Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Khảo sát kiến thức về rối loạn lipid máu và thói quen ăn uống của người trưởng thành tại phường Tây Lộc và phường Thuận Hoà - Thành phố Huế (FULL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 49 trang )

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn này chúng tôi xin
chân thành cảm ơn:
- Sự giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình
của Quý thầy cô giảng viên đã truyền đạt những
kiến thức quý báu, những tiến bộ khoa học Kỹ
thuật trong suốt quá trình học tập.
- Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế
- Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y
Dược Huế
- Ban Chủ nhiệm Khoa Y tế cộng đồng trường
Đại học Y Dược Huế.
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế
- UBND và các cán bộ trạm y tế phường Tây
Lộc, Thuận Hoà, thành phố Huế đã tạo điều kiện
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình điều tra.
Chúng tôi đặc biệt biết ơn sâu sắc đến thầy
Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa II Đoàn Phước Thuộc
là người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tận tình
chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu
luận văn này.
Cuối cùng chúng tôi chân thành cảm ơn đến
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ khuyến
khích trong quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn này.


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

XVĐM


:

Xơ vữa động mạch

RLLM

:

Rối loạn lipid máu

TBMMN

:

Tai biến mạch máu não

BĐMV

:

Bệnh động mạch vành

NMCT

:

Nhồi máu cơ tim

LDL-c


:

Lipoprotein tỷ trọng thấp

HDL-c

:

Lipoprotein tỷ trọng cao

TG

:

Triglycerid


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tình hình rối loạn Lipid máu ở Việt Nam và thế giới............................3
1.2. Lipid máu và rối loạn Lipid máu............................................................4
1.3. Điều trị và dự phòng rối loạn Lipid máu................................................9
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........13
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................13
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................14
2.4 Công cụ nghiên cứu..............................................................................16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................16

2.5. Phân tích và xử lý số liệu.....................................................................16
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................17
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................17
3.2. Nghiên cứu kiến thức và thói quen ăn uống về rối loạn lipid máu......18
3.3. Mối liên hệ giữa kiến thức về rối loạn lipid máu thói quen ăn uống . 23
Chương 4: BÀN LUẬN.............................................................................26
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................26
4.2. Kiến thức và thói quen ăn uống về rối loạn lipid máu.................................27
4.3. Mối liên hệ giữa kiến thức, thói quen ăn uống nhằm dự phòng
rối loạn lipid máu.................................................................................33
KẾT LUẬN................................................................................................37
KIẾN NGHỊ...............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLM) là tình trạng tăng các thành phần lipid có
hại cho cơ thể như: Cholesterol toàn phần, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-c)
và triglycerid (TG), và giảm thành phần lipid có lợi cho cơ thể là lipoprotein
tỷ trọng cao (HDL-c) [10]. Rối loạn lipid trong máu là vấn đề sức khỏe khá
phổ biến hiện nay [10]. RLLM ít có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng rất
nguy hiểm bởi nhiều hậu quả khó lường trước được [17]. Đó là bệnh về tim
mạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước phát
triển chiếm tỷ lệ khá cao (cụ thể do xơ vữa động mạch 32%, do tai biến mạch
máu não 13% ...). Vấn đề sức khoẻ này được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng
ở các nước đang phát triển, kể cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Việt
Nam với bệnh xơ vữa động mạch có các biểu hiện như suy vành, đột tử, nhồi

máu cơ tim, nhồi máu não ... trước đây ít gặp, hiện nay có xu hướng tăng và
tăng nhanh. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe [17].
Bệnh lý về tim mạch có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra như: Đái tháo
đường, tăng huyết áp, hút nhiều thuốc lá, béo phì, ít vận động, lớn tuổi. Đặc
biệt do rối loạn lipid máu là một trong những vấn đề rất phổ biến nhưng chưa
được truyền thông giáo dục rộng rãi trong nhân dân [9]. Rối loạn lipid máu là
nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp ... [10].
Rối loạn lipid máu là mối lo ngại của những người có tình trạng thừa
cân cân nặng. Rối loạn lipid máu không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh
tim mạch nói trên mà đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ bệnh tim
mạch. Như vậy vấn đề điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch và các bệnh lý
có liên quan bao gồm việc phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể


2

có trên một bệnh nhân bao gồm RLLM. RLLM do nguyên nhân tự phát (di
truyền) và nguyên nhân thứ phát do thói quen ăn uống, vận động thứ phát sau
một số bệnh lý và sử dụng thuốc… những nguyên nhân thứ phát là trọng tâm
của sức khoẻ cộng đồng, chúng ta có thể điều chỉnh được như thay đổi ché độ
ăn, giảm cân nếu thừa cân, tăng cường tập thể dục, dưỡng sinh, vận động đi
bộ… là vấn đề vô cùng quan trọng ít tốn kém, không gây hại và hiệu quả cao.
Để thực hiện được vấn đề này, kiến thức và hành vi của người dân là vô cùng
quan trọng.
Chính vì vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát kiến
thức về rối loạn lipid máu và thói quen ăn uống của người trưởng thành
tại phường Tây Lộc và phường Thuận Hoà - Thành phố Huế".
Nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức về rối loạn lipid máu và thói quen ăn uống của người

