Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư đang điều trị tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.3 KB, 47 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ THUÝ LAN

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Nam Định, 2021


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ THUÝ LAN

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Ngành : Điều Dưỡng
Mã số

: 7720301

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. MAI THỊ YẾN



Nam Định, 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Quản lý và Nghiên cứu khoa học, Hội đồng
xét duyệt đề tài cấp cơ sở và quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn tới Th.S Mai Thị Yến đã tận tình chỉ dạy và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm khố luận. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo, tồn
thể cán bộ và nhân viên Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cũng
như toàn thể người bệnh tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
q trình làm khố luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu cũng như làm khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng năm 2021
Người làm khoá luận

Trần Thị Thuý Lan


ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng em.
Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài được phân tích một cách trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được

công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngàytháng

năm 2021

Sinh viên

Trần Thị Thuý Lan


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................................ 3
1.1. Đại cương về bệnh ung thư.................................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa........................................................................................................................ 3
1.1.2. Dịch tễ học....................................................................................................................... 3
1.2. Thực trạng về trầm cảm của người bệnh ung thư........................................................... 4
1.2.1. Định nghĩa........................................................................................................................ 4
1.2.2. Phân loại trầm cảm......................................................................................................... 4
1.2.3. Triệu chứng trầm cảm.................................................................................................... 5
1.2.4. Chẩn đoán......................................................................................................................... 7
1.2.5. Điều trị trầm cảm............................................................................................................ 8
1.2.6. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh ung thư................................... 9

1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................... 10
1.2.1. Thực trạng ung thư trên Thế giới và Việt Nam..................................................... 10
1.2.2. Tác động của trầm cảm trên người bệnh ung thư................................................. 12
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN.............................................................................................. 13
2.1. Thực trạng mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư đang điều trị tại Trung
tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.............................................................. 13
2.1.1. Thông tin về Trung tâm Ung Bướu Bệnh viên Đa khoa tỉnh Nam Định.......13
2.1.2. Thực trạng mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư........................................ 13
2.2. Đặc điểm chung của đối tượng......................................................................................... 15
2.3.Thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư............................................................... 19
2.3.1. Tỷ lệ trầm cảm của người bệnh ung thư................................................................. 19
2.3.2.Thực trạng mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư......................................... 19
2.3.3. Thực trạng biểu hiện lo âu của người bệnh ung thư/ ZUNG............................. 20


iv
2.4. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của người bệnh ung thư............................... 20
2.5. Những việc làm được và chưa làm được của nghiên cứu........................................... 23
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.......................................... 25
3.1. Đối với bệnh viện và cán bộ y tế...................................................................................... 25
3.2. Đối với người bệnh và gia đình........................................................................................ 25
Chương 4: KẾT LUẬN................................................................................................................... 27
4.1. Thực trạng mức độ biểu hiện trầm cảm.......................................................................... 27
4.2. Một số các yếu tố liên quan đến mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư.........27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Who

NB

: Tổ chức Y tế Thế giới

: Người bệnh


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân của
người bệnh

15

Bảng 3.2: Bảng phân bố nghề nghiệp, thu nhập bình quân của người bệnh...................... 16
Bảng 3.3: Bảng phân loại bệnh ung thư của NB....................................................................... 17
Bảng 3.4: Bảng phân bố phương pháp điều trị của NB........................................................... 18
Bảng 3.4: Thực trạng biểu hiện lo âu của người bệnh............................................................. 20
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa đặc điểm chung với mức độ trầm cảm của người bệnh 20
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa đặc điểm chung với mức độ trầm cảm của người bệnh
(Tiếp) 21
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa đặc điểm chung với mức độ trầm cảm của người bệnh
(Tiếp) 22
Biều đồ 3.1: Biểu đồ phân bố thời gian phát hiện bệnh.......................................................... 17
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân bố giai đoạn bệnh............................................................................ 18
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ trầm cảm của người bệnh ung thư.............................................................. 19
Biểu đồ 3.4: Thực trạng mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư.................................... 19



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là căn bệnh nan y nguy hiểm với số ca mắc ngày càng gia tăng trên thế
giới và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai toàn cầu vào năm 2018 bất chấp
những nỗ lực phịng ngừa, chẩn đốn sớm và điều trị [1]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư. Việt Nam ở vị trí 99
trong số 185 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát về ung thư, tỷ lệ tử vong
104,4/100.000 người. Theo công bố mới nhất của WHO, số ca mắc mới ung thư của
Việt Nam không ngừng tăng lên, từ 68000 ca năm 2000 lên 126000 năm 2010, năm
2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165000 ca/96,6 triệu người, trong đó gần 70% trường
hợp tử vong, tương đương 115000 ca [2]. Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu ung thư
quốc tế trong năm 2018, tồn thế giới đã có 18,1 triệu trường hợp mắc mới, 9,6 triệu ca
tử vong [9]. Trên thế giới tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh ung thư là trên 70%, tại viện
quân Y 103 là 57,7% với các biểu hiện và mức độ khác nhau.
Trầm cảm là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là bệnh nhân thấy buồn
chán, mất sự hứng thú, cảm thấy tội lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc sự
ngon miệng, khả năng làm việc kém và khó tập trung. Trầm cảm có thể trở thành mãn
tính hoặc tái phát và làm giảm khả năng của cá nhân trong thích ứng với cuộc sống,
trong trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự sát. Triệu chứng của trầm cảm
thường xảy ra khi người bệnh vừa biết được tình trạng bệnh tật, lo lắng về tương lai do
ung thư gây nên và các biện pháp điều trị ung thư sẽ như nào và kinh phí điều trị ung
thư tốn kém. Mặt khác có đến 99.6% người bệnh ung thư có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc
tâm lý [6]. Vì vậy tìm hiểu thực trạng trầm cảm là một trong những nhiệm vụ quan
trọngcủa điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh ung thư.
Gánh nặng của trầm cảm lên người bệnh ung thư bắt đầu từ khi họ phát hiện ra
bệnh, khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh trải qua diễn biến tâm lí rất phức
tạp, nhiều trạng thái cảm xúc, từ lo sợ khi phát hiện bệnh, đến chán nản, bi quan và rất
dễ rơi vào trạng thái trầm cảm do sợ hãi về điều trị và đe doạ đến mạng sống của họ.

