ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
MỤC LỤC ii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ vii
CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ix
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I 3
2.1.1 Chức năng 3
2.1.2 Cơ cấu đàn 4
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 4
2.1.4 Các giai đoạn chọn giống 5
2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC GIỐNG HEO THUẦN 5
2.2.1 Heo Yorkshire 5
2.2.2 Heo Landrace 6
2.2.3 Heo Duroc 6
2.2.4 Heo Pietrain 7
2.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI 7
2.3.1 Cơ cấu chuồng trại 7
2.3.1.1 Chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái chửa 8
2.3.1.2 Chuồng heo nái nuôi con 8
2.3.1.3 Chuồng heo cai sữa đến 60 ngày tuổi 8
2.3.1.4 Chuồng heo 60 – 90 ngày tuổi 9
2.3.1.5 Chuồng heo đực và cái hậu bị 9
2.3.1.6 Chuồng nuôi heo đực giống 9
iii
2.3.2 Thức ăn 10
2.3.3 Kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc 10
2.3.3.1 Nuôi dưỡng chăm sóc heo hậu bị 10
2.3.3.2 Nuôi dưỡng chăm sóc heo đực giống 12
2.3.3.3 Nuôi dưỡng chăm sóc nái mang thai 13
2.3.3.4 Chăm sóc nái đẻ và heo con sơ sinh 15
2.3.3.5 Chăm sóc heo nuôi thịt 19
2.3.4 Quy trình vệ sinh và phòng bệnh cho heo 20
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 26
3.1.1 Thời gian 26
3.1.2 Địa điểm 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 26
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 26
3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 26
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh sản 26
3.4.1.1 Số con đẻ ra/ổ 26
3.4.1.2 Số con sơ sinh sống/ổ 26
3.4.1.3 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh 26
3.4.1.4 Số heo chọn nuôi/ổ 26
3.4.1.5 Trọng lượng bình quân heo sơ sinh 27
3.4.1.6 Tuổi cai sữa 27
3.4.1.7 Trọng lượng bình quân heo cai sữa 27
3.4.1.8 Số heo cai sữa/ổ 27
3.4.1.9 Số con sống điều chỉnh/ổ 27
3.4.1.10 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 27
3.4.1.11 Số lứa đẻ/nái/năm 27
3.4.1.12 Tuổi đẻ lứa đầu 27
3.4.1.13 Tổng trọng lượng cai sữa/nái/năm 28
3.4.1.14 Trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi 28
3.4.2 Chỉ tiêu về kinh tế 29
iv
3.4.2.1 Chi phí thức ăn 29
3.4.2.2 Chi phí khác ngoài thức ăn 29
3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 30
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 CẤU TRÚC SỐ LIỆU 31
4.2 CHỈ TIÊU VỀ SINH SẢN 31
4.2.1 Số con đẻ ra/ổ 31
4.2.2 Số con sơ sinh sống/ổ 33
4.2.3 Số con sống điều chỉnh/ổ 35
4.2.4 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh 37
4.2.5 Số heo chọn nuôi/ổ 38
4.2.6 Trọng lượng bình quân heo sơ sinh 40
4.2.7 Tuổi cai sữa 41
4.2.8 Trọng lượng bình quân heo cai sữa 43
4.2.9 Số heo cai sữa/ổ 44
4.2.10 Trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi… 46
4.2.11 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 47
4.2.12 Số lứa đẻ/nái/năm 49
4.2.13 Tuổi đẻ lứa đầu 50
4.2.14 Tổng trọng lượng cai sữa/nái/năm 52
4.3 GIÁ TRỊ KINH TẾ 54
4.3.1 Chi phí cho 1 heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 54
4.3.2 Chi phí cho 1 heo nái mang thai/ngày trong thời gian khảo sát 55
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN 57
5.2 ĐỀ NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 59
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại Xí Nghiệp Heo giống Cấp I
4
Bảng 2.2 : Tổng hợp khẩu phần các loại thức ăn theo hạn tuổi
10
Bảng 3.1 : Hệ số điều chỉnh số con về lứa chuẩn theo lứa đẻ 27
Bảng 3.2 : Hệ số điều chỉnh ngày cân trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi 28
Bảng 3.3 : Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi về 10 con/ổ 29
Bảng 3.4 : Hệ số trọng lượng hiệu chỉnh 29
Bảng 4.1 : Cấu trúc số liệu khảo sát 31
Bảng 4.2 : So sánh giữa các trại về số đẻ ra/ổ 32
Bảng 4.3 : So sánh giữa các trại về SCS/ổ 34
Bảng 4.4 : Các chỉ tiêu sinh sản của nái Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain 35
Bảng 4.5 : So sánh giữa các trại về SCSđc/ổ 36
Bảng 4.6 : So sánh giữa các trại về Psss/ổ 38
Bảng 4.7 : So sánh giữa các trại về số heo chọn nuôi/ổ 39
Bảng 4.8 : So sánh giữa các trại về Pssbq/con 41
Bảng 4.9 : So sánh giữa các trại về tuổi cai sữa/ổ 42
Bảng 4.10: So sánh giữa các trại về Pcsbq/ổ 44
Bảng 4.11: So sánh giữa các trại về số con cai sữa/ổ 45
Bảng 4.12: So sánh giữa các trại về P21đc/ổ 47
Bảng 4.13: So sánh giữa các trại về KC2LĐ 48
Bảng 4.14: So sánh giữa các trại về số lứa đẻ/nái/năm 50
Bảng 4.15: So sánh giữa các trại về tuổi đẻ lứa đầu 51
Bảng 4.16: So sánh giữa các trại về tổng trọng lượng cai sữa/nái/năm 53
Bảng 4.17: Chi phí cho 1heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 54
Bảng 4.18: Chi phí cho heo nái mang thai/ngày trong thời gian khảo sát 55
vi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 : Số con đẻ ra/ổ 32
Biểu đồ 4.2 : Số con sơ sinh sống/ổ 33
Biểu đồ 4.3 : Số con sống điều chỉnh/ổ 36
Biểu đồ 4.4 : Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh 37
Biểu đồ 4.5 : Số heo chọn nuôi/ổ .39
Biểu đồ 4.6 : Trọng lượng bình quân heo sơ sinh 40
Biểu đồ 4.7 : Tuổi cai sữa 42
Biểu đồ 4.8 : Trọng lượng bình quân heo cai sữa 43
Biểu đồ 4.9 : Số heo cai sữa/ổ 45
Biểu đồ 4.10: Trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi 46
Biểu đồ 4.11: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 48
Biểu đồ 4.12: Số lứa đẻ/nái/năm 49
Biểu đồ 4.13: Tuổi đẻ lứa đầu 51
Biểu đồ 4.14: Tổng trọng lượng cai sữa/nái/năm 52
vii
CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DD : Giống Duroc thuần
YY : Giống Yorkshire thuần
LL : Giống Landrace thuần
BLUP : Best Linear Unbiased Prediction
NSIF : National Swine Improvement Federation
XNCN : Xí nghiệp chăn nuôi
P
sss
: Trọng lượng heo sơ sinh sống
P
ssbq
: Trọng lượng sơ sinh bình quân
TLBQCS : Trọng lượng cai sữa bình quân
P
21đc
: Trọng lượng 21 ngày điều chỉnh
SCS : Số con sống
SCS
đc
: Số con sống điều chỉnh
KC2LĐ : Khoảng cách 2 lứa đẻ
SCCS : Số con cai sữa
SLNN : Số lứa/nái/năm
P
21đc1
: Trọng lượng 21 ngày điều chỉnh 1
P
21đc2
: Trọng lượng 21 ngày điều chỉnh 2
P
21đc3
: Trọng lượng 21 ngày điều chỉnh 3
viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 10/02/2008 đến 10/05/2008 tại trại heo Xí Nghiệp
Giống Cấp I với số nái khảo sát là:
Duroc : 20 con.