trưởng thành tại phường Tây Lộc và phường Thuận Hoà thành phố Huế.
2. Xác định mối liên quan giữa kiến thức về rối loạn lipid máu và thói
quen ăn uống nhằm dự phòng, điều trị rối loạn lipid máu.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1.1. Ở Việt Nam
Hội tim mạch học Việt Nam năm 1998 đã khuyến cáo về rối loạn lipid
máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động
mạch (XVĐM). Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực
này, cho nên đã có một số thay đổi trong điều trị. Bệnh lý động mạch vành và
các bệnh lý xơ vữa động mạch là nguyên nhân tử vong chính ở các nước phát
triển và đang có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển. Số liệu mới nhất
của Tổ chức Y tế Thế giới về số người tử vong do bệnh động mạch vành của
Việt Nam là 66179 người mỗi năm. Sự rối loạn lipid máu trong bệnh xơ vữa
động mạch đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học quan sát,
thực nghiệm và cả công trình nghiên cứu - tiền cứu can thiệp.
Ở Việt Nam có những nghiên cứu cho thấy rằng RLLM là một vấn đề
thường gặp ở cộng đồng và nhất là ở các đối tượng đã có bệnh động mạch
vành (BĐMV) rồi. Theo nghiên cứu của Trương Thanh Hương và Trương
Quang Bình, tỷ lệ người bệnh mạch vành có RLLM là 67%. Vì vậy RLLM là
một vấn đề rất thường gặp và rất trầm trọng. Qua nghiên cứu của Huỳnh Văn
Minh và cộng sự, về mối liên quan giữa lipid máu và huyết áp của bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát là sự rối loạn lipid máu chung ở bệnh nhân tăng
huyết áp chiếm cao hơn nhiều (86,3%).

1.1.2. Trên thế giới
Rối loạn lipid máu chiếm 3/4 dân số thế giới, được gọi là hiện tượng
thừa mở. Những nghiên cứu liên quan giữa RLLM và bệnh động mạch vành
đã cho thấy rõ rằng tỷ lệ tử vong và thương tật do bệnh động mạch vành gắn


4

liền với tỷ lệ tăng cholesterol máu của cộng đồng. Các nghiên cứu dịch tễ học
quan sát được thực hiện rất sớm. Ngay từ những năm 1960, 1970 đã có những
công trình nghiên cứu lớn được công bố.
+ Năm 1973, Goldstein nghiên cứu về tăng lipid máu ở 500 người nhồi
máu cơ tim (NMCT) cho thấy rằng mức cholesterol máu của họ rất cao so với
những người bình thường.
+ Năm 1974, 1975, 1978 là các công trình nghiên cứu về mối liên quan
giữa cholesterol máu và bệnh động mạch vành ở người Nhật di cư sang ở Hoa
Kỳ. Kết quả của các công trình này cho thấy rằng số người Nhật di cư sang
Hoa Kỳ đã dùng chế độ ăn nhiều lipid và cholesterol có mức cholesterol máu
cao và tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành cũng cao hơn so với người Nhật
ở chính quốc.
+ Năm 1986 nghiên cứu "Thử nghiệm can thiệp đa yếu tố" (Multiple
Rish Factore Interventional Trial) khảo sát trên 350.000 người nam giới đã
chứng minh rằng có sự liên quan rõ rệt giữa mức cholesterol máu và tỷ lệ tử
vong do bệnh mạch vành.
+ Nghiên cứu quan sát trên từng cá thể của cộng đồng như nghiên cứu
Framingham Massachusette (Hoa Kỳ) bắt đầu năm 1948 và hiện nay vẫn
đang còn tiếp tục theo dõi.
Từ năm 1994 cho đến 2004, đã có ít nhất là 8 công trình nghiên cứu lớn
(4S, WOSCOPS, CARE, Lipid, AFCAPS, PROSPER, HPS, TNT) chứng tỏ
rằng điều trị rối loạn lipid máu (RLLM) sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do

bệnh động mạch vành.
1.2. LIPID MÁU VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.2.1. Đại cương về lipid máu
Lipid máu là axit béo, triglycerid, cholesterol … lipid và các thành
phần có cấu trúc giống lipid hiện diện trong các tổ chức và thể dịch của cơ thể
con người và động vật, ngoài ra còn tìm thấy trong thực phẩm sử dụng hàng