Mức độ tinh thần căng thẳng cao trong một thời gian dài ở người bệnh ung thư có thể
dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc cả hai.
Theo một nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư tại Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ
lo âu và trầm cảm lần lượt là 6,49 và 66,72%. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 60,62% đối


2
với ung thư đầu cổ, 77,19% đối với ung thư phổi, 57,9% đối với ung thư vú, 75,81% đối
với ung thư thực quản, 63,40% đối với ung thư dạ dày, 68,42% đối với ung thư gan,
54,37% đối với ung thư đại trực tràng, và 71,13% đối với ung thư cổ tử cung. Các yếu
tố ảnh hưởng đến trầm cảm của bệnh nhân là tình trạng hoạt động ( P <0,0001), đau (
P = 0,0003), tuổi ( P <0,0001) và trình độ học vấn ( P <0,0001). Các yếu tố nguy cơ
của lo lắng là tình trạng hoạt động ( P = 0,0007), tuổi ( P <0,0001) và giới tính ( P
<0,0001) [19]. Theo nghiên cứu của Frick (2007), lo lắng và trầm cảm làm ảnh hưởng
tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư và ở giai đoạn càng nặng chất lượng
cuộc sống càng thấp [13].
Tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng trầm cảm của người
bệnh nói chung và của người bệnh ung thư nói riêng cịn ít. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Kim Lưu, lo lắng và trầm cảm làm ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của
người bệnh ung thư là 57.7% trong đó trầm cảm nhẹ 32.2%, vừa 18.8%, nặng 6.1%
[7]. Bên cạnh, sự chăm sóc về tinh thần là một vấn đề quan trọng trong chăm sóc người
bệnh ung thư, để q trình chăm sóc người bệnh ung thư đạt hiệu quả cao thì vấn đề tâm
lý đặc biệt là trầm cảm ở người bệnh ung thư đóng vai trị khá quan trọng. Riêng tại
khoa Ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định với số lượng bệnh nhân điều trị nội
trú đơng nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng trầm cảm của người bệnh
ung thư, từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng trầm cảm
của người bệnh ung thư đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Nam Định năm 2021” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư đang điều trị tại Trung tâm
Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư
đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm
2021.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đại cương về bệnh ung thư
1.1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế thế giới, ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích
thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vơ hạn, khơng tn theo
các cơ chế kiểm sốt về mặt phát triển của cơ thể [5].
1.1.2. Dịch tễ học
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2012 trên thế giới có
14,1 triệu trường hợp mới mắc ung thư và 8,2 triệu trường hợp từ vong do ung thu, ước
tính đến năm 2025 là 20 triệu trường hợp mới mắc ung thư. Trong tổng số các loại ung
thư thì: Ung thư phổi vẫn là ung thư phổ biến nhất trên thế giới và ở các nước phát triển
và đang phát triển (1,8 triệu trường hợp mắc chiếm 12,9% và 1,6 triệu trường hợp tử
vong chiếm 19,4%), ung thư vú là ung thư hàng đầu ở phụ nữ (1,7 triệu trưởng hợp mắc
chiếm 11,9% và 522.000 trường hợp tử vong chiếm 6,4%), ung thư đại trực tràng (1,4
triệu trường hợp mắc và 694.000 trường hợp tử vong), ung thư tuyến tiền liệt (1,1 triệu
trưởng hợp mắc và 307.000 trường hợp tử vong), ung thư dạ dày (951.000 trường hợp
mắc và 723.000 trường hợp từ vong) và ung thư gan (782.000 trường hợp mắc và
745.000 trường hợp tử vong) [12].
Theo thống kê các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2008 có 724.699
trưởng hợp mắc ung thư và 500.439 trường hợp tử vong do ung thư. Trong tổng số các
loại ung thư thì: Ung thư phổi là phổ biến nhất (98.134 trưởng hợp mắc và 85.772
trường hợp tử vong), ung thư vú (86.842 trường hợp mắc), ung thư gan (74.777 trường
hợp mắc và 69.115 trường hợp từ vong), ung thu đại trực tràng (44.280 trưởng hợp tử

vong). Trong số tất cả các trưởng hợp mắc thì 46% là nam giới. Tuy nhiên 52% số ca tử
vong xảy ra ở nam giới. Ở phụ nữ ung thư vú có tỷ lệ cao nhất tiếp theo là ung thư cổ tử
cung và ung thư đại trực tràng. Ở nam giới ba loại ung thư phổ biến nhất là thư phổi,
ung thư gan, ung thư đại trực tràng [14].
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2012 tại Việt Nam có 125.036 trường hợp mới
mắc ung thư và dự báo vào năm 2020 có ít nhất 189.344 trường hợp mới mắc ung thư,
trong tổng số các trường hợp ung thư thì nữ giới chiếm 43%. Ở nam giới có 4 loại ung


