Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng kiến thức về chế độ ăn và tập luyện của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.44 KB, 52 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ NGUYÊN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN VÀ TẬP LUYỆN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2021


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ NGUYÊN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN VÀ TẬP LUYỆN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

Ngành: Điều Dưỡng
Mã số : 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Thúy Liên

Nam Định – 2021




i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu
Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, các phòng ban của trường, phòng
Đào tạo Đại học, các bộ môn Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định. Em xin
cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã
giảng dạy và giúp em hồn thành đề tài.
Có được báo cáo này em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Nam Định, các khoa phòng của bệnh viện đã tạo điều kiện cho em học tập
và hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Phạm Thị Thúy Liên,
người đã trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này. Với sự nhiệt tình giảng
dạy, theo dõi sát sao, chu đáo trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài,
cơ đã truyền đạt kinh nghiệm, động viên hồn thành khóa luận một cách tốt
nhất.
Em xin cảm ơn Điều dưỡng trưởng, các bác sỹ, các anh chị điều dưỡng,
các anh chị kỹ thuật viên Khoa Nội Thận Tiết niệu-Nội tiết tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hồn thành đề tài
khóa luận.
Trong q trình làm khóa luận, do kinh nghiệm cịn hạn hẹp cũng như
thời gian làm khóa luận có hạn nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ các thầy, cơ.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy, cơ nhiều sức khỏe, thành cơng và
hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Nguyễn Thị Nguyên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận:
“Thực trạng kiến thức về chế độ ăn và tập luyện của người bệnh Đái
tháo đường Type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021”.

Tơi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và
nghiêm túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa Nội
Thận Tiết niệu-Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Trong quá trình
học tập và làm đề tài khóa luận, các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích
dẫn và chú thích rõ ràng.
Nam Định, ngày 07 tháng 6 năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Thị Nguyên


iii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. i

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH......................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU...................................................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 4
1.1. Định nghĩa.......................................................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ĐTĐ........................................................................... 4
1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới................................................................ 4
1.2.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam................................................................. 5
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường.............................. 6
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2................................................... 7
1.5. Phân loại đái tháo đường................................................................................................ 8
1.5.1. Đái tháo đường type 1............................................................................................. 8
1.5.2. Đái tháo đường type 2............................................................................................. 9
1.5.3. Đái tháo đường thai kỳ........................................................................................... 9
1.6. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2............................................................. 9
1.6.1. Nhận biết bệnh tiểu đường qua xét nghiệm máu:............................................. 9
1.6.2. Nhận biết bệnh tiểu đường qua các triệu chứng phổ biến:..........................10
1.7. Những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2.................................... 10
1.7.1. Biến chứng cấp tính.............................................................................................. 10
1.7.2. Biến chứng mạn tính............................................................................................. 11
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................. 13
2.1. Những nghiên cứu trong và ngồi nước về kiến thức tự chăm sóc của người
bệnh đái tháo đường type 2.................................................................................................. 13
2.1.1. Ngoài nước.............................................................................................................. 13



iv
2.1.2. Trong nước:............................................................................................................. 14
Chương 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................................... 16
3.1. Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định........................................................ 16
3.2. Giới thiệu về Khoa Nội Thận Tiết niệu -Nội tiết.................................................... 16
3.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 17
3.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 17
3.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 18
3.5.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 18
3.5.2. Cỡ mẫu:.................................................................................................................... 18
3.6. Phương pháp xây dựng bộ công cụ........................................................................... 18
3.7. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................... 18
3.8. Phương pháp phân tích số liệu:................................................................................... 18
3.9. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................ 19
3.10. Chế độ dinh dưỡng...................................................................................................... 23
3.11. Hoạt động thể lực......................................................................................................... 24
3.12. Các ưu, nhược điểm.................................................................................................... 26
3.12.1. Ưu điểm:................................................................................................................ 26
3.12.2. Nhược điểm:......................................................................................................... 26
Chương 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP...................................................................... 27
4.1. Hướng dẫn người bệnh đái tháo đường type 2 về chế độ dinh dưỡng..............27
4.2. Hướng dẫn người bệnh ĐTĐ type 2 về hoạt động thể lực................................... 29
4.3. Hướng dẫn người bệnh ĐTĐ type 2 về tuân thủ dùng thuốc điều trị................30
4.4. Hướng dẫn người bệnh ĐTĐ type 2 về việc tự theo dõi đường máu................30
4.5. Hướng dẫn người bệnh ĐTĐ type 2 về cách chăm sóc bàn chân......................31
4.6. Hướng dẫn người bệnh ĐTĐ type 2 về các vấn đề tự chăm sóc khác..............33
Chương 5: KẾT LUẬN............................................................................................................. 35
5.1. Thực trạng chế độ ăn và tập luyện của người bệnh đái tháo đường type 2 tại
khoa Nội Thận Tiết niệu-Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh


