Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN Mot so kinh nghiem trong cong tac chi dao nang caochat luong chuong trinh GDMN moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. Tên đề tài :</b>



<b>MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO</b>


<b>NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH</b>



<b>GIÁO DỤC MẦM NON MỚI</b>






<b>II. Đặt vấn đề:</b>


Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người.


Là cơ sở giáo dục Mầm non xã hội lãnh trách nhiệm chăm sóc và giáo dục
trẻ nhỏ được nhà nước giao cho, là nơi nắm vững đường lối giáo dục của Đảng và
Nhà nước đối với thế hệ trẻ, là nơi nắm vững khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của
khoa học, cơng nghệ, văn hố và nghệ thuật trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước. Địi hỏi con người phải chủ động, tích cực, năng động và có khả
năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Do vậy,
cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non với mục tiêu phát triển
tòan diện đứa trẻ trong độ tuổi mầm non và đòi hỏi các biện pháp giáo dục cần phải
có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng
nhân cách ban đầu.


Với mục đích nâng cao chất lượng tồn diện cho trẻ và thực hiện đổi mới dạy
và học trong trường mầm non. Để thực hiện tốt chương trình GDMN mới thì vai trị
của đơi ngũ giáo viên là quan trọng nhất có tính chất quyết định sự tồn tại và phát
triển của nhà trường trong việc chăm sóc ni dưỡng trẻ. Bởi giáo dục trẻ là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm “Trẻ em hôm nay thế giới


ngày mai”.


Năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Phòng
Giáo dục và tổ Mầm non, trường chúng tôi cùng với 2 trường điểm của thành phố
(MNBC Sơn Ca và MNBC 24/3) tiến hành thực hiện thí điểm chương trình chăm
sóc giáo dục mầm non mới, đây vừa là niềm vui, vừa là trách nhiệm của các trường
tiên tiến trong thành phố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ khi nghiên cứu, chúng tơi thấy chương trình chăm sóc GDMN mới có
tính ưu việt nổi trội so với các chương trình giáo dục mầm non mà trước đây trường
đã thực hiện, thể hiện cụ thể như sau:


- Nội dung chương trình là những nội dung cốt lõi, cơ bản và thống nhất
trong toàn quốc, phù hợp với từng độ tuổi. Chương trình cho phép có độ mở, giúp
giáo viên chủ động và linh họat trong việc thực hiện chương trình vận dụng phù
hợp với trẻ với điều kiện thực tế của trường lớp, vùng miền, địa phương.


Xuất phát từ nhận thức về tính ưu việt của chương trình, căn cứ nhiệm vụ
năm học của Phòng Giáo dục và của trường, căn cứ những thuận lợi và khó khăn
thực tế của nhà trường, BGH và đội ngũ giáo viên đã xác định phải cùng nhau
quyết tâm thực hiện tốt chương trình chăm sóc gíao dục mới tạo tiền đề cho những
năm tiếp theo làm tốt hơn cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hơn nữa chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để trường mầm non phát huy tầm ảnh
hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng ni dưỡng, giáo dục của nhà
trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trị của nhà trường
mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy trong năm học này BGH
trường chúng tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng chương trình GDMN mới”


<b>III. Cơ sở lý luận:</b>



Trong Điều lệ trường Mầm non, Điều 22 (Chương III) có qui định: Nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp MG độc lập thực hiện chương trình GDMN do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xây dựng kế hoạch ni dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em căn cứ vào chương trình, hướng dẫn nhiệm vụ năm học và
điều kiện của từng địa phương.


Năm học 2008 – 2009, giáo dục mầm non tiếp tục triển khai thực hiện chỉ
thị số 06/CT-TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “ <i><b>Học tập và làm theo tấm</b></i>


<i><b>gương đạo đức Hồ Chí Minh</b></i>”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính


phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận
động “<i><b>Hai không</b></i>”, cuộc vận động <i><b>“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo</b></i>


<i><b>đức, tự học và sáng tạo” </b></i>của ngành<i><b>; </b></i>Thực hiện chủ đề năm học<i><b> “Năm học đẩy</b></i>


<i><b>mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính” </b></i>hưởng ứng và


triển khai sâu rộng<i><b> “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích</b></i>


<i><b>cực”. </b></i>Tiếp tục thực hiện Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát


triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015 và Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg về một số
chính sách phát triển giáo dục mầm non.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hoạt động cho trẻ, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện chương trình GDMN mới cho
những năm tiếp theo...