Landrace : 104 con.
Pietrain : 19 con.
Yorkshire : 25 con.
Kết quả cho thấy :
_ Khả năng sinh sản của giống Landrace và Yorkshire là tương đương nhau qua 2
chỉ tiêu cơ bản là số con sống/ổ (9,7 con và 9,65 con) và trọng lượng toàn ổ 21 ngày
tuổi (62,92 kg và 60,26 kg). Riêng giống Duroc đẻ nhiều hơn Pietrain (8,17 con/ổ so
với 8,02 con/ổ) nhưng khả năng cho sữa kém hơn (56,3 kg/ổ so với 61,88 kg/ổ).
_ Chi phí cho 1 ngày nuôi 1 heo nái dưỡng thai không có sự khác biệt lớn giữa các
giống thuần trung bình là 18.554 đ/con/ngày.
_ Tuy nhiên chi phí cho 1 ngày nuôi 1 heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi là có sự
biến động khá lớn, thấp nhất là Yorkshire (149.356 đ/con/ngày) và cao nhất là Pietrain
(162.276 đ/con/ngày). Sự khác biệt này chủ yếu là do chi phí về thuốc.
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay chúng ta có khoảng 3,8 triệu heo nái mỗi năm sản xuất 26 triệu heo thịt,
tương đương 2,2 triệu tấn thịt heo. Trong đó 50% số heo được sản xuất từ quy mô nhỏ
hộ gia đình chăn nuôi theo phương thức tận dụng, 40% từ quy mô trung bình thâm
canh hoặc bán thâm canh và chỉ có 10% từ quy mô trang trại theo phương thức công
nghiệp.
Dân số nước ta ngày càng gia tăng, thu nhập của mỗi người ngày một ổn định và có
nhu cầu chuyển sang ăn ngon mặc đẹp. Xuất phát từ thực tế nhu cầu thịt heo, thịt bò,
thịt gà…, trong đó thịt heo chiếm đa phần, ngày càng tăng đòi hỏi đáp ứng đủ số lượng
và chất lượng cho người tiêu dùng. Qua đó ngành chăn nuôi không ngừng gia tăng sản
lượng thịt heo bằng cách cải thiện sức sinh trưởng và cải thiện sức sinh sản.
Hiện nay, các giống thuần nuôi ở các trại bao gồm giống Landrace, Duroc,
Yorkshire và Pietrain; trong đó khả năng sinh sản và sinh trưởng các giống là không
đều nhau. Nhiều quan điểm khác nhau về việc đánh giá tầm quan trọng của các giống,
tuy nhiên quan điểm phổ biến nhất hiện nay là căn cứ trên hiệu quả kinh tế khi chọn
nuôi các giống heo.
Để góp phần vào việc cải thiện khả năng sinh sản chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo
sát khả năng sinh sản một số giống heo tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I” được sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Công Thành, có phần nghiêng về kinh tế nhiều hơn, để
tìm hiểu và đánh giá chung về chi phí cho một nái lúc mang thai, cho một nái nuôi con
và một heo con theo mẹ.
2
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát so sánh khả năng sinh sản của một số giống heo được nuôi tại Xí nghiệp
heo giống Cấp I.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Khảo sát khả năng sinh sản của từng cá thể nái trong từng giống.
- So sánh khả năng sinh sản giữa các nhóm giống.
- Tính chi phí 1 ngày nuôi 1 nái nuôi con cho từng nhóm giống.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I
+ Trại cấp I đặt tại số 37/11 Phường Linh Xuân,Quận Thủ Đức, Tp.HCM. Cách
trung tâm thành phố khoảng 18 km, cách Quốc lộ 1A về hướng tây khoảng 700m, trại
nằm trên Quốc lộ 1K nên rất thuận tiện cho việc giao thông, vận chuyển thức ăn và
bán heo.
+ Trước năm 1975, trại có tên là trại heo giống Chấn Hưng.
+ Sau năm 1975, trại sát nhập thêm trại heo Quyết Thắng vẫn giữ tên cũ và trực
thuộc Công Ty Chăn Nuôi Heo II quản lý.
+ Năm 1981, trại đổi tên thành Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I trực thuộc sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tp.HCM.
+ Năm 1984, Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I trực thuộc Công Ty Chăn Nuôi II.
+ Tháng 10/1988, Xí nghiệp sát nhập thêm trại Việt - Bỉ, Xí Nghiệp Heo Giống trực
thuộc Liên Hiệp Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Tp.HCM.
+ Năm 1992, Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Tp.HCM.
+ Từ năm 1997 đến nay, Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I trực thuộc Tổng Công Ty
Nông Nghiệp Sài Gòn.
2.1.1 Chức năng
+ Giữ và nhân giống thuần đàn heo giống được nhập từ nước ngoài về.
+ Cung cấp heo đực hậu bị và heo nái hậu bị thuần và lai cho các cơ sở chăn nuôi
và hộ gia đình tại Tp.HCM và các tỉnh.
+ Cung cấp tinh heo 4 giống thuần: Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D),
Pietrain (Pi) và tinh heo lai từ 4 giống cho thị trường chăn nuôi Tp.HCM và các tỉnh.