5

ngày, benzen, cloroform. Về cấu tạo hóa học, lipid là những sản phẩm ngưng
tụ của các chất acid béo và alcol. Lipid hiện diện trong cơ thể gồm:
- Lipid của tế bào: lipid trong tế bào gồm 2 thành phần:
+ Lipid cấu trúc là thành phần của màng tế bào
+ Các thành phần khác trong tế bào và lipid trung tính được dự trữ
trong các tế bào lipid, khi nhịn đói cơ thể sẽ huy động lipid dự trữ nhưng vẫn
duy trì được cấu trúc lipid.
Lượng lipid dự trữ thay đổi, chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể ở
những người không mập, luôn luôn được thoái biến và tân sinh. Trong phần
lipid dự trữ, glucose được chuyển thành acid béo, từ đó triglycerid được tổng
hợp. triglycerid cũng được thủy phân và phóng thích acid béo tự do vào máu.
- Lipid huyết tương: lipid huyết tương bao gồm cholesterol tự do,
cholesterol ester hóa, triglycerid, phospholipide, trong đó chất chính là
lecithine, acid béo tự do (lượng ít). Cholesterol là yếu tố cơ bản của màng tế
bào động vật, là chất cốt lõi của các hormon steroid và acid mật. Triglycerid
là năng lượng chính từ máu đến tế bào. Lipid được tải bởi lipoprotein: trong
đó Apoliprotein là chất để nhận dạng. Lipid di chuyển trong máu là nhờ
lipoprotein.
1.2.2. Vai trò của lipid trong cơ thể
Vai trò năng lượng: Đây là vai trò quan trọng nhất vì cung cấp năng

lượng cao nhất (9Kcal/gam), năng lượng không sẵn có mà được dự trữ dưới
dạng triglycerid dự trữ.
- Vai trò tạo hình: lipid là thành phần của màng tế bào, vai trò tạo hình
là cơ bản và tùy thuộc chủ yếu phosholipid, lecithine, sphingomyelin và một ít
của triglycerid và các cholesterol [11].
1.2.3. Nhu cầu về lipid
Nhu cầu về lượng chưa được xác định rõ ràng chính xác, vào khoảng
1g/1kg thể trọng/ngày.


6

Nhu cầu về chất: cần acid béo chưa bảo hòa, trong đó đủ acid lenileic.
Khuyên nên dùng lượng lipid cung cấp dưới 35% nhu cầu năng lượng cơ thể
với 2/3 dầu thực vật (acid béo chưa no); 1/3 mở động vật với lượng
cholesterol dưới 300mg/ngày.
Hiện nay xu hướng có thói quen dùng nhiều lipid hơn nhu cầu. Lipid
bao gồm nhiều chất: acid béo bảo hòa như acid palintic (C15), acid Sterit
(C17) với công thức chung là C nH2n+1COOH. Cholesterol có nhiều trong lòng
đỏ trứng gà và dầu gan cá, có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch. Ăn
nhiều acid bảo hòa làm dễ xơ vữa động mạch.
Mỡ thực vật chứa nhiều acid béo chưa bảo hòa như acid oleic (C18),
acid linoleie (C18) với công thức tổng quát là C nH2n-1COOH khi có một dấu
nối đôi, CnH2n-3COOH khi có hai dấu nối đôi ... ăn nhiều acid béo chưa bảo
hòa làm giảm lượng cholesterol làm hạn chế chứng xơ vữa động mạch [28].
Thay đổi nhu cầu về lượng lipid: tăng nhu cầu khi cần chống lạnh,
giảm nhu cầu khi cần giảm cân như ở người béo phì.
1.2.4. Chuyển hóa lipid
Mỡ ăn vào chủ yếu là triglycerid dưới dạng của acid mật, lipase và
colipase dịch tụy, triglycerid bị phân hủy thành acid béo và monoglycerid. Tại

tế bào màng nhầy ruột, hầu hết acid béo và monoglycerid được tái tổng hợp
thành triglycerid rồi kết hợp với apo B48, phospholipid và cholesterol để tạo
thành dưỡng trấp. Hạt dưỡng trấp được hấp thu vào mạch bạch huyết rồi qua
ống ngực đổ vào tuần hoàn chung. Riêng acid béo chuỗi ngắn (C dưới 12)
glycerol được hấp thu trực tiếp vào tĩnh mạch cửa. Hạt dưỡng trấp chứa nhiều
tryglycerid khi vào máu thì nhận thêm apo CH từ HDL (Lipoprotein tỉ trọng
cao). Sau đó hạt dưỡng trấp được bổ sung apo E rồi được gan thu nhận. Tại
gan, tế bào gan thu nhận acid béo tự do từ hạt dưỡng trấp và từ mô mỡ, tổng
hợp thêm acid béo từ các mẫu acetyl-CoA, rồi kết hợp với glycerol phosphat