<b>IV. Cơ sở thực tiễn:</b>



Năm học 2008 – 2009, là năm học đầu tiên Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo thực hiện đại trà chương trình GDMN mới cho tất cả các trường MN, MG trên
địa bàn thành phố Tam Kỳ, với trường MNBC Hoa Mai đây là năm học thứ 3
trường chúng tôi thực hiện chương trình này.


*Về thực trạng của trường trong năm học 2008-2009 :


- Tổng số lớp : 10 lớp ( trong đó : có 9 lớp MG và 1 nhóm trẻ)
Số lớp thực hiện chương trình GDMN mới : 10 lớp


- Tổng số học sinh : tháng 9 (đầu năm học) :


tháng 4 :
- Tổng số CB,GV, NV : 26 người


Trong đó BGH : 2 người ( ĐHSP : 1 người ; CĐSP : 1 người )
GV : 18 người ( CĐSP : 9 người ; THSP : 9 người )
NV : 6 người


Đảng viên : 05 người


Trường có 3 cơ sở đều cách xa nhau, các phịng học hầu hết khơng đảm bảo
theo u cầu của điều lệ trường Mầm non. Có 7/ 10 lớp bán trú.


Trong thời gian thực hiện chương trình GDMN mới, chúng tơi nhận thấy rất
có lợi cho trẻ vì: Cách hướng dẫn của cô theo kiểu phương pháp gợi mở - cầm tay
dắt trẻ đi chứ không phải là đẩy trẻ đi, giáo viên tổ chức cho trẻ tự tìm tòi, tự khám
phá nhằm thỏa mãn sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Cháu được chủ động tích cực
tham gia các hoạt động một cách thoải mái, không bị gị bó bởi khn khổ cứng
nhắc của giáo viên, trẻ được trao đổi bàn bạc giúp ngôn ngữ mạch lạc được phát


triển theo lứa tuổi - đặc biệt là khả năng diễn đạt. Trẻ tập được tính tự lập và các
thói quen tự phục vụ, biết chia sẻ và hợp tác cùng bạn bè, được tiếp thu các kiến
thức thông qua các sự kiện để làm giàu thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân;
tổ chức các hoạt động theo phương pháp mới giúp trẻ tự tin, thông minh nhanh
nhẹn hơn. Tuy nhiên thực tế cũng còn những giáo viên tiếp cận với phương
pháp mới còn nhiều hạn chế. Khi dạy còn nặng nề truyền thụ kiến thức theo
con đường mịn, chưa phát huy sự tích cực sáng tạo của trẻ. Kiến thức kỹ năng
thực hành CNTT còn nhiều hạn chế ( từ năm học 2007-2008 trở về trước, hầu hết
GV rất mơ hồ về CNTT, hơn 80% GV chưa từng sử dụng máy vi tính )


<b>V. Nội dung nghiên cứu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Sau khi học tập bồi dưỡng và nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo và
các thông tin trên mạng, kết hợp với các kiến thức từ kinh nghiệm thực tế, BGH đã
tiến hành tổ chức bồi dưỡng lý thuyết và thực hành về phương pháp tổ chức các
hoạt động chăm sóc giáo dục theo chương trình mới cho tồn bộ đội ngũ giáo viên,
tập trung phân tích kỹ phương pháp và hình thức tổ chức.