2.1.2 Cơ cấu đàn
4
- Đực khai thác : 20 con
- Đực hậu bị : 50 con
- Nái sinh sản : 415 con
- Heo hậu bị : 2248 con
- Heo con 28 – 60 : 721 con
- Heo con theo mẹ : 610 con
Tổng đàn : 3454 con
Số liệu thu thập tại trại vào tháng 4/2008.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu là ban giám đốc, kế đến là các phòng ban, thấp hơn nữa là các tổ được bố
trí công việc khác nhau.
Cơ cấu tổ chức Xí Nghiệp như sau:
Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại Xí Nghiệp Heo giống Cấp I
2.1.4 Các giai đoạn chọn giống
Giám đốc
Phòng kĩ thuật
Tổ chế biế
n
vận chuyển
Tổ
h
ậ
u b
ị
Tổ nái
khô chữa
Tổ
bảo vệ
Phòng tài chính-kế toán
Tổ cơ
khí, điện
Tổ nái
nuôi con
Xí nghiệp chăn
nuôi
Tổng công ty nông
nghiệp Sài Gòn
5
+ Heo sơ sinh: Có tổ tiên tốt , không dị tật, trọng lượng trên 1,2 kg, ngoại hình đẹp,
có 12 núm trở lên và cách đều nhau, bộ phận sinh dục bình thường. Heo con được
chọn thì bấm răng, bấm số tai, riêng heo cái thì cắt đuôi, sau đó sát trùng vết cắt ở tai
và đuôi bằng cồn Iode.
+ Heo 60 ngày tuổi: Có trọng lượng trên 15 kg, khỏe mạnh và vượt trội so với quần
thể, bộ phận sinh dục lộ rõ và cân đối.
+ Heo 150 ngày tuổi: Trọng lượng đạt 75 kg trở lên, ngoại hình đẹp, lông da bóng
mượt, bốn chân vững chắc, bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Heo khỏe mạnh
không mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh mãn tính.
+ Heo 240 ngày tuổi: Giai đoạn này heo được chọn lựa lần cuối cùng trước khi
chuyển về chuồng chờ phối hoặc chọn bán. Heo đực hậu bị thường được kiểm tra và
huấn luyện trước khi bán hoặc thay đàn. Heo phải có ngoại hình cân đối, không để heo
quá mập hay quá ốm, đi đứng vững vàng, bộ phận sinh dục phát triển bình thường và
lộ rõ. Heo có chân vững chắc, xương chậu lớn. Heo đực có dịch hoàn to, lộ rõ. Heo
hậu bị được tiêm phòng đầy đủ theo quy trình của xí nghiệp.
2.2 Giới thiệu sơ lược về các giống heo thuần
2.2.1 Heo Yorkshire
+ Nguồn gốc nước Anh, lúc đầu gồm 3 nhóm:
- Heo Đại Bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn.
- Heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) tầm vóc nhỏ.
- Heo Tiểu Bạch (Small White Yorkshire) tầm vóc nhỏ.
+ Hai nhóm Tiểu Bạch và Trung Bạch có năng suất kém và ngoại hình xấu nên
không được ưa chuộng; còn Đại Bạch có năng suất cao, ngoại hình đẹp nên rất ưa
chuộng.
+ Lông màu trắng ngà, tai đứng, mặt gãy, lưng thẳng, mình ngắn, chân thấp và dễ
thích nghi.
+ Heo đực khả năng cho tinh cao, chất lượng tinh tốt, tỉ lệ đậu thai cao. Trọng lượng
trưởng thành đạt 300 – 350 kg/con.
+ Heo nái trọng lượng trưởng thành đạt từ 250 – 300 kg/con. Khả năng sinh sản tốt
đẻ 10 – 12 con/ổ. Một năm đẻ khoảng 2,2 lứa, heo tiết sữa tốt. Trọng lượng heo con sơ
sinh 1,2 – 1,4 kg/con.
6
+ Tăng trọng bình quân 650 – 700 g/con/ngày. Thuộc giống heo nạc mỡ, tỉ lệ nạc
khoảng 55 – 60 %.
2.2.2 Heo Landrace
+ Heo Đan Mạch: Danois: Danish Landrace.
+ Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo xuất sứ từ Đan
Mạch, được nhà chăn nuôi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai tạo
với heo bản xứ tạo dòng cho nạc.
+ Dáng hình nêm, lông da trắng tuyền, dài đòn, chân cao, móng dài và thẳng, tai to,
úp kín mặt ngã về phía trước, mông nở.
+ Heo đực chất lượng tinh tốt, tỉ lệ đậu thai cao. Khi trưởng thành có trọng lượng
khoảng 250 – 300 kg.
+ Heo cái khả năng sinh sản tốt, đẻ 10 – 13 con/lứa. Trọng lượng sơ sinh 1,2 – 1,4
kg/con. Một năm đẻ khoảng 1,8 – 2,5 lứa. Heo nái có trọng lượng từ 200 – 250 kg/con.
+ Khả năng tăng trọng 700 – 800 g/ngày/con. Mức tiêu tốn thức ăn 2,7 – 3 kg/1kg
tăng trọng.
+ Đây là giống heo cho nhiều nạc tỉ lệ nạc 58 – 62 %.
2.2.3 Heo Duroc
+ Heo xuất xứ từ Mỹ.
+ Có thân hình to khoẻ, 4 chân vững chắc, móng chân đeo, có màu lông từ đỏ sậm
đến nâu nhạt. Tai to, một phần hai tai gập về phía trước. Mông vai nở nang. Mức tăng
trọng từ 650 – 700 g/con/ngày.
+ Heo đực chất lượng tinh tốt, tỉ lệ đậu thai cao.
+ Heo cái sinh sản kém đẻ từ 7 – 9 con/lứa, tiết sữa kém và nuôi con dở.
+ Mức tiêu tốn thức ăn 2,8 – 3,2 kg thức ăn/1 kg tăng trọng.
+ Đây là giống heo cho nhiều nạc, tỉ lệ nạc cao từ 55 – 65 %.
2.2.4 Heo Pietrain
+ Nguồn gốc từ Bỉ và cũng đã phổ biến khắp nơi trên thế giới như Pháp, Mỹ,
Canada…
7
+ Heo có sắc lông đen, bông trắng, ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần
móng, đùi, lưng vai. Đây là heo nổi tiếng về cho nạc nhưng nhu cầu dinh dưỡng rất
cao.
+ Ở 150 ngày tuổi heo Pietrain đạt thể trọng trung bình 80 kg, độ dày mỡ lưng dưới
10 mm, tỉ lệ nạc trên quày thịt chiếm 65 % nhưng sớ nạc thô, dai, ít có vân mỡ hương
vị không thơm ngon.
+ Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, và dễ mắc
các bệnh về dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp, tiêu hoá.
+ Nọc nái trưởng thành có thể đạt 200 – 250 kg, heo nái mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi
lứa đến 8 – 9 con sơ sinh sống. Hiện nay heo nuôi thuần rất khó ở quy mô gia đình và
trang trại nhỏ, các trại lớn thường nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng heo con nuôi thịt
hoặc sản xuất nọc lai 2 máu cho dễ nuôi trong nhân dân, hoặc để cải thiện phẩm chất
thịt và tỉ lệ nạc trên một số giống heo khác.
2.3 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo tại trại
2.3.1 Cơ cấu chuồng trại
+ Trại heo Giống Cấp I có diện tích khoảng 3 – 4ha, một phần diện tích dùng xây
dựng các công trình phụ như: nhà điều hành, nhà tập thể, nhà thay đồ, phòng bảo vệ,
kho cám, nhà để máy phát điện, tháp nước, bể nước, hố sát trùng, nhà cân xuất sản
phẩm, khu xử lý nước thải và phần còn lại dùng xây dựng chuồng trại.
+ Hướng chuồng: Chuồng được xây dựng theo hướng Đông – Nam (cửa chuồng
hướng về phía Đông).
+ Hệ thống chuồng được đặt tên theo thứ tự A, B, C. Giữa các chuồng có những
hàng cây giúp điều hoà khí hậu chuồng nuôi.
2.3.1.1 Chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái chửa
Gồm 3 chuồng: S, R, Q. Chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng hở, nóc đôi, mái
lợp bằng tôn fibrocement, dạng chuồng nền, máng ăn bằng xi măng chạy dài theo dãy,
8
nước uống sử dụng núm cắn tự động. Chuồng có hệ thống phun sương và quạt thông
gió để làm mát.
- Chuồng R: gồm 4 dãy chuồng song song, mỗi dãy có 87 ô cá thể, mỗi ô có
núm cắn riêng. Có hệ thống tải thức ăn tự động. Đây là chuồng nuôi nái chửa.
- Chuồng Q: gồm 3 dãy chuồng song song. Hai dãy gần chuồng R, mỗi dãy có
60 ô cá thể, mỗi ô có núm cắn riêng. Đây là 2 dãy nuôi nái khô, chờ phối hay những
nái chậm lên giống và 1 đực thí tình. Dãy còn lại gồm 4 ô chuồng tập thể (mỗi ô 10 –
12 con). Dùng nuôi những nái yếu, thường thì bỏ trống.
- Chuồng S: gồm 4 ô, là dạng chuồng tập thể (10 – 12 con), máng ăn bán tự
động, nước uống sử dụng núm cắn tự động, mỗi ô đều có bể nước. Chuồng dành nuôi
heo nái hậu bị đã được tuyển lựa từ 5 tháng tuổi trở lên.
2.3.1.2 Chuồng heo nái nuôi con
+ Gồm 5 chuồng: K, L, M, N, O. Các chuồng đều có kiểu hở, mái đôi, lợp bằng
tôn fibrocement. Riêng chuồng K được thiết kế kiểu chuồng nửa hở nửa kín. Mỗi
chuồng đều có hệ thống phun sương, quạt đẩy đầu dãy và quạt hút gió cuối dãy khi
trời nóng và màn che chắn khi trời lạnh.
+ Mỗi chuồng gồm 2 dãy song song, mỗi dãy có 20 ô được thiết kế theo kiểu
chuồng củi song sắt, kích thước mỗi ô: 2,2m x 1,87m, phần chuồng bên trái là 0,8m,
bên phải là 0,6m. Máng ăn heo mẹ bằng inox, sử dụng núm uống cho heo mẹ và chén
uống cho heo con. Trong mỗi ô chuồng có bóng đèn tròn để sưởi ấm và khay tròn tập
ăn cho heo con.
2.3.1.3 Chuồng heo cai sữa đến 60 ngày tuổi
+ Gồm 2 chuồng C và I. Chuồng C được chia ra thành ba chuồng nhỏ C1, C2, C3.
Chuồng I ngăn ra I1, I2, I3, I4.
+ Kiểu chuồng kín, nóc đôi, mái lợp bằng tôn fibrocement, dạng chuồng sàn, các ô
chuồng ngăn cách nhau bằng song sắt, máng ăn bằng inox chạy dọc theo ô chuồng,
máng uống bằng núm cắn tự động. Trong chuồng có hệ thống đèn tròn để giữ ấm cho
heo khi trời lạnh, hệ thống phun sương và quạt thông gió để làm giảm nhiệt độ khi trời
nóng.
2.3.1.4 Chuồng heo 60 – 90 ngày tuổi
9
Gồm 2 chuồng G và H. Đây là kiểu chuồng hở, nóc đôi, mái lợp bằng tôn
fibrocement, dạng chuồng tập thể, mỗi ô 20 con, sàn chuồng bằng đan xi măng, sử
dụng máng ăn bán tự động, nước uống sử dụng núm cắn tự động. Chuồng được trang
bị hệ thống phun sương và quạt thông gió để làm giảm nhiệt độ khi trời nóng, đồng
thời ở mỗi cuối chuồng có khoảng sân chơi ngoài nắng và bể tắm.
2.3.1.5 Chuồng heo đực và cái hậu bị
Gồm 2 chuồng A và B, kiểu chuồng hở, nóc đôi, mái lợp bằng tôn fibrocement, có
hệ thống phun sương làm mát. Nền chuồng bằng xi măng, mỗi ô chuồng ngăn cách với
nhau bằng những song sắt, cuối mỗi ô có sân chơi và bể tắm.
- Chuồng A: là kiểu chuồng cá thể (mỗi ô dành riêng cho 1 con), máng ăn bằng xi
măng, nước uống sử dụng núm cắn tự động riêng.
- Chuồng B: là kiểu chuồng tập thể (mỗi ô từ 10 – 12 con) có máng ăn bán tự
động, nước uống sử dụng núm cắn tự động riêng.
2.3.1.6 Chuồng nuôi heo đực giống
Chuồng AO là nuôi heo đực làm việc, gồm 4 dãy bàn, được thiết kế theo kiểu
chuồng kín, trần nhà được đóng bằng la phông bằng vật liệu cách nhiệt. Chuồng trang
bị hệ thống làm mát gồm: quạt hút và giàn làm mát để nhiệt độ luôn ổn định ở 22
o
C,
dạng chuồng cá thể với diện tích 2m x 2m, ngăn cách nhau bằng những song sắt dọc,
nền chuồng làm bằng xi măng, giữa 2 dãy có hệ thống thoát nước và phân, máng ăn
bằng inox, nước uống sử dụng núm cắn tự động.