4
thư phổ biển nhất: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng
chiếm 66% trong tổng số ca ung thư mới mắc ở nam giới. Ở nữ giới có 4 loại phổ biến
nhất: Ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thư mới gan, ung thư cổ tử cung chiếm gần
50% tổng số ca ung mắc ở nữ [1].
1.2. Thực trạng về trầm cảm của người bệnh ung thư
1.2.1. Định nghĩa
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi buồn phiền, mất
hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội lỗi, ngủ không yên giấc, chán ăn, mệt mỏi, kém
tập trung [16].
Trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia hay dân tộc
nào. Trầm cảm biểu hiện khác nhau từ những biến động tâm trạng bình thường và cảm
xúc ngắn ngủi tới những biến đổi tâm lý mạnh mẽ với những thách thức lớn trong cuộc
sống hàng ngày. Đặc biệt là khi mắc bệnh thời gian dài và với mức độ vừa hoặc nặng,
trầm cảm có thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Trầm cảm có thể làm
cho người bị ảnh hưởng phải chịu đựng rất nhiều và hoạt động không hiệu quả tại noơi
làm việc, tại trường học cũng như tại gia đình. Nghiêm trọng hơn, trầm cảm có thể dẫn
đến tự tử. Trên thế giới có hơn một triệu người chết do tự từ mỗi năm, trung bình có
khoảng 3000 cái chết mỗi ngày [9]. Hàng năm, ở Mỹ có khoảng 6.7% (hơn 16 triệu
người) mắc trầm cảm và đây được coi là căn bệnh tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ. Gánh
nặng của trầm cảm đang gia tăng trên toàn cầu. Rào càn đối với việc chăm sóc hiệu quả

bao gồm một thiếu nguồn lực, thiếu đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu, và
sự kỳ thị xã hội gắn liền với các rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, các bệnh lý về tâm
thần như trầm cảm chiếm 18% gánh nặng bệnh tật [9].
1.2.2. Phân loại trầm cảm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 - ICD
10 (1992) [17], các bệnh về cảm xúc được xếp ở mục F30-F39, gồm:
F30: Giai đoạn hưng cảm (Từ F30.0 đến F30.9).
F31: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Từ F31.0 đến F31.9).
F32: Giai đoạn trầm cảm (Từ F32.0 đến F32.9).
F33. Rối loạn trầm cảm tái diễn (Từ F33.0 đến F33.9).
F34. Các trạng thái rồi loạn khí sắc (Từ F34.0 - F34.9).
F38. Các rồi loạn khí sắc (cảm xúc) khác (Từ F38.0 đến F38.9).


5
F39. Các rơi loạn khí sắc (cảm xúc) khơng biệt định.
1.2.3. Triệu chứng trầm cảm
Khí sắc trầm cảm
Vẻ mặt buồn bã, lo âu đau khổ, buồn rầu vô hạn. Khi sắc trầm cảm thường gặp là
buồn rầu uể oải, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu, bất an, đuối sức trước cuộc sống,
luôn cảm thấy đau khổ, nét mặt ủ rũ mệt mỏi, họ thấy quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ
là một màu đen tối, ảm đạm, thê thảm, cảm thấy mình bị thất bại, hỏng việc, bất lực, tự
đánh giá bản thân thấp kém, khơng có khả năng, là ngõ cụt. Các biểu hiện trầm cảm
thường xuất hiện từ từ hơn là đột ngột, như bắt đầu bằng một vài biểu hiện rầu rĩ,
ủ ê trước khi bệnh nhân có thể nói về nỗi buồn của mình [9].
Thường có phản ứng q mức với những vấn đề không quan trọng, những sự
việc, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày thường là nhỏ nhặt không đáng kể nhưng lại
được bệnh nhân nghiền ngẫm, suy nghĩ và lo lắng, người bệnh trở nên quá sợ sệt, . rụt
rẻ, nghi ngờ, khơng quyết đốn, mất nghị lực,vơ cảm, mất năng lượng, tất cả bị sụp đổ
và chỉ là bất hạnh.

Do sự thích ứng của cảm xúc kém cho nên bệnh nhân khơng có khả năng đáp
ứng với những kích thích của mơi trưởng xung quanh như: Khơng có khả năng cảm
nhận được những sự việc vui vė, những sự việc buồn cũng khơng làm bệnh nhân khó
chịu hơn. Khơng có khả năng chứng minh được sự mong muốn, hài lịng, làm việc
chóng mệt mỏi, khơng cảm thấy niềm vui và hạnh phúc, các ý muốn bị cản trở và khi
sắc trở nên buồn, bị quan, cho là bạc mệnh. Tất cả những mặc cảm này cùng với hiện tại
bị bao phủ bởi nỗi buồn khơng giải thích được, một sự đau khổ vơ biên có thể dẫn tới
hội chứng Cotard và có nguy cơ tự sát. Khơng có gì có thể so sánh được với nỗi đau
trầm cảm khi nỗi đau này lại xuất hiện đột ngột từ sự thất vọng [3]. Dù là nguyên nhân
nào thì trầm cảm cũng thường biểu hiện mất hứng thú, không quan tâm tới những sở
thích, khơng quan tâm đến cuộc sống, mất sự thanh thản, có tới 60% trầm cảm có ý đình
tư sát và 15% có hành vị tư sát.
Rối loạn nhận thức
Người trầm cảm thường có nhận thức sai lầm cho là không chữa khỏi, cho là hèn
kém nên thường dẫn đến tự ti mặc cảm hoặc cảm thấy ân hận tội lỗi, những chi tiết
không quan trọng nhưng lại mang đến cho người bệnh năng năng một cảm giác nặng nề
và đánh giá quá mức khiến họ cảm thấy như bị trù đập, bị ghét bỏ.