- Định hướng cụ thể về phương pháp tiếp cận, cách xây dựng kế hoạch theo
từng chủ đề con, xác định nội dung và lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với đề
tài và mang lại sự hứng thú cho trẻ. Cấu trúc nội dung chương trình theo 5 tiêu chí
lớn, mang tính tích hợp theo từng chủ đề, các giáo viên có quyền lựa chọn chủ
điểm tuỳ theo điều kiện thực tế của tổ, lớp mình và đặc biệt là khả năng hứng thú
của trẻ, không nhất thiết phải thực hiện cả 9 chủ điểm theo thứ tự như các năm học
trước. Không gị bó trong các chủ điểm mà giáo viên có thể tự lựa chọn một số chủ
đề; có thể lựa chọn thời gian thích hợp để triển khai cho mỗi chủ điểm. Giáo viên
hồn tồn chủ động trong cơng việc của mình, khi xây dựng kế hoạch chỉ cần giáo
viên lấy trẻ làm trung tâm để đưa những nội dung cho phù hợp theo chủ đề, phù
hợp với hứng thú của trẻ. Khi dạy trẻ giáo viên bám vào các mục tiêu cụ thể như
sau:



<b>Nhà trẻ:</b>


- Phát triển thể chất
- Phát triển về nhận thức
- Phát triển về ngơn ngữ
- Phát triển tình cảm - xã hội
<b>Mẫu giáo: </b>


- Phát triển thể chất
- Phát triển về nhận thức
- Phát triển về ngôn ngữ
- Phát triển tình cảm - xã hội
- Phát triển thẩm mỹ


Tuy nhiên nội dung chỉ là phương tiện để tiếp cận mục tiêu, cịn mục tiêu là
do cơ đề ra sao. Các hoạt động do cô tự đưa ra để thực hiện nội dung miễn sao các
hoạt động đưa ra phải thích hợp, phát huy được kỹ năng và đạt được mục tiêu đề ra,
đặc biệt là hoạt động đó phải tạo hứng thú cho trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Yêu cầu giáo viên nêu cho được những băn khoăn trăn trở, những vướng
mắc khi thực hiện chương trình để cùng với Ban giám hiệu tìm cách tháo gỡ.


- BGH thường xuyên duyệt kế hoạch, góp ý giáo án giúp GV đưa ra các yêu
cầu, nội dung và thiết kế các hoạt động phù hợp với chủ đề và hứng thú của trẻ.
Khác với những năm học trước, BGH phải lên chủ đề chính và cả chủ đề con cho
cả năm, giáo viên căn cứ chương trình khung của nhà trường tự chọn đề tài thực
hiện trong tuần. Với năm học này, chúng tôi chỉ định hướng cho từng tổ chuyên
môn thảo luận chọn chủ đề lớn ( chủ đề lớn được thống nhất trong cả tổ) từng lớp
xây dựng chủ đề con và giáo viên tự chọn đề tài sao cho phù hợp với chủ đề, phù


hợp với độ tuổi và tình hình thực tế của lớp. Trước mỗi chủ đề lớn khoảng 2 tuần
tất cả các lớp đều phải nộp kế hoạch cho Hiệu phó chun mơn để chúng tôi kiểm
tra, nếu thấy chưa hợp lý chúng tôi gợi ý giúp giáo viên chọn lại đề tài cho phù
hợp. Điều này đã giúp cho giáo viên luôn ln chủ động trong việc thực hiện
chương trình và phát huy được tính sáng tạo trong q trình dạy trẻ.


<b>2. Bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên :</b>


Nhà trường có vững mạnh và phát triển tốt hay không là nhờ vào đội ngũ
giáo viên vì thế vai trị của người GV rất quan trọng, muốn dạy tơt chương
trình GDMN mới người GV phải năng động, sáng tạo. Vì thế trong những năm
qua, trường đã tạo điều kiện cho GV tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành
mầm non, góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nhận thức đáp được nững
yêu cầu của ngành học đang đặt ra. Đến nay, trường đã có 9 GV có trình độ
CĐSP MN và 7 GV đang học CĐSP.


- BGH luôn tạo điều kiện để 100% giáo viên được tham gia học tập, tham
dự các lớp tập huấn, các buổi chuyên đề do ngành tổ chức. Sau khi dự chuyên
đề xong, trong buổi họp tổ, giáo viên cùng nhau phân tích chuyên đề sẽ áp
dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình của tổ, đặc điểm trẻ của lớp mình,
để tránh trường hợp vận dụng một cách rập khn, máy móc.


