Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KS HSG Sinh cap truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ AN NHƠN. TRƯỜNG THCS NHƠN HẬU. ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012-2013. Họ và tên: …………………………... Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề). MÔN: SINH HỌC 9. ĐỀ BÀI: Câu 1. Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Môi trường tế bào cung cấp cho quá trình trên nguyên liệu tương đương 785 nhiễm sắc thể giới tính X. Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong tất cả các tế bào con sinh ra sau nguyên phân là 960.Các tế bào con đều chuyển sang vùng chín tạo giao tử.Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 5% của tinh trùng Y là 10%.Các hợp tử đều phát triển thành cá thể. a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn Câu 2. Ở một loài thực vật cho giao phấn giữa hai cây với nhau, đời F1 thu được kiẻu hình hạt vàng, trơn. Cho F1 giao phấn giao phấn F2 thu được 528 hạt gồm 4 kiểu hình trong đó có 33 hạt xanh, nhăn. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. a.Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2? b.Phải cho F1 lai với cây như thế nào để đời sau có ít kiểu gen và ít kiểu hình nhất Câu 3. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích? b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào? Câu 4. Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm 598 axit amin có tỉ lệ: G:A = 4:5. a) Tính chiều dài của gen. b) Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần. c) Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào? Câu 5. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. Câu 6. a) So sánh cấu tạo của ARN với gen? b) Giải thích mối liên quan về cấu tạo và hoạt động giữa gen và ARN? Câu 7. Nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp. Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa? Câu 8. So sánh thể dị bội và thể đa bội ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ AN NHƠN. TRƯỜNG THCS NHƠN HẬU. ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012-2013. MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề). ĐÁP ÁN: Câu 1:) a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu Gọi x là số đợt nguyên phân của các tế bào sinh dục đực ( x nguyên, dương).Số tế bào sinh ra sau nguyên phân là 5.2x. Mỗi tế bào có 1 nhiễm sắc thể giới tính X nên số nhiễm sắc thể X cần cung cấp là : 5.1.(2x – 1) Gọi y là số đợt nguyên phân của các tế bào sinh dục cái (y nguyên ,dương). Số tế bào sinh ra sau nguyên phân là 5.2y. Mỗi tế bào có 2 nhiễm sắc thể giới tính X nên số nhiễm sắc thể X cần cung cấp là : 5.2.(2y – 1) Tổng số nhiễm sắc thể .X cần cung cấp là : 5.1.(2x – 1) + 5.2.(2y – 1) = 785  2x + 2 .2y = 160 (1) Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong các tế bào con là : 2.5.2x + 2.5. .2y = 960 (2) Kết hợp 1 và 2 ta có hệ phương trình : 2x + 2 .2y = 160 2.5.2x + 2.5. .2y = 960 2x + 2 .2y = 160 2x + 2y = 96 Giải hệ pt ta có x=5; y=6 Số đợt nguyên phân của TBSD đực là 5 Số đợt nguyên phân của TBSD cái là 6 b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn Số tế bào sinh tinh là : 5.25 = 160 Số tinh trùng tạo ra là : 160 x 4 = 640 Số tinh trùng X = số tinh trùng Y = 640 : 2 = 320 Số tinh trùng X được thụ tinh = số hợp tử XX = số cá thể cái : 320 x 5% = 16 Số tinh trùng Y được thụ tinh = số hợp tử XY = số cá thể đực : 320 x 10 % = 32 Câu 2 a.Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2? F2 thu được kiểu hình xanh nhăn chiếm tỷ lệ 33:528 = 1/16 chứng tỏ F2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 4 loại giao tử chứng tỏ F1 cho 4 loại giao tử  F1 dị hợp về hai cặp gen và hai cÆp gen dÞ hîp tử tồn tại trên hai cặp NST khác nhau, phân li độc lập F1 cú kiểu gen AaBb. Kiểu hình xanh nhăn chiếm tỷ lệ 1/16 chứng tỏ đây là kiểu hình của 2 tính trạng lặn Sơ đồ lai: P: AABB x aabb hoặc P: AAbb x aaBB b.Phải cho F1 lai với cây như thế nào để đời sau có ít kiểu gen và ít kiểu hình nhất Để đời sau có ít kiểu gen nhất thì cho lai với cây thuần chủng có 1 trong các kiểu gen : AABB; Aabb; aaBB; aabb.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Để đời sau có ít kiểu hình nhất thì cho lai với cây có kiểu gen AABB Câu 3 a/ - Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân. - Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. b/ Chỉ tiêu Kỳ giữa Kỳ sau Số tâm động 8 16 Số cromatit 16 0 Số NST đơn 0 16 Câu 4 1. Tính chiều dài của gen: Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600. Chiều dài của gen: (3600 : 2) x 3,4 = 6120 A0 2. Số lượng nuclêôtit từng loại: A + G = 3600 : 2 = 1800 mà G : A = 4: 5 ⟶ G : A = 0,8 ⟶ G = 0,8A Giải ra ta có: A = T = 1000; G = X = 800. Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp: A = T = (26 - 1) x 1000 = 63000 G = X = (26 - 1) x 800 = 50400 3. Số liên kết H… -Trong gen chưa đột biến: H = (2 x 1000) + (3 x 800) = 4400. -Trong gen đột biến: A = T = 1000 – 1 = 999 G = X = 800 + 1 = 801 H = (2 x 999) + (3 x 801) = 4401. Vậy gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết H. Câu 5: - Nhiễm sắc thể giới tính + Thường tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội. + Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY). + Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. - Nhiễm sắc thể thường + Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. + Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. + Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể Câu 6: a).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Các điểm giống nhau: - Đều có kích thước, khối lượng lớn, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học là C, H, O, N, P. - Đơn phân là nuclêôtít. Có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là A, G, X. Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị nối lại tạo thành mạch. * Các điểm khác nhau: Cấu tạo gen Cấu tạo ARN - Gồm có 2 mạch song song - Chỉ có 1 mạch. và xoắn lại với nhau. - Có chứa loại nuclêôtít T - Có chứa loại nuclêôtít U mà không có U. mà không có T. - Có liên kết hiđrô theo - Không có liên kết hiđrô. nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch. - Có kích thước và khối - Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN. lượng nhỏ hơn gen. b) Giải thích mối liên quan về cấu tạo và hoạt động giữa gen và ARN: * Liên quan về cấu tạo: - ARN được tổng hợp từ gen→ thành phần, số lượng và trật tự các nuclêôtít của gen sẽ quy định thành phần, số lượng và trật tự các nuclêôtít trên phân tử ARN. * Liên quan về hoạt động: Gen có chức năng là chứa thông tin di truyền, khi gen hoạt động sẽ dùng mạch khuôn tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung → ARN sẽ di chuyển ra tế bào chất trực tiếp thực hiện tổng hợp prôtêin→ biểu hiện thành tính trạng cơ thể. Câu 7: - Khái niệm: Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự sắp xếp các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ. - Ví dụ: Thực hiện phép lai 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan P: Thuần chủng hạt vàng, trơn x Thuần chủng hạt xanh, nhăn F1: Tất cả đều có hạt vàng, trơn F1: Tự thụ phấn F2: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, xanh: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn. Sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F 2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. - Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng của tiến hóa và chọn giống: Vì biến dị tổ hợp tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen và kiểu hình. Nói chung là làm tăng tính đa dạng ở loài. + Trong tiến hóa: Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường sống khác nhau. + Trong chọn giống: Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất mong muốn. Câu 8:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Những điểm giống nhau: + Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra. + Đều phát sinh từ các tác nhân lý , hóa học của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào của cơ thể. + Đều biểu hiện thành các kiểu hình không bình thường. + Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào. + Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác so với 2n. + Ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt - Những điểm khác nhau Thể dị bội Thể đa bội Sự thay đổi số lượng chỉ xảy ra ở Tế bào có NST luôn tăng theo bội một hay một số cặp NST nào đó số của n và lớn hơn 2n như 3n, 4n, theo hướng tăng hay giảm như: 5n . . . . 2n + 1, 2n – 1, 2n – 2 . . . Có thể tìm thấy ở thực vật và Thường không tìm thấy ở động vật động vật kể cả con người. bậc cao và người (do bị chết) mà tìm thấy phổ biến ở thực vật. Gây thay đổi kiểu hình ở một số Thực vật đa bội thường có các cơ bộ phận nào đó trên cơ thể, quan sinh dưỡng to, sinh trưởng thường gây ra các bệnh hiểm mạnh và chống chịu tốt với điều nghèo kiện môi trường.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×