2.3.2 Thức ăn
Bảng 2.2: Tổng hợp khẩu phần các loại thức ăn theo hạn tuổi.
Loại
heo
Tên cám
Tiêu chuẩn
kg
TĂ/con/ngày
Protein
(%)
NE
(kcal/kg)
Ca
(%)
P
(%)
Xơ
(%)
Độ
ẩm
(%)
Muối
NaCl
(%)
10
Heo nọc
367
C.P
2,5 – 3,2 15 3000 0,6 0,5 8 14 0,5
Heo khô
chửa
10A 3 14 2300 0,75
0,6 10 14 0,5
Heo nái
nuôi
con
10B Tối đa 18,5 3270 0,75
0,6 8 14 0,5
Heo con
tập ăn
Vitalac 0,15 19,5 3250 0,8 0,6 2,6 9,1 0,5
Heo từ
15-60
ngày
tuổi
9100 1,2 – 1,5 17 3000 0,85
0,65
5,5 14 0,5
Heo từ
60-90
ngày
tuổi
9200 1,5 – 2 15 3000 0,8 0,55
5,5 14 0,5
Heo hậu
bị
>50kg
Số 6
Proconco
2,5 – 3 18 3200 0,8 0,65
8 14 0,5
Ngoài ra xí nghiệp lên kế hoạch thu mua các nguyên liệu: Bắp, tấm, cám, bánh dầu,
đậu nành, bột cá, bột sò, premix,…để tổ hợp khẩu phần dùng cho các loại heo khác
nhằm giảm giá thành thức ăn.
2.3.3 Kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc
2.3.3.1 Nuôi dưỡng chăm sóc heo hậu bị
+ Heo hậu bị là những thú dùng để thay thế những con nọc, nái đang sinh sản trong
tương lai. Sau khi tuyển lựa, heo hậu bị phải được chăm sóc nuôi dưỡng đúng cách thì
mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai.
+ Heo hậu bị thường được chọn lọc qua ít nhất 4 thời điểm:
*Lúc 7 ngày tuổi đối với heo đực, vì những con không đạt tiêu chuẩn làm giống sẽ
thiến đi ở thời điểm này, dịch hoàn còn nhỏ, mau lành vết thương. Đối với heo cái
chọn lúc 21 ngày tuổi: lúc này nên dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông
bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn những con bụ bẩm, tăng trưởng tốt, trội nhất
trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất bình
thường, số vú trên 12, các vú cách nhau đều đặn, heo lanh lợi không ủ rủ, bệnh tật.
*Lúc cai sữa hoặc 60 – 70 ngày tuổi: giai đoạn này chọn heo để chuyển qua khu
làm giống hoặc nuôi thịt bán cho nông dân nuôi thịt. Thời điểm này cũng căn cứ vào
ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe heo để chọn.
11
*Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi: thời kì này cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển
tầm vóc, có thể cân đo hoặc nếu nuôi cá thể có thể kiểm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg
tăng trọng. Các dị tật nếu có sẽ dễ dàng nhận ra và có thể so sánh xếp cấp, phê điểm
theo tiêu chuẩn định sẵn (theo tiêu chuẩn Nhà nước hay tiêu chuẩn cơ sở). Những con
không đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển ngay qua khu nuôi thịt để xuất bán, hoặc thiến đực
nuôi vỗ xuất thịt.
*Giai đoạn 7 – 10 tháng tuổi: đây là giai đoạn quyết định chọn lọc cuối cùng, heo
phải có sự phát triển tốt các chiều đo, năng suất sinh trưởng cao, không mập mỡ khung
xương vững chắc, không dị tật, bộ vú đều, núm lộ rõ không có vú lép, bộ phận sinh
dục đầy đặn, phát triển tốt, lanh lẹ nhưng không nhút nhát sợ hãi hoặc hung dữ. Ở giai
đoạn này cần chú ý đến tính hăng của heo đực: chúng thường hay chồm nhảy lên lưng
nhau thực hiện phản xạ giao phối và có thể xuất tiết chất dịch từ dương vật. Những
đực quá mập, dịch hoàn kém phát triển, hoặc phát triển không đều, yếu chân, nứt hư
móng, viêm khớp, dịch hoàn ẩn… nên loại thải.
+ Đối với heo nái cần phải có biểu hiện động dục lần đầu. Cường độ động dục lần
đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương
lai. Những nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ
động dục dến 10 tháng tuổi thì nên thải loại.
+ Heo hậu bị cho ăn các loại thức ăn số 6, số 7, số 8, số 9 phải dành thực liệu tốt để
pha trộn, cho ăn đúng lượng không quá dư mà không quá thiếu. Từ 5 – 6 tháng tuổi có
thể phải hạn chế định lượng thức ăn để tránh hiện tượng mập mỡ kém khả năng sinh
sản. Nếu nghi ngờ thức ăn kém phẩm chất cần thay đổi ngay, có thể bổ túc sinh tố
ADE để hỗ trợ sự sinh trưởng phát dục. Trong 1 số trại có thể bố trí sân cỏ hay sân cát
cho heo hậu bị vận động để phát triển khung xương, cơ, chân móng khỏe mạnh, chống
tích lũy mỡ.
+ Chuồng trại phải thoáng mát, có độ dốc thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ,
không trơn trợt hay gồ ghề làm hư móng. Phải có biện pháp chống lạnh, chống nóng,
chống gió lùa mưa tạt. Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến
sự tương đương tầm vóc, không nhốt nuôi chung nhiều con có nhiều tầm vóc thể trọng
khác xa nhau.
12
+ Những heo hậu bị không đạt tiêu chuẩn làm giống phải nhanh chóng loại, nuôi
hay bán thịt ngay và tuyển chọn heo khác nuôi thay thế, không nên nuôi kéo dài tốn
kém.
2.3.3.2 Nuôi dưỡng chăm sóc heo đực giống
*Buổi sáng
- Kiểm tra toàn đàn.
- Kiểm tra xem cám còn dư hay không.
- Kiểm tra thể trạng heo, phân, phản ứng với người để phát hiện bệnh.
- Kiểm tra nước uống.
- Vệ sinh máng ăn, cho ăn.
+ Thức ăn cho đực sinh sản với định mức ăn là 2,5 kg/con/ngày, phẩm chất thực
liệu phải tốt không hư móc đóng vón, mọt, kiến, sâu…Nếu có thức ăn xanh càng tốt để
tránh táo bón. Có thể cung cấp thêm sinh tố ADE khi cần.