7

để tạo triglycerid: sau đó kết hợp triglycerid với apo B100, phospholipid và
cholesterol đưa vào máu dưới dạng VLDL (Lipo protein tỷ trọng thấp) [28].
Apo (a) do gan tạo, kết hợp với apo B100 trên LDL hình thành
lipoprotein khi Lipoprotein tăng thì liên quan đến tăng nguy cơ xơ vữa động
mạch. LDL chứa tỷ lệ cholesterol cao nhất (45%), tải 70% lượng cholesterol
máu. HDL có vai trò chính thu nhận cholesterol thừa ở các tế bào ngoại vi.
Tăng LDL hoặc giảm HDL liên quan đến chứng xơ vữa động mạch [28].
1.2.5. Cân đối về lipid
Ngoài tỷ lệ năng lượng do lipid so với tổng số năng lượng, cần phải
tính cân đối giữa chất béo động vật và thực vật trong khẩu phần. Theo nhiều
tác giả, chế độ ăn nên có 20 - 30% (1/3) tổng số lipid có từ thực vật. Về tỷ lệ
giữa các acid béo, trong khẩu phần nên có 10% các acid béo chưa no có nhiều
nối đôi, 30% acid béo no và 60% acid oleic. Nếu thay đổi hoàn toàn mỡ động
vật bằng các dầu thực vật là không hợp lý vì các sản phẩm oxy hóa (perocid)
của các acid béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể [29].
1.2.6. Rối loạn lipid máu và bệnh lý tim mạch
Rối loạn lipid máu là tình trạng thay đổi bất thường một số thành phần

lipid huyết tương của bệnh nhân. Rối loạn mỡ trong máu là tăng thành phần
mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể [10].
Trong huyết tương động vật có xương sống, chất lipid như cholesterol,
triglycerid ... được vận chuyển trong máu dưới dạng các lipoprotein vì thế rối
loạn lipid máu là nguy cơ hàng đầu của bệnh lý mạch máu. Có 99% tăng
lipoprotein máu gây xơ vữa động mạch. Mỡ trong máu tồn tại dưới 2 dạng
chính là cholesterol và triglycerid.
Cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta
không thể sống được nếu không có cholesterol. Chứng tỏ nếu thiếu
cholesterol cũng nguy hiểm và thừa cholesterol cũng nguy hiểm. Cholesterol
là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội


8

tiết tốt trong cơ thể. Ngoài ra, gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid
mật giúp ta tiêu hóa thức ăn [10].
Cholesterol có 2 nguồn gốc
- Từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng ... chiếm 20% nhu cầu
cholesterol trong cơ thể.
- Do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ
những chất khác như đường, đạm.
Chứng tỏ rằng, có nhiều người không ăn mỡ, trứng như những người ăn
chay trường lâu năm hoặc những người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Sự
rối loạn mỡ trong máu do việc rối loạn cholesterol ở gan. Cholesterol kết hợp
với LDL (được ký hiệu là LDL - c) là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể,
chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu,
chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hình mãng xơ vữa động mạch.
LDL là chất thường xuyên di chuyển trong máu, khi quá tải thì làm xơ vữa
động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL (được ký hiệu là HDL-c) là dạng

cholesterol có lợi cho cơ thể, chúng chống lại quá trình xơ vữa động mạch
bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về
gan. Sự tăng triglycerid trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình
xơ vữa động mạch. Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại
và bảo vệ [10], [13], [19], [22].
1.2.7. Chẩn đoán rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng các thành phần lipid có hại cho cơ
thể như cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglycerid và giảm thành
phần lipid có lợi cho cơ thể HDL-c [10].
Để xác định rối loạn lipid máu phải xét nghiệm bilan lipid máu.
Tăng mức cholesterol, hay đúng hơn, tăng LDL cholesterol (LDL-c) là
nguyên nhân chính của xơ vữa làm nghẽn mạch vành tim dẫn đến chứng đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chết đột tử và suy tim.


9

Ngày nay, khoa học đã khẳng định hoàn toàn rằng: giảm lượng LDL-c
trong máu sẽ đem đến giảm cơ hội bệnh mạch vành tim [10].
Nhưng nếu số triglycerid cao và HDL-c thấp sẽ tăng độ nguy hại của
LDL-c, do đó hai chất này phải được lưu ý và cần được theo dõi qua xét
nghiệm.
1.2.8. Phân loại rối loạn lipid máu
Bảng 1: Phân loại ATP III của LDL-c, cholesterol TP và HDL-c (tính
bằng mg/dl)
(Của Hội đồng chuyên gia về phát triển đánh giá và điều trị cholesterol
Hoa Kỳ) [8].
LDL-cholesterol
Cholesterol TP
HDL-cholesterol

<100 mg% Tối ưu
< 200 Tối ưu
< 40mg%
Thấp
100-129mg%
200 – 239mg%
40 - 59mg%
Gần tối ưu
Cao giới hạn
Trung bình
130-159mg%
≥ 240mg%
Cao
≥ 60mg%
Cao
Cao giới hạn
160-189mg%
Cao
> 190
Rất cao
1.3. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.3.1. Điều trị
Những người bị bệnh RLLM cần áp dụng ngay việc điều trị không
dùng thuốc, bao gồm hai điều cơ bản:
- Kiêng cử trong ăn uống: giảm ăn mỡ bảo hòa (mỡ động vật, bơ, dầu
dừa ...) nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bảo hòa trong
nhu cầu chất béo hàng ngày. Giảm ăn các chất có chứa nhiều cholesterol như
phủ tạng động vật (não, bầu dục, tim, gan ...). Riêng với lòng đỏ trứng gà tuy
cũng nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa
chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà có

thể ăn 2-3 quả trứng một tuần. Đối với những người thừa cân thì cần thiết
phải có chế độ ăn uống để giảm cân: nên ăn rau quả tươi, uống nước chè


