Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn: ren luyen ky nang dia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.75 KB, 34 trang )

SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định rõ trong nghị quyết số
29-NQ/TW - 2013 là: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng
lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học”.
Với chương trình mới sách giáo khoa mới hiện nay, ngoài các kỹ năng được thể hiện
trong bài thực hành riêng, thì các kỹ năng Địa lí cịn thể hiện trong các dạng bài học khác
như các bài học lí thuyết, các câu hỏi, bài tập cuối Sách giáo khoa, hoặc các bài tập do
giáo viên yêu cầu. Vì vậy, học sinh cần được hình thành và rèn luyện khơng chỉ trên lớp
mà cịn ở nhà.
Bên cạnh đó, dựa vào đặc trưng dạy học mơn Địa lí phải gắn với các phương tiện dạy
học như bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu,...Giáo viên phải là người hình thành và rèn luyện các kỹ
năng như: kỹ năng bản đồ, kỹ năng biểu đồ, kỹ năng làm việc với bảng số liệu thống kê, xác
lập mối quan hệ, liên hệ thực tế, viết báo cáo,...Tuy nhiên, mới chỉ một số kỹ năng được hình
thành và rèn luyện cho học sinh, nhiều kỹ năng Địa lí chưa thực sự được giáo rèn luyện cho
học sinh. Vì vậy, nhiều kỹ năng học sinh còn yếu, vận dụng chưa được vào thực tiễn để giải
quyết những tình huống khó khi làm một số bài tập.
Đặc biệt, chương trình Địa lí lớp 9 học sinh được tiếp cận với những kiến thức về kinh tế
- xã hội của Việt Nam, đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của các
vùng kinh tế nước ta. Xuyên suốt bài học lý thuyết và bài thực hành, học sinh được củng cố
kiển thức và nâng cao hơn nữa sự hiểu biết cũng như được phải rèn luyện thêm nhiều kĩ năng
rất quan trọng trong môn địa lí như: kĩ năng bản đồ, biểu đồ; kí năng so sánh, phân tích mối
quan hệ giữa các đối tượng địa lí….
Do vậy, việc rèn luyện các kỹ năng thực hành Địa lí cho học sinh là vơ cùng cần thiết.
Khi các em được thực hành nhuần nhuyễn, sẽ tránh được hiện tượng học vẹt, học thuộc lịng,
từ đó các em sẽ tích cực chủ động hơn trong học tập, có khả năng vận dụng kiến thức đã học


vào thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Ngoài ra, khi thực hành có thể củng cố kiến
thức đã học, rút ra kiến thức mới theo mức độ biết, hiểu và vận dụng. Đồng thời vừa đáp ứng
được tình hình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học hiện nay
Xuất phát từ nhiều lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện một số
kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học môn Địa lí 9” để nghiên cứu.
1


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được hệ thống kỹ năng và phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong
mơn Địa lí lớp 9.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho
học sinh qua mơn Địa lí lớp 9.
- Xác định được hệ thống kỹ năng thực hành Địa lí 9.
- Xác định cách thức rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí 9 cho học sinh một cách
có hiệu quả nhất.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính hợp lí và khả thi của đề tài
nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống kỹ năng thực hành Địa lí lớp 9.
- Phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí lớp 9.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề rèn luyện các kỹ năng thực hành Địa lí trong chương trình SGK là vấn đề
xuyên suốt cả quá trình dạy học, vì vậy trong khuôn khổ thời gian cho phép, đề tài hạn
chế lại trong một số bài học cả lí thuyết và thực hành một số có liên quan nhiều đến rèn

luyện các kỹ năng thực hành Địa lí 9: Bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, Viết báo cáo.
- Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2015-2016
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.5. Phương pháp thống kê tốn học
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng thực
hành cho học sinh trong mơn địa lí 9.
- Đề tài xác định được nội dung và yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng thực hành
địa lí 9. Từ đó đã đưa ra được những phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành trong dạy
học địa lí 9.
- Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành địa lí.
- Sản phẩm của đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong dạy học địa lí.
2


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Kỹ năng và kỹ năng Địa lí
1.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm kỹ năng
Hiện nay, có nhiều quan điểm về kỹ năng khác nhau có thể hiểu một cách chung nhất:
Kỹ năng là khả năng hoạt động để đạt được mục đích nào đó dựa trên cơ sở hoạt động đó.
Như vậy, bất kì một kỹ năng nào cũng có hai thuộc tính cơ bản: Hoạt động thực

tiễn và dựa trên cơ sở tri thức đã có.
b. Kỹ năng Địa lí
Dựa trên cơ sở các quan điểm về kỹ năng ở trên, vận dụng vào môn Địa lí có thể thấy
rằng: “Kỹ năng Địa lí là hoạt động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách có ý thực
trên cơ sở những kiến thức Địa lí đã có”.
c. Các loại hình kỹ năng Địa lí
Kiến thức

Kỹ năng ban đầu

Kỹ xảo

Kỹ năng hoàn thiện

Kinh nghiệm thực tiễn

Yếu tố sáng tạo

Hình 1: Sơ đồ mối quan hệ giữa kỹ năng ban đầu, kỹ xảo và kỹ năng hồn thiện
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy ngồi các thành phần: Kiến thức, kỹ năng hoàn thiện,
kỹ xảo, kỹ năng ban đầu cịn có thêm các thành phần khác như: Kinh nghiệm thực tiễn và
yếu tố sáng tạo. Các thành phần này có mối quan hệ với nhau.
d. Cách thức rèn luyện kỹ năng
Cách thức rèn luyện kỹ năng thông qua các bước sau:
- Làm mẫu: giáo viên tiến hành làm mẫu, hoặc giáo viên gợi ý cho một học sinh
làm mẫu, để các học sinh khác bắt chước làm theo. Sau vài lần, học sinh thành thuộc các
thao tác, lâu dần trở thành tự nhiên và có sự phối hợp.

3



SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

- Làm bài tập: học sinh tiến hành làm các bài tập, thơng qua đó để rèn luyện kỹ
năng thực hành Địa lí.
- Làm bài thực hành; Thơng qua các bài thực hành, việc rèn luyện kỹ năng thực
hành Địa lí cho học sinh được thể hiện rõ hơn vì bài thực hành là bài học chủ yếu về hình
thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Để làm được bài thực hành, trước hết học sinh
phải có kiến thức, kỹ năng trong bài thực hành và học sinh hoạt động trên cơ sở tri thức
đã biết để hình thành kỹ năng. Hai hoạt động này có thể kế tiếp nhau, nhưng cũng có thể
xen kẽ nhau.
- Ngồi ra, có thể rèn luyện các kỹ năng thực hành Địa lý cho học sinh thông qua
các hoạt động dạy học khác như: Ngồi lớp, các hoạt động ngoại khóa ngồi trời. Điều
này không những gây hứng thú học tập cho học sinh mà còn giúp học sinh củng cố kiến
thức, sáng tạo và bổ sung làm giàu kiến thức cho bản thân thơng qua các kỹ năng thực
hành Địa lí được rèn luyệnkỹ năng.
1.2. Thực hành và kỹ năng thực hành
1.2.1. Khái niệm
Thực hành theo từ điển Tiếng Việt là vận dụng lý thuyết vào thực tế, hay nói cách
khác là lý thuyết đi đôi với thực hành.
Từ các khái niệm trên, kỹ năng thực hành là hoạt động để vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ nào đó dựa trên cơ sở tri thức đã có.
1.2.3. Ý nghĩa của rèn luyện kỹ năng thực hành trong dạy học Địa
lí 9
- Củng cố kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã biết để tiếp thu nguồn kiến thức mới
trong hoạt động thực tiễn, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng thực hành của học sinh.
- Trau dồi tinh thần, ý thức học tập, sự khéo léo cần mẫn. Bên cạnh đó, cịn giúp rèn
luyện tính kiên trì, chính xác, cẩn thận, tính kỉ luật, tinh thần hợp tác.
1.3 Đặc điểm chung chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 9
Chương trình Địa lí 9 nói chung, học sinh cần đạt những mục tiêu chính sau:

