các biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa.
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ
- Theo số liệu thống kê năm 2020, tại khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc Quảng
Bình ước tính mỗi tháng trung bình có khoảng 150 sản phụ đẻ. Tuy nhiên do thời
gian tiến hành nghiên cứu ngắn và do diễn biến phức tạp của dịch covid 19 nên dựa
vào tiêu chuẩn lựa chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ, ước tính cỡ mẫu thu thập trong
thời gian từ 03/05/2021 đến 16/05/2021 khoảng n = 30 người.
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền
+

Điều tra viên sẽ giải thích cho sản phụ hiểu về mục đích của nghiên cứu và


15
cam đoan những thông tin mà người bệnh cung cấp trong phiếu điều tra chỉ nhằm
mục đích phục vụ nghiên cứu và được bảo mật. Sản phụ có quyền từ chối tham gia
nghiên cứu và có thể ngừng tham gia nghiên cứu giữa chừng.
+ Sau khi sản phụ đồng ý tham gia nghiên cứu thì điều tra viên sẽ phát phiếu

khảo sát đã chuẩn bị sẵn cho sản phụ. Trong quá trình sản phụ trả lời, câu hỏi nào sản
phụ khơng hiểu thì điều tra viên sẽ giải thích rõ cho sản phụ hiểu
+ Sau khi phát bộ câu hỏi điều tra đến tận tay từng sản phụ nằm tại khoa Sản
– BVĐK khu vực bắc Quảng Bình, mỗi sản phụ có khoảng thời gian 10-15 phút để tự
hồn thành. Sau khi hoàn thành, sản phụ sẽ nộp lại bộ câu hỏi điều tra của mình cho
nghiên cứu viên.
- Bộ công cụ thu thập số liệu: Bộ công cụ được xây dựng dựa trên tài liệu sau:
• Bộ Y Tế (2014), “Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và
ngay sau đẻ” , quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ Y Tế.
• Lê Thanh Tùng và Vũ Thị Lệ Hiền (2019), “Chăm sóc sản phụ có bất
thường về vú và tiết sữa”, Chăm sóc bà mẹ sau đẻ, Trường đại học Điều Dưỡng
Nam Định, Nam Định, tr.77 – 80.
• Đỗ Hương (2020), “Tắc tia sữa và những điều nên biết”, Sở Y Tế Hà Nội
- Bộ cơng cụ thu thập số liệu có tổng số 16 câu hỏi và chia làm 2 phần:
+ Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm 8 câu hỏi từ câu A1
đến câu A8 về năm sinh, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tiền sử, nguồn thông
tin giáo dục.
+ Phần B: Kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa gồm 8 câu hỏi từ câu B1
đến câu B8, trong đó có:
• 1 câu hỏi về định nghĩa tắc tia sữa (câu B1)
• 1 câu hỏi về nguyên nhân tắc tia sữa (câu B2)
• 1 câu hỏi về hậu quả tắc tia sữa (câu B3)
• 5 câu hỏi về kiến thức phòng tắc tia sữa (từ câu B4 đến câu B8)
- Tiêu chuẩn đánh giá: Có 2 mức độ:
+ Sản phụ trả lời đạt >7 điểm (tương đương trả lời đúng >50% tổng số câu


16
hỏi, từ 7/13 điểm) được đánh giá là đạt về kiến thức
+ Kiến thức chưa đạt khi sản phụ trả lời <7 điểm (tương đương trả lời đúng <

50% tổng số câu hỏi, dưới 7/13 điểm).
- Cách tính điểm cho bộ công cụ:
Dựa vào câu trả lời của người bệnh để đánh giá kiến thức: Tổng cộng có 08
câu hỏi từ câu B1 đến câu B8 trong đó có 5 câu chỉ chọn 1 đáp án duy nhất, mỗi câu
trả lời đúng cho 1 điểm, chọn sai đáp án cho 0 điểm. Có 3 câu chọn nhiều đáp án, sản
phụ chọn được 1 đáp án đúng cho 1 điểm, chọn sai đáp án hoặc không chọn cho 0
điểm. Tổng là 13 điểm.
2.7. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại từng phiếu, làm sạch dữ liệu sau
đó được nhập và được phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 22.0.
- Thống kê mô tả (descriptive analysis) bao gồm tỷ lệ, trung bình, độ lệch
chuẩn được sử dụng để phân tích các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, kiến
thức về phòng tắc tia sữa.
2.8. Đạo đức của nghiên cứu
- Việc thực hiện nghiên cứu phải được sự chấp thuận và cho phép lãnh đạo
nhà trường và Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình.
- Người bệnh tham gia vào nghiên cứu này được giải thích rõ về mục đích,
lợi ích và q trình phỏng vấn. người bệnh có quyền đồng ý hay từ chối tham gia
phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ. Sự tham
gia của người bệnh là hoàn tồn tự nguyện.
- Các thơng tin thu thập được phải được người bệnh chấp thuận để sử dụng
làm kết quả nghiên cứu. Các thông tin thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích
nghiên cứu.
2.9. Kết quả nghiên cứu
Tổng số 30 sản phụ sau đẻ đang nằm tại khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc
Quảng Bình đã tham gia đầy đủ các hoạt động đánh giá và phân tích số liệu từ các
phiếu điều tra. Qua đó, tơi thu được kết quả cụ thể như sau:



×