10

xanh, không uống bia rượu, không hút thuốc lá. Vì nó thúc đẩy quá trình xơ
vữa động mạch và làm tăng cholesterol xấu (LDL-c).
- Luyện tập thể dục thể thao: Cần có một chế độ luyện tập sao cho phù
hợp với sức khỏe của mỗi người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30 - 45phút ở mức
độ không gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập thể dục thể
thao sẽ góp phần tăng tác dụng của việc ăn kiêng [17], [19].
Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc đã được nêu trên
từ 4 - 5 tháng mà vẫn không cải thiện được tình trạng RLLM, tức là cholesterol
xấu (LDL-c) còn cao thì cần dùng thêm thuốc hạ mỡ trong máu [24].
1.3.2. Dự phòng
- Dự phòng tiên phát rối loạn lipid máu [7]
Dự phòng RLLM cơ bản là thay đổi thói quen ăn uống bao gồm:
+ Tăng cường hoạt động thể lực
+ Giảm dùng mỡ bão hòa và cholesterol
+ Kiểm soát cân nặng, để giảm mức ở cholesterol trong nhân dân và
giảm nguy cơ của bệnh mạch vành.
- Dự phòng thứ phát rối loạn lipid máu: Dự phòng thứ phát này cần
phải có 2 bước đó là: thay đổi thói quen ăn uống và điều trị thuốc.
Vấn đề quan trọng nhất của thay đổi thói quen ăn uống là thành phần
dinh dưỡng của tiết thực, chất dinh dưỡng khuyến cáo dùng như sau:
+ Mỡ bão hòa

:


< 7% của tổng calo

+ Polyunsaturated fat

:

Tăng đến 10%

+ Monounsaturated fat

:

Tăng đến 20%

+ Tổng chất mỡ

:

25 - 30%

+ Chất xơ

:

20 - 30g/ngày

+ Protein

:


15%

+ Canbonhydrate

:

50 - 60%

+ Cholesterol

:

< 200mg/ngày

Tổng calo cân bằng năng lượng vào và mất đi để duy trì cân nặng lý
tưởng [7].


11

1.3.3. Dinh dưỡng và rối loạn lipid máu
Xã hội càng tiến bộ, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sống của con
người càng đi lên. Do vậy vấn đề dinh dưỡng lại được con người cần phải có
thái đối đúng đắn đối với vấn đề ăn uống và hoạt động thể lực. Cần phải biết
chế độ dinh dưỡng như thế nào và thức ăn gì phù hợp với mình [24].
Sự phục hồi và duy trì các hoạt động sống của cơ thể là tất yếu phải cần
đến các chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cân bằng hợp lý giúp cho cơ thể phát
triển một cách cân đối. Các chất dinh dưỡng này cơ thể không tự sản sinh ra
mà cần phải được cung cấp từ bên ngoài. Năng lượng chứa trong các chất
glucid (tinh bột), lipid (chất béo) và protid (chất đạm) được đo bằng kalo

(kcal). Hàm lượng calo trong thức ăn được tính bằng số năng lượng có chứa
trong thức ăn. Để tạo ra năng lượng duy trì các hoạt động của cơ thể, các calo
này cần được đốt cháy. Tất cả các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể được
gọi là sự chuyển hóa quá trình trao đổi chất. Tùy thuộc vào thói quen sống,
tuổi tác và giới tính mức độ chuyển hóa dao động trong khoảng 18003000Kcal đối với nam giới và 1500-2500Kcal đối với nữ giới trong mỗi ngày
mỗi người cần có lượng Kcal như vậy.
Muốn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải tuân theo nguyên tắc ăn
đủ các chất và có tỷ lệ cân đối giữa các chất [24].
* Phân loại và nguồn gốc các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng chủ yếu là glucid (chất bột, đường); protid (chất
đạm: thịt, cá, đậu ...), lipid (chất béo: mỡ ...). Ngoài ra còn có nước, các
vitamin và các chất khoáng, nhưng chỉ có glucid, lipid và protid là các chất
cung cấp năng lượng cho cơ thể: 1gam glucid chứa 4kcal; 1gam protid cũng
chứa 4kcal, nhưng 1gam lipid chứa 9kcal. Tức là 1gam mỡ cho kcal nhiều
hơn 2 lần so với 1 gam tinh bột hay 1 gam đạm [24].
Lipid chứa nhiều năng lượng và đem lại cho cơ thể nhiều chất không
thể thay thế được. Chất béo tham gia vào thành phần của các tế bào, các tổ
chức mô, tham gia vào nhiều chức năng sống quan trọng. Trong mỡ còn chứa