6
Rối loạn tư duy: Quá trình liên tưởng chậm chạp, tư duy nghèo nàn, khó chuyển chủ
đề, hồi ức xuất hiện khó khăn, dịng tư duy bị ngừng trệ, khó diễn đạt ý nghĩ của mình
thành lời nói, ít hoặc khơng nói. Cảm giác xấu hổ, khơng xứng đáng, các ý nghĩ tự ti,
hèn kém, không bằng bạn bè. Cho là mình khơng có khả năng suy nghĩ. Khi làm uốn, ác
ý bệnh nặng hơn sẽ cho là mình có phẩm chất xấu, phạm nhiều tội lỗi, ý nghĩ bị thiệt
hại, hoặc bị truy hại hoặc có thể xuất hiện hoang tưởng: tự buộc tội, bị tội (hoang tưởng
bị tội là hoang tưởng điển hình của trầm cảm), nghi bệnh, bị hại, bị xâm nhập…. Có thể
có hoang tưởng phủ định bản thân (cho là mình đang chết dần, lục phủ
ngũ tạng đang thối dần, mình sắp bị đày địa ngục), hoặc hoang tưởng phủ định thế giới
sát (cho là loài người sắp diệt vong, sắp đại hồng thủy). Sự bị quan trầm cảm thường có

những ý nghĩ khơng thể chữa khỏi được và có thể dẫn tới tự sát.
Rối loạn tri giác: ảo giác thường gặp là ảo thanh ra lệnh, hoặc ảo khứu (ngửi thấy
mùi xuất rất khó chịu, hội thối, hội tanh.. Ảo khứu mùi khó chịu là loại ảo giác điển
hình của trầm cảm [8].
Các triệu chứng tâm thần vận động
Hành vi bị ức chế: Một số tác giả coi chậm chạp tâm thần vận động như là một
nền tảng chắc chắn của trầm cảm. Sự chậm chạp tâm thần vận động đi từ giảm nhiệt
tình, giảm niềm tin trong cuộc sống tới mệt là trong một tư thể buồn bã, vẻ mặt biểu
hiện một sự lo âu đau khổ. Luôn phàn nàn mất nghị lực, cảm thấy nhanh chóng bị kiệt
sức 100% khi làm một việc gi đó, ln cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và mệt nhọc, đuôi
sức thường tăng vào buổi sáng, nhay cảm với dao động của nhịp ngày đêm. Giảm nhiệt
tình, mất dần các sở thích truớc kia.
Bệnh nhân ngồi hàng giờ, ít đi lại hoặc nằm im một chỗ ở những nơi n tĩnh,
kín đáo, khơng muốn tiếp xúc với ai. Trên cơ sở hoạt động bị ức chế có thể xuất hiện
cơn buồn sâu sắc, thất vọng nặng nề và đột ngột la hét, thốn thức, cầu xin, khóc lóc
thảm thiết, cũng có thể đột nhiên tự sát hoặc tấn cơng người khác (trạng thái kích động
trầm cảm). Khi ức chế tâm thần vận động đã trở nên quá mức thì bệnh nhân dễ có biểu
hiện của căng trương lực, lời nói đơn điệu, chi tiết của câu trả lời thường dài dịng hơn
so với thói quen, những câu trả lời thường khơng đầy đủ, ngắn, khơng đúng vì bệnh
nhân tự cho là mình khơng có khả năng giải thích để trả lời các câu hỏi đó [8].


7
Các biểu hiện lo âu
Người trầm cảm thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi cho các dự định trong tương lai
của họ, sự lo lắng này thường xuất hiện dưới dạng căng thẳng tâm lý ít hay nhiều mà ở
đó họ cảm giác về một sự nguy hiểm sắp xảy ra, chờ đợi một điều không mong muốn,
do vậy thường có phản ứng bột phát, khơng chịu được kích thích ánh sáng hoặc những
tiếng ồn quen thuộc trong gia đình.
Lo âu về mặt cơ thể: cảm tưởng như họng bị khít chặt, khó nuốt, đau rát lưỡi, đau

đầu, co cơ hàm, cảm thấy nóng hay lạnh, trống ngực, mồ hơi, nơn, ỉa chảy, khó ngủ vì
nghiền ngẫm lo âu, thức giấc trong đêm do ác mộng. Sự lo âu có thể tự tụ tập thành một
hội chứng lo âu với rồi loạn hoảng sợ, có thể sợ khoảng trống, các ám ảnh đơn thuần
hay ám ảnh xung động hoặc ám ảnh với rối loạn cơ thể (đau đầu, đầy hơi, trông nguc,
đại tràng, sợ bẩn nên suốt ngày rửa tay xả phịng...). Lo âu có thể gặp tới 85 % ở bệnh
nhân trầm cảm. Nhiều bệnh nhân trầm cảm u sầu có những ý nghĩ phủ định hoặc liệt
chức năng cơ quan nội tạng cho nên nhiều khi khó phân biệt với các triệu chứng cơ thể
của trầm cảm, do vậy cần phải khám lâm sàng tỷ mỷ và thận trọng khi sử dụng thuốc có
tác dụng Atropin [8].
Triệu chứng cơ thể: Bênh thường nặng vào buổi sáng.
- Giảm trọng lượng: đơi khi nặng nề, có thể mất tới 10kg trong một vài tuần, triệu
chứng này thuờng gặp ở nữ hơn, sự mất trọng lượng này có liên quan trực tiếp đến chán
ăn, ăn không thấy ngon, khi nặng có thể sẽ từ chối ăn hoặc đơi khi gặp sự trải ngược là
ăn vô độ gây ra tăng trọng.
- Rối loạn giấc ngủ: thường gặp là mất ngủ, khó ngủ lại, thức dậy trong đêm thường
gặp do ác mộng, thức dậy sớm. Hiểm gặp là hiện tượng ngủ nhiều.
- Rối loạn tình dục: Cảm thấy vơ vị trong quan hệ tình dục, 7% dân số nam có rồi
loạn về sự cương cứng, thậm chí liệt dương, 30% nữ (từ 18-29 tuổi) ít thấy hứng thú với
tình dục, thậm chí lãnh đạm. Hiếm hơn có thể gặp tăng tình dục.
- Rối loạn kinh nguyệt: Nhiều người bệnh có rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh
- Rồi loạn trí nhớ: Hay quên nhầm lẫn nhưng sẽ hồi phục trở lại khi khỏi bệnh [8].
1.2.4. Chẩn đoán
Chấn đoán xác định: theo tiêu chuẩh chấn đốn ICD - 10.
3 triệu chứng điển hình