Nam Định:.............35

5.2. Đề xuất một số giải pháp và nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh
đái tháo đường type 2............................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ

: Đái tháo đường

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

IDF

: Hiệp hội Đái tháo đường thế giới

ADA

: Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm về dân tộc, nơi sống và hoàn cảnh sống của người bệnh
19
Bảng 3.2: Vấn đề mắc các bệnh phối hợp của người bệnh...................................... 22
Bảng 3.3: Đặc điểm về số năm mắc bệnh ĐTĐ của người bệnh........................... 25
Bảng 4.1: Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh
ĐTĐ theo khuyến cáo ADA 2006 29


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1: Tình trạng mắc bệnh của cả hai giới so với các nhóm tuổi..................19
Biểu đồ 3.2: Tình trạng học vấn của người bệnh ĐTĐ type 2..................................... 20
Biểu đồ 3.3: Phân bố về tình trạng nghề nghiệp của người bệnh ĐTĐ type 2......20
Biểu đồ 3.4: Thu nhập hàng tháng của người bệnh ĐTĐ type 2................................ 21
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ phần trăm về thể trạng của người bệnh........................................... 21
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hút thuốc lá và uống rượu bia của người bệnh............................. 22
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ type 2...............23
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ phần trăm các thực phẩm người bệnh hay sử dụng..................... 23
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ phần trăm người bệnh biết cách chế biến thức ăn phù hợp.....24
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ chế độ tập thể dục của người bệnh................................................. 24
Biểu đồ 3.11: Thời gian người bệnh tập luyện thể dục.................................................. 25
Hình 1.1. Sơ đồ tiểu đường type 2.......................................................................................... 6
Hình 3.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định................................................................... 16



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX
cho rằng “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn
chuyển hóa” ngày nay đã và đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo
đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến
lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội
cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến
sức khỏe. Đái tháo đường còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng
cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ
đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị.
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây phổ biến hiện nay
đang gia tăng ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Bệnh ĐTĐ type 2 chiếm từ 85% đến 95% tổng số bệnh nhân mắc bệnh
ĐTĐ. Bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh, theo Stephan Colagiuri tổng hợp từ
nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy cứ trong vòng 15 năm tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ type 2 tăng lên gấp hai lần. Nguyên nhân gây ra ĐTĐ rất phức tạp, nhưng
phần lớn do thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực, sử dụng nhiều thức ăn
nhanh, … Theo tổ chức Y tế thế giới, năm 1995 tồn thế giới có 135 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 4%), dự báo đến năm 2025, số người mắc ĐTĐ
khoảng 330 triệu người (chiếm 5,4%). Theo thống kê Hiệp hội ĐTĐ thế giới
(IDF) năm 2010 số người mắc bệnh ĐTĐ khoảng 285 triệu (chiếm 6,6%) và
dự báo sẽ vượt trên 400 triệu người vào năm 2030.
Cũng theo thống kê năm 2014 từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh
ĐTĐ đang ảnh hưởng đến 422 triệu người trên tồn cầu. Nếu khơng có sự tăng
cường nhận thức và can thiệp kịp thời, ĐTĐ sẽ trở thành một trong bảy nguyên
nhân hàng đầu gây chết người vào năm 2030.
Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển nên việc thay đổi lối

sống góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 là điều khơng tránh
khỏi, nước ta hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường


