Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hiệu quả sử dụng trà cỏ sữa kết hợp chế độ ăn và tập luyện trên người 40 69 tuổi có rối loạn glucose máu lúc đói tại thành phố hạ long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.97 KB, 26 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây, biểu hiện bằng
tăng glucose máu. Rối loạn glucose máu là tình trạng glucose máu
cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán là đái tháo
đường bao gồm rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp
glucose. Đái tháo đường và biến chứng của nó gây tử vong cao, giảm
chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội
và bản thân người bệnh.
Đái tháo đường đang gia tăng trên toàn thế giới, năm 2013, số
người tuổi từ 20-79 bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 382 triệu,
năm 2015 là 415 triệu. Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm (2002-2012),
tỷ lệ đái tháo đường ở đối tượng 30-64 tuổi đã tăng 200% từ 2,7%
lên 5,4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng tăng mạnh từ 7,7% lên
13,7%.
Do đó, cần thiết tìm ra các biện pháp để quản lý căn bệnh này.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, xác định cụ thể, dự phòng yếu
tố nguy cơ, đồng thời có chế độ ăn và hoạt động thể lực phù hợp,
hoặc sử dụng thường xuyên thực vật có nhiều polyphenol,
flavonoid…làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường và rối loạn
glucose máu.
Cỏ Sữa lá lớn có tên khoa học là Euphorbia hirta L., thành phần
có chứa nhóm hoạt chất polyphenol, flavonoid… Người dân một số
nước trên thế giới và Việt Nam đã sử dụng cỏ Sữa lá lớn nhằm ổn
định glucose máu cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có
một nghiên cứu khoa học đầy đủ nào về tác dụng của cỏ Sữa lá lớn
cũng như việc kết hợp với chế độ ăn và tập luyện nhằm kiểm soát
glucose máu trên bệnh nhân đái tháo đường và rối loạn glucose máu.



2

Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh những năm gần đây có tỷ lệ
bệnh nhân đái tháo đường và rối loạn glucose máu cao tương đương
với các khu vực khác trong cả nước. Do đó, phát hiện sớm và kiểm
soát tình trạng rối loạn glucose máu trên địa bàn là rất cần thiết. Từ
những cơ sở trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
1. Xác định một số yếu tố nguy cơ rối loạn glucose máu lúc đói
ở người 40-69 tuổi tại một số phường của thành phố Hạ Long.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp chế độ ăn và
tập luyện trên người 40-69 tuổi có rối loạn glucose máu lúc đói trong
thời gian 20 tuần.
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đã cung cấp bộ số liệu khá phong phú về yếu tố
nguy cơ của rối loạn glucose máu trên người 40-69 tuổi tại TP Hạ
Long là chỉ số VE, tỉ số VE/VM cao, BMI>23, không có thói quen
tập luyện thể thao và nữ giới có tiền sử mang thai tăng trên 15 kg.
Đây chính là các dấu hiệu cảnh báo sớm về đái tháo đường và một số
bệnh mạn tính không lây nhiễm khác đối với sức khỏe.
Đây là lần đầu tiên thử nghiệm lâm sàng và đã chứng minh
được hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp với chế độ ăn và luyện tập
đối với kiểm soát glucose máu. Từ đó tạo ra sản phẩm trà cỏ sữa có
nguồn nguyên liệu là thảo dược có sẵn ở vùng địa lý, khí hậu của
Việt Nam, thuận tiện, dễ dàng cho cộng đồng sử dụng, góp phần vào
công cuộc phòng chống đái tháo đường và rối loạn glucose máu hiện
nay.
Bố cục của luận án
Luận án có 130 trang, gồm: Đặt vấn đề: 2 trang, tổng quan 33
trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26 trang, kết quả nghiên



3

cứu 31 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 02 trang, khuyến nghị 01
trang.
Luận án có 37 bảng, 3 hình, 4 biểu đồ, 192 tài liệu tham khảo:
tiếng Việt (56), tiếng Anh (136).
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đái tháo đường và rối loạn glucose máu
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đái tháo đường (ĐTĐ) là
một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu
quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin, hoặc do liên quan đến
sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.
1.1.1.2.Rối loạn glucose máu (tiền đái tháo đường)
Rối loạn glucose máu (RLGM) là tình trạng glucose máu cao
hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán là bệnh ĐTĐ,
bao gồm 2 tình trạng: Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired fasting
glucose = IFG) và giảm dung nạp glucose (Impaired glucose
tolerance = IGT); tuy nhiên ở giai đoạn này đã xuất hiện tình trạng
kháng insulin, là bước khởi đầu trong tiến trình xuất hiện ĐTĐ type
2.
1.1.2. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các RLGM dựa vào glucose
huyết tương theo WHO-IDF 2008, cập nhật 2010:
+ Bình thường: Glucose máu lúc đói < 5,6 mmol/L.



4

+ Đái tháo đường: Glucose máu lúc đói � 7 mmol/L; Hoặc
glucose bất kỳ hoặc sau 2 giờ OGTT �11,1 mmol/L.
+ Rối loạn glucose máu: IGT (glucose máu lúc đói: 5,6–< 7,0
mmol/L, và/hoặc glucose máu sau 2 giờ OGTT từ 7,8–< 11,1
mmol/L); IFG (glucose máu lúc đói: 5,6<7,0 mmol/L, và/hoặc
glucose máu sau 2 giờ OGTT <7,8 mmol/L).
1.1.3. Phân loại
Theo WHO, bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại sau: ĐTĐ type
1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và các thể đặc biệt khác.
1.2. Tình hình đái tháo đường và rối loạn glucose máu
Bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng, số người mắc ĐTĐ trên
toàn thế giới đã tăng vọt từ 194 triệu năm 2003 lên 415 triệu năm
2015. Chủ yếu là bệnh ĐTĐ type 2, chiếm khoảng 85-95% tổng số
người mắc bệnh ĐTĐ. Trong đó, 46% mắc bệnh nhưng không được
chẩn đoán, 80% sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4
trên thế giới, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận giai
đoạn cuối, cắt cụt chi không do chấn thương và gây giảm tuổi thọ
trung bình từ 5 đến 10 năm. Chi phí y tế cho điều trị và kiểm soát
biến chứng ĐTĐ toàn thế giới trong năm 2013 ước tính 548 tỷ đô la
Mỹ, tăng lên 673 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015 (chiếm 12% tổng chi phí
y tế toàn thế giới).
Ở Việt Nam, kết quả do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực
hiện năm 2012 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng gấp đôi so với
năm 2002 (5,42% so với 2,7%), tỷ lệ IGT cũng gia tăng mạnh mẽ từ
7,7% năm 2002 lên 13,68% năm 2012, tỷ lệ người mắc ĐTĐ trong