- Trong năm học, trường chúng tơi đã duy trì thường xuyên việc tổ chức
thao giảng (mỗi GV từ 2- 4 tiết trong năm) và các hội thi giáo viên giỏi, hội thi
làm đồ dùng dạy hoc, thi tiết dạy tốt... với mục đích tạo sân chơi để giáo viên
có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau về các hình thức tổ chức cũng
như phương pháp dạy học tích cực. Sau mỗi hội thi chúng tôi thường ngồi lại
với nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm để hội thi được hoàn thiện hơn. Điều quan
trọng là thơng qua các hội thi, giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp
vụ sư phạm, đồng thời là cơ sở xây dựng tâm lý vững vàng, bản lĩnh sư phạm


cho bản thân mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

giờ BGH sắp xếp thời gian góp ý trực tiếp cho từng giáo viên, giúp giáo viên nhận
ra những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục để điều chỉnh kịp thời, nhất là
không cho phép giáo viên dạy trước hoặc cho trẻ làm quen quá sâu dễ dẫn đến trình
trạng trẻ kém hứng thú và khơng tích cực tham gia các họat động.


- Chúng tôi luôn gần gũi và tạo mọi điều kiện để giáo viên trao đổi cùng bàn
bạc tháo gỡ các vấn đề khó khăn liên quan đến việc thực hiện chương trình CSGD
mới, giúp giáo viên nắm chắc hơn, tự tin hơn khi lên lớp.


- Việc sinh hoạt chuyên môn tố cũng được BGH quan tâm, chúng tôi đưa nội
dung cần trao đổi đến từng tổ. Tổ chức trao đổi được thực hiện bằng nhiều hình
thức: toạ đàm, tranh luận, chất vấn…để giáo viên có thể vỡ lẽ mọi vấn đề, mỗi
tháng trường tập trung xoáy sâu vào một hay hai vấn đề nào đó để giáo viên nắm
một cách chắc chắn rồi đi đến những vấn đề trọng tâm khác, không làm quá nhiều
nội dung cùng một lúc giáo viên sẽ cảm thấy quá tải.


- Các biên bản họp tổ ghi ý kiến thắc mắc đều được BGH tập hợp nghiên
cứu và giải đáp thoả đáng vì vậy đội ngũ giáo viên yên tâm thực hiện.


-Từ đầu năm, chúng tôi triển khai cho giáo viên đăng ký viết sáng kiến
kinh nghiệm để giáo viên có định hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu. Trong suốt
quá trình giảng dạy trong năm chính là thời gian để họ được ứng dụng vào thực
tế, từ đó bản thân người giáo viên sẽ tự điều chỉnh được phương pháp sáng tạo
của mình.


<b>3. Thực hiện việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy :</b>


Xác định trọng tâm của năm học 2008- 2009 là đẩy mạnh ứng dụng


CNTT trong công tác giảng dạy. BGH đã chủ động quán triệt và khích lệ đội
ngũ GV tự giác nghiên cứu nâng cao trình độ tin học đáp ứng các yêu cầu cụ
thể trong kế hoạch năm học của nhà trường.


Việc bồi dưỡng của trường chúng tôi được xây dựng trên cơ sở và hình
thức như sau:


+ Cử cán bộ, giáo viên tham dự đầy đủ các lớp ứng dụng CNTT trong
GDMN do phòng Mầm non Sở tổ chức.


+ Hè năm 2008, trường chúng tôi đã động viên và tạo điều kiện cho 10
GV được tham gia lớp tin học văn phòng cơ bản.


+ Trong năm học 2008 -2009, BGH đã phối hợp với BCH cơng đồn tạo
điều kiện và hổ trợ kinh phí cho 16 GV tham gia học lớp thiết kế giáo án điện
tử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giúp người chưa biết ( ví dụ ở tổ MG lớn có cơ Un biết và sử dụng tương đối
thành thạo chương trình Powerpoint, ngồi những buổi học cô Uyên hướng dẫn
thêm cho các cô trong tổ về những nội dung mà các cô trong tổ chưa nắm vững
được hoặc ở tổ MG nhỡ có cơ Nga...)