8
- Khí sắc trầm bất thường rõ rệt trong cả ngày, trong nhiều ngày, không bị chi phối
bởi ngoại cảnh và tồn tại ít nhất 2 tuần.
- Giảm rõ nét sự quan tâm và thích thủ hoặc khơng thấy hài lòng với những hoạt

động dễ chịu hàng ngày.
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ
rệt chỉ sau một cô gắng nhỏ.
7 triệu chứng thường gặp:
- Giảm khả năng tư duy hoặc giảm tập trung, do dự, khơng quyết đốn.
- Giảm tự trọng và lòng tự tin
- Những ý tuong bị toi và không xứng đáng
- Nhin tương lai àm đạm, bị quan.
- Có ý tưởng và hành vi tự sát båt kỳ dạng nào.
- Rối loạn giác ngủ båt kỳ dạng nào.
- Ăn không ngon miệng cùng với sự biến đổi trọng lượng tương ứng.
Chẩn đoán mức độ trầm cảm
Mức độ

Trầm cảm

Trầm cảm

nhẹ

vừa

3 triệu chứng chính

≥2

≥2

7 triệu chứng phụ
Mức độ nặng của

các triệu chứng
- Ý định và hành vi
tự sát
- Hoang tưởng, ảo
giác

≥2
Khơng có
triệu chứng
nặng

3-4
≥4
Khơng có
- Có triệu
triệu chứng chứng nặng
nặng
- Có ý định và
hành vi tự sát
- Khơng hoang
tưởng, ảo giác

≥4
- Có triệu chứng
nặng
- Có ý định và
hành vi tự sát
-Có hoang
tưởng, ảo giác


Thời gian

≥2 tuần

≥2 tuần

>2 tuần

Triệu chứng

Trầm cảm nặng
Khơng loạn
Có loạn thần
thần
Cả 3 triệu
chứng

>2 tuần

Cả 3 triệu chứng

1.2.5. Điều trị trầm cảm
Nguyên tắc chung
Các biện pháp điều trị các rối loạn trầm cảm cần phải điều trị toàn diện và phải
tuần thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Điều trị tấn công để hết các triệu chứng rối loạn trầm cảm


9
+ Điều trị duy trì, củng cố, dự phịng để các triệu chứng trầm cảm không tái phát.

+ Phục hồi sức khỏe, phục hồi các chức năng tâm thần và tái hòa nhập xã hội [8].
Thời gian điều trị cho từng giai đoạn
+ Điều trị tấn công: Giai đoạn cấp, nhằm mục đích làm giảm và hết các triệu
chứng của rối loạn trầm cảm, thời gian điều trị 1-3 tháng.
+ Điều trị củng cố: Nhằm tránh tái phát, điều trị củng cố rối loạn trầm cảm
khoảng từ 4 đến 6 tháng, có thể 6-9 tháng. Trầm cảm kháng thuốc có thể điều trị 12-18
tháng với liều đã sử dụng khi thuyền giảm.
+ Điều trị dự phòng: Nhằm tránh tái diễn các rồi loạn trầm cảm. Thời gian tối
thiểu điều trị dự phòng là 5 năm kể từ khi hết các triệu chứng trầm cảm cho những bệnh
nhân có nguy cơ tái diễn cao (trong tiền sử đã có giai đoạn trầm cảm ít nhất là 2.5 năm).
+ Dừng điều trị: Dùng điều trị phải từ từ sau một giai đoạn ổn định nhiều tháng.
Trước khi dừng điều trị cần xem xét một số vấn để có xuất hiện phản ứng kiểu
hội chứng cai. Những triệu chứng cai xuất hiện khoảng 2-14 ngày sau khi dừng thuốc
chống trầm cảm 3 vòng đột ngột, có thể có rồi loạn hơ hấp, rồi loạn tim mạch Những
nguy cơ này sữ trầm trọng hơn khi bệnh nhân dùng lâu dài với liều cao. Các triệu dùng
thuốc chống trầm cảm thể hệ mới.
Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện ngay sau dừng điều trị, khi đó phải điều
trị lại với liều thuốc tên cơng mà trước đó bệnh nhân đã sử dụng [8].
1.2.6. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh ung thư
Các yêu tổ tâm lý
- Lo âu trên người bệnh ung thư khá phổ biến, chiếm 46% trên tổng số người
bệnh tham gia nghiên cứu tại Iran năm 2014 [9].
- Stress: khó khăn về tài chính, thay đổi trong các mối quan hệ xã hội và hôn
nhân, thất nghiệp, thường xuyên phải nhập viện, lo sợ về tương lai, lo sợ về cái chết làm
người bệnh căng thẳng, chán nản, mệt mỏi.
- Nhận thức về bệnh: có sự liên quan giữa các yếu tố tâm lý và trầm cảm phụ
thuộc vào giới tính, tuổi tác và trình độ học vấn.
Các yếu tố sinh lý
Đau và trầm cảm có liên quan chặt chẽ. Trầm cảm có thể gây đau và đau có thể
gây trầm cảm. Đơi khi đau và trầm cảm tạo ra một vịng luẩn quẩn trong đó cơn đau có