12

nhiều vitamin A, E, K, D. Vì vậy, ngay cả khi cơ thể bị thừa cân cũng không
được hoàn toàn không ăn mỡ. Trong 100gam sữa có khoảng 3gam chất béo,
thịt lợn nạc có 10 - 20gam, thịt bò thăn có 10-15gam, bơ có gần 85gam, ngoài
ra còn có nhiều trong đậu lạc vừng ... Nhu cầu về chất béo của cơ thể phụ
thuộc vào tuổi, mức độ hoạt động thể lực. Trong một ngày, trong khẩu phần
ăn của người trung niên không nên quá 50-60gam chất béo, trong đó khoảng
30% có nguồn gốc từ thực vật. Tỷ lệ phần trăm năng lượng do chất béo cung
cấp chiếm khoảng 20 - 25% [24]. Chất béo được chia ra thành mỡ đơn và mỡ

kép. Dạng phổ biến nhất của mỡ đơn là triglycerid. Triglycerid chiếm 95%
trong khẩu phần mỡ hàng ngày và là dạng tích lũy của mỡ trong cơ thể.
Triglycerid được cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho sự co cơ khi
thực hiện bài tập thể dục. Cấu trúc cơ bản của triglycerid và acid béo. Acid
béo gồm hai loại là acid béo không no và acid béo no [24].
Bảng 2. Lượng Cholesterol trong một số thực phẩm thường dùng không
nên ăn thức ăn có lượng cholesterol cao
Thực phẩm

Cholestero
l mg/100g
thực phẩm

Thịt bò

59

Thịt bê

71

Bồ dục bò
Dạ dày bò
Lưỡi bò
Tim bò
Thịt bò hộp

400
95
108

150
85

Sữa bò tươi

18

Sữa chua
Sức đặc có
đường

8

Trứng toàn
phần
Lòng đỏ
trứng
Thịt gà tây
Thịt gà hộp
Thịt lợn nạc
Bồ dục lợn
Chân giò lợn
Dăm bông
lợn
Gan lợn

3




270

Thực phẩm

Cholestero
l mg/100g
thựcphẩm

Thực phẩm

Cholesterol
mg/100g
thựcphẩm

600

Phomat

36

81
120
60
375
60

Chocolate
thỏi
Thịt gà
Gan gà

Thịt vịt
Sườn lợn
Tim lợn

70

Thịt lợn hộp

66

300

Cá chép

70

Mỡ lợn

95

Tôm đồng

200

Lươn

142

179


174
75
440
76
66
140


13

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đang sinh sống tại
phường Tây Lộc và phường Thuận Hoà - thành phố Huế. Chọn độ tuổi từ 20
tuổi trở lên là vì tháp tuổi ở lứa tuổi này chiếm đa số, cao nhất và đối tượng
thường gặp RLLM hiện nay trẻ hoá dần từ 20 tuổi trở lên
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang trên
mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng để khảo sát tỷ lệ RLLM ở độ tuổi 20 trở lên.
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu: được tính theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn như sau:
Z 2 a p (1 − p)
n=

Trong đó:

1−


2

d2

n: số đối tượng cần nghiên cứu
α: Mức ý nghĩa thống kê
d = 0,05 (độ chính xác mong ước)
Zα/2: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với α được chọn. Ở

đây chọn α = 5%, nên Zα/2 tương ứng là 1,96 (khoảng tin cậy = 95%)
P: tỷ lệ rối loạn lipid máu trong cộng đồng. Hiện nay chưa
tìm thấy có điều tra trước đây về RLLM trong cộng đồng ở Việt Nam.
Do đó chọn p = 0,5
1,96 2 × 0,5 × 0,5
n=
≈ 384
0,0025

Cỡ mẫu là 384 người.


14

2.2.2.2. Cách chọn mẫu
Chọn 2 phường để nghiên cứu là phường Tây Lộc và phường Thuận
Hoà.
Tại mỗi phường chọn ngẫu nhiên từ 180-200 người từ 20 tuổi trở lên để
điều tra.
Phương pháp chọn: Bốc thăm ngẫu nhiên một hộ, tiến hành điều tra các

thành viên từ 20 tuổi trở lên trong hộ đó, tiếp tục đến hộ khác liền kề cho đến
khi đủ mẫu 180-200 người/phường.
2.2.2.3. Đặc điểm và thời gian nghiên cứu
- Hai phường Tây Lộc và phường Thuận Hoà thuộc thành phố Huế.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2008 đến tháng 4/2009.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới: Nam và nữ
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi được phân các nhóm như sau:
20-30, 31-40, 41-50, 51-60, > 60 tuổi.
- Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp đang làm.
+ Công nhân, nông dân.
+ Cán bộ.
+ Buôn bán.
+ Già, hưu trí.
+ Sinh viên.
2.3.2. Khảo sát kiến thức và thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến RLLM
2.3.2.1. Kiến thức
- Đã nghe hay chưa nghe thông tin về RLLM trên các phương tiện
thông tin đại chúng, sách báo, thầy thuốc và từ những người khác.
- Tỷ lệ người biết được nguy cơ do RLLM: nhận thức của người dân về
RLLM có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.