+ Về đầu tư CSVC :


Trong năm học trường chúng tôi đã sắm mới 01 máy vi tính, hiện nay
tồn trường có 4 máy vi tính và 4 máy này đã được kết nối mạng Internet. 7/ 10
lớp đã được trang bị ti vi, đầu đĩa.


Khuyến khích cho GV trang bị máy taị gia đình ( hiện nay đã có 14/18
GV có máy vi tính tại nhà). Chính điều này rất thuận lợi cho GV thực hành


những kiến thực đã học và vận dụng vào công tác giảng dạy của mình.


Cung cấp các loại sách báo về giáo dục có liên quan đến cơng tác giảng
dạy để họ tham khảo nghiên cứu tự học, tự bồi dưỡng. Cơng việc này đã giúp
cho giáo viên có thói quen cập nhật thông tin thường xuyên, kịp thời làm cho
bài giảng của mình ngày càng trở nên thiết thực và phong phú.


Qua 1 năm quyết tâm triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy, bước đầu chúng tôi đã nhận thấy một số kết quả :


Phần lớn các báo cáo của GV nộp cho BGH được đánh vi tính (điều này
chúng tôi hoan nghênh kịp thời trong các cuộc họp chun mơn để khích kệ
tinh thần cho những GV thực hiện)


. Đa số GV đã có thể truy cập Internet, khai thác các thơng tin với nhiều
nội dung hình thức phong phú như: tranh ảnh (ảnh nền, ảnh động) đoạn phim
âm thanh... đã được lựa chọn trở thành những tư liệu phong phú, sống động
giúp GV đổi mới phương tiện dạy học, tăng sức sáng tạo cho GV.


. Một số GV trong trường đã biết sử dụng một số phần mềm trong thiết
kế giáo án điện tử và trình chiếu.


Đến nay toàn trường đã xây dựng được 35 tiết dạy có ứng dụng CNTT
(cụ thể tổ MG bé có: 13 tiết; tổ MG nhỡ có 12 tiêt; tổ MG lớn có 10 tiết) đặc
biệt trong hội thi GV giỏi của trường có 14/14 tiết dự thi có ứng dụng CNTT)
Trong năm học chúng tơi tổ chức 2 tiết dạy có ứng dụng CNTT cho phòng GD
vào tháng 10/ 2008 được phòng và các trường bạn đánh giá cao. Và trong hội
thi GV dạy giỏi cấp thành phố trường chúng tôi có 2 GV đăng ký dự thi có ứng
dụng CNTT.



<b>4 . Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học</b>
<b>sinh tích cực”.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đến
tận cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. Cụ thể hoá Chỉ thị,
kế hoạch của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế của trường và địa phương, huy
động sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để xây dựng kế
hoạch. Kế hoạch được tập trung chủ yếu vào 3 nội dung sau:


- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.


- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong
nhà trường.


<b>a. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.</b>


Song song với việc bồi dưỡng chun mơn để nâng cao trình độ chun mơn
thì cơng tác tăng cường CSVC phục vụ cho việc thực hiện chương trình GDMN
mới cũng rất quan trọng vì vậy trong năm qua trường đã tích cực tuyên truyền với
Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp về phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực. BGH đã phối hợp với BCH cơng đồn và
đồn phường Tân Thạnh xây dựng vườn cổ tích ở sân trường ( trị giả khoảng 3
triệu đồng ) tạo được chỗ chơi cho trẻ trong giờ hoạt động ngồi trời. Tích cực
tham mưu với lãnh đạo địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh trong viĩnhây
dựng trường lớp, cải tạo bếp, nâng cấp sân chơi và cơng trình vệ sinh ở cơ sở lẻ,
tham mưu với sở ngoại vụ Quảng Nam để xin hệ thống nước sạch phục vụ chăm
công tác bán trú nhằm đáp ứng được việc thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp
với yêu cầu của chương trình GDMN mới. Kết quả có đủ nguồn nước sạch đáp
ứng nhu cầu của nhà trường, có bếp ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.