+ Điều trị những con bệnh.
+ Ghi chép sổ sách, dọn phân, tắm cho nọc và vệ sinh chuồng trại.
*Buổi chiều
- Kiểm tra toàn đàn.
- Vệ sinh máng ăn, cho ăn.
- Điều trị những con bị bệnh, ghi chép sổ sách.
- Vệ sinh xung quanh chuồng.
Chú ý: Đực được khai thác tinh vào buổi sáng lúc 5 – 6 giờ, mỗi lần khai thác cách
nhau 3 – 4 ngày.
2.3.3.3 Nuôi dưỡng chăm sóc nái mang thai
+ Sau khi phối giống 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang
thai. Có thể dùng thiết bị siêu âm để chẩn đoán nái mang thai nhưng tốn công và chi
phí mua máy. Thời gian mang thai kéo dài từ 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày).
Nếu nái mang thai nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ
ngày 115 – 118. Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con
13
dù cho có sữa nhưng con rất yếu ớt, sức bú mẹ kém, sức đề kháng kém, nên tỉ lệ nuôi
sống rất thấp. Trong thời kì mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
*Giai đoạn chửa kì I
Thường kéo dài khoảng 60 ngày, thời kì này phôi và thai cùng nhỏ, sử dụng ít chất
trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu dưỡng
chất trong thức ăn heo nái giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi
thai như tăng hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thai khô
(thai gỗ). Thừa dưỡng chất cũng gây ảnh hưởng tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ.
Nái khi cai sữa quá gầy ốm lại không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ bị
thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở
giai đoạn này hết sức chặt chẽ. Cụ thể:
-Nái mập 2kg thức ăn hỗn hợp 10A/con/ngày.
-Nái trung bình 2,5kg thức ăn hỗn hợp 10A/con/ngày.
-Nái gầy 3kg thức ăn hỗn hợp 10A/con/ngày.
Vai trò của bầu tiểu khí hậu cũng rất quan trọng, nái cần được yên tĩnh, nhiệt độ ẩm
độ chuồng nuôi thích hợp, với điều kiện Việt Nam độ ẩm trung bình 75 – 80 % là đạt
yêu cầu. Nhiệt độ quá nóng làm cho nái tiêu thụ ít nước có ảnh hưởng xấu đến thai và
thai sống. Chuồng phải khô ráo có độ nhám thích hợp, không trơn trợt dễ gây té ngã.
Nên nuôi nái trong ô chuồng có ngăn ăn định lượng, nếu nuôi chung thì không nhốt
nhiều con chật chội, khác tầm vóc, sự tranh ăn dễ xảy ra tình trạng đánh cắn nhau và
phân hóa thành những con quá mập hoặc quá gầy. Thức ăn phải cân bằng dưỡng chất,
tránh dư năng lượng, chất béo, thiếu xơ gây táo bón.
*Giai đoạn chữa kì II
Khoảng 54 – 55 ngày, thời kì này thai đã lớn sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu
của mẹ để phát triển, do đó thiếu dưỡng chất trong thức ăn của nái sẽ làm cho heo con
sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỉ lệ hao hụt cao. Nhưng nếu quá dư thừa dưỡng chất bào
thai sẽ tăng trọng nhiều, trở nên lớn vóc làm cho nái đẻ khó, đẻ không ra, phải can
thiệp kéo thai móc thai gây tổn thương bộ sinh dục làm nái viêm nhiễm, mất sữa, hoặc
14
bị nghẽn tắc ống sinh dục (cổ tử cung, ống dẫn trứng) trở nên vô sinh. Vì vậy ở thời kì
này cũng cần phân nhóm nái theo thể vóc để cung cấp mức ăn thích hợp:
-Nái mập 1,5kg thức ăn hỗn hợp 10A/con/ ngày.
-Nái trung bình 2kg thức ăn hỗn hợp 10A/con/ngày.
-Nái gầy 2,5kg thức ăn hỗn hợp 10Acon/ngày.
Ở giai đoạn này nếu quan sát vùng hông có thể đoán biết nái mang ít hay nhiều thai
để có mức ăn phù hợp.
Sự phát triển bệ sữa ở cuối giai đoạn cũng dự báo khả năng tiết sữa của nái để có
chế độ nuôi thích hợp tránh tình trang nái dư sữa sau đẻ hoặc kém sữa.
Khác với thời kì I, thời kì này nái cần cho vận động (nếu có điều kiện) để có hệ cơ
tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng (đối với nái sắp đẻ lứa đầu), nên cho nái ra
sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề
kháng bệnh và cũng nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con
trong sữa đầu.
Ở thời kì này, tầm vóc nái nặng nề chuồng trại phải khô nhám tránh trơn trợt, bầu
tiểu khí hậu phải thích hợp: thoáng mát tránh gió lùa mưa tạt, tránh lùa dời chuồng đi
xa, tránh nhốt chung nhiều nái chật chội. Nếu có điều kiện nên nuôi riêng từng con
trước ngày đẻ 15 – 20 ngày để dễ định mức thức ăn, dễ theo dõi tình trạng sức khỏe,
dễ vệ sinh kĩ bộ phận vú và bộ sinh dục, vệ sinh kĩ chuồng đẻ, chăm sóc vết thương
hay bọc mủ trên mình nái, dễ theo dõi tình trạng táo bón của nái.
Nói chung, trong thời gian mang thai tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất, trở nên
quá mập, nái mập thường lười rặn, đẻ chậm, dễ gây tình trạng ngộp thai, chết thai hay
hạ thai, và sau khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A. Nái mập chịu nóng kém dễ bị say
nóng, say nắng gây chết, xoay trở chậm, vụng về dễ đè chết con.
Tuy nhiên nếu nái mang thai quá gầy, lại sinh nhiều thai thì bào thai nhỏ vóc, sức
sống không cao sau khi đẻ ra, và nái thiếu sữa kém sữa cho con bú. Nái gầy nuôi nhiều
con thì con èo uột, dễ mắc nhiều bệnh, bản thân nái cũng dễ bị bại, yếu chân, chậm lên
giống lại sau cai sữa.
2.3.3.4 Chăm sóc nái đẻ và heo con sơ sinh
+ Nơi nái đẻ phải có bầu tiểu khí hậu thích hợp, thoáng mát, yên tĩnh. Nhiệt độ cao
hầm nóng không thông thoáng làm cho nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngộp nhiều
15
heo con. Sự ồn ào, lạ người chăm sóc, sự hiện diện của thú lạ như chó mèo có thể làm
cho nái hoảng sợ hoặc hung dữ có phản ứng tự vệ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm, số heo con
tử vong lúc đẻ tăng cao.
