Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quan ly day them hoc them Can cac giai phap canco lau dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.61 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Quản lý dạy thêm, học thêm : Cần các giải pháp căn cơ, lâu dài</b>


<i>(ĐCSVN) - Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày</i>
<b>16/5/2012 quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 1/7/2012. Qua phản ánh của</b>
<b>dư luận xã hội và báo chí, việc thực hiện Thơng tư này trong thời gian vừa qua dường</b>
<b>như mang lại ít hiệu quả và có nhiều ý kiến khác nhau.</b>


Để dư luận hiểu đúng về Thông tư nêu trên, qua đó, góp phần tăng cường quản lý việc dạy
thêm, học thêm, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã phỏng vấn TS. Vũ Đình Chuẩn, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).


<b>PV:</b><i>Xin ông cho biết sự cần thiết ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy</i>
<i>định về dạy thêm, học thêm?</i>


<b>TS. Vũ Đình Chuẩn: </b>Năm 2007, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 31/01/2007 quy định về dạy thêm, học thêm. Căn cứ quy định này, các tỉnh, thành phố đã
ban hành Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã quản
lý hiệu quả, phát huy được các mặt tích cực của hoạt động dạy thêm. Tuy nhiên, ở một số nơi,
nhất là ở khu vực đô thị, vẫn xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định, tác động xấu đến
hoạt động dạy học, gây bức xúc trong dư luận. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này
là, một số quy định trong Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT chưa cụ thể. Hơn nữa, năm 2010,
Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ-CP về phân cấp quản lý giáo dục với nhiều nội
dung mới. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT.
Ngày 16/5/2012, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định


mới về dạy thêm, học thêm.


<b>PV:</b><i>Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2012. Ơng đánh giá như thế nào</i>
<i>về thực trạng dạy thêm, học thêm thời gian qua, sau khi Thông tư nêu trên có hiệu lực?</i>
<b>TS. Vũ Đình Chuẩn: </b>Sau khi quy định mới về dạy thêm, học thêm được ban hành, nhiều địa
phương đã tổ chức triển khai. Các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, các nhà trường đã tăng cường
quản lý, tích cực vận động, phối hợp với các ngành liên quan của địa phương kiểm tra và xử lý vi


phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động dạy thêm,


học thêm ở một số địa phương.


Cần nói thêm rằng, quy định mới về dạy thêm, học thêm đã quy định rõ: Các nguyên tắc dạy
thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm; phân biệt việc dạy thêm trong nhà
trường và dạy thêm ngoài nhà trường; quy định thống nhất trên toàn quốc về thủ tục và nguyên
tắc thu, quản lý tiền học thêm; yêu cầu đối với người dạy thêm; yêu cầu đối với người tổ chức
dạy thêm, học thêm; cơ sở vật chất phục vụ việc dạy thêm, học thêm; thẩm quyền, hồ sơ, trình
tự thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ
chức hoạt động dạy thêm, học thêm...; quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý dạy thêm, học
thêm của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng
giáo dục và đào tạo đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động


dạy thêm, học thêm và của người dạy thêm.


Nếu thực hiện đúng những yêu cầu và giải pháp quản lý quy định trong Thơng tư số 17, tình
trạng dạy thêm, học thêm tràn lan sẽ từng bước được ngăn chặn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

túc. Việc quản lý, thanh tra, kiểm tra dạy thêm trong quy định trước đây cũng như lần này đều
yêu cầu có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý giáo dục
(Sở, Phòng GD-ĐT, nhà trường) với các ban, ngành của địa phương dưới sự quản lý, chỉ đạo
của các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Thực tế cho thấy, ở đâu
chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt, có phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD-ĐT với các
ngành khác (thanh tra, tài chính,…), xử lý thích đáng các cá nhân vi phạm thì nơi đó, hoạt động
dạy thêm, học thêm phát huy được tác dụng tốt của nó và được xã hội ủng hộ. Nơi nào việc chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc chỉ mới dừng lại trên văn bản thì dù quy định có chặt chẽ đến mấy thì ở
nơi đó, dạy thêm, học thêm dễ dàng bị biến tướng, bị thương mại hoá, gây bức xúc cho xã hội.
Thực tế vừa qua, có một số ý kiến bình luận khơng đúng do người nhận xét khơng tìm hiểu chu
đáo nội dung của Thông tư 17.



Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định: Không cắt giảm nội dung trong chương
trình giáo dục phổ thơng chính khố để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội


dung trong chương trình giáo dục phổ thơng chính khoá. (Ảnh minh họa. Nguồn: gdtd.vn)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư này?</i>


<b>TS. Vũ Đình Chuẩn:</b> Như trên đã nêu, nhiều Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch
thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội tổ chức giám sát theo chức năng. Bộ GD-ĐT đã thành lập bốn đoàn thanh tra
tại bốn tỉnh và hai thành phố lớn. Qua kiểm tra cho thấy, một số địa phương đã không nghiên
cứu kĩ, tổ chức thực hiện không đúng theo Thông tư 17; việc quản lý ở một số nơi còn lúng túng,
cần phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh.


Các đoàn thanh tra đã kiến nghị nhiều giải pháp như: Dừng việc dạy thêm, học thêm trái quy
định; xử lý đối với cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm;… Các
cấp chính quyền ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa và một số địa phương đã chỉ đạo quyết liệt đưa
hoạt động dạy thêm, học thêm nề nếp hơn.


<b>PV: Theo ông, để quản lý có hiệu quả hơn nữa việc dạy thêm, học thêm trong thời gian tới, cần </b>
<i>tiếp tục thực hiện những giải pháp gì?</i>


<b>TS. Vũ Đình Chuẩn:</b> Để quản lý có hiệu quả việc dạy thêm, học thêm đáp ứng nhu cầu học tập
chính đáng của một bộ phận người học thì cần nhiều giải pháp, trước mắt là phải nghiên cứu để
triển khai thực hiện đúng và tích cực theo Thơng tư 17; về giải pháp căn cơ lâu dài, ngành
GD-ĐT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học, khắc phục
dạy thêm học thêm tràn lan, đó là:


- Tăng cường cơng tác tun truyền tạo sự đồng thuận, phối hợp hài hoà trong nhân dân và cha


mẹ học sinh để dạy thêm, học thêm có thể phát huy được những mặt tích cực, khắc phục mặt
tiêu cực;


- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm dành thời lượng để củng
cố, hệ thống hóa kiến thức đã học cho học sinh, phụ đạo tại lớp đối với học sinh có học lực yếu
kém.


- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực tự học của học
sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá, cải tiến các công tác thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, giảm áp


lực về kiểm tra, thi cử cho học sinh.


- Tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học,
thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm
hoặc ép buộc học sinh thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tích cực nghiên cứu và triển khai từng bước việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo
hướng phát triển năng lực người học và cải tiến chế độ kiểm tra, thi cử, đánh giá. Việc nghiên
cứu đề xuất, bổ sung chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo cũng cần được triển khai.


<b>PV: Xin cảm ơn ông!</b>


<b>Nguyên</b> <b>tắc</b> <b>dạy</b> <b>thêm,</b> <b>học</b> <b>thêm:</b>


<i>1. </i>Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục
nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khơng gây nên tình trạng vượt q


sức tiếp thu của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình
đồng ý; khơng được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học


thêm.


4. Khơng tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một
lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy
thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội
dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.


</div>

<!--links-->

×