<b>b. Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.</b>


- BGH hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên xây dựng mơi trường học tập trong,
ngồi lớp phù hợp với chủ đề, chủ điểm và độ tuổi của trẻ, huy động tối đa sản
phẩm học tập, sản phẩm ở trò chơi kitmats cũng như ý tưởng của trẻ trong việc xây
dựng môi trường học tập; đặc biệt là tận dụng mọi cơ hội trong ngày để cho trẻ làm
quen với môi trường trong việc ôn luyện cũng như làm quen với kiến thức mới, chú
trọng đến đối tượng trẻ yếu và nhút nhát được thực hiện nhiều hơn.


Tuyên truyền giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc tìm tịi, đổi mới, vận
dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. ứng dụng
công nghệ thông tin trong cơng tác chăm sóc giáo dục, khai thác có hiệu quả trong
việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhất là ở các lĩnh vực: làm quen với toán, làm
quen văn học - chữ viết, âm nhạc, các trị chơi sáng tạo ở chương trình kitmats...


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

quả mỗi tổ chun mơn đều có 1 tập sưu tầm về nội dung trên... và được trang
trí, biên tập rất công phu)


<b>VI. Kết qủa nghiên cứu :</b>


Theo chủ quan đánh giá của BGH trường chúng tôi sau gần một năm thực
hiện các biện pháp chỉ đạo “ Nâng cao chất lượng chương trình GDMN mới” đã đạt
được một số kết quả đáng khích lệ cụ thể như sau:


- Đa số giáo viên đã chủ động nghiên cứu vận dụng khá linh hoạt phương
pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục theo hướng mới nhằm kích thích
phát triểm năng lực từng trẻ


- 100% Giáo viên đã chủ động lên kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ


theo hướng mới, đã quan tâm đến nhiệm vụ phát triển theo lứa tuổi phù hợp với
năng lực của trẻ trong lớp, giáo viên luôn tận dụng mọi cơ hội và điều kiện về
phòng ốc về đồ dùng và các phương tiện sẵn có để tổ chức có hiệu quả chương
trình CSGD mới cho trẻ học tập và trải nghiệm nhiều hơn nhằm phát triển tích cực.


- Nội dung tích hợp trong việc tổ chức các hoạt động chung, hoạt động góc
và các hoạt động khác cũng được quan tâm và triển khai có hiệu quả giúp trẻ làm
quen và củng cố nhận thức của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.


- Giáo viên đã tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục tốt có hiệu quả, vận
dụng phương pháp giáo dục khá linh hoạt, tổ chức tiết học sinh động thu hút học
sinh tham gia hoạt động tích cực


- Giáo viên đã biết lồng ghép và tích hợp kiến thức các mơn học khá phù
hợp, nhuần nhuyễn, chú trọng nhiều đến việc phát huy tính tích cực của học sinh,
tạo điều kiện và cơ hội để trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá và tập giải
quyết các tình huống có vấn đề. Biết quan tâm tập cho trẻ có cơ hội tự khẳng định
mình và hợp tác chia sẻ cùng bạn bè.


- Đa số trẻ có thói quen nề nếp tốt trong sinh hoạt, tích cực chủ động tham
gia các hoạt động, biết suy nghĩ và thể hiện ý tưởng riêng khi tham gia hoạt động,
khả năng nhận thức và thái độ tình cảm thể hiện khá tốt theo sự phát triển của từng
giai đoạn.


- Việc ứng dụng CNTT là nguồn tư liệu, phương tiện hỗ trợ giúp GV tố chức
hoạt động học tập bằng các trị chơi, các hình ảnh trực quan sinh động nhằm ôn
luyện, củng cố mở rộng kiến thức, kích thích sự ham hiểu biết hứng thú của trẻ.
Điều chúng tơi muốn nhấn mạnh ở đây đó là việc ứng dụng CNTT trong trường đã
tạo nên một sự chuyển biến mới nó thực sự góp phần nâng cao chất lượng các hoạt
động của nhà trường đã đáp ứng được mục tiêu của chương trình GDMN mới và


lợi ích cao nhất là trẻ được chăm sóc, giáo dục tốt hơn tạo điều kiện cho việc giáo
dục toàn diện cho trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Ba năm học qua, trường đã thực hiện chương trình GDMN mới mà chương
trình chăm sóc GDMN mới được xây dựng dựa trên cơ sở của chương trình đổi
mới nên ít nhiều trường cũng đã có kinh nghiệm trong cơng tác chỉ đạo và thực
hiện.