- Về kiến thức: hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết
về đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, những
vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang
sống nói riêng.
- Về kỹ năng: tiếp tục củng cố và phát triển:
+ Kỹ năng học tập và nghiên cứu Địa lí: Quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh
giá các sự vật, hiện tượng Địa lí, vẽ lược đồ, biểu đồ, phân tích lát cắt, sử dụng bản đồ,
lược đồ, Atlat, bảng số liệu thống kê,…
4


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

+ Kỹ năng thu thập , xử lí, tổng hợp, viết báo cáo Địa lí.
+ Kỹ năng vận dụng tri thức Địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật Địa lí bước đầu
tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí ở trường Trung
học Cơ sở
2.1.1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng thực hành của giáo viên địa lí THCS
- Hiện nay, mơn Địa lí vẫn được xem là bộ môn phụ, đặc biệt ngay đối với một số
giáo viên bộ mơn thì quan niệm này vẫn tồn tại. Mặt khác, thời lượng chương trình Địa lí
lớp 9 là 1,5 tiết/tuần, do đó việc truyền đạt các kiến thức và rèn luyện kỹ năng Địa lí cho
học sinh vẫn còn nhiều hạn chế.
- Đối với rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh một số giáo viên chưa cho học sinh
chủ động tự rèn luyện thường xuyên các kỹ năng.
- Bên cạnh đó, một số giáo viên khi rèn luyện kỹ năng mới chỉ chú trọng rèn luyện
cho học sinh các kỹ năng chủ yếu với bản đồ, sử dụng Atlat, biểu đồ, bảng số liệu. Các kỹ
năng này được rèn luyện thông qua các bài học lí thuyết, các bài thực hành trên lớp, cịn
phần hướng dẫn học sinh rèn luyện ở nhà giáo viên rất ít quan tâm. Đặc biệt là sự kiểm

tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện của học sinh còn ít, vì vậy có nhiều kỹ năng
Địa lí giáo viên rèn luyện cho học sinh cịn ít.
2.1.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng thực hành địa lí của học sinh lớp 9 THCS
- Một số kỹ năng Địa lí của học sinh còn yếu, do học sinh THCS mới làm quen,
hình thành những kỹ năng và thời gian được rèn luyện q ít. Bên cạnh đó, giáo viên
chưa có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Vì vậy, các em mới chỉ được rèn luyện một
số kỹ năng địa lí cơ bản, các kỹ năng khác chưa được quan tâm rèn luyện đúng mức.
- Đa số học sinh vẫn quan niệm Địa lí là bộ mơn phụ, do đó thái độ học tập chưa
thực sự nghiêm túc, điều này gây khó khăn trong q trình dạy học rèn luyện kỹ năng
thực hành địa lí cho học sinh của giáo viên.
Sau khi tiến hành điều tra 115 em học sinh ở đơn vị sở tại chúng tôi thu được kết
quả ở bảng sau:

Câu
hỏi
1

Bảng 1: Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí
của học sinh lớp 9
Số
Tỉ lệ
Ý kiến của Học sinh
lượng
%
Thích
81
70.5
Bình thường
29
25.2

Khơng thích
5
4.3
5


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

2

3

4

5

6

Rất quan trọng
75
Quan trọng
32
Không quan trọng
8
Rất thường xuyên
30
Thường xuyên
70
Không thường xuyên
15

Làm mẫu
50
Làm bài tập
19
Làm bài thực hành
26
Thông qua các cách thức khác: hoạt động ngoài lớp,…
7
Tất cả các cách thức trên
13
Kỹ năng làm việc với bản đồ.
74
Kỹ năng nghiên cứu làm việc với các tài liệu Địa lí
21
Kỹ năng khảo sát các hiện tượng Địa lí ngồi thực địa (kỹ năng
8
quan sát, phân tích các hiện tượng, đo đạc ngồi thực địa,…)
Kỹ năng học tập, nghiên cứu Địa lí (kỹ năng làm việc với
SGK, các tài liệu tham khảo Địa lí, kỹ năng mơ tả, viết và trình
12
bày về các vấn đề về địa lí)
Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng vào thực tiễn
49
Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động
20
Củng cố kiến thức đã học
27
Nâng cao tinh thần hợp tác
10
Rèn luyện tinh thần nhẫn nại, kiên trì, thẩm mĩ,…

9
Qua kết quả điều tra, khảo sát trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:

65.2
27.8
7.0
26.1
60.9
13.0
43.5
16.5
22.6
6.1
11.3
64.3
18.3
7.0
10.4
42.6
17.4
23.5
8.7
7.8

- Về học sinh: Thơng qua kết quả điều tra có gần 65,2% học sinh cho rằng trong q
trình học bộ mơn Địa lí việc rèn luyện kỹ năng thực hành là vô cùng quan trọng và rất
cần thiết. Trong đó, những em cho rằng rèn luyện kỹ năng thực hành là để củng cố kiến
thức có 27/115 em, thực hành nhằm rèn luyện cho các em khả năng vận dụng vào thực
tiễn chiếm 49/115 em. Nhìn chung, các em đã phần nào ý thức được tầm quan trọng của bộ
môn trong ý nghĩa thực tiễn cuộc sống và vận dụng được vào thực tiễn một cách tốt nhất.

Qua thực trạng trên, có thể thấy hình thức và biện pháp cịn đơn điệu, chưa gây
được hứng thú nhiều trong học tập cho tất cả học sinh vì vậy hiệu quả dạy học chưa cao.
2.2. Ưu và nhược điểm của thực trạng
2.2.1. Ưu điểm
- Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng
thực hành Địa lí cho học sinh.
- Việc rèn luyện kỹ năng Địa lí giúp học sinh nắm vững các kiến thức, vận dụng các kiến
thức đó vào thực tiễn. Bên cạnh đó, thơng qua các cách thức rèn luyện kỹ năng ngoài lớp,

6


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

ngoại khóa, hoạt động thực tiễn,…giúp học sinh phát triển, vận dụng sáng tạo và khám
phá được nhiều nguồn tri thức mới, bổ sung làm giàu kiến thức cho bản thân.
2.2.2. Nhược điểm
- Việc tiến hành rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí thường xun vẫn cịn hạn chế ở
một bộ phận giáo viên. Trong quá trình dạy giáo viên mới chỉ cung cấp được kiến thức lý
thuyết cho học sinh. Các bài tập rèn luyện kỹ năng chưa được giáo viên xây dựng và rèn
luyện thường xuyên cho học sinh. Từ đó, việc rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí chưa
được chú trọng.
- Có nhiều kỹ năng thực hành Địa lí ở học sinh cịn yếu, đặc biệt các kỹ năng như vẽ
bieru đồ Việt Nam, viết báo cáo, sơ đồ hóa,…do đó, một số nhóm kỹ năng chưa được các
em nắm vững, gây ra tình trạng lúng túng và khó khăn khi học các bài thực hành.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Hiện nay ở một số trường THCS, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa các phương tiện,
thiết bị dạy học còn thiếu, gây trở ngại cho việc rèn luyện các kỹ năng thực hành Địa lý
cho học sinh vì hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí nhiều khi khơng tách rời
phương tiện dạy học.