15

- Tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM: biết được nguyên nhân RLLM
chủ yếu là do thói quen ăn uống quá nhiều thức ăn động vật, ít vận động, ít
tập thể dục, ngoài ra còn yếu tố di truyền và sử dụng một số thuốc.
- Biết được các bệnh lý do RLLM gây ra: là các bệnh lý nguy hiểm đe

dọa tính mạng dẫn đến tử vong như: bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, béo
phì, đái đường ...
2.3.2.2. Thói quen ăn uống
- Phân bố đối tượng nghiên cứu ăn các nhóm thức ăn có ảnh hưởng
xấu, tốt đến RLLM.
+ Ăn nhiều mở, thịt động vật, chất béo.
+ Ăn nhiều rau, quả, cá.
+ Ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt.
+ Khác, không xác định được.
2.3.2.3. Kiến thức điều trị và dự phòng RLLM
- Tỷ lệ người đã có đi xét nghiệm lipid máu: nghiên cứu những người
đã đi xét nghiệm lipid máu từ 5 năm trở lại đây.
- Tỷ lệ người có điều trị bằng phương pháp thay đổi chế độ ăn, tập thể
dục, kết hợp dùng thuốc hoặc dùng thuốc ngay từ đầu.
- Thói quen ăn các nhóm thức ăn trong ngày: Thức ăn nhiều thịt động
vật, rau quả hoặc tinh bột
- Thói quen sử dụng bia rưọu trong ngày.
- Mức độ sử dụng lượng bia rượu/ngày uống.
2.3.2.4. Nghiên cứu mối liên hệ giữa kiến thức và thói quen ăn uống ảnh
hưởng đến RLLM
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM với
thói quen ăn hàng ngày.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM với
thói quen uống bia rượu trong ngày.


16

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM với
mứa độ sử dụng bia rượu trung bình/ngày.

2.4. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- Phiếu điều tra: Nghiên cứu được tiến hành thông qua câu hỏi dành
cho đối tượng nghiên cứu, các thông tin thu được qua phỏng vấn trực tiếp đối
tượng.
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Sử dụng bảng câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn
- Đến tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng
2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Bằng chương trình Epi 6.0 và thống kê y tế thông thường
- Đánh giá mối liên hệ giữa các biến bằng giá trị p với mức α = 0,05


17

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.1. Phân bố theo giới của đối tượng điều tra
Giới
Số lượng
Tỷ lệ %
Nam
158
40,8
Nữ
229
59,2
Tổng cộng

387
100
Nhận xét: Trong tổng số 387 người điều tra, nữ giới chiếm tỷ lệ 59,2%
cao hơn nam giới.
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi của đối tượng điều tra
Tuổi
20 - 30
31 - 40
41 - 50
51 - 60
> 60
Tổng cộng

Số lượng
44
73
130
77
63
387

Tỷ lệ %
11,4
18,9
33,6
19,9
16,3
100


Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi


18

Nhận xét: Đối tượng điều tra cho thấy nhóm tuổi từ 41 - 60 chiếm tỷ lệ
cao nhất 53,5%. Nhóm tuổi từ 20 - 30 là thấp nhất 11,4%.
3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp đang làm
Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bố theo nghề nghiệp đang làm của đối tượng điều tra
Nghề nghiệp
Nông dân, công nhân
Cán bộ
Già, hưu trí
Buôn bán
Sinh viên
Tổng cộng
Nhận xét:

Số lượng
161
136
46
34
10
387

Tỷ lệ %
41,6
35,1
11,9

8,8
2,6
100

Nông dân, công nhân (lao động chân tay) chiếm 41,6%, cán bộ chiếm
35,1%, Già, hưu trí chiếm 11,9%, buôn bán chiếm 8,8%, sinh viên chiếm
2,6%.
3.2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG VỀ RỐI
LOẠN LIPID MÁU
3.2.1. Nghiên cứu kiến thức rối loạn lipid máu
3.2.1.1. Nghe thông tin về rối loạn lipid máu
Bảng 3.4. Nghe thông tin về rối loạn lipid máu
Thông tin về RLLM
Số lượng
Tỷ lệ %
Đã nghe
146
37,7
Chưa nghe
241
62,3
Tổng cộng
387
100
Nhận xét: Số người đa nghe nói về RLLM qua phương tiện thông tin
đại chúng, tư vấn của thầy thuốc… chiếm tỷ lệ thấp 37,7%, những người chưa
nghe chiếm cao hơn 62,3%.
3.2.1.2. Biết được nguy cơ bệnh lý nguy hiểm do RLLM gây ra
Bảng 3.5. Biết nguy cơ do RLLM
Biết bệnh

Không biết

Số lượng
216

Tỷ lệ %
55,8


19

Có biết
Tổng cộng

171
387

44,2
100

Nhận xét: Số người biết về sự nguy hiểm do RLLM gây ra chiếm tỷ lệ
thấp 44,2% so với người không biết chiếm 55,8%.
3.2.1.3. Tình hình biết nguyên nhân gây RLLM
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng biết nguyên nhân gây nên RLLM
Nguyên nhân
Biết
Không biết
Tổng cộng

Số lượng

203
184
387

Tỷ lệ %
52,5
47,5
100

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng biết nguyên nhân gây nên RLLM
Nhận xét: Số người biết nguyên nhân gây nên RLLM chiếm cao hơn
52,5% so với người không biết nguyên nhân 47,5%.