5

cộng đồng không được phát hiện chiếm 63,6% trong toàn quốc,
75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về ĐTĐ.
1.3. Yếu tố nguy cơ đái tháo đường và rối loạn glucose máu
1.3.1. Yếu tố nguy cơ không thay đổi được
- Tuổi: nguy cơ ĐTĐ tăng dần theo độ tuổi, thường ở tuổi > 45.
- Dân tộc/chủng tộc: ĐTĐ type 2 gặp ở tất cả các dân
tộc với tỷ lệ và mức độ hoàn toàn khác nhau.
- Tiền sử gia đình: Người có mối liên quan huyết
thống gần gũi với người mắc ĐTĐ type 2 có nguy cơ
mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 4-6 lần người trong gia đình
không có người mắc ĐTĐ type 2.
- Đái tháo đường thai kỳ: 50% phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ
có nguy cơ trở thành ĐTĐ type 2 trong khoảng thời gian từ 5-10
năm, 80% trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.
- Tiền sử sinh con cân nặng trên 4 kg: Các bà mẹ này có nguy
cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn so với phụ nữ bình thường. Những trẻ
này thường bị béo phì từ nhỏ, bị IGT và ĐTĐ type 2 khi lớn tuổi.
1.3.2. Yếu tố nguy cơ có thể dự phòng thay đổi được, điều này đặc
biệt quan trọng để có biện pháp giúp tác động vào những YTNC có
thể thay đổi được, từ đó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm diễn tiến
bệnh ĐTĐ type 2.
- Môi trường và lối sống: Môi trường và lối sống hay sự
khác nhau về khu vực cư trú là một trong các yếu tố
ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ĐTĐ và RLGM.
- Tiền sử rối loạn glucose máu: Người RLGM có nguy cơ bị
ĐTĐ type 2 cao gấp 3-10 lần người bình thường.



6

- Tăng huyết áp: Đa số bệnh nhân ĐTĐ type 2 có
tăng HA và tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở người tăng HA cũng cao
hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi.
- Thừa cân, béo phì: người thừa cân béo phì có nguy cơ
mắc ĐTĐ cao hơn so với người bình thường.
- Chế độ ăn và hoạt động thể lực:những người có chế độ ăn và
hoạt động thể lực không hợp lý có nguy cơ cao mắc ĐTĐ type 2.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng ghi nhận một số
yếu tố khác như: rối loạn lipid máu, suy dinh dưỡng lúc
nhỏ, stress…
1.4. Các giải pháp can thiệp hỗ trợ phòng và điều trị ĐTĐ
1.4.1. Thuốc trong phòng và điều trị ĐTĐ type 2
Các nhóm thuốc chính điều trị bệnh ĐTĐ đều dựa trên những cơ
chế bệnh sinh chính của bệnh là kính thích tụy tiết insulin, giảm kháng
insulin, ức chế sự hấp thu glucose ở niêm mạc ruột...Các loại thuốc
điều trị ĐTĐ lần lượt là: Metformin, ức chế kênh đồng vận chuyển
natri-glucose (SGLT2i), sulfonylurea, glinides, pioglitazon, ức chế
enzym α-glucosidase, ức chế enzym DPP- 4, đồng vận thụ thể GLP-1,
insulin.
1.4.2. Thay đổi lối sống, chế độ ăn và luyện tập
Can thiệp thay đổi lối sống nói chung bao gồm giảm cân nặng
vừa phải đối với người thừa cân, béo phì (5-10% cân nặng), tránh lối
sống tĩnh tại, tăng cường tập luyện đều đặn 30 phút/ngày với cường
độ trung bình (150 phút/tuần), với chiến lược về dinh dưỡng: giảm
năng lượng, giảm chất béo, thay thế các thực phẩm có chỉ số glucose
máu cao bằng các thực phẩm có chỉ số glucose máu thấp, tăng cường
chất xơ, sử dụng ngũ cốc nguyên vỏ, rau xanh, hoa quả tươi...



7

1.4.3. Sử dụng thực vật trong hỗ trợ phòng và điều trị ĐTĐ
Hiện nay, nhiều loại thực vật đã được khuyến cáo sử dụng với
mục đích hỗ trợ hoặc bổ sung thay thế thuốc điều trị cho bệnh nhân
ĐTĐ. Trên thế giới có khoảng hơn 1.000 cây thực vật có chứa các
hoạt chất polyphenol, flavonoid, alkajoids, terpenoid, anthocyanins,
glycosides… đã được ghi nhận có tác dụng trên bệnh nhân ĐTĐ
như: Nhân sâm, dây Thìa canh, Vối...
Cây cỏ Sữa lá lớn có tên khoa học là Euphorbia hirta L., họ thầu
dầu (Euphorbiaceae). Thành phần hóa học có: polyphenol, flavonoids,
tannins, alkanes…, thường được y học cổ truyền các nước sử dụng để
làm thuốc điều trị nhiều bệnh, đáng chú ý là có tác dụng hạ glucose
máu, chống oxy hóa và thực tế trên lâm sàng chưa phát hiện triệu
chứng độc trong và sau khi dùng thuốc. Nghiên cứu mới đây của nhóm
tác giả Nguyễn Mạnh Thắng tại Viện Dược liệu Trung ương cho thấy
dịch chiết cỏ Sữa lá lớn không gây độc tính cấp và độc tính mãn trên
chuột thực nghiệm. Theo WHO, cây cỏ Sữa lá lớn an toàn khi sử
dụng.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tuổi 40-69, tự nguyện tham gia.
- Nghiên cứu bệnh chứng: Nhóm bệnh (glucose máu lúc đói 5,6<7 mmol/L) và nhóm chứng (glucose máu lúc đói<5,6 mmol/L).
- Nghiên cứu can thiệp: glucose máu lúc đói 5,6-<7 mmol/L,
BMI = 18,5-<25 kg/m2. Nhóm can thiệp 1 (CT1): chỉ hướng dẫn chế
độ ăn và tập luyện, không uống trà cỏ Sữa; nhóm can thiệp 2 (CT2):
uống trà cỏ Sữa kết hợp tư vấn chế độ ăn và tập luyện.
2.2. Thời gian tiến hành: Từ tháng 5-11/2013.