- Sự phân hóa học sinh cũng dân tới sự phân hóa trong việc truyền đạt kiến thức và
rèn luyện kỹ năng. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng có sự khác nhau giữa
các học sinh.
- Nhiều giáo viên do tuổi nghề còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc rèn luyện
kỹ năng thực hành Địa lí cho học sinh.
- Do thời lượng trong chương trình bộ mơn rất ít 1,5 tiết/ tuần, nên việc rèn luyện kỹ
năng Địa lí cho học sinh phần nào bị hạn chế, có nhiều loại kỹ năng ít được quan tâm rèn
luyện như kỹ năng nghiên cứu Địa lí, kỹ năng liên hệ thực tiễn, xây dựng mơ hình lát cắt,…
- Ý thức học tập của một bộ phận học sinh cịn kém, các em vẫn xem thường bộ mơn.
Những ngun nhân trên tác động không nhỏ đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành Địa
lí cho học sinh lớp 9. Nhiều khi, giáo viên lên lớp do áp lực về thời gian, khối lượng kiến
thức phải truyền đạt hết mà chưa giúp học sinh vận dụng kiến thức học tập và thực tiễn.

7


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Cơ sở để rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí lớp 9
2.1.1. Kế thừa, phát triển các kỹ năng thực hành Địa lí lớp 6, lớp 7, lớp 8
Ở chương trình bậc THCS, do đặc điểm phát triển hơn về mặt tâm lí, trí tuệ của học
sinh, nên khối lượng kiến thức Địa lí cũng trở nên phong phú hơn, các kỹ năng cũng
nhiều và ở mức độ cao hơn các lớp trước:
Trên cơ sở các kỹ năng đã có sẵn, ở chương trình Địa lí lớp 9 tiếp tục có sự kế thừa,
phát triển sâu hơn một số kỹ năng Địa lí như kỹ năng bản đồ, biểu đồ,...
2.1.2. Dựa vào mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 9
* Về mục tiêu chương trình
Khi rèn luyện kỹ năng thực hành không xa rời mục tiêu chương trình SGK, đây

cũng là yêu cầu cơ bản nhất.
+ Về kiến thức: Hiểu và trình bày được:
- Những kiến thức cơ bản về, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, các
vùng kinh tế của nước ta.
- Một số kiến thức cần thiết về địa lí địa phương của tỉnh, nơi các em đang sống.
+ Về kĩ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần
thiết trong học tập địa lí, đó là:
- Kĩ năng phân tích văn bản.
- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng xử lý số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
- Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau (báo chí, bài viết,
tranh,...) bao gồm các tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các
hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội..
- Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn.
- Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước.
+ Về thái độ, hành vi
- Có tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp
để sau này phục vụ Tổ quốc.
* Về nội dung chương trình
+ Trước hết, phải nắm vững chương trình, nội dung SGK trên cơ sở hướng dẫn của
Bộ giáo dục và Đào tạo về chương trình chuẩn.
8


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

+ Trong chương trình Địa lí lớp 9, việc rèn luyện các kỹ năng Địa lí cho học sinh
khơng những có trong các bài thực hành mà cịn được rèn luyện thơng qua các bài học lý

thuyết, các bài tập, câu hỏi, hệ thống kênh hình,...Do đó, giáo viên cần phải dựa vào nội
dung chương trình SGK để đảm bảo việc rèn luyện các kỹ năng thực hành Địa lí cho học
sinh được tồn diện hơn.
* Về cấu trúc chương trình
+ Về cấu trúc chương trình có 44 bài (chương trình chuẩn), trong đó có 33 bài lí
thuyết, 11 bài thực hành. Vì vậy, giáo viên có nhiều điều kiện để rèn luyện các kỹ năng
Địa lí cho học sinh trong dạy các bài lý thuyết và các bài thực hành.
2.1.3. Dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng Địa lí lớp 9
Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình mơn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu
về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải đạt được sau mỗi đơn vị kiến
thức.Việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở, mục
tiêu của hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, thi cử.
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí
tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác
nhau của nhận thức.
2.2. Hệ thống kỹ năng thực hành Địa lí 9
Trong chương trình Địa lí 9, có nhiều kỹ năng thực hành Địa lí được rèn luyện. Kế
thừa và phát triển các kỹ năng thực hành Địa lí của chương trình lớp trước, những kỹ
năng này được mở rộng và phát triển sâu hơn ở lớp 9 với các kỹ năng như: cách sử dụng
bản đồ, lược đồ, Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ, nhận xét, thu thập thông tin, viết báo cáo,
khảo sát thực tế,…Hệ thống các kỹ năng thực hành Địa lí lớp 9 có nội dung, mức độ
được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2: Hệ thống kỹ năng Địa lí lớp 9 cần rèn luyện cho học sinh
Bài
1
2
3
4

Tên bài học


Kỹ năng thực hành rèn
luyện cho học sinh

Cộng đồng các
dân tộc Việt
Nam
Dân số và gia
tăng dân số
Phân bố dân
cư và các loại
hình quần cư
Lao động và việc

- Kỹ năng làm việc
với bảng số liệu, thu
thập thông tin.
- Kỹ năng làm việc
với biểu đồ.
- Kỹ năng làm việc
với bảng số liệu, bản
đồ.
- Kỹ năng làm việc

Mức độ cần đạt
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo
thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc.
- Vẽ và phân tích và so sánh biểu đồ dân số
Việt Nam.

- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận
biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu
9


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

Bài

5

6

8

9

10

12

Tên bài học

Kỹ năng thực hành rèn
luyện cho học sinh

Mức độ cần đạt

làm. Chất lượng với bảng số liệu, bản sử dụng lao động.

cuộc sống
đồ.
- Biết cách phân tích, so sánh tháp dân số. Tìm
Thực hành:
- Kỹ năng làm việc
được sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi.
Phân tích và so với biểu đồ, xác lập
- Xác lập mối quan hệ giữa tăng dân số và
sánh tháp tuổi
mối liên hệ.
cơ cấu dân số.
Quá trình phát - Kỹ năng làm việc - Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển
triển kinh tế
với biểu đồ.
dịch cơ cấu kinh tế.
- Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của
Ngành nông
- Kỹ năng làm việc một số cây trồng, vật nuôi.
nghiệp
với bản đồ, biểu đồ. - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ
cấu ngành chăn nuôi.
- Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của
- Kỹ năng làm việc
Lâm nghiệp và
các loại rừng, bãi tôm, cá.
với bảng số liệu, bản
thuỷ sản
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự
đồ, biểu đồ.
phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Rèn kỹ năng sử lý số liệu theo yêu cầu
riêng của biểu đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ cơ
- Kỹ năng làm việc
Thực hành
cấu (biểu đồ tròn), biểu đồ đường (đồ thị)
với biểu đồ.
- Rèn kỹ năng đọc biểu đồ, nhận xét và
phân tích số liệu.
- Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu
- Kỹ năng làm việc ngành công nghiệp.
Ngành công
với bảng số liệu, bản - Phân tích bản đồ cơng nghiệp để thấy rõ các
nghiệp.
đồ, biểu đồ.
trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một
số ngành cơng nghiệp.