2

(ĐTĐ). Con số này được dự báo sẽ tăng lên thành 6,1 triệu vào năm 2040. Tuy
nhiên, con số người bệnh chưa được chẩn đoán lên tới gần 70%. Bởi vậy,
nhiều người bệnh được phát hiện bệnh ĐTĐ khi đã xuất hiện các biến chứng.
Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhưng lại là
quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội
tiết Trung ương vào cuối tháng 10/2018 cho thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam
tăng nhanh từ 2,7% (năm 2007) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người
bệnh khơng biết mình mắc bệnh.
Nam Định là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng, có diện tích là
1.668 km2 và dân số trung bình năm 2016 là 1,85%, mật độ dân số khoảng
1.109 người/ km2. Theo như thống kê, tại khoa Nội Thận Tiết niệu-Nội tiết ở
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017, tổng số người bệnh vào viện là
5870; trong đó có 2565 mắc bệnh ĐTĐ type 2 chiếm 43,7%, tiếp đó là năm
2018, khoa có 5877 người bệnh vào viện thì trong số đó co 3650 người bệnh
ĐTĐ type 2 chiếm 62,1%. Chứng tỏ, tỷ lệ người dân mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại
Nam Định ngày càng gia tăng.
Nhận thấy sự gia tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 ở Việt Nam nói
chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng. Vì vậy, tơi muốn đánh giá kiến thức của
người bệnh ĐTĐ về mức độ hiểu biết của bệnh đái tháo đường type 2, từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm làm thay đổi suy nghĩ, lối sống của từng người bệnh,
mặt khác nâng cao kiến thức tự chăm sóc cho bản thân họ. Và để đánh giá được
kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 một cách khoa học, tôi tiến
hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về chế độ ăn


và tập luyện của người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định năm 2021”.


3

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn và tập luyện của người bệnh đái
tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp và nâng cao kiến thức tự chăm sóc của

người bệnh đái tháo đường type 2.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002 “Đái tháo đường là một bệnh mạn
tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không
hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả
tăng glucose máu. Tăng Glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ
thể, đặc biệt tổn thương mạch máu và thần kinh”.
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ĐTĐ
1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới
Hiện nay, mơ hình bệnh tật đang thay đổi. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia
tăng nhanh chóng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều điều tra của các tổ chức Y tế trên thế giới cho thấy tốc độ phát
triển của bệnh đái tháo đường rất nhanh, năm 1985 có 30 triệu người mắc

bệnh, năm 1995 số người mắc bệnh là 135 triệu, đến nay đã khoảng 180 triệu
người và dự kiến đến năm 2025 là 300 triệu người.
Năm 2014, một nửa số người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới
sống ở 5 quốc gia: Trung Quốc, Ấn độ, Hoa Kỳ, Brazil và Indonesia.
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật Hoa kỳ, đến năm 2015 có
khoảng 30,3 triệu người đã mắc ĐTĐ, chiếm 9,4% dân số Hoa Kỳ. Tỷ lệ người
trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ tăng theo độ tuổi, chiếm 25,2% ở những người từ
65 tuổi trở lên. Ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, 2 trong 5 người mắc bệnh
ĐTĐ khơng được chẩn đốn. Khu vực Nam và Trung Mỹ, số người mắc bệnh
ĐTĐ sẽ tăng lên 65% vào năm 2040.
Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ĐTĐ, chiếm hơn 60%
số người mắc bệnh trên toàn thế giới. Năm 2012, Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, tương ứng là 92,3 triệu và 63 triệu người
trong độ tuổi từ 20 đến 79. Các nước Châu Á khác chịu gánh nặng lớn từ