10
thể trầm trọng hơn và che lấp các triệu chứng của chứng trầm cảm, hậu quả là trẩm cảm
càng tồi tệ hơn [9]. Một nghiên cứu của Anneli Vainio chỉ ra tỉ lệ đau trung bình ở người
bệnh ung thư nói chung là 51% [15]. Nghiên cứu tại Châu Âu chỉ ra 56% người bệnh
ung thư có đau ít nhất một lần trong tháng, tại Trung Quốc là 69%, bao gồm 21.5% đau
mức độ đau nhẹ. 19% vừa và 28.5% nặng. Trong khi đó WHO ước tính tỉ lệ đau trên
người bệnh ung thư là 52 – 77%. Các nguyên nhân của cơn đau là nhiều yếu tố và có thể
là do quá trình xâm lấn của khối u, do các hoạt động chăm sóc, điều trị hoặc do các bệnh
kèm theo [9]. Đau là triệu chứng thường gặp nhất - khó chịu của người bệnh, gây ảnh
hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống của họ [18].
Trầm cảm thay đổi theo vị trí ung thư. Tỷ lệ trầm cảm trong ung thư vùng đầu và
cổ có xu hướng cao nhất (25% -52%), trong khi tuyến tuỵ, gan, đại tràng, phối, bàng
quang, thận và tuyến tiền liệt đều có tỷ lệ thấp hơn từ 7% - 9.7% (1-3). Tỷ lệ trầm cảm ở
những người ung thư vú sống sót dao động từ 1.5% - 46%.
Lối sống tĩnh tại, không tập thể dục là những nguyên nhân làm nặng thêm tình
trạng trầm cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [9].
Mất ngủ và trầm cảm là mối quan hệ hai chiều, mất ngủ là yếu tố nguy cơ gây ra trầm
cảm và cũng là hậu quả của trầm cảm. Quản lý hiệu quả chứng mất ngủ có thể làm giảm
tỷ lệ trầm cảm và điều trị mất ngủ sau trầm cảm có thể làm thay đổi nguy cơ tái phát
trầm cảm [9].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng ung thư trên Thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư trên tồn thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đang tăng một cách nhanh chóng. Theo dữ liệu
GLOBOCAN 2018 xây dựng bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), ước
tỉnh ở Việt Nam có 164.671 ca mắc mới và 114.871 ca tử vong do ung thư nói chung
trong năm 2018; lần lượt xếp thứ 99 và 56 trong 185 nước được đánh giá. Tính chung



cả hai giới, ung thư gan là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới (15,4% tổng số ca ung thư) và

tử vong (22,1% tổng số ca chết vì ung thư) cao nhất, tiếp theo là ung thư phổi (18%),
ung thư dạ dày (13,1%), ung thư đại trực tràng (7,1%) và ung thư vú (5,3%) về tỷ lệ tử
vong.


11
Ung thư hiện đang là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu và là rào
cản lớn nhất trong nỗ lực tăng tuổi thọ trung bình ở mỗi đất nước trong thế kỉ XXI. Theo
ước tính củaTổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, ung thư là nguyên nhân gây chết
thứ hai, chỉ đứng sau bệnh nhồi máu cơ tim [1]. Theo dữ liệu Globocan 2018 của Cơ
quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), số ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới
trong năm 2018 là hơn 9,5 triệu ca, tăng khoảng 1,3 triệu ca so với năm 2012. Ước tính
có khoảng 18,1 triệu ca ung thư mắc mới (17 triệu ca ngoại trừ ung thư da không di căn
trong năm 2018, tăng gần 3 triệu ca so với năm 2012).
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng
tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên
gần 165.000 ca/96,6 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương
115.000 ca [10]. Nguyên nhân chính là do dân số và số người già toàn cầu tăng lên,
cũng như những thay đổi trong tỉ lệ và sự phân phối các yếu tố nguy cơ gây ung thư
chính, bao gồm một số yếu tố có liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, ở
những nền kinh tế mới nổi, sự thay đổi ở các dạng ung thư là rất rõ rệt; sự gia tăng tần
suất bệnh đi cùng với sự thay đổi tỉ lệ của các loại ung thư phổ biến. Cụ thể, các loại
ung thư liên quan đến nhiễm trùng hay sự nghèo đói (ví dụ như ung thư gan, cổ tử cung,
dạ dày) dần bị thay thế bởi các loại ung thư thường xuất hiện với tần suất cao ở các
nước phát triển (ví dụ như ung thư vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng). Ngoài ra, các yếu
tố xã hội và địa lý cũng có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình trạng ung thư của mỗi

nước cũng như giữa các vùng địa lý.
Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư cũng tăng lên
một cách đáng kể. Cụ thể, theo dữ liệu GLOBOCAN 2018, trong số 185 quốc gia và
vùng lãnh thổ được xếp hạng, nước ta đứng ở vị trí 99 về tỉ lệ mắc mới và 56 về tỉ lệ tử
vong, với mức trung bình 104,4 ca tử vong trên 100.000 dân/ năm, tương đương với các
quốc gia Rwanda và Đức, và cao hơn so với tỉ lệ tử vong trung bình trên thế giới
(101,1ca).
Năm 2010, ở Việt Nam có hơn 126.000 ca ung thư mới phát hiện, ước tính trong
năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 người mắc bệnh. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên và Thừa Thiền Huế tỷ lệ người mắc ung thư vú đứng thứ nhất và ung thư dạ dày
đứng thứ hai. Riêng tại Cần Thơ, ung thư vú đứng hàng thứ hai sau ung thư cô tử