8

2.3. Địa điểm triển khai: Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Gồm 2 nghiên cứu kế tiếp nhau là nghiên
cứu bệnh chứng và nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng.
2.4.2. Cỡ mẫu
+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng, áp dụng công thức:
n
Trong đó: z(1- α/2) =1,96; z(1- β) = 0,84; P1 = 0,2; P2 = 0,1.
Ta có n=110 cho mỗi nhóm. Thực tế số mẫu là 126 đối tượng/nhóm.
+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp, áp dụng công thức:
n =2.
Trong đó: Z=1,96; Z=1,28; = 0,23; µ1-µ2=0,2 mmol/L.
Ta có n=28 cho mỗi nhóm. Thực tế số mẫu là 32 đối tượng/nhóm.
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu
+ Chọn mẫu nghiên cứu bệnh chứng
Chọn mẫu có chủ đích 4 phường; sàng lọc, chọn vào nghiên cứu
252 đối tượng (126 RLGM và 126 không RLGM). Đối tượng được
ghép cặp tương đồng theo nhóm tuổi (40-49; 50-59;60-69) và giới.
+ Chọn mẫu nghiên cứu can thiệp
Trong số 126 đối tượng RLGM được xác định ở nghiên cứu
bệnh chứng, phân nhóm đối tượng đủ cho 32 cặp (32 nhóm CT1 và
32 nhóm CT2) dựa trên sự tương đồng về nhóm tuổi (40-49; 50-59;
60-69) và giới. Sau can thiệp, còn 31 cặp được đưa vào phân tích.
2.4.4. Chuẩn bị trà cỏ Sữa cho nhóm CT2


9


Cỏ sữa lá lớn bỏ rễ, lấy cả thân, lá, hoa khô xay nghiền, pha
trộn với bột cỏ Ngọt (khoảng 4%), đóng túi lọc 30g/túi. Hàm lượng
polyphenol =25-35 mg/gram trà cỏ Sữa. Đạt các chỉ tiêu về vi sinh
vật.
2.5. Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện với các bước tiến hành cho 2 nghiên cứu như
sau: Thiết kế, thử nghiệm bộ công cụ điều tra; chuẩn bị các dụng cụ,
hóa chất cần thiết; chọn địa bàn; chọn và tập huấn cho các điều tra
viên, GSV, bác sỹ tư vấn; lập danh sách, chọn và gửi giấy mời cho
các đối tượng; tổ chức sàng lọc; điều tra bệnh chứng; nghiên cứu can
thiệp (điều tra ban đầu, can thiệp trong 12 tuần, đánh giá sau 12 tuần
can thiệp, theo dõi trong 8 tuần sau ngừng can thiệp, đánh giá sau 8
tuần ngừng can thiệp); chăm sóc đối tượng sau kết thúc chương
trình.
2.6. Các biện pháp khống chế sai số: Thực hiện các kỹ thuật kiểm
soát và giảm sai số nghiên cứu: chọn mẫu, điều tra viên, thu thập
thông tin, dụng cụ, trang thiết bị, chuẩn hóa số liệu.
2.7. Phân tích và xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Epi Data, SPSS
16.0 với các test thống kê y sinh học. Sử dụng phương pháp hồi quy
logistic trong phân tích nguy cơ. Đo lường hiệu quả can thiệp thông
qua các chỉ số: ARR, RRR và NNT.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu: Đề cương nghiên cứu được Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Viện Dinh dưỡng thông qua.
Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. Một số yếu tố nguy cơ rối loạn glucose máu


10


Bảng 3.13. Mối liên quan với

đặc điểm nhân trắc, HA

Đặc điểm
VE
VE/VM
BMI
HA tối đa
HA tối
thiểu
*,

< 0,8 (nữ);< 0,9 (nam)
≥ 0,8 (nữ); ≥ 0,9 (nam)
BMI < 23
BMI > 23
< 140 mmHg
> 140 mmHg
< 90 mmHg
> 90 mmHg

Phân tích đa biến
OR (95%CI)
p
1,04 (1,00-1,07 )
0,038*
1,0
2,94 (1,54-5,62)

0,001*
1,0
1,67 (1,01-2,76)
0,048*
1,0
1,11 (0,62-2,00)
0,719
1,0
0,67 (0,26-1,73)
0,409

p<0,05; Tất cả các phân tích đã được hiệu chỉnh theo tuổi và giới


11

Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy, chỉ số VE, VE/VM cao và
BMI ≥23 có liên quan có ý nghĩa thống kê đối với RLGM (p<0,05).
Bảng 3.15. Mối liên quan với đặc điểm lối sống, hoạt động thể lực
Đặc điểm
Tính chất
công việc
Thói quen tập
luyện thể thao
Thời gian hoạt
động tĩnh/ngày
*,