5

bệnh ĐTĐ bao gồm: Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và
Philippines.
Đơng Á và Nam Á là hai khu vực có số lượng người mắc ĐTĐ cao nhất
trong năm 2014 là 106 triệu và 86 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu là do q
trình gia tăng và già hóa dân số.
ĐTĐ đang ảnh hưởng tới hơn 25 triệu người ở khu vực Đơng Nam Á.
Do đó, điều đó sẽ làm tăng gánh nặng bệnh tật; đặc biệt là ở bốn nước đông
dân nhất khu vực: Indonesia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam. Theo IDF năm
2017, chỉ riêng Indonesia có tới hơn 10,2 triệu người mắc bệnh, tiếp theo là
Thái Lan với 4,2 triệu người. Philipines và Việt Nam cũng có khoảng trên 3,5
triệu người mắc bệnh. Tuy nhiên, có tới gần 14 triệu người bệnh ĐTĐ khơng
được chẩn đốn.

1.2.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam
Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 trên đối tượng
30-60 tuổi sống tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 7% và
tăng dần theo nhóm tuổi. Tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 theo Trần Minh Long năm
2010, nghiên cứu ở nhóm người từ 30 – 69 tuổi tại Nghệ An là 9,37%. Theo
Ngô Thanh Nguyên điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hịa
năm 2011 là 8,1%; trong đó số mới chẩn đoán là 69,15. Theo Cao Mỹ Phượng
tại tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ mắc bệnh ở người trên 45 tuổi là 9,5%.
Tỷ lệ mắc bệnh theo điều tra 1.100 người dân tộc Khmer trên 45 tuổi tại
tỉnh Hậu Giang của Nguyễn Văn Lành năm 2014 là 11,91% và theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016 là
3,7%.
Năm 2013, trong kết quả cơng bố của “Dự án phịng chống đái tháo
đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 với
tổng số điều tra là 11.191 người trong độ tuổi từ 30-69 tại sáu vùng: Miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sơng Hồng, Dun hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông


6

Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho thấy số người mắc bệnh ĐTĐ là 634 người,
chiếm tỷ lệ 5,7%. Cũng theo kết quả điều tra này, những người trên 45 tuổi có
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao gấp 4,42 lần những người dưới
45 tuổi. Người bị tăng huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn
những người khơng mắc bệnh 3,45 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc
bệnh cao hơn 2,6 lần. Những người có quan hệ huyết thống thế hệ thứ nhất với
người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,09 lần.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ). Con số này được dự báo sẽ tăng lên thành 6,1 triệu vào năm 2040. Tuy
nhiên, con số người bệnh chưa được chẩn đoán lên tới gần 70%. Bởi vậy,

nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh ĐTĐ khi đã xuất hiện các biến chứng.
1.3.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): có tính chất gia
đình, do kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối, thường gặp ở
người > 30 tuổi, điều trị có thể bằng chế độ ăn, thuốc hạ đường huyết dạng
thuốc và/hoặc insulin.
Tiểu đảo tuỵ, nơi sản sinh ra các hoocmon chuyển hoá bị trục trặc, sản
sinh ra các hoocmon chuyển hố khơng đủ nên gây ra bệnh tiểu đường và biến
chứng của tiểu đường.

Hình 1.1. Sơ đồ tiểu đường type 2


7

1– Thức ăn được tiêu hóa và chuyển thành glucose
2 – Glucose được chuyển vào dòng máu
3 – Tuyến tụy sản xuất insulin nhưng insulin bị đề kháng và không được
sử dụng hiệu quả
4 – Glucose không thể đi vào tế bào một cách hiệu quả
5 – Nồng độ glucose trong máu gia tăng
Các yếu tố nguy cơ:
Các nhà khoa học chưa biết được nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu
đường type 2. Tuy nhiên, sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 có mối liên
quan đến các yếu tố nguy cơ sau:
– Lịch sử tăng đường huyết, tiền đái tháo đường hay đái tháo đường
thai kì
– Tăng cân và béo phì.
– Khơng hoạt động thể chất
– Di truyền

– Gia đình
– Tuổi tác
– Huyết áp cao
– Hàm lượng cholesterol khơng bình thường
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh đái tháo đường type 2
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường
Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Xét nghiệm đường máu lúc đói (8 giờ sau bữa ăn gần nhất) - Glucose
huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7
mmol/L), làm ít nhất 2 lần.
b) Xét nghiệm đường máu ở bất kì thời điểm nào trong ngày - Glucose
huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường
uống 75g (oral glucose tolerance test OGTT) ≥ 200 mg/Dl (11,1 mmol/L).