12
Ở nam giới ung thư phê quân phối đứng hàng đầu tại Hà Nội, Hải Phòng, cung. Thái
Nguyên; đứng thứ ba tại Huế và đứng thứ tư tại Cần Thơ. Ung thư gan đứng hàng đầu
tại Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, đứng thứ hai tại Thái Nguyên, đứng thứ ba tại Hà Nội
và Hải Phòng [9].
1.2.2. Tác động của trầm cảm trên người bệnh ung thư
Trên thế giới, những bằng chứng đã chứng minh rằng trầm cảm gây ra những hậu
quả nghiêm trọng trên người bệnh ung thư. Theo nghiên cứu của Frick (2007), lo lắng
và trầm cảm làm làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư và ở
giai đoạn càng nặng chất lượng cuộc sống càng thấp [13]. Trong nghiên cứu khác số
người bệnh ung thư mắc trầm cảm nặng có ý tưởng tự tử là hơn 50% và trầm cảm nặng
là một yếu tố nguy cơ đáng kể tạo nên ý tưởng tự tử của người bệnh ung thư. Một
nghiên cứu của Breitbart và cộng sự đã tìm thấy người bệnh ung thư mắc trầm cảm có
nguy cơ tử vong cao gấp 4 lần so với những người bệnh không trầm cảm (47% so với
12%) [9].
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra các yếu tổ ảnh hưởng của trầm cảm trên người

bệnh ung thư: Trầm cảm và lo âu làm tăng số lần nhập viện của người bệnh, tăng chi phí
cho điều trị, chăm sóc, đặc biệt tự tử là hậu quả trầm trọng nhất ở nhóm đối tượng này.
Nghiên cứu của Lorenzo Cohen (2012) chỉ ra các yếu tố cảm xúc (trầm cảm) có ảnh
hưởng đến sinh học và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của bệnh ung thư. Theo
Cohen, trong diều kiện bình thường mức cortisol cao vào buổi sáng và giảm trong suốt
cả ngày. Nhưng trong số những người bệnh bị căng thẳng kinh niên hoặc triệu chứng
trầm cảm, nồng độ cortisol có thể duy trì trong suốt cả ngày, ít bị giảm vào buổi tối.
Những người bệnh ung thư có nồng độ cortisol kéo dài trong suốt cả ngày có nguy cơ tử
vong tăng lên. Do vậy, trầm cảm ở người bệnh ung thư cần được phát hiện và điều trị
sớm, động viên và chăm sóc kịp thời để giảm thiểu hậu quả của bệnh, giảm chi phí, tỷ lệ
tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh [9].


13
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư đang điều trị tại
Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
2.1.1. Thông tin về Trung tâm Ung Bướu Bệnh viên Đa khoa tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh lớn với diện tích là 1652.6 km2, dân số 2 triệu người nằm
ở phía Nam đồng bằng sơng Hồng. Tỉnh Nam Định gồm có thành phố và 9 huyện, trong
đó thành phố có 20 phường và 5 xã. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nam Định bệnh viện đa
khoa tỉnh Nam Định là cơ sở duy nhất cung cấp điều trị chăm sóc người bệnh ung thư.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là một bệnh viện đa khoa hạng I có quy mơ
900 giường với 7 phịng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng với tổng số
gần 600 y, bác sĩ và điều dưỡng viên. Vào năm 2020 trong quy hoạch tổng thể phát triển
ngành y tế Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định sẽ nâng cấp lên 1000 giường
nhằm đảm bảo khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Đặc
biệt, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đang trở thành một địa chỉ
tin cậy cho người bệnh ung thư. Với chức năng khám, điều trị và quản lý NB ung thư,

trung tâm đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 50 người bệnh/ ngày với thời gian điều trị
trung bình 10 - 12 ngày.
2.1.2. Thực trạng mức độ trầm cảm của người bệnh ung thư
Đối tượng nghiên cứu là người bệnh ung thư đang điều trị tại Trung tâm Ung
bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có đủ các tiêu chuẩn sau:
− Người bệnh đã được chẩn đoán ung thư, đang điều trị nội trú tại Trung tâm Ung
Bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian nghiên cứu.
− Bệnh nhân trên 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu.
− Khơng có tiền sử rối loạn thần kinh hoặc tâm thần.
− Có khả năng đọc hiểu tiếng Việt và trả lời phỏng vấn.
− Người đã tham gia nghiên cứu trước đó
− Người bệnh đang có diễn biến nặng


14
− Người bệnh khơng tn thủ bất kì điều khoản nào của nghiên cứu.
Trong thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/ 2021 đến tháng 05/ 2021 tại Trung tâm
Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định với cỡ mẫu là 30 người bệnh đủ tiêu
chuẩn tham gia nghiên cứu.
Tiến trình thu thập số liệu
− Bước 1: Lấy danh sách người bệnh, tham khảo hồ sơ bệnh án tại Trung tâm Ung
bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, lựa chọn những đối tượng đủ tiêu
chuẩn tham gia nghiên cứu.
− Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu về mục đích, nội
dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý
tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận và được phổ biến hình thức tham
gia nghiên cứu.
− Bước 3: Đối tượng sẽ được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu
hỏi.
Bộ câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu được xây dựng theo bộ công cụ của

tác giả Lương Văn Quý cùng cộng sự [2].
Tiêu chuẩn đánh giá:
∗ Đánh giá tỷ lệ và mức độ trầm cảm dựa vào thang đo Beck Depression
Inventory
Trong nghiên cứu này, chúng tơi dùng mẫu có 21 mục, mỗi mục có 4 ý mơ tả cụ
thể từng trạng thái cảm xúc tương ứng với 4 mức độ được tính từ 0 – 3 điểm, trong
4 ý thì có 2 ý được cho bằng điểm nhau.
Tổng điểm cho phần này là 63 điểm
Đánh giá kết quả: cộng điểm cao nhất của từng câu hỏi
-