Lao động nặng
Lao động trung bình

Lao động nhẹ

Không
< 6 giờ/ngày
> 6 giờ/ngày

Phân tích đa biến
OR (95%CI)
p
1,0
0,74 (0,31-1,77) 0,502
0,89 (0,37-2,14) 0,792
1,0
1,73 (1,04-2,89) 0,036*
1,0
0,84(0,39-1,81) 0,648

p<0,05; Tất cả các phân tích đã được hiệu chỉnh theo tuổi và giới

Kết quả trong bảng 3.15 cho thấy, không có thói quen tập luyện
thể thao có liên quan có ý nghĩa thống kê đối với RLGM (p<0,05).
Bảng 3.23. Mối liên quan với tiền sử gia đình và thai nghén ở nữ
Phân tích đa biến
Đặc điểm
OR (95%CI)
p
Không
1,0
10 năm tăng cân > 5kg


0,96 (0,46-2,02) 0,920
1,0
Khi mang thai tăng Không
cân > 15 kg

3,62 (1,40-9,36) 0,008*
Không
1,0
Đẻ con > 4kg

0,35 (0,09-1,43) 0,144
1,0
Gia đình có người mắc Không
ĐTĐ

0,74 (0,26-2,09) 0,573
Không
1,0
Gia đình có người bị
thừa cân, béo phì

0,59 (0,22-1,59) 0,293
*,

p<0,05; Tất cả các phân tích đã được hiệu chỉnh theo tuổi


12

Kết quả trong bảng 3.23 cho thấy, bà mẹ có tiền sử khi mang

thai tăng > 15kg có liên quan có ý nghĩa thống kê đối với RLGM
(p<0,05).
3.2. Hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp chế độ ăn và tập luyện
trên người 40-69 tuổi có RLGM lúc đói trong thời gian 20 tuần.
Bảng 3.28. Hiệu quả giảm nồng độ glucose máu và HbA1c
Chỉ số

Glucose
máu
(mmol/L)

HbA1c
(%)

Thời
gian
T0
T12
T20
T12-T0
T20-T0
T0
T12
T20
T12-T0
T20-T0

Nhóm CT1 (n=31)
TB ± SD
6,15 ± 0,50

6,03 ± 0,59
6,13 ± 0,94
-0,12 ± 0,41
-0,03 ± 0,36
5,57 ± 0,53
5,50 ± 0,34
5,92 ± 0,50
0,07 ± 0,34
0,41 ± 0,46

Nhóm CT2
(n=31)
TB ± SD
6,22 ± 0,44
5,84 ± 0,49
5,99 ± 0,57
-0,39 ± 0,38*
-0,24 ± 0,46
5,77 ± 0,59
5,42 ± 0,32a,*
5,76 ± 0,50
-0,34 ± 0,52*
-0,02 ± 0,62

a

, p<0,05 so với T0 cùng nhóm, Wilconxon test

*, p<0,05 so với nhóm CT1, Mann-Whitney test


Kết quả trong bảng 3.28 cho thấy, tại thời điểm trước can thiệp,
không có sự khác biệt về nồng độ glucose máu và HbA1c giữa nhóm
CT1 và nhóm CT2. Sau 12 tuần can thiệp, nồng độ glucose máu của
cả 2 nhóm đều có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên nhóm CT2 có xu
hướng giảm nhiều hơn nhóm CT1, dẫn đến số lượng giảm glucose
máu của nhóm CT2 nhiều hơn nhóm CT1 một cách có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Chỉ số HbA1c của nhóm CT2 đã giảm xuống một cách


13

có ý nghĩa thống kê so với nhóm CT1 sau 12 tuần và giảm thấp
hơn so với ban đầu (p<0,05). Số lượng giảm HbA1c của nhóm CT2
nhiều hơn nhóm CT1 một cách rõ rệt (p<0,05). Sau khi dừng can
thiệp, nồng độ glucose máu và HbA1c của cả 2 nhóm đều có xu
hướng quay lại ban đầu (p>0,05).

100.0100.0
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
T12:0


Nhóm CT2
Nhóm CT1

90.3

%

67.7

83.9
71.0

T0
T12
T20
ARR: 22,6%(95%CI=22,5-22,6);RRR:25,0%(95%CI=25,0-25,0);NNT:4,4(95%CI=4,4-4,4)
a

, p<0,01 so với ban đầu và *, p<0,05 so với nhóm CT1 (2 test )

Biểu đồ 3.1. Hiệu quả đối với tỷ lệ đối tượng có glucose máu > 5,6 mmol/L

Kết quả trong biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ đối tượng có glucose
máu > 5,6 mmol/L tại thời điểm ban đầu là 100% ở cả 2 nhóm. Sau
12 tuần can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nồng độ glucose máu > 5,6
mmol/L đã giảm rất rõ rệt ở nhóm CT2, giảm xuống nhiều hơn so với
nhóm CT1 (67,7% so với 90,3%, p<0,05) và giảm đáng kể so với ban
đầu (67,7% so với 100%, p<0,01). Tuy nhiên, sau 8 tuần dừng can
thiệp thì tỷ lệ này lại có xu hướng quay lại ban đầu, nhóm CT1 có tỷ
lệ cao hơn so với nhóm CT2, nhưng không khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p>0,05).


14

Kết quả trong biểu đồ 3.1

cũng cho thấy, sử dụng trà cỏ

Sữa kết hợp chế độ ăn và tập luyện trong 12 tuần giảm nguy cơ có
glucose máu > 5,6 mmol/L tuyệt đối 22,6% (ARR=22,6%); giảm
nguy cơ có glucose máu > 5,6 mmol/L tương đối 25,0%
(RRR=25,0%); và cứ can thiệp 4 đối tượng có glucose máu > 5,6
mmol/L thì có 1 đối tượng có glucose máu < 5,6 mmol/L (NNT=4,4).
70
60
50

%

Nhóm CT2
Nhóm CT1

58.1
4 5.2

58.1

64 .5


4 5.2
35.5

40
30
20
10

0
T12:
ARR:38,9%(95%CI=38,9-38,9);RRR:38,9%(95%CI=38,9-38,9);
NNT:2,6(95%CI=2,6-2,6)
T0
T12
T20
a

, p<0,05 so với ban đầu (2 test )