13,
14, Ngành dịch vụ
15

- Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và
- Kỹ năng làm việc sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta.
với bảng số liệu, bản - Xác định trên bản đồ một số tuyến đường
giao thông quan trọng, một số sân bay, bến
đồ, biểu đồ.
cảng lớn.

- Kỹ năng làm việc với Rèn luyện kỹ năng xử lí số liệu, vẽ biểu đồ
bảng số liệu, biểu đồ. miền và nhận xét biểu đồ

- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
Vùng Trung du - Kỹ năng làm việc - Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế
17,
và miền núi
với bảng số liệu, bản và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên, dân
18
cư, tình hình phát triển và phân bố của một
Bắc Bộ
đồ, sơ đồ.
số ngành kinh tế của vùng.
16 Thực hành

10


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

Bài

19

20,
21

22

23,
24

25,

26

27

Tên bài học

Kỹ năng thực hành rèn
luyện cho học sinh

Mức độ cần đạt

- Kỹ năng đọc các bản đồ, phân tích và đánh
giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài
nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công
- Kỹ năng làm việc
nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thực hành
với bảng số liệu, bản
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa
đồ, sơ đồ.
đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp
khai thác chế biến và sử dụng tài nguyên
khoáng sản.
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của
vùng Đồng Bằng sơng Hồng và vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vùng Đồng
- Kỹ năng làm việc - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để thấy
bằng sông
với bảng số liệu, bản được đặc điểm tự nhiên, dân cư và sự phát

Hồng
đồ, biểu đồ.
triển kinh tế của vùng.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên, kinh tế để phân
tích, thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các
ngành kinh tế của vùng.
- Kỹ năng làm việc với - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường
Thực hành
bảng số liệu, biểu đồ.
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng
trên bản đồ.
- Kỹ năng làm việc
Vùng Bắc
- Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế
với bảng số liệu, bản
Trung Bộ
để phân tích và trình bày về đặc điểm tự
đồ, biểu đồ.
nhiên, dân cư, phân bố một số ngành sản
xuất của vùng Bắc Trung Bộ.
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng
Vùng Duyên
- Kỹ năng làm việc trên bản đồ.
hải Nam Trung với bảng số liệu, bản - Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh
Bộ
đồ, biểu đồ.
tế, bản đồ tự nhiên, kinh tế để nhận biết đặc
điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của vùng.
- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản
- Kỹ năng làm việc

đồ, phân tích số liệu thống kê trên kết cấu
Thực hành
với bảng số liệu, bản
không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên
đồ.
hải Nam Trung Bộ.

28, Vùng Tây
29 Nguyên

- Kỹ năng làm việc
với bảng số liệu, bản
đồ, biểu đồ. Kỹ năng
viết báo cáo.

- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng
trên bản đồ.
- Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế
và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự
11


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

Bài

Tên bài học

Kỹ năng thực hành rèn
luyện cho học sinh


Mức độ cần đạt

30 Thực hành

- Kỹ năng làm việc với
bảng số liệu, bản đồ.
Kỹ năng viết báo cáo.

31,
Vùng Đông
32,
Nam Bộ
33

- Kỹ năng làm việc
với bảng số liệu, bản
đồ.

Thực hành:
phân tích một
- Kỹ năng làm việc
số ngành công
34
với bảng số liệu, biểu
nghiệp trọng
đồ.
điểm ở Đông
Nam Bộ


Vùng Đồng
- Kỹ năng làm việc
35,
bằng sông Cửu với bảng số liệu, bản
36
Long
đồ.

37 Thực hành
38, Phát triển tổng
39 hợp kinh tế và
bảo vệ tài
nguyên môi
trường biển,
đảo

- Kỹ năng làm việc
với bảng số liệu, biểu
đồ.
- Kỹ năng làm việc
với bảng số liệu, bản
đồ, sơ đồ.

nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân
bố một số ngành sản xuất của vùng.
- Rèn luyện kỹ nănh sử dụng bản đồ, phân
tích số liệu thống kê, có kỹ năng tốt và
trình bày bằng văn bản
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng
trên bản đồ.

- Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế
và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự
nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân
bố một số ngành sản xuất của vùng.
- Rèn luyện kỹ năng xử lý, phân tích số liệu
thống kê về một số ngành cơng nghiệp
trọng điểm, có kỹ năng lựa chọn loại biểu
đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu
hỏi hướng dẫn, hồn thiện phương pháp kết
hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với
thực tiễn.
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng
trên bản đồ.
- Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế
và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc
điểm kinh tế của vùng.
- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ
cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng
thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long và
Đồng bằng sơng Hồng so với cả nước.
- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ
cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng
thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long và
Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển
Việt Nam.
- Kể tên và xác định được vị trí một số đảo
và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam.
- Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê
để nhận biết tiềm năng kinh tế của các đảo,

quần đảo của Việt Nam, tình hình phát triển

12


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

Bài

Kỹ năng thực hành rèn
luyện cho học sinh

Tên bài học

- Kỹ năng tổng hợp
kiến thức, xác lập
mới liên hệ địa lí.

40 Thực hành

41,
Địa lí địa
42,
phương
43
44 Thực hành:

Mức độ cần đạt

- Kỹ năng làm việc

với bảng số liệu, bản
đồ, biểu đồ.
- Kỹ năng xác lập mối
quan hệ giữa các thành
phần tự nhiên địa lí. Kỹ
năng vẽ biểu đồ.

của ngành dầu khí.
- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp
về kiến thức, tiềm năng kinh tế của các đảo
xa bờ, ngành công nghiệp dầu khí.
- Xác định được mối quan hệ giữa các đối
tượng địa lí.
- Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của tỉnh.
- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ để biết
đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh.
- Biết phân tích mối quan hệ giữa các thành
phần tự nhiên, thuần thục cách vẽ biểu đồ
cơ cấu.