8

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm
trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g
glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước
đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện
ở phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc
mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn
đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời
gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản
và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương
lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét
nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
1.5. Phân loại đái tháo đường
1.5.1. Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất
rất ít insulin hoặc khơng sản xuất insulin. Những người bị bệnh đái tháo đường
type 1 thường là dưới 20 tuổi. Đó là lý do tại sao loại bệnh này còn được gọi là
bệnh đái tháo đường vị thành niên hoặc bệnh đái tháo đường trẻ em. Chỉ có
khoảng 5% trong số tất cả bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường là type 1.
Do các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, những người mắc
bệnh đái tháo đường type 1 sẽ sống hầu như suốt đời với căn bệnh này và phải
tiêm insulin thường xuyên. Người mắc bệnh đái tháo đường dạng này phải


9

tuyệt đối phụ thuộc vào nguồn insulin đưa từ ngoài vào, nếu khơng thì thường
xun bị ngộ độc toan ceton, chữa trị khơng kịp thời có thể gây tử vong. Ngoài
việc điều trị bằng insulin, tập thể dục và cẩn thận chú ý đến chế độ ăn uống là
cần thiết để ngăn chặn các biến động của lượng đường trong máu. Đái tháo
đường type 1 khơng thể phịng ngừa được.
1.5.2. Đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 thường được tìm thấy ở những người thừa
cân khi trưởng thành. Khoảng 95% tất cả các trường hợp của bệnh đái tháo
đường là đái tháo đường type 2. Sự khác biệt giữa đái tháo đường type 1 và
type 2 là trong bệnh đái tháo đường type 1, cơ thể không sản xuất insulin. Còn
với bệnh đái tháo đường type 2, các tế bào không được đáp ứng đúng với
insulin hoặc khơng sản xuất đủ insulin như bình thường. Bệnh đái tháo đường

type 2 đôi khi được coi là một căn bệnh lối sống bởi các yếu tố nguy cơ của
bệnh là do chế độ ăn khơng khoa học, ít vận động, thừa cân và không tập thể
dục.
1.5.3. Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng mà phụ nữ có thể gặp phải được khi
họ đang ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (ba tháng giữa thai
kỳ). Khoảng 4% phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Khơng giống như đái tháo đường type 1 và 2, đái tháo đường thai kỳ sẽ
biến mất sau khi em bé được sinh ra. Khi một người phụ nữ mắc bệnh đái tháo
đường thai kỳ trong thời gian mang thai, cô ấy có nhiều khả năng mắc đái tháo
đường thai kỳ một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và người phụ nữ đó có
nguy cơ cao phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 sau này trong đời. Phụ nữ
mang thai ở tuổi cao hơn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
1.6. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2
1.6.1. Nhận biết bệnh tiểu đường qua xét nghiệm máu:
+ Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để bạn biết mình có bị mắc tiểu


10

đường hay không. Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm,
trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì.
+ Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị
tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn
99mg/dL là bình thường.
1.6.2. Nhận biết bệnh tiểu đường qua các triệu chứng phổ biến:
Theo Bác sĩ Maria Collazo-Clavell, tại Bệnh viện Mayo (Mỹ) thì các
triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường type 2 có thể bao gồm:
1. Tiểu nhiều, khát nhiều
2. Giảm cân nhanh