+ Thông thường mỗi 15 – 20 phút nái hạ thai 1 con, cũng có khi nái hạ thai liên tiếp
nhiều con rồi ngưng nghỉ một thời gian. Nếu hạ thai bình thường thì trong vòng 3 – 4h
nái đẻ hết số con và nhau được tống ra sau cùng. Những nái tống nhau ra hàng loạt sau
chót thường ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì lá nhau như là chất “lau rửa” tống khứ
các chất dịch hậu sản ra khỏi ống sinh dục. Trái lại những nái có thai chết trước khi
sinh, tầm vóc lớn, còn nằm trong bọc nhau; thì nái ít rặn, chậm đẻ những thai này và
có ảnh hưởng xấu đến những thai còn sống bên trong (tăng tỉ lệ heo ngộp, chết trong
lúc sinh: chết tươi). Cần cảnh giác các trường hợp heo nái đang hạ thai nhanh bỗng
nhiên ngưng đẻ, cường độ rặn yếu phải có biện pháp can thiệp kịp thời những thai chết
trước khi sinh, cứu sống những thai còn sống trong bụng nái. Cũng có trường hợp sau
khi tống hết số nhau (tống số con đẻ ra), vẫn còn kẹt lại một con cuối cùng, con này
thường to và cũng do nái mệt, ngủ nên không rặn đẻ ra kịp thời. Kẹt con như vậy
thường gây chết sau vài giờ, thai và nhau bị sình thối gây viêm nhiễm trùng nặng cho
nái, sốt cao, bỏ ăn, mất sữa…chết nhiều heo con vì đói.
+ Không nên can thiệp bằng oxytocin khi chưa hạ thai đầu tiên, nếu cần thiết nên
khám vùng lỗ xương chậu. Không nên chọc tay sâu vào bên trong vì không cần thiết
và gây nhiễm trùng tử cung, đó là chưa kể những lần thọc sâu nhiều lần làm rối loạn
nhu động đẩy heo con ra ngoài của bộ phận sinh dục nái, làm đau nái, nái ngưng đẻ
một thời gian sau đó.
+ Nhiều trường hợp nái đẻ con còn nằm trong bọc nhau, cần nhanh chóng xé bọc để
heo thở không bị chết ngộp. Sau khi nái đẻ hết con, nhau sẽ tống ra (số lá nhau bằng số
con), khi nái cho con bú nếu đuôi thỏng thì xem như không còn sót con sót nhau.
Nhưng nếu như cho con bú, nái vẫn còn cong đuôi (đuôi quấn một vòng cong) và nếu
quan sát kĩ có thể thỉnh thoảng nái nín thở, ép bụng, thì xem như vẫn còn kẹt con hay
kẹt nhau chưa tống ra. Dấu hiệu cong đuôi thường báo hiệu rất chính xác tình trạng sót
nhau hay sót con. Riêng ở nái sót con xảy ra nhiều hơn sót nhau so với những thú
khác.
16
+ Trong khi đẻ, nhiều nái thường đứng dậy, đi uống nước, hoặc đi phân, đi tiểu và
trở bề nằm để tiếp tục hạ thai, có lẽ do thai nằm trong 2 sừng tử cung phân bố 2 bên
bụng, và việc trở bề nằm là cách thức để dễ hạ thai theo tập quán tự nhiên. Do vậy thấy
nái đẻ một vài con rồi nghỉ, thì nên đỡ cho đứng dậy đi một vòng và tác động đến các
vú đối diện để cho nái trở bề nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng
vú bên trái và ngược lại).
+ Trước khi nái đẻ cần làm vệ sinh sạch sẽ vùng hội âm (khoảng giữa âm hộ với
hậu môn) vùng này thường chứa nhiều lớp nhăn, da chết chất bẩn hoặc phân dính,
chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai. Nên cắt sạch lông đuôi để
tránh tình trạng nái quẩy đuôi khi rặn đẻ làm văng, phát tán dịch nhầy (sản dịch), hoặc
dịch hậu sản, hoặc mủ (khi bị viêm đường sinh dục). Việc cắt lông đuôi cũng có lợi
cho chủ nuôi trong việc đoán biết khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của nái (lông đuôi ra dài
thì khoảng cách giữa 2 lứa đẻ dài và ngược lại). Một số trại chủ trương cắt đuôi heo
nái nhưng như vậy sẽ mất đi dấu hiệu báo tình trạng sót con sau khi đẻ.
+ Nái bị hầm nóng thở mệt ít rặn đẻ thì nên chống nóng cho nái bằng cách lau mát
nhiều lần, chườm lạnh vùng đầu, hoặc điều chỉnh bầu tiểu khí hậu nếu có điều kiện,
nhờ đó có thể giúp nái hạ thai nhanh ít tử vong cho bào thai.
+ Một số nái khi sắp đẻ thường bị sưng phù âm môn rất nặng và nếu nái rặn đẻ quá
mạnh hoặc dùng thuốc kích thích rặn đẻ, có thể gây vỡ âm môn, xuất huyết, cần có
biện pháp cầm máu kịp thời (dùng kẹp mạch máu và chỉ cột mạch máu), tránh tử vong
cho nái.
+ Sau khi rời khỏi bụng mẹ, heo con sơ sinh cần được xách dốc ngược đầu cho
nước nhờn trong xoang miệng và mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào khí quản
gây sốc. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não trên những con bị ngộp nhờ
đó não không bị tê liệt. Nên nắm chặt cuốn rốn tránh xuất huyết sau khi đứt rời với
cuốn nhau còn nằm trong bộ phận sinh dục heo nái. Nên quan sát kĩ để phát hiện tình
trạng heo con bị ngộp: da tím tái, giãn cơ, heo mềm nhũn không cử động. Gặp trường
hợp này phải nhanh chóng dùng khăn sạch lau móc nhớt trong xoang miệng, mở rộng
miệng và dùng tay bóp lồng ngực 60 lần/phút để tạo sự không khí phổi. Có thể phải tác
động như thế trong vòng 15 – 20 phút kết hợp với việc lau mở rộng miệng mỗi 2 -3
phút/lần thì heo có thể hồi phục, cử động vặn mình, kêu…
17
+ Nếu heo bị ngộp lâu thì khó hồi phục, nên dành thời gian chăm sóc những con kế
tiếp.