Qua bảng số liệu trên, các kỹ năng Địa lí được rèn luyện trong chương trình lớp 9
khá nhiều. Trong các kỹ năng đó, các kỹ năng thực hành nhiều của chương trình SGK
Địa lí 9 là: kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ; kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ; kỹ
năng sử dụng bảng số liệu; kỹ năng làm việc với sơ đồ, kỹ năng viết báo cáo...
Ngoài ra, các kỹ năng khác như, kỹ năng làm việc với các phương tiện dạy học Địa
lí, kỹ năng đọc, phân tích lát cắt địa hình, kỹ năng làm việc với các tài liệu, kỹ năng liên
hệ thực tiễn là những kỹ năng có rèn luyện trong dạy học Địa lí 9 nhưng khơng nhiều như
các kỹ năng nêu trên
2.3. Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy
học Địa lí 9 THCS

2.3.1. Rèn luyện kỹ năng bản đồ
a. Mục tiêu của rèn luyện kỹ năng bản đồ
- Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội được các tri thức Địa lí một
cách nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền. Cách học tập chủ động này không những giúp các
em nắm chắc kiến thức mà còn trau dồi cả phương pháp nghiên cứu Địa lí.
- Rèn luyện Kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển
năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy Địa lí nói riêng. Trong khi sử dụng bản đồ,
học sinh phải luôn luôn quan sát, tưởng tưởng, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát
hóa, xác lập các mối quan hệ Địa lí, tư duy của học sinh luôn hoạt động và phát triển.
b. Nội dung của rèn luyện kỹ năng bản đồ
Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ trong dạy học Địa lí 9 bao gồm các kỹ năng sau:
13


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

- Tìm/Chỉ và kể tên đối tượng địa lí
- Nêu/xác định/Nhận xét sự phân bố một đối tượng địa lí.
- Xác định vị trí địa lí của sự vật, hiện tượng địa lí.
- Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí.
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
- Nhận xét đặc điểm (tự nhiên, kinh tế của một lãnh thổ).
- Giải thích sự phân bố của đối tượng địa lí.
c. Phương pháp rèn luyện kỹ năng bản đồ
* Rèn luyện kỹ năng bản đồ trên lớp
Khi rèn luyện các kỹ năng bàn đồ trên lớp cho học sinh cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: giáo viên hướng cho học sinh các nhiệm vụ cần giải quyết
Bước 2: Giáo viên làm mẫu, định hướng thực hành
Bước 3: Học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân để rèn luyện kỹ năng
Bước này yêu cầu:

- Học sinh phải nắm vững các kiến thức về bản đồ.
- Các nhóm chú ý vào cách làm mẫu, định hướng của giáo viên.
- Học sinh phải biết kết hợp nhiều loại bản đồ, liên hệ các kiến thức đã học để có thể
tìm ra các mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định các kiến thức trọng tâm trên bản đồ theo yêu cầu của đề bài.
Bước 4: học sinh trình bày kỹ năng
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên kết luận vấn đề.
Ví dụ 1: khi dạy bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Bước 1: giáo viên đặt ra các yêu cầu: dựa vào lược đồ phân bố Dân cư (trang 11),
lược đồ SGK kết hợp với kiến thức đã học hãy: Cho biết dân cư tập trung đông đúc ở
những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
Bước 2: giáo viên hướng dẫn
- giáo viên chia lớp làm việc theo từng nhóm nhỏ.
- Trước hết cần hiểu được nội dung của bản đồ thông qua đọc tên bản đồ, chú giải
để thấy được mật độ dân cư, phân bố dân cư trên bản đồ. Chú ý vào độ phân tầng màu, kí
hiệu được dùng trên bản đồ.
- Liên hệ với các bài đã học, kết hợp với bản đồ Địa lí tự nhiên để tìm hiểu các mối
liên hệ địa lí giữa các yếu tố tự nhiên với yếu tố dân cư, xã hội (địa hình, đất, khí hậu,...)
tác động đến việc lựa chọn nơi cư trú của người dân như thế nào?,...
Bước 3: Thực hành kỹ năng
14


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

- Các nhóm nhỏ tiến hành trao đổi vấn đề đề giải quyết các yêu cầu của câu hỏi.
Bước 4: Đại diện các nhóm lên trình bày vấn đề thực hành
Đại diện các nhóm trình bày vấn đề thực hành, học sinh các nhóm khác cùng trao đổi.
giáo viên nhận xét, kết luận.

- Dân cư phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng, ven biển với vùng trung du,
miền núi và cao nguyên (ví dụ minh họa).
- Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
- Nguyên nhân: Vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản
xuất phát triển, đời sống văn hóa cao...Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: “Giao thơng vận tải và bưu chính viễn thơng”.
Bước 1: Giáo viên u cầu học sinh dựa vào hình 14.1 và kiến thức liên quan hãy
nhận xét mạng lưới giao thông nước ta?
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Thực hành kỹ năng
- Các nhóm nhỏ tiến hành trao đổi vấn đề đề giải quyết các yêu cầu của câu hỏi: Xác
định kí hiệu, xác định các tuyến giao thông, nhận xét chung...
Bước 4: Đại diện nhóm trình bày vấn đề thực hành, học sinh nhóm khác cùng trao đổi.
+ Mạng lưới giao thông của nước ta phát triển rộng khắp
+ Giao thông nước ta phát triển đầy đủ các loại hình: trong đó loại hình đường bộ
phát triển mạnh mẽ nhất. Học sinh lên bảng chỉ một số tuyến giao thông quan trọng.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Bài 23: “Vùng Bắc Trung Bộ”
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình 23.1 hãy xác định giới hạn lãnh
thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Thực hành kỹ năng
- Các nhóm nhỏ tiến hành trao đổi vấn đề đề giải quyết các yêu cầu của câu hỏi: Xác
định giới hạn Lãnh thổ, các vùng tiếp giáp từ đó rút ra nhận xét ý nghĩa vị trí.
Bước 4: Đại diện nhóm trình bày vấn đề thực hành, học sinh nhóm khác cùng trao đổi.
Học sinh lên bảng chỉ giới hạn, vị trí của vùng.
- Vị trí địa lí: Tiếp giáp Vùng TDMNBB và đồng bằng sơng Hồng ở phía Bắc,
CHDCND Lào phía Tây, vùng duyên hải NTB phía Nam, Biển Đơng ở Phía Đơng.
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối giữa Bắc Bộ với miền Nam

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng phía tây hướng ra biển đông và ngược lại,
cửa ngõ hành lang Đông – Tây của Tiểu vùng sông Mê Công.
15


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

Giáo viên nhận xét, kết luận.
* Rèn luyện kỹ năng bản đồ ở nhà
Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ cho học sinh không chỉ được thực hiện trên lớp mà
các kỹ năng này phải được rèn luyện thường xuyên ở nhà. Giáo viên xây dựng các bài tập
rèn luyện kỹ năng bản đồ và yêu cầu học sinh tự rèn luyện ở nhà.
Học sinh làm các bài tập này vào vở bài tập thực hành Địa lí đã được chuẩn bị sẵn.
Sau khi học sinh tự rèn luyện, giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
* Một số lưu ý để sử dụng bản đồ trong dạy học đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng bản đồ thường xuyên trong giờ học, luyện tập cho học sinh sử dụng bản
đồ tuần tự từng bước, từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Sử dụng hợp lí các bản đồ trong tiết học nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
- Sử dụng bản đồ trong cả ôn tập, kiểm tra, ra bài tập về nhà, làm bài thực hành...
- Bản đồ phải có nội dung phù hợp với bài giảng.
2.3.2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê
a. Mục tiêu của rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê
Rèn luyện kỹ năng này nhằm các mục tiêu sau:
- Học sinh nắm được các thao tác phân tích một bảng số liệu thống kê, số liệu thông
kê rời, số liệu thống kê trên biểu đồ, bản đồ,...
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của các số liệu thống kê.
- Học sinh biết cách tính tốn, xử lí các số liệu thống kê để giải thích, làm rõ một
vấn đề địa lí nào đó hoặc vẽ biểu đồ,...Qua đó học sinh phát hiện ra được những kiến thức
Địa lí mới tiềm ẩn trong bảng số liệu thống kê.
b. Nội dung rèn luyện kỹ năng sử dụng số liệu thống kê