3. Tăng đói, đói dữ dội
4. Bệnh về da: da bị khô, da ngứa, da thâm (quanh cổ hoặc hõm nách)
5. Lâu lành vết thương
6. Nhiễm nấm candida và các loại nấm khác
7. Mệt mỏi và hay cáu gắt
8. Nhìn mờ, nhìn nhịe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua
9. Ngứa ran hoặc tê bì chân tay
1.7. Những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2
1.7.1. Biến chứng cấp tính
- Nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton: là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì tăng
nồng độ axit, đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin
gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu khơng được cấp cứu kịp thời.
- Tăng áp lực máu
Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là
biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong đòi hỏi người bệnh cần phải được cấp
cứu ngay lập tức.
- Hạ đường huyết


11

Hạ đường huyết: xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l. Nguyên
nhân có thể là dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá
mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức hay uống quá
nhiều rượu. Dấu hiệu là bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn,
vã mồ hơi, chống váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp
thời có thể hơn mê, thậm chí tử vong.
1.7.2. Biến chứng mạn tính
- Biến chứng tim mạch: ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ

cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt
hoặc tử vong.
- Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu
nhỏ ở thận dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến
ở những người mắc tiểu đường hơn khơng mắc. Việc duy trì mức glucose máu
và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
- Biến chứng thần kinh:
+ Tổn thương dây thần kinh: là biến chứng phổ biến và thường xuất
hiện sớm nhất ở người bệnh ĐTĐ.
+ Bệnh ĐTĐ type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi
glucose máu và huyết áp quá cao.
+ Biểu hiện ở các chi: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo
cơ, đau, thiểu dưỡng và loét do thiếu dinh dưỡng là nguy cơ của nhiễm trùng
dẫn đến đoạn chi (cắt bỏ một phần của chi) …
+ Tổn thương dây thần kinh sọ có thể gây sụp mi, lác trong, liệt mặt.
+ Tổn thương thần kinh thực vật cịn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt
bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa…
- Biến chứng về thị giác: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ
phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose
máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên


12

nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm sốt qua
kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần
hoặc bình thường.
- Nguy cơ nhiễm trùng: đường trong máu cao là môi trường thuận lợi
cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy
rất dễ bị nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền…Tình

trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.
- Các biến chứng trong thời kỳ mang thai:
+ Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân.
Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường
huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai
kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.
+ Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm
tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như: xương, khớp, não bộ,
suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da…


13

Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Những nghiên cứu trong và ngồi nước về kiến thức tự chăm
sóc của người bệnh đái tháo đường type 2.
2.1.1. Ngoài nước
Năm 2009, Pharm Adibe và cộng sự tiến hành khảo sát kiến thức tự
chăm sóc trên 273 người bệnh đái tháo đường, điều trị ngoại trú tại Đông Nam
Nigieria. Kết quả cho thấy kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ có
liên quan đến giới tính, tuổi, trình độ học vấn và số năm bị tiểu đường. Người
bệnh là nữ giới, người bệnh trẻ tuổi (18-35), người bệnh có trình độ học vấn
cao và đã sống với bệnh ĐTĐ >10 năm có điểm kiến thức tự chăm sóc cao
hơn. Đồng thời, kiến thức chung về bệnh ĐTĐ càng tốt thì điểm kiến thức về
tự chăm sóc càng cao.
Năm 2011, Odili đã đánh giá kiến thức của người bệnh ĐTĐ type 2 ở
một thành phố thuộc Nigieria để từ đó tìm mối liên quan giữa các đặc điểm của
người bệnh với sự thâm hụt kiến thức. Kiến thức về bệnh ĐTĐ rất thấp (39,5%
± 16,7%). Sự thiếu hụt kiến thức chủ yếu về chế độ ăn và tự theo dõi đường

máu. Thời gian mắc bệnh lâu hơn thì kiến thức về bệnh ĐTĐ tốt hơn.
Một nghiên cứu mô tả để xác định mức độ kiến thức tự chăm sóc và các
yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2 được thực hiện hai bang ở
Nigeria bởi Jackson và cộng sự. Kết quả cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu
(79,5%) trả lời đúng từ 70% câu hỏi trở lên. Mức độ kiến thức tự chăm sóc có
mối tương quan với trình độ học vấn, thu nhập và thời gian mắc bệnh của
ĐTNC.
Năm 2016, một nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành tự chăm sóc
của người bệnh ĐTĐ type 2 ở Karnataka được thực hiện bởi Dinesh và cộng
sự. Với 400 người bệnh ĐTĐ type 2 thì 24% số người bệnh có kiến thức