Biểu đồ 3.2. Hiệu quả đối với tỷ lệ đối tượng có HbA1c > 5,7%
Kết quả trong biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ đối tượng có HbA1c >
5,7% tại thời điểm ban đầu là 58,1% ở nhóm CT2 và 45,2% nhóm
CT1 (p>0,05). Sau 12 tuần can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nồng độ
HbA1c > 5,7% đã giảm giảm rõ rệt ở nhóm CT2 (từ 58,1% xuống
còn 35,5%, p<0,05), thấp hơn so với nhóm CT1 (35,5% so với
45,2%, p>0,05). Tuy nhiên, sau 8 tuần dừng can thiệp thì tỷ lệ này lại
có xu hướng quay lại ban đầu, nhóm CT1 có tỷ lệ cao hơn so với
nhóm CT2, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả trong biểu đồ 3.2 cũng cho thấy, sử dụng trà cỏ Sữa kết
hợp chế độ ăn và tập luyện trong 12 tuần giảm nguy cơ có HbA1c >



15

5,7%

tuyệt

đối

38,9% (ARR=38,9%); giảm nguy cơ có

HbA1c > 5,7% tương đối 38,9% (RRR=38,9%); và cứ can thiệp 3
đối tượng có HbA1c > 5,7% thì có 1 đối tượng có HbA1c < 5,7%
(NNT=2,6).

100.0

%
100

Nhóm CT2
Nhóm CT1

80.6

77.4

80
60


41.9

40
20
0

T12:
T0 RRR:32,8%(95%CI=32,8-32,8);
T12NNT:3,9(95%CI=3,9-3,9)
ARR:25,4%(95%CI=25,4-25,4);
a,*

, p<0,01 so với ban đầu và so với nhóm CT1 (2 test)

Biểu đồ 3.3. Hiệu quả đối với tỷ lệ đối tượng có MDA >1,7
nmol/L
Kết quả trong biểu đồ 3.3 cho thấy, tỷ lệ đối tượng có MDA >
1,7 nmol/L tại thời điểm ban đầu là 80,6% ở nhóm CT2 và 100%
nhóm CT1 (p>0,05). Sau 12 tuần can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nồng
độ MDA > 1,7 nmol/L đã giảm giảm rõ rệt ở nhóm CT2 (từ 80,6%
xuống 41,9%, p<0,05), thấp hơn so với nhóm CT1 (41,9% so với
77,4%, p<0,05).


16

nmol
/L


Nhóm CT2
Nhóm CT1

2.03 2.13

2.50
2.00

1.75

2.01

1.50
1.00

0.28

0.50

0.12

0.00
T0
a

T12

T12-T0

, p<0,05 so với ban đầu, Wilconxon test; *, p<0,05 so với nhóm CT1, Mann-Whitney test


Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi nồng độ chỉ số chống oxy hóa (MDA)
Kết quả trong biểu đồ 3.4 cho thấy, nồng độ MDA ở 2 nhóm
CT1 và nhóm CT2 không khác nhau có ý nghĩa thống kê tại thời
điểm trước can thiệp. Nồng độ MDA của nhóm CT2 đã giảm đáng kể
sau 12 tuần can thiệp (từ 2,03 nmol/L xuống 1,75 nmol/L, p<0,05),
trong khi nồng độ MDA nhóm CT1 hầu như không thay đổi so với
thời điểm ban đầu. Tại thời điểm sau 12 tuần can thiệp, nồng độ
MDA của nhóm CT2 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm CT1
(p<0,05). Sự thay đổi trước sau ở nhóm CT2 nhiều hơn so với nhóm
CT1 (0,28 nmol/L so với 0,12 nmol/L, p<0,05).
Bảng 3.29. Sự thay đổi nồng độ insulin và chỉ số kháng insulin
Chỉ số

Thời

Nhóm CT1 (n=31)

Nhóm CT2 (n=31)

gian

TB ± SD

TB ± SD


17

Insulin

(pmol/L)

HOMA-IR

T0

87,45 ± 43,92

73,68 ± 40,77

T12

78,76 ± 39,74

80,48 ± 48,13

T12-T0

-8,67 ± 46,67

7,16 ± 43,79

T0

0,29 ± 0,16

0,41 ± 0,54

T12


0,34 ± 0,17

0,30 ± 0,10

T12-T0

-0,15 ± 1,03

0,11 ± 0,40*

*, p<0,05 so với nhóm CT1, Mann-Whitney test

Kết quả trong bảng 3.29 cho thấy, sau 12 tuần can thiệp, chỉ số
kháng insulin HOMA-IR đã giảm xuống ở nhóm CT2 (từ 0,41 ± 0,54
xuống 0,30 ± 0,10); trong khi nhóm CT1 lại có xu hướng tăng lên (từ
0,29 ± 0,16 lên 0,34 ± 0,17), tuy nhiên chưa tìm thấy sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê tại thời điểm T12 (p>0,05). Việc tính toán lượng
thay đổi trước và sau can thiệp của 2 nhóm cho thấy sự thay đổi về
chỉ số HOMA-IR của nhóm CT2 có khác biệt một cách có ý nghĩa
thống kê so với nhóm CT1 (p<0,05).
Bảng 3.30. Sự thay đổi cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C
Chỉ số

Thời
gian

Nhóm CT1
(n=31)
TB ± SD


Nhóm CT2 (n=31)
TB ± SD

T0

2,41 ± 1,74

2,63 ± 4,53

T12

2,22 ± 1,62

2,20 ± 2,17

T20

2,35 ± 1,69

2,30 ± 3,04

T12-T0

-0,20 ± 0,81

-0,43 ± 2,54

T20-T0

-0,06 ± 0,72


-0,33 ± 1,88

Cholesterol

T0

5,72 ±1,31

5,85 ± 1,65

(mmol/L)

T12

5,73 ± 0,97

5,78 ± 1,27

T20

5,67 ± 1,13

5,64 ± 0,96

Triglyceride
(mmol/L)