+ Về thuận lợi :


- BGH và đội ngũ giáo viên ln đồn kết, nỗ lực vượt khó có tinh thần trách
nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, quyết tâm cao.


- Trường luôn nhận được sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của Lãnh đạo phòng
và tổ mầm non. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nói trên trường cũng gặp
khơng ít khó khăn, cụ thể như sau :


+ Về khó khăn :


Trường có 3 cơ sở đều cách xa nhau, các phịng học hầu hết là khơng đảm
bảo theo yêu cầu của điều lệ trường Mầm non. Có 7/ 10 lớp được ở lại bán trú.
Kinh tế gia đình của phụ huynh khơng đồng đều.


Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ so
với yêu cầu còn thiếu nhiều nhất là điều kiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT


Giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm khá nhiều, tuy họ nhiệt tình chịu khó nhưng
vẫn chưa nắm bắt kịp những đổi mới cũng như tốc độ phát triển của khoa học cơng
nghệ. Mặt khác vì GV chủ yếu là trẻ trong độ tuổi mới xây dựng gia đình nên con
còn nhỏ phần nào cũng làm giảm đi khả năng nâng cao tay nghề.



<b>* Một số bài học kinh nghiệm :</b>


- Để thực hiện có hiệu quả chương trình CSGD mới điều trước tiên là ban
giám hiệu và đội ngũ phải thấy hết được tính ưu việt của chương trình có nhận thức
đúng đắn về trách nhiệm, vai trị và nghĩa vụ của mình với trẻ.


- Ban giám hiệu, GV phải biết đồn kết cùng hết lịng vì cơng việc, xác định
được thuận lợi và khó khăn để từng bước tháo gỡ


- Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm kiên trì và nỗ lực vượt khóặt
học tự rèn, tích cực nghiên cứu tài liệu và vận dụng hiệu qủa chương trình BDTX
và tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chương trình GDMN
mới do Phòng - Sở tổ chức để cập nhập các thơng tin liên quan về chương trình
GDMN mới nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả.


- Ban giám hiệu phải luôn bám sát tinh thần chỉ đạo của tổ, chỉ đạo sát mọi
công việc trong nhà trường.


- Tăng cường cơng tác kiểm tra dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm cho giáo viên
trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở thiện chí giúp đỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- BGH phải luôn hợp tác chia sẻ, tạo điều kiện về vật chất, hỗ trợ về mặt tinh
thần, động viên khích lệ và cùng chia sẻ những khó khăn với đội ngũ giáo viên kịp
thời.


<b>VIII. Đề nghị</b> <b>:</b>


1.Để thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy địi hỏi phải có
phương tiện như: máy chiếu projector, máy vi tính, máy chụp hình kỹ thuật số...Đề


nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ kinh phí để trang bị các thiết bị trên.


3. Đề nghị PGD có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo
viên mầm non để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ GV trong việc
ứng dụng CNTT.


2. Yêu cầu về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng cao địi hỏi người
giáo viên mầm non phải luôn học hỏi cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm cũng như
việc đầu tư thời gian, nhưng hiện tại mức lương giáo viên ngoài biên chế còn thấp
chưa đáp ứng được cuộc sống. Đề nghị Lãnh đạo PGD tham mưu với UBND thành
phố hỗ trợ thêm lương cho GV có hệ số lương dưới 3.0 để động viên tinh thần và
giúp họ yên tâm công tác hơn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Tài liệu tham khảo</b>






1. Điều lệ trường Mầm non


2. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008-2009 của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục
và phòng GD- ĐT thành phố Tam Kỳ.


</div>

<!--links-->

×