14

tốt về tự chăm sóc, 59% có kiến thức trung bình và 17% có kiến thức kém.
Trong số đó, hơn 70% không biết rằng bệnh thần kinh, nhiễm trùng da và các
vấn đề về mắt có thể là một biến chứng của bệnh. Đặc biệt 99,5%, số người
bệnh tham gia vào nghiên cứu này không kiểm tra bàn chân và giày dép hàng
ngày.
2.1.2. Trong nước:
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ và tự
chăm sóc của người bệnh ĐTĐ type 2 cũng được thực hiện.
Các nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ dinh
dưỡng và chế độ tập luyện của người bệnh ĐTĐ type 2 đã chỉ ra rằng: Kiến
thức của người bệnh ĐTĐ type 2 về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện
còn chưa đầy đủ (62% người bệnh trả lời đúng trên 52% số câu hỏi theo
nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và
theo nghiên cứu của Trần Hoa Vân, Lê Minh Phượng tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Tiền Giang thì có 69% người bệnh trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về
chế độ ăn, 65% người bệnh trả ời đúng các câu hỏi kiến thức về chế độ luyện

tập). Nhưng theo nghiên cứu của Vũ Thị Tuyết Mai tại Bệnh viện Đa khoa
Kiên Giang năm 2014 thì có tới 70,2% người bệnh ĐTĐ type 2 có kiến thức
chưa đạt về chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
Trong cuộc điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống
bệnh ĐTĐ tại Việt Nam năm 2011 do Nguyễn Quang Vinh và cộng sự tiến
hành trên 13159 đối tượng đang sống tại tất cả các tỉnh/ thành phố của Việt
Nam trong độ tuổi từ 30-64 đã thu được một số kết quả về kiến thức bệnh
ĐTĐ: tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung về bệnh rất thấp là 57%; 26,0% có
kiến thức thấp; 15,65% có kiến thức trung bình – khá và chỉ có 1,4% có kiến
thức tốt. Kiến thức về bệnh ĐTĐ khơng có sự khác biệt nhiều giữa các vùng
miền trên cả nước.
Năm 2016, nghiên cứu đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh


15

ĐTĐ type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên do Nguyễn Vũ Huyền Anh
thực hiện đã chỉ ra rằng: có 37,4% ĐTNC có kiến thức tự chăm sóc ở mức Đạt,
cịn lại 62,6% là Khơng đạt. Trong đó, người bệnh có kiến thức tốt về hoạt
động thể lực nhưng còn thiếu hụt kiến thức về chế độ dinh dưỡng và tự theo
dõi đường máu.


16

Chương 3
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.1. Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là tuyến chuyên môn kỹ thuật cao
nhất của hệ thống y tế tỉnh Nam Định. Bệnh viện được công nhận là bệnh viện

hạng I từ 27/2/2012 quy mô giường bệnh là 630 giường. Bệnh viện hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám đốc và các phịng ban
chức năng. Bệnh viện có 21 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng và 07 phòng
chức năng với tổng số 625 cán bộ viên chức. Bệnh viện là nơi khám, chăm sóc,
điều trị cho nhân dân trong tỉnh và một số vùng lân cận đồng thời cũng là cơ sở
thực hành chính của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, trung cấp y tế tỉnh
Nam Định, trường Đại học y Thái Bình và một số trường khác.

Hình 3.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định 3.2. Giới thiệu về Khoa Nội Thận Tiết niệu -Nội tiết
Khoa Nội Thận Tiết niệu-Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định chịu trách nhiệm điều trị và tư vấn tất cả các bệnh nhân trong địa bàn
thành phố và các khu vực lân cận thuộc các chuyên khoa nội khoa như Thận
tiết niệu (thận nhân tạo), Đái tháo đường…
Về tổ chức có:


×