18


HDL- C
(mmol/L)

LDL- C
(mmol/L)

T12-T0

0,00 ± 0,83

-0,08 ± 1,18

T20-T0

-0,05 ± 0,56

-0,22 ± 0,99

T0

1,44 ± 0,35

1,30 ± 0,25

T12

1,54 ± 0,34

1,60*± 0,24


T20

1,54 ± 0,36

1,61*± 0,27

T12-T0

0,10 ± 0,37

0,30*± 0,23

T20-T0

0,11 ± 0,47

0,31*± 0,27

T0

3,58 ± 1,08

3,55 ± 1,06

T12

3,51 ± 0,87

3,42 ± 0,89


T20

3,38 ± 0,89

3,22 ± 0,79

T12-T0

-0,07 ± 0,80

-0,13 ± 0,69

T20-T0

-0,20 ± 0,86

-0,33 ± 0,76

*, p<0,05 so với nhóm CT1, Mann-Whitney test

Kết quả trong bảng 3.30 cho thấy, nhóm CT2 tăng nồng độ HDLC (từ 1,3 mmol/L lên 1,6 mmol/L) sau 12 tuần can thiệp, trong khi ở
nhóm CT1 nồng độ này không thay đổi. Nồng độ HDL-C sau khi
tăng lên tại thời điểm T12 thì đã duy trì được cho đến sau 20 tuần.
Sự thay đổi về chỉ số HDL-C ở nhóm CT2 có khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với nhóm CT1 (p<0,05).
Bảng 3.31. Sự thay đổi nồng độ GOT/GPT, creatinine, acid uric
Chỉ số

Thời


Nhóm CT1 (n=31)

Nhóm CT2 (n=31)

gian

TB ± SD

TB ± SD

T0

28,53 ± 8,71

30,34 ± 15,57

GOT

T12

29,87 ± 7,81

32,79 ± 18,63

(U/L)

T12-T0

1,34 ± 6,14


2,45 ± 13,53

GPT

T0

27,06 ± 13,60

27,21 ± 15,04

(U/L)

T12

27,33 ± 10,15

29,63 ± 25,64


19

Creatinin
(µmol/L)
Acid uric
(µmol/L)

T12-T0

0,27 ± 7,00


2,42 ± 20,77

T0

72,72 ± 15,27

67,09 ± 10,06

T12

71,37 ± 14,34

69,05 ± 11,01

T12-T0

-1,35 ± 11,29

1,96 ± 5,52

T0

342,66 ± 94,97

332,52 ± 81,89

T12

338,69 ± 99,21


313,38 ± 84,80

T12-T0

-3,97 ± 61,56

-19,14 ± 38,34

Kết quả trong bảng 3.31 cho thấy, ở nhóm CT2, nồng độ acid
uric có xu hướng giảm nhiều hơn so với nhóm CT1, tuy nhiên không
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nồng độ GOT, GPT, creatinin cũng
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm CT2 và nhóm
CT1 cũng như trước và sau can thiệp (p>0,05).

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số yếu tố nguy cơ rối loạn glucose máu lúc đói ở người
40-69 tuổi tại một số phường của thành phố Hạ Long
4.1.1. Yếu tố về nhân trắc (VE, VE/VM, BMI)
Khi phân tích hồi quy logistic, chúng tôi thấy chỉ số VE
(OR=1,04; p=0,038), tỷ số VE/VM cao (OR=2,94; p=0,001), BMI ≥
23 (OR=1,67; p=0,048) là yếu tố nguy cơ đối với RLGM. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng
Kim Ước (2007) tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ RLGM chung ở
nhóm có VE cao là 13,2%, nhóm VE bình thường là 8,0% với p<0,01;


20


tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tỷ lệ VE/VM bình thường là 3,7%; tỷ
lệ mắc bệnh ở nhóm tỷ lệ VE/VM cao là 12,0%. Nghiên cứu của Lê
Minh Sứ (2007) tại Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ RLGM ở nhóm BMI <
23 kg/m2 là 3,7%, nhóm BMI từ 23 đến < 25 kg/m 2 là 7,95%, nhóm
BMI ≥ 25 kg/m2 là 11,1% (p<0,001); tỷ lệ RLGM ở nhóm tỷ lệ
VE/VM cao là 7,72% nhóm VE/VM bình thường là 3,65% (p<0,05).
4.1.2.Yếu tố thói quen tập luyện thể thao
Trong nghiên cứu này, khi phân tích hồi qui logistic, không có
thói quen tập luyện thể thao là yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống
kê ảnh hưởng đến tình trạng RLGM (OR=1,73;p=0,036). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của Bệnh viện Nội
tiết Trung ương năm 2002, cho thấy nhóm đối tượng ít vận động thể
lực có nguy cơ bị mắc IGT là 1,4 lần so với nhóm hoạt động thể lực
nhiều (p<0,001). Nghiên cứu của Lê Phong (2008): nhóm không
thường xuyên đi bộ có nguy cơ mắc RLGM cao gấp 7,5 lần nhóm
thường xuyên đi bộ.
4.1.3. Yếu tố nữ giới tăng cân khi mang thai
Khi phân tích riêng các đối tượng nữ giới, kết quả cho thấy, yếu
tố bà mẹ khi mang thai tăng trên 15 kg làm tăng nguy cơ bà mẹ đó bị
RLGM gấp 3,62 lần trong phân tích đa biến (p=0,008) so với bà mẹ
tăng dưới 15 kg khi mang thai. Kết quả nghiên cứu này cũng tương
tự nghiên cứu của Cihangir Erem (2015) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, yếu
tố tăng cân quá nhiều khi mang thai có liên quan tới nguy cơ mắc
ĐTĐ thai kỳ cao hơn.
4.2. Hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp chế độ ăn và tập luyện
trên người 40-69 tuổi có RLGM lúc đói trong thời gian 20 tuần.
4.2.1. Hiệu quả kiểm soát glucose máu, HbA1c