20

3.2.1.4. Tình hình đối tượng đã xét nghiệm lipip máu và biết được bệnh lý
do RLLM gây ra hoặc có liên quan với RLLM
Bảng 3.7. Phân bố đối tượng biết ít nhất một bệnh do RLLM gây ra
hoặc có liên quan
Bệnh do RLLM gây ra
Số lượng
Tỷ lệ %
Biết
120
31,0
Không biết
267
69,0
Tổng cộng

387
100
Nhận xét: Số người biết ít nhất 1 bệnh do RLLM gây ra chỉ chiếm 31%, số
người không biết chiếm 69% ít nhất một bệnh do RLLM gây ra.
Bảng 3.8. Phân bố đối tượng đã xét nghiệm bilan lipid máu trong 5 năm
qua
Xét nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ %
Biết có xét nghiệm
102
26,4
Không xét nghiệm,
285
73,6
hoặc không biết
Tổng cộng
387
100
Nhận xét: Số người biết đã có đi xét nghiệm bilan lipid máu trong 5
năm qua chiếm 26,4% bằng 1/3 số người không đi xét nghiệm hoặc không
biết chiếm 73,6%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ người biết có RLLM khi đã xét nghiệm.
Xét nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ %
Biết có RLLM
16
15,3
Không biết

86
84,7
Tổng cộng
102
100

Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng biết có RLLM khi đã xét nghiệm


21

Nhận xét: Trong số 102 người đã xét nghiệm bilan lipid máu số người
biết có RLLM chiếm tỷ lệ thấp 15,3%, số người không có hoặc không biết có
RLLM hay không chiếm tỷ lệ cao 84,7%.
3.2.2. Hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu
3.2.2.1. Hành vi dự phòng về RLLM
Bảng 3.10. Lý do đi xét nghiệm bilan lipid máu
Lý do
Khám sức khỏe
Bác sĩ chỉ định
Bản thân yêu cầu
Trạm y tế mời theo dự án
Tổng cộng

Số lượng
16
18
5
63
102


Tỷ lệ %
15,7
17,6
4,9
61,8
100

Nhận xét: Số người chủ động đi xét nghiệm quá thấp chỉ chiếm 4,9%.
Trong khi đó số người được cán bộ y tế giới thiệu, chỉ định đi xét nghiệm
chiếm đa số 79,4%.
3.2.2.2. Tình hình điều trị RLLM
Bảng 3.11. Điều trị RLLM trong số người biết có RLLM
Điều trị
Có điều trị
Không điều trị
Tổng cộng

Số lượng
10
6
16

Tỷ lệ %
62,5
37,5
100

Nhận xét: Trong 16 người xét nghiệm biết có RLLM, có 10 người đã
và có điều trị, chiếm 62,5%.

3.2.2.3. Phân bố các phương pháp điều trị RLLM bước đầu đã áp dụng ở các
đối tượng có điều trị RLLM
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ các phương pháp điều trị RLLM bước đầu đã áp dụng
Cách điều trị
Uống thuốc
Hoạt động thể lực, đi bộ
Thể dục và uống thuốc
Đi bộ và giảm ăn thịt mỡ
Tổng cộng

Số lượng
4
1
1
4
10

Tỷ lệ %
40
10
10
40
100


22

Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng có cách điều trị RLLM
Nhận xét: Với 10/16 người có RLLM đã và đang điều trị thì có 50% có
sử dụng thuốc ngay từ khi bắt đầu điều trị, 50% áp dụng chế độ ăn và hoạt

động thể lực chưa sử dung thuốc.
3.2.2.4. Thói quen sử dụng các nhóm thức ăn, uống bia rượu trong ngày
Bảng 3.13. Thói quen thường sử dụng thức ăn trong ngày
Nhóm thức ăn trong ngày
Số lượng
Tỷ lệ %
Nhiều thịt động vật, mở, chất béo
133
34,4
Nhiều rau, hoa quả
186
48,1
Nhiều tinh bột, đồ ngọt
38
9,8
Không xác định được
30
7,8
Tổng cộng
387
100

Biểu đồ 3.5. Thói quen sử dụng các nhóm thức ăn trong ngày
Nhận xét: Số người sử dụng nhóm thức ăn nhiều rau quả chiếm tỷ lệ
cao nhất 48,1% ăn nhiều thịt động vật, mở, chất béo chiếm 34,4%. Số người
sử dụng nhóm thức ăn nhiều tinh bột chiếm 9,8%.


×