Từ 0 đến dưới 14 điểm: không có trầm cảm

-

Từ 14 đến 19 điểm: trầm cảm nhẹ

-

Từ 20 đến 29 điểm: trầm cảm vừa

-

Từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng



Đánh giá sự lo âu bằng thang điểm Zung
Gồm 20 mục được xây dựng để đo mức độ lo âu, mỗi câu hỏi được chấm điểm


từ 1 – 4 của Likert dựa trên những câu trả lời: khơng có hoặc ít thời gian, đơi khi, phần
lớn thời gian, hầu hết hoặc tất cả thời gian.


15
Kết quả được tính và chia theo mức độ:
-

Dưới 40 điểm: khơng lo âu

-

Từ 41 – 80: có biểu hiện lo âu



Đánh giá sự hỗ trợ của gia đình và xã hội
Bộ câu hỏi gồm 12 câu, mỗi câu có 7 sự lựa chọn: 1- rất đồng ý, 2- không đồng

ý, 3- hơi khơng đồng ý, 4- khơng có ý kiến gì, 5- hơi đồng ý, 6- đồng ý, 7- rất đồng ý.
Tổng điểm càng cao thì mức độ hỗ trợ của gia đình, xã hội càng cao và
ngược lại.
Qua thực tế khảo sát trên 30 người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu bệnh
viện đa khoa tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 05/
2021, chúng tôi thu được kết quả như sau:
2.2. Đặc điểm chung của đối tượng
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân của

người bệnh
Nội dung


Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Từ 35 đến 59 tuổi

12

40.0

Trên 60 tuổi

18

60.0

Nam

23

76.7

Nữ

7

23.3

Phổ thông


29

96.7

Cao đẳng/ trung cấp

1

3.3

Đại học/ Sau đại học

0

0

Chưa kết hơn

0

0

Kết hơn

26

86.7

Mất vợ/ chồng


4

13.3

Ly hơn

0

0

Nhóm tuổi của NB

Giới tính của NB

Trình độ học vấn

Tình trạng hơn nhân


16
Nhận xét:
Quan sát bảng 3.1 cho thấy, người bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm độ tuổi từ 35 59 tuổi chiếm 40%, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 60.0%.
Về giới tính: 76.7% là giới tính nam 23.35 là giới tính nữ.
Về trình độ học vấn: Đa số người bệnh có trình độ học vấn phổ thơng chiếm
96.7%, cũng có số ít người bệnh có trình độ Cao đẳng/ trung cấp chiếm 3.3%.
Về tình trạng hơn nhân: Đa số người bệnh đac kết hôn chiếm tỷ lệ 86.7%, người
bệnh đã mất vợ/chồng chiếm tỷ lệ 13.3%.
Bảng 3.2: Bảng phân bố nghề nghiệp, thu nhập bình quân của người bệnh


Nội dung

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Lao động chân tay

25

83.3

Lao động trí óc

0

0

Hưu trí

0

0

Người cao tuổi

5

16.7


Dưới 1.5 triệu đồng

6

20.0

Từ 1.5 triệu đến 3 triệu đồng

22

73.3

Từ 3 đến 5 triệu đồng

2

6.7

Trên 5 triệu đồng

0

0

Nghề nghiệp của NB

Thu nhập bình quân của NB

Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người bệnh có nghề nghiệp là lao động chân tay

chiến tỷ lệ cao nhất 83.3%, ngườu cao tuổi chiếm 16.7%, khơng có người bệnh nào có
nghề nghiệp là lao động trí óc, hưu trí.
Thu nhập bình quân: Trong nghiên cứu, phần lớn người bệnh có thu nhập bình
quân từ 1.5 – 3 triều đồng chiếm 73.3%. dưới 1.5 triệu chiếm 20.0% và thu nhập từ 3 - 5
triệu chiếm 6.7% và khơng có ai có thu nhập trên 5 triệu đồng.


17
-

Phân loại ung thư
Bảng 3.3: Bảng phân loại bệnh ung thư của NB

Loại bệnh ung thư
Đại/ trực tràng
Gan
Phổi

Dạ dày
Khác ( K buồng trứng, K di căn
xương, K bàng quang,..)
Tổng

Số lượng (n)
2
3
5
3
13
4


Tỷ lệ (%)
6.7
10.0
16.7
10.0
43.3
13.3

30

100

Nhận xét:
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất 43.3%, ung thư
phổi, ung thư gan chiếm tỷ lệ lần lượt là 16.7% và 10.0% , ung thư trực tràng chiếm tỷ
lệ thấp nhất 6.7%.
-

Thời gian phát hiện bệnh

80
70

66,7%

60
50
40
30


30%

20
10

0

3,3%
0%
Dưới 3 tháng

Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 12 tháng

Trên 1 năm

Biều đồ 3.1: Biểu đồ phân bố thời gian phát hiện bệnh

Nhận xét:
Người bệnh phát hiện bệnh trong thời gian từ trên 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
66.7%, phát hiện từ 6 – 12 tháng là 30.0% và từ 3 – 6 tháng là 3.3%, thời gian phát hiện
bệnh là dưới 3 tháng khơng có ai.


×