21


Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 12 tuần can thiệp, nồng
độ glucose máu của cả 2 nhóm đều có xu hướng giảm xuống, tuy
nhiên nhóm CT2 có xu hướng giảm nhiều hơn nhóm CT1, dẫn đến số
lượng giảm glucose máu của nhóm CT2 nhiều hơn nhóm CT1 một
cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ đối tượng có glucose máu >
5,6 mmol/L tại thời điểm ban đầu là 100% ở cả 2 nhóm. Sau 12 tuần
can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nồng độ glucose máu > 5,6 mmol/L đã
giảm rất rõ rệt ở nhóm CT2, giảm xuống nhiều hơn so với nhóm CT1
(67,7% so với 90,3%, p<0,05) và giảm đáng kể so với ban đầu
(67,7% so với 100%, p<0,01). Về hiệu quả cho thấy, sử dụng trà cỏ
Sữa kết hợp với chế độ ăn và tập luyện đã giảm nguy cơ có glucose
máu > 5,6 mmol/L tuyệt đối 22,6%; giảm nguy cơ có glucose máu >
5,6 mmol/L tương đối 25,0%; và áp dụng phương pháp can thiệp này
trong 12 tuần thì cứ can thiệp 4 đối tượng có glucose máu > 5,6
mmol/L thì có 1 đối tượng có glucose máu < 5,6 mmol/L. Kết quả
này đã chỉ rõ hiệu quả của trà cỏ Sữa kết hợp với chế độ ăn và tập
luyện đã có tác dụng giảm glucose máu trong suốt 12 tuần can thiệp,
khi dừng can thiệp nồng độ glucose máu lại xu hướng quay trở về
ban đầu. Do vậy, việc tiếp tục duy trì chế độ ăn, tập luyện và kết hợp
với sử dụng trà cỏ Sữa là cần thiết để đảm bảo ổn định glucose máu.
Trong nghiên cứu này, sau 12 tuần can thiệp, chỉ số HbA1c của
nhóm CT2 đã giảm xuống một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm
CT1 và giảm xuống đáng kể so với ban đầu (p<0,05), nhóm CT1
cũng có xu hướng giảm HbA1c, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Số
lượng giảm HbA1c của nhóm CT2 nhiều hơn nhóm CT1 một cách rõ
rệt, với p<0,05. Tỷ lệ đối tượng có HbA1c > 5,7% tại thời điểm ban
đầu là 58,1% ở nhóm CT2 và 45,2% nhóm CT1, p >0,05. Sau 12 tuần
can thiệp, tỷ lệ đối tượng có nồng độ HbA1c > 5,7% đã giảm giảm



22

rõ rệt ở nhóm CT2 (từ 58,1% xuống còn 35,5%, p<0,05), thấp
hơn so với nhóm CT1 (35,5% so với 45,2%, p>0,05). Tuy nhiên, sau
8 tuần dừng can thiệp thì nồng độ HbA1c cũng như tỷ lệ đối tượng
có HbA1c > 5,7% lại có xu hướng quay lại ban đầu, nhóm CT1 cao
hơn so với nhóm CT2. Đây cũng là một hiệu quả rất tốt, chứng tỏ
việc kiểm soát ổn định glucose máu của trà cỏ Sữa khi dùng đều đặn
hàng ngày duy trì với chế độ ăn và tập luyện. Khi tính toán hiệu quả
chúng tôi thấy sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp với chế độ ăn và tập luyện
làm giảm nguy cơ có HbA1c > 5,7% tuyệt đối 38,9%; giảm nguy cơ
có HbA1c > 5,7% tương đối 38,9%; và áp dụng phương pháp can
thiệp này trong 12 tuần thì cứ can thiệp 3 đối tượng có HbA1c >
5,7% thì có 1 đối tượng có HbA1c < 5,7%.
Theo kết quả của một nghiên cứu thử nghiệm kiểm soát glucose
máu sau ăn trên bệnh nhân ĐTĐ cho thấy trà cỏ Sữa có khả năng
kiểm soát glucose máu, làm không tăng glucose máu sau ăn. Như
vậy, với hiệu quả giảm glucose máu, giảm nồng độ HbA1c được
quan sát thấy rõ trên nhóm uống trà cỏ Sữa cũng có thể tính đến cơ
chế hạn chế tăng glucose máu sau ăn của trà cỏ Sữa. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi thực hiện tư vấn chế độ ăn và tập luyện cho cả 2
nhóm, do đó, chỉ số HbA1c là đều có xu hướng giảm ở cả 2 nhóm,
tuy nhiên sau dừng can thiệp, các đối tượng đã không tuân thủ tốt và
không thực hiện liên tục nên đã để glucose máu và chỉ số HbA1c
tăng quay trở lại.
Việc sử dụng 30 g trà cỏ Sữa mỗi ngày trong 12 tuần, đối tượng
đã được cung cấp một lượng lớn polyphenol, đóng góp vai trò lớn
trong việc kiểm soát glucose máu. Kết quả phân tích và thử nghiệm
của tác giả Sheliya MA cùng cs cho thấy, tất cả các dẫn xuất của