- Trong chương trình Địa lí 9, số liệu thống kê tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: số
liệu rời, bảng số liệu, số liệu trên lược đồ, bản đồ, trong Atlat, trên biểu đồ hay trong nội
dung các bài học. Tuy nhiên, với bảng số liệu chương trình lớp 9, chủ yếu dưới dạng
bảng số liệu với các yêu cầu kèm theo như tính tốn, xử lí số liệu, nhận xét, vẽ biểu đồ từ
số liệu và rút ra nhận xét, giải thích,…
- Trong việc rèn luyện kỹ năng với bảng số liệu cịn có các dạng bài tập như: bài tập
dạng đọc bảng số liệu, bài tập thông qua bảng số liệu để vẽ các loại biểu đồ khác nhau, từ
bảng số liệu khai thác được nguồn tri thức mới.
c. Phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê
* Rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng số liệu thống kê trên lớp
Muốn sử dụng bảng số liệu thống kê có hiệu quả cần thơng qua một số bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu
16


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

- Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu, số liệu để làm gì?
Bước 2: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và sử dụng bảng số liệu
- Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong q trình phân tích.
- Tính tốn số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc và theo hàng ngang
- Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể. Các nhận
xét cần tập trung là: các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có

tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém ( lần hoặc
phần trăm so với tổng số).
- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.
Bước 3: Học sinh thực hành với bảng số liệu theo cá nhân hoặc nhóm
- Dựa trên các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, học sinh các nhóm hoặc cá nhân tự
nghiên cứu bảng số liệu theo các yêu cầu của đề bài.

Bước 4: Trình bày kết quả thực hành
- Giáo viên có thể gọi đại diện cá nhân, nhóm trình bày bài làm
- Nhóm khác bổ sung, trao đổi (ở mức độ tư duy học sinh phát triển giáo viên có
thể để các em tự đánh giá).
- Giáo viên tiến hành kết luận.
Ví dụ: Bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)
1990
67,1
13,5
19,4

2002
60,8
22,7
16,5

Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác
Hướng dẫn phân tích:
* Phân tích cơ cấu ngành trồng trọt
- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng của ngành trồng cây lương thức luôn
chiếm cao nhất 60,8% (2002). Giải thích: Vì dân số nước ta đơng, việc phát triển lương
thực đảm bảo an ninh lương thực mặt khác nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển cây lương thực.
+ Cây cơng nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2, chiếm 22,7% (2002). Giải thích: việc đây
mạnh trồng cây cơng nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến.
+ tiếp theo là đến câu ăn quả, rau đậu và cây khác. Tuy nhiên tỉ trọng các loại cây

này còn nhỏ: chiếm 16,5% (2002)
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt
+ Các cây có tỉ trọng tăng cây cơng nghiệp: tăng 9,2%
17


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

+ Cây lương thực, cây ăn quả, câu khác có tỉ trọng giảm, trong đó cây lương thực
giảm mạnh nhất 6,3%, cây ăn quả và cây khác giảm 2,9%.
- Giải thích:
+ Ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa cây trồng.
+ Cây cơng nghiệp có các chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và có
tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọng tăng trong cơ cấu. Cây lương thực, cây ăn quả và
cây khác có tốc độ tăng trưởng chậm nên tỉ trọng giảm
* Rèn luyện kỹ năng với bảng số liệu thống kê ở nhà
Rèn luyện kỹ năng này, giáo viên cho học sinh các bài tập về sử dụng bảng số liệu
để học sinh tự rèn luyện ở nhà. Sau đó, giáo viên tiến hành đánh giá, kiểm tra thường
xuyên mức độ thực hiện của học sinh.
* Một số lưu ý khi sử dụng bảng số liệu thống kê
- Khơng được bỏ sót các dữ liệu. tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu
ý trong bài làm.
- Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.
- Không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ khơng thể phân
tích bảng số liệu.
2.3.3. Kỹ năng biểu đồ
a. Mục tiêu của rèn luyện kỹ năng biểu đồ
- Thông qua rèn luyện kỹ năng học sinh nắm được các kiến thức về biểu đồ, cách
vẽ được một biểu đồ chính xác. Các thao tác tính tốn, xử lí số liệu, trang trí biểu đồ một

cách khoa học và có thẩm mĩ. Mặt khác cũng giúp học sinh nhận thức được các loại biểu đồ:
- Rèn luyện kỹ năng nhằm mục đích giúp cho khả năng nhận biết và ghi nhớ của
học sinh được dễ dàng.
- Qua rèn luyện kỹ năng, học sinh biết nhận xét biểu đồ.
b. Nội dung của rèn luyện kỹ năng biểu đồ
* Yêu cầu khi vẽ biểu đồ:
Khi vẽ biểu đồ phải đảm bảo 3 yêu cầu: Chính xác, trực quan, thẩm mỹ
*. Cách lựa chọn vẽ biểu đồ thích hợp nhất
- Biểu đồ trịn: thường thể hiện cơ cấu, quy mơ của đối tượng.
- Biểu đồ cột: thường thể hiện quy mơ, độ lớn, khối lượng, tình hình phát triển của
đối tượng.
- Biểu đồ đường: thường thể hiện tình hình phát triển của đối tượng theo thời gian.
- Biểu đồ miền: thường thể hiện BĐ cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng
theo chuỗi thời gian từ 3 năm trở lên.
- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: thường thể hiện quy mô, độ lớn, khối lượng, mối
quan hệ giữa các đối tượng (cần xác định chỉ tiêu nào theo đường, chỉ tiêu nào theo cột).
18


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

* Cách vẽ biểu đồ: Giáo viên hướng dẫn chi tiết cách vẽ các loại biểu đồ cho học sinh
Biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ miền, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp.
* Hướng dẫn học sinh nhận xét và giải thích
- Nhận xét:
+ Biểu đồ trịn:
Nhận xét1 biểu đồ: cần nhận xét tỉ trọng các thành phần trong biểu đồ (%) thành
phần nào lớn nhất, thành phần nào nhỏ nhất.
Nhận xét 2 đến 3 biểu đồ:
Thành phần nào tăng nhiều, thành phần nào giảm nhiều (số liệu chứng minh)