+ Khi thấy heo con bắt đầu cử động tiến hành lau sạch chất nhầy toàn thân, cột dây
rốn cách thành bụng 4 cm và cắt dây rốn cách chỗ cột 1cm. Chỉ cột dây rốn và kéo cắt
phải được sát trùng cẩn thận. Sau khi cắt dây rốn phải kiểm tra xem có xuất huyết vì
cột rốn có chặt hay không và nhúng toàn bộ rốn vào dung dịch Iode 5% để sát trùng
cẩn thận. Nên cắt bỏ 8 răng để tránh heo con cắn đau vú mẹ.
+ Có thể không cột cắt rốn nếu có loại bột mistral dùng nhúng rốn. Bột này cũng
được dùng sát trùng âm hộ nái sau đẻ, nhúng toàn thân heo con để giữ ấm.
+ Nên úm heo con sơ sinh nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh để tránh tình trạng heo con
hao hụt nhiều năng lượng chống lạnh, nhiệt độ úm chừng 30 – 33
o
C. Khi quan sát thấy
heo con trong ổ úm bắt đầu ủi nhau tìm bú thì nên cho bú ngay, không nên giữ chúng
lâu trong ổ úm, chúng có thể bú rốn lẫn nhau gây nhiễm trùng rốn hoặc tụt chỉ cột rốn
xuất huyết nguy hiểm cho con bú rốn và cho con bị bú rốn.
+ Nên làm vệ sinh kỹ các vú, mỗi vú thường có 2 lỗ tia sữa, các lỗ này thường ứ
động các chất bã hoặc phân chứa nhiều mầm bệnh, cần cạy bỏ và nặn bỏ vài tia sữa
đầu, lau sạch vú bằng thuốc sát trùng nhẹ trước khi cho heo con bú. Hiện nay cũng có
những chế phẩm gamma globulin dùng cho heo con sơ sinh uống để tăng cường miễn
dịch chống bệnh.
+ Cho heo con bú sớm cũng kích thích nái đẻ tiếp những con còn trong bụng vì kích
thích của heo con ở đầu vú sẽ dẫn truyền về não, não thùy sẽ tiết ra hormon prolactin
(tạo sữa) và oxytocin (để xuống sữa và thải sữa)…Chính oxytocin khi đến thành tử
cung sẽ kích thích co bóp đẩy các bào thai còn lại ra ngoài. Nên lót rơm cỏ sạch, hoặc
bao bố cho heo con nằm bú tránh lạnh và trầy xước cuốn rốn, cổ chân trước.
+ Một số chế phẩm xịt để bảo vệ đầu núm vú hoặc áo mặc cho heo con cái để làm
cái giống sinh sản sau này.
+ Nên làm vệ sinh chuồng trại kĩ lưỡng sau khi nái đẻ xong, cần giữ ấm cho heo con
(cho bú xong nên nhốt vào ổ úm) ít nhất là 3 – 7 ngày, nên cho bú từng cử cách nhau
mỗi 1,5 – 2h và tránh tình trạng nái bị mệt hay đè đạp con. Riêng đối với nái cũng cần
giữ cho thoáng mát, tránh nóng tránh lạnh, tránh gió lùa mưa tạt. Một số nơi đã nhập
tấm sưởi để giữ ấm cho heo con tốt hơn đèn dây tóc, đèn hồng ngoại.
18
+ Phải cho đủ tất cả heo con bú được sữa đầu (colostrums) vì sữa đầu chỉ sản xuất
trong khoảng 24h sau khi nái hạ thai và heo con cũng chỉ có khả năng hấp thụ sữa đầu
tốt nhất trong 24h đầu. Sữa non (hay sữa đầu) thường đậm đặc hơn sữa thường, có
chứa nhiều sinh tố A, nhiều protein mà đặc biệt là gamma globulin (kháng thể) của nái
mẹ để truyền cho heo con, giúp heo con kháng bệnh trong thời kì bú mẹ, trong khi khả
năng sản xuất kháng thể chống bệnh của heo con còn yếu chưa hoàn thiện. Vì vậy
trong 24h đầu ngoài việc cho heo con bú được sữa đầu, cần hạn chế tối đa sự nhiễm
trùng cho heo con, đây là giai đoạn tranh đua giữa sự hấp thu kháng thể để chống bệnh
với sự nhiễm trùng. Nếu sự hấp thu kháng thể nhanh mà sự xâm nhiễm mầm bệnh
chậm thì heo con có sức đề kháng bệnh. Nhưng nếu ngược lại sự nhiễm khuẩn diễn ra
nhanh chóng hơn sự hấp thu kháng thể thì sức khỏe của heo con bị đe dọa, chúng có
thể chết hàng loạt vì nhiễm trùng trong những giây phút đầu của tuần lễ đầu.
+ Những vú ngực của nái thường có khả năng tiết sữa tốt, nhưng vú áp chót thường
có sữa lúc đầu rồi sau đó ngưng tiết sữa, vú chót thường cũng sản xuất nhiều sữa và dễ
bị viêm, nhất là sau khi cai sữa. Do đó những con nhỏ vóc khi bú vú nhiều sữa, tuy có
lợi là mau lớn, nhưng sức tiêu sữa không nhiều, dễ gây tình trạng dư sữa, sữa ứ đọng
gây viêm, hư mất vú trong các lứa đẻ về sau.
+ Cho heo con bú từng cử cũng có lợi là đánh thức chúng để bú vú nái. Tránh tình
trạng nái nhiều sữa heo con bú no ngủ nhiều, khoảng cách giữa 2 lần bú xa nhau, heo
con không bú hết sữa mỗi lần nái xuống sữa, gây ứ đọng lâu, dễ nhiễm trùng vú, gây
viêm, sữa ứ cũng tích chứa gây sinh vật lên men làm rối loạn tiêu hóa heo con. Vì vậy
nếu những nái có khả năng tiết sữa nhiều thì khoảng cách giữa 2 lần bú chừng 1h là
tốt, không nên quá lâu. Heo con bú nhiều cử trong những ngày đầu cũng kích thích nái
tiết nhiều oxytocin để co bóp tử cung, sừng tử cung tống các sản dịch ra ngoài nhanh
chóng, tránh ứ đọng những chất dịch dễ gây nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng vòi
trứng, cổ tử cung, gây viêm tắc, nái bị vô sinh sau này.
2.3.3.5 Chăm sóc heo nuôi thịt
+ Sau khi cai sữa, những heo không làm giống được chuyển qua khu chuồng nuôi
thịt. Thời gian nuôi thịt thường từ 5 – 6 tháng để đạt thể trọng xuất chuồng từ 80 – 100
kg. Ở mức thể trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm,
heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nuôi kéo dài thêm thường không có lợi.