flavonoid được phân tích từ dịch chiết bằng dung môi etyl axetat của


23

loài thực vật Euphorbia hirta L. Herb có khả năng ức chế enzym
α-glucosidase phụ thuộc vào liều sử dụng, được so sánh với
acarbose.
4.2.2. Hiệu quả đối với chỉ số chống oxy hóa MDA
Trà cỏ sữa có hàm lượng polyphenol cao, có khả năng chống
oxy hóa cao, sẽ làm giảm tình trạng stress oxy hóa trên bệnh nhân
ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 12 tuần can thiệp, nồng
độ chỉ số chống oxy hóa MDA ở các đối tượng nhóm CT2 đã giảm
xuống rõ rệt. Có tới gần 50% số đối tượng giảm nồng độ MDA
xuống dưới 1,7 nmol/L. Hiệu quả can thiệp sử dụng trà cỏ Sữa kết
hợp với chế độ ăn và tập luyện giảm nguy cơ có MDA > 1,7 nmol/L
tuyệt đối 25,4%; giảm nguy cơ có MDA > 1,7 nmol/L tương đối
32,8%; và áp dụng phương pháp can thiệp này trong 12 tuần thì cứ
can thiệp 4 đối tượng có MDA > 1,7 nmol/L thì có 1 đối tượng có
MDA < 1,7 nmol/L. Việc giảm số lượng chất MDA đã chứng minh
cho việc phòng chống oxy hoá trong cơ thể được tốt hơn ở nhóm
CT2 được sử dụng trà cỏ Sữa hàng ngày. Đồng thời, chúng tôi đã
thấy những đối tượng giảm MDA cũng là đối tượng có giảm glucose
máu và HbA1c. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu cho
thấy hiệu quả chống oxy hóa của flavonoid đi kèm với hiệu quả giảm
glucose máu và cải thiện chỉ số HbA1c. Kumar S và cs cũng cho
thấy, ngoài tác dụng giảm glucose máu, chất chiết xuất từ thân cây
cỏ Sữa có tác dụng giảm mỡ máu và chống oxy hóa của trên chuột
bạch.
4.2.3. Hiệu quả đối với chỉ số kháng insulin HOMA-IR

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số HOMA-IR cũng đã
giảm xuống ở nhóm CT2, và sự thay đổi ở nhóm CT2 nhiều hơn có ý


24

nghĩa thống kê khi so với sự thay

đổi của nhóm CT1 (p<0,05). Như

vậy, giải pháp can thiệp sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp với chế độ ăn và
tập luyện đã góp phần cải thiện chỉ số kháng insulin. Một phân tích
tổng hợp của tác giả Mason đã cho thấy tập luyện thể thao có liên
quan đến giảm chỉ số HOMA-IR.
4.2.4. Hiệu quả đối với chỉ số HDL-C
Trong nghiên cứu này, sau 12 tuần can thiệp, nồng độ HDL-C ở
nhóm CT2 tăng từ 1,30 mmol/L lên 1,60 mmol/L, ở nhóm CT1 nồng
độ này không thay đổi và nồng độ HDL-C sau khi tăng lên tại thời
điểm T12 thì đã duy trì được cho đến sau 20 tuần. Chính vì vậy, sự
thay đổi về chỉ số HDL-C ở nhóm CT2 đã có khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với nhóm CT1, với p<0,05. Kết quả này cũng tương tự
một số nghiên cứu khác trên thế giới như nghiên cứu của Qin Y và cs
(2009) bổ sung hàng ngày chiết xuất từ quả Dâu tây có chứa
anthrocyanin trên người trưởng thành bị rối loạn lipid máu, nghiên
cứu của Jung UJ và cs (2003) bổ sung 750 ml nước cam trong 4 tuần
(có chứa 35mg flavonoid) trên người trưởng thành có cholesterol
máu cao cho thấy đã tăng đáng kể HDL-C huyết thanh.
KẾT LUẬN
1. Yếu tố nguy cơ của RLGM lúc đói trên người trưởng thành
40-69 tuổi tại một số phường thuộc thành phố Hạ Long, gồm:

- Nữ giới có tiền sử tăng > 15 kg khi mang thai có nguy cơ
RLGM cao gấp 3,62 lần so với nữ giới có tiền sử tăng < 15 kg khi
mang thai (p=0,008).
- Người có tỷ số VE/VM cao có nguy cơ RLGM cao gấp 2,94
lần so với người có tỷ số VE/VM bình thường (p=0,001);


25

- Người không có thói quen tập luyện thể thao có nguy cơ
RLGM cao gấp 1,73 lần so với người có thói quen tập luyện thể thao
(p=0,036);
- Người có BMI ≥ 23 có nguy cơ RLGM cao gấp 1,67 lần so
với người có BMI < 23 (p=0,048);
- Người có chỉ số VE tăng thêm 1 cm thì tăng nguy cơ RLGM
tăng thêm 1,04 lần (p=0,038).
2. Sử dụng trà cỏ Sữa (30 gram/ngày) kết hợp với tư vấn chế độ
ăn và tập luyện trong thời gian 12 tuần có hiệu quả kiểm soát
glucose máu, giảm nồng độ HbA1c, cải thiện chỉ số kháng
insulin, chỉ số chống oxy hóa và mỡ máu trên đối tượng RLGM
lúc đói:
- Nồng độ glucose máu giảm ở nhóm CT2 sau 12 tuần so với
trước khi can thiệp và so với nhóm CT1 (6,22 mmol/L so với 5,84
mmol/L, p>0,05). Mức độ giảm glucose máu ở nhóm CT2 nhiều hơn
so với nhóm CT1 (-0,39 ± 0,38 mmol/L so với -0,12 ± 0,41 mmol/L,
p<0,05). Hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp với chế độ ăn và tập
luyện giảm 22,6% (ARR) và 25,0% (RRR) tỷ lệ đối tượng có chỉ số
glucose máu > 5,6 mmol/L; cứ can thiệp 4 đối tượng có glucose máu
> 5,6 mmol/L thì có 1 đối tượng có glucose máu < 5,6 mmol/L
(NNT).

- Nồng độ HbA1c giảm đáng kể ở nhóm CT2 sau 12 tuần so với
trước khi can thiệp và so với nhóm CT1 (5,77% so với 5,42%,
p<0,05). Mức độ giảm HbA1c ở nhóm CT2 nhiều hơn so với nhóm
CT1 (-0,34 ± 0,52 so với 0,07 ± 0,34, p<0,05). Hiệu quả sử dụng trà cỏ
Sữa kết hợp với chế độ ăn và tập luyện giảm 38,9% (ARR) và 38,9%
(RRR) tỷ lệ đối tượng có chỉ số HbA1c > 5,7%; cứ can thiệp 3 đối
tượng có HbA1c > 5,7% thì có 1 đối tượng có HbA1c < 5,7% (NNT).


×