Nhận xét chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vị trí các
thành phần trong cơ cấu qua thời gian.
+ Biểu đồ cột:
Nếu thể hiện sự so sánh, quy mô giữa các đối tượng địa lý thì cần nhận xét gấp
mấy lần (cụ thể)
Nếu thể hiện động thái phát triển cần nhận xét xu hướng phát triển (tăng hay giảm,
ổn định hay không ổn định).
+ Biểu đồ đường:
Tăng hay giảm, ổn định hay không ổn định, giai đoạn nào tăng nhanh nhất, giai
đoạn nào giảm nhanh nhất (số liệu chứng minh).
+ Biểu đồ miền:
Nhận xét ổn định hay không ổn định, giai đoạn nào tăng nhanh, giảm nhanh
+ Biểu đồ cột kết hợp đường:
Nhận xét từng đối tượng sau đó nhận xét mối liên hệ
- Giải thích
+ Nhận xét cái gì thì giải thích cái đó
+ Để giải thích tốt cần dựa vào:
Kiến thức liên quan
Đối tượng trên biểu đồ chịu tác động của những yếu tố nào?
c. Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ
*Hình thành và rèn luyện kỹ năng biểu đồ trên lớp
Bước 1: giáo viên cho học sinh nắm được yêu cầu của bài tập thực hành
Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ cần xây dựng
Bước này yêu cầu:
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ:
- Hướng dẫn học sinh trình tự xây dựng biểu đồ:
19


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9


Bước 3: Hướng dẫn nhận xét biểu đồ
Bước 4: Trình bày kết quả thực hiện kỹ năng
- Bước này yêu cầu học sinh theo nhóm hoặc cá nhân trình bày kết quả thực hành.
- Các nhóm khác có thể bổ sung, trao đổi thêm.
- Giáo viên đưa ra nhận xét, kết luận.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
2002
Các nhóm cây
Tổng số
9.040,0
12.831,4
Cây lương thực
6.474,6
8.320,3
Cây công nghiệp
1.199,3
2.337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1.366,1
2.173,8
a, vẽ biểu đồ thích hợp thể cơ cấu các nhóm cây trồng qua 2 năm
b, Hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích các nhóm cây
Bài làm
a, Xử lý số liệu ta được bảng sau
Bảng diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (Đơn vị: % )
Năm
1990

2002
Các nhóm cây
Tơng số
100
100
Cây lương thực
71.6
64.9
Cây cơng nghiệp
13.3
18.2
Cây thực phâm, cây ăn quả, cây khác
15.1
16.9
- Bán kính đường trịn
12831,4
Quy ước R1 = 2cm ⇒ R2 = 2 x
=2x1,4= 2,8cm
9040,0

Từ bảng số liệu ta có biểu đồ sau

Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây
b, Nhân xet
* Về diện tích
Từ bảng số liệu ta thấy diện tích gieo trồng năm 2002 tăng so với năm 1990 là 1,4 lần
Diện tích các nhóm cây đều tăng, nhanh nhất thuộc nhóm cây cơng nghiệp(gần 2
lần) tiếp theo là nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác(1,6 lần) cuối cùng là nhóm
cây lương thực (1,3 lần)
20



SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

* Về tỷ trọng
Nhóm cây cơng nghiệp tăng nhanh nhất, sau đó đến nhóm cây thực phẩm, cây ăn
quả, cây khác. Trong khi đó nhóm cây lương thực đang giảm nhanh về tỷ trọng
* nguyên nhân
- Trong giai đoạn hiện nay cây công nghiệp đang là mặt hàng đem lại giá trị xuất
khẩu cao, thị trường rộng và rất cần nên nước ta đang tập trung vào trồng các loại cây
như: Cà phê, hồ tiêu, cao su…
- Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng là do nhu cầu về rau quả ở
các đô thị(đặc biệt là thực phẩm sạch) ngày càng tăng…
Ví dụ 2: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta thời kì 1985 - 2003
Năm
1985
Tiêu chí
Số dân thành thị (nghìn người) 11360,0
Tỉ lệ dân thành thị (%)
18,97

1990

1995

2000

2003

12880,3

19,51

14938,1
20,75

18771,9
24,18

20869,5
25,80

Nhận xét :
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990 đến 2005
có xu hướng tăng, nhưng mức tăng còn chậm. Tỉ lệ thấp so với khu vực và trên thế giới.
* Rèn luyện kỹ năng biểu đồ ở nhà
Để rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh, giáo viên có thể xây dựng các bài tập để
yêu cầu học sinh tự thực hành ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập xây
dựng biểu đồ vào vở bài tập thực hành Địa lí.
2.3.4. Rèn luyện kỹ năng làm việc với sơ đồ
a. Mục tiêu của rèn luyện kỹ năng với sơ đồ
- Rèn luyện kỹ năng sơ đồ nhằm mục tiêu tiếp tục củng cố và phát triển cho học sinh
các kiến thức về sơ đồ: các dạng sơ đồ, cách sử dụng các sơ đồ,…
- Thông qua rèn luyện kỹ năng, học sinh phát triển được tư duy, tính logic, sáng tạo.
21


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

- Học sinh biết lập các sơ đồ mới (sơ đồ cấu trúc, sơ đồ quá trình, sơ đồ logic,…)
theo các kiến thức trọng tâm.

- Qua rèn luyện học sinh tìm tịi, phát hiện nguồn tri thức ẩn chữa trong các sơ đồ.
Khi sử dụng loại hình này nên kết hợp với các loại hình, phương tiện khác để đạt hiệu
quả rèn luyện kỹ năng cao nhất.
b. Nội dung của rèn luyện kỹ năng với sơ đồ
- Các sơ đồ chủ yếu thể hiện nội dung của bài học. Đây là cách khái quát để học
sinh có thể ghi nhớ kiến thức sâu sắc nhất. Trong chương trình SGK Địa lí 9 có sơ đồ thể
hiện các khí áp, sơ đồ thể hiện cơ cấu thành phần kinh tế, sơ đồ cơ cấu một số ngành
công nghiệp, sơ đồ các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng,…Các sơ đồ thể hiện một
cách khái quát kiến thức cơ bản, giúp học sinh dễ nắm bài, ghi nhớ kiến thức và phân tích
được mối quan hệ giữa các yếu tố và kết hợp với các nguồn kiến thức khác.
* Sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học
- Sử dụng sơ đồ trong dạy học
+ Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra bài cũ.
+ Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh lúc mở đầu bài học.
+ Sử dụng sơ đồ trong khi giảng bài mới. có nhiều các khác nhau
Giáo viên có sẵn sơ đồ trước để học sinh kết hợp với các phương tiện khác so sánh,
phân tích, kết hợp để rút ra kết luận.
Giáo viên vừa dạy, vừa vẽ đây là hình thức dạy học só sự tham gia tích cực của học
sinh kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau các kiến thức cần thiết cùng các mối
liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ. Kết quả của nội dung dạy học được thể hiện
kết tinh trên sơ đồ.
Dùng sơ đồ để thể hiện toàn bộ tri thức cần cho học sinh lĩnh hội (sau khi dạy xong
mới vẽ).
+ Dùng so đồ trong khâu củng cố/ đánh giá cuối bài học. Giáo viên có thể để ơ
trống hoặc để trống mộ số cạnh yêu cầu học sinh hoàn thiện.
+ Dùng sơ đồ ra bài tập về nhà cho học sinh
- Sử dụng sơ đồ trong ôn tập cuối chương. Giúp học sinh có cái nhìn tổng thể các
kiến thức đã học trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra kiến thức của học sinh
* Một số lưu ý khi sử dụng sơ đồ

- Do đặc tính của sơ đồ khơng thể hiện được sự phân bố khơng gian Địa lí của đối
tượng, do đó trong quá trình dạy học của mình giáo viên phải kết hợp với các loại
phương tiện khác như bản đồ, lược đồ, để học sinh thấy rõ sự phân bố và đặc điểm cụ thể
của các sự vật hiện tượng Địa lí.

22


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

- Giáo viên phân tích một cách cụ thể các sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh,
trường hợp cụ thể tránh sự suy diễn máy mọc của học sinh.
c. Phương pháp rèn luyện kỹ năng với sơ đồ
* Rèn luyện kỹ năng với sơ đồ trên lớp
Để rèn luyện kỹ năng này cho học sinh một cách có hiệu quả thơng qua quy trình
theo các bước sau:
Bước 1: giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của thực hành
- Bước này đòi hỏi học sinh phải xác định được việc sử dụng sơ đồ để giải quyết yêu
cầu nào?.
- giáo viên có thể nêu yêu cầu lập sơ đồ mới dựa vào các kiến thức trọng tâm.
Bước 2: giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ, lập sơ đồ mới
* Đối với lập sơ đồ mới
- Để học sinh lập được một sơ đồ mới, giáo viên hướng dẫn học sinh theo trình tự:
+ Chọn kiến thức cơ bản, tối thiểu vừa đủ và mã hóa các kiến thức đó một cách
ngắn gọn, súc tích nhưng thể hiện được nội dung cần thiết.
+ Thiết lập sơ đồ theo các nội dung đã lựa chọn.
+ Hoàn thiện sơ đồ, kiểm tra và điều chỉnh sơ đồ cho phù hợp với nội dung dạy học,
đảm bảo tính logic, khoa học và thẩm mĩ của sơ đồ.
Bước 3: Học sinh thực hành
- Ở bước này, học sinh lập sơ đồ hoặc nghiên cứu sơ đồ theo các gợi ý, hướng dẫn

của giáo viên để giải quyết các yêu cầu của đề bài.
Bước 3: Trình bày kết qủa thực hành
- Ở bước này, một số học sinh trình bày kết quả thực hành.
học sinh khác bổ sung, trao đổi.giáo viên nhận xét, kết luận.
Ví dụ 1:
Trên cơ sở sơ đồ phân bố dân cư Việt Nam, yêu cầu học sinh phân tích kết hợp với
lược đồ phân bố dân cư Việt Nam, trình bày sự phân bố dân cư chênh lệch giữa các vùng
và giữa thành thị và nông thôn.
Thành thị: chiếm
26% (2003)

Nông thôn: chiếm
74% (2003)

PHÂN
BỐ DÂN


23

Đồng bằng, ven biển và các
thành phố có mật độ dân số
cao. Hà Nội, Hải Phịng, TP
Hồ Chí Minh… trên 1000
người/km2
Miền núi, trung du có mật độ
dân số thấp. Kon tum, Lai
Châu, Sơn La…dưới 100
người/km2



SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

Ví dụ 2: Bài tập 2 trang 70 SGK địa lí 9: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ theo trình tự trong sơ đồ: Than ( Quảng
Ninh ), vẽ tiếp nhiệt điện để dưới Phả Lại - ng Bí, Xuất khẩu (tên một số nước nhập
khẩu than như Nhật Bản, Trung Quốc, EU).

Th
an
Qu
ảng
Nin
h
Sả
n
xu
ất
điệ
n

Xu
ất
kh
ẩu

Nhiệt
điện
Phả

Lại

Nhiệt
điện
ng


Nhật

Trung
Quốc

EU

2.3.5. Rèn luyện kỹ năng viết một báo cáo
a. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng
- Mục đích chủ yếu của rèn luyện kỹ năng này là giúp học sinh làm quen với hoạt
động sáng tạo cũng như phát triển năng lực tư duy độc lập để nghiên cứu về một vấn đề
Địa lí cụ thể nào đó.
- Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Tăng cường tính
hợp tác cho học sinh khi làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng báo cáo tạo cho học sinh các khả năng:
+ Nói, giao tiếp, trình bày quan điểm của mình trước người khác.
+ Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Hiểu được phương pháp trình bày một vấn đề báo cáo, bước đầu làm quen với
nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung của rèn luyện kỹ năng
- Trong chương trình Địa lí THCS nói chung, Địa lí 9 nói riêng, nội dung báo cáo
khá phong phú.
- Riêng lớp 9, ngoài các nội dung kế thừa các lớp trước như viết báo cáo về một vấn

đề Địa lí chung như tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, thì cuối chương trình SGK lớp 9 là
phần Địa lí địa phương sẽ rèn luyện cho học sinh các kỹ năng này. Đây là kỹ năng giúp
học sinh bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tổ chức được hội thảo
khoa học nhỏ về vấn đề Địa lí liên quan đến nội dung bài học.
c. Phương pháp rèn luyện kỹ năng
24


SKKN: Rèn luyện một số kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học mơn Địa lí 9

* Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo trên lớp
Phương pháp nghiên cứu có thể được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề nghiên cứu.
giáo viên hướng dẫn học sinh chọn vấn đề nghiên cứu, báo cáo (ví dụ: báo cáo về
thực trạng rừng Việt Nam, địa phương em,…).
Đối với học sinh, vấn đề nghiên cứu có thể là những kiến thức cơ bản trong SGK,
cũng có thể là vấn đề nào đó liên quan đến nội dung học vấn có trong chương trình
Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu, chuẩn bị đề cương báo cáo
- Sau khi đã có vấn đề nghiên cứu, báo cáo, học sinh tiến hành lập đề cương.
- giáo viên gợi ý các nguồn tài liệu tham khảo.
- Sắp xếp và phân tích, số liệu dữ kiện hợp lí.
- Xây dựng các giải pháp, dự định hoặc giả thuyết giải quyết vấn đề.
Bước 3: Trình bày báo cáo
- Chuẩn bị các phương tiện để báo cáo
- Đại diện các nhóm trình bày báo cáo. học sinh nêu chủ đề cần báo cáo,
- Đưa ra kết luận vấn đề, kiến nghị, đề xuất.
Bước 4: Thảo luận báo cáo
- Học sinh khác, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho người báo cáo tại những vẫn đề chưa rõ.
- học sinh tiến hành trao đổi, tranh luận
- giáo viên kết luận, tổng kết.

Ví dụ 1: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm
của cây cà phê
Bước 1: Học sinh chọn vấn đề nghiên cứu là tình hình phát triển cây cà phê.
Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu, chuẩn bị đề cương báo cáo
giáo viên gợi ý: Để viết được báo cáo này yêu cầu các em làm theo giàn ý sau:
- Giới thiệu khái quát cây cà phê
- Tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm
Bước 3: học sinh trình bày báo cáo, nhóm khác nhậm xét.
Bước 4: Trao đổi thảo luận
- Các nhóm, các cá nhân khác có thể trao đổi ý kiến.
- Giáo viên kết luận.
Ví dụ 2: Sau khi học xong Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển đảo.
Giáo viên đặt yêu cầu: Các em hãy viết báo cáo ngắn về phát triển du lịch biển của
nước ta hoặc của biển ở địa phương em đang sống.
Bước 1: Vấn đề nghiên cứu
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×