Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang lót bìa
Mục lục.........................................................................................................0
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..............................................................................1
1.
2.
3.
4.

Lý do chọn đề tài...................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................1
Ý nghĩa của đề tài .................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu............................................................................1

CHƯƠNG II. NỘI DUNG........................................................................2
I.
II.
III.

Các khái niệm chung..........................................................................3
Di sản văn hố phi vật thể..................................................................5
Tổ chức cơng nhận di sản văn hoá phi vật thể, thời gian xuất hiện,

IV.
V.

các điều kiện cơng nhận.....................................................................6
Các di sản văn hố phi vật thể được cơng nhận.................................7
Cơng tác bảo tồn, duy trì và phát triển phi vật thể như thế nào ở Việt


Nam hiện nay ...................................................................................13

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN......................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................17


CHƯƠNG I. MỞ DẦU
1. Lý do chọn đề tài

Di sản văn hóa Việt Nam mang “tính dân gian” rất rõ rệt và “tính dân gian”
trong di sản văn hóa phi vật thể lại càng đậm đặc hơn. Văn hóa dân gian cho ta
khả năng khai thác kho tàng tri thức bản địa hay “túi khôn dân gian” Mục tiêu
nghiên cứu. Mang dấu ấn tác động của môi trường tự nhiên rất rõ nét, dấu ấn của
cộng đồng – chủ thể sáng tạo và có tính địa phương, vùng miền. Đặc trưng này
chính là yếu tố làm nên sự đa sắc trong di sản văn hóa của một quốc gia, dân tộc.
Di sản văn hóa phi vật thể phải đại diện cho bản sắc của dân tộc.Di sản đó cần thể
hiện được những nét đẹp về văn hóa, lối sống, cách sống của cộng đồng.Đó là
những nét đẹp nổi bật, riêng biệt mà khó có thể tìm thấy ở cộng đồng khác.
Di sản văn hóa phi vật thể là một trong những linh hồn văn hóa của mỗi cộng
đồng. Điều này chính là ngun nhân để bản thân tơi chọn đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm quá trình diễn biến của
di sản văn hóa phi vật thể, để phân tích thuyết phục nó là đặt trưng biểu tượng của
văn hóa Việt Nam
3. Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống kiến thức một cách căn bản, lưu giữ và truyền bá giá trị di sản văn
hóa dân tộc qua đó phân tích thuyết phục nó là đặc trưng của biểu tượng văn hóa
Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu

- Những đặc trưng của Di sản văn hoá Việt Nam.
- Cách thức hiệu quả tác động đến quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.


CHƯƠNG II. NỘI DUNG
I.

Các khái niệm chung:
1. Nghi lễ:
Nghi lễ là bộ quy tắc ứng xử mô tả kỳ vọng về ứng xử xã hội theo thông lệ

đương thời trong một xã hội, tầng lớp hoặc nhóm xã hội hoặc nhóm.
Nho giáo rất xem trọng Lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và
có trật tự. Lễ là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày
tỏ sự tôn trọng. Việc giữ Lễ là một cách tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ
những nguyên tắc đạo đức. Lễ nghi tạo ra một xã hội hài hòa
Một xã hội không biết giữ Lễ là xã hội hỗn loạn, kém văn minh và suy đồi. Lễ
giáo phai nhạt cũng là biểu hiện các mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã
xấu đi, trật tự xã hội đã suy yếu.
2. Phong tục:

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong
quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Phong tục khơng mang tính cố định, bắt buộc như nghi
thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở
thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
Có thể ví dụ một số phong tục thường nghe như: phong tục cưới hỏi, phong tục
ma chay, đặc biệt là việc xây dựng nhà cửa, xây mộ phần cho người thân,...
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ

một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành
nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong
tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống phong tục
liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống
phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...


3. Tập quán:

Tập quán được hiểu là lối sống của một tập thể, tổ chức hoặc quần thể sinh vật
lớn được hình thành như một thói quen trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt được
công nhận và coi như một quy ước chung của tất cả mọi cá nhân sống trong tổ
chức, quần thể đó.
Một ví dụ điển hình đó là tập quán di trú của các loài chim, tập qn ngủ đơng
của lồi gấu khi mùa đơng về. Hoặc là ở một số dân tộc có tập quán di canh di cư
để tìm vùng đất mới thích hợp hơn cho việc chăn thả gia súc.
Phong tục tập quán là tồn bộ thói quen thuộc về đời sống của con người
được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và coi đó như một nếp sống truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau,
phong tục tập quán ở mỗi quần thể sẽ có những sự khác biệt với nhau.
Có thể coi những phong tục tập quán này là nét đặc trưng của mỗi dân tộc trên
thế giới và cần được duy trì bảo tồn. Tuy rằng lối sống hiện đại đã và đang xóa
nhịa ranh giới giữa mỗi đất nước với nhau thế nhưng cho đến ngày nay, đa phần
các dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán, bản sắc của dân tộc mình.
4. Di sản văn hố vật thể:
Văn hoá vật thể là một bộ phận của văn hoá nhân loại, thể hiện đời sống tinh
thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến
những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và
thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến
chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến

những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành
những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc sống của con người. Trong văn hoá vật thể,
người ta sử dụng nhiều kiểu phương diện: tài nguyên năng lượng, dụng cụ lao
động, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng sinh sống của con người, phương tiện giao
thông, truyền thông, nhà cửa, công trình xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc


và giải trí, các phương diện tiêu khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế... Tóm lại,
mọi loại giá trị vật chất đều là kết quả lao động của con người.
5. Di sản văn hoá phi vật thể:

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những cơng cụ, đồ vật và khơng gian
văn hóa có liên quan mà cả cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là
cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm khơng
ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng
với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và
sự kế tục, qua đó liên hệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và những
sáng tạo của con người.
II.

Di sản văn hoá phi vật thể:
1. Định nghĩa:
Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là những di sản văn hoá phi vật thể mang

tính tiêu biểu cho quốc gia. Tại Việt Nam, những di sản này được các địa phương
kiểm kê, phân loại và đề xuất Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cơng nhận.
2. Tiêu chí lựa chọn:
-


Có tính đại diện, thể hiện tính bản sắc của cộng đồng, địa phương.
Phản ánh sự đa dạng văn hoá và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều
thế hệ
Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài
Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ
3. Loại hình:
Tiếng nói, chữ viết
Ngữ văn dân gian
Nghệ thuật trình diễn dân gian
Tập qn xã hội và tín ngưỡng
Lễ hội truyền thống
Nghề thủ công truyền thống
Tri thức dân gian
4. Phân loại di sản:


Đến tháng 1 năm 2018, cả nước có 248 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia,
bao gồm 93 lễ hội truyền thống, 60 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 59 di sản
tập quán xã hội và tín ngưỡng, 23 di sản nghề thủ cơng truyền thống, 5 di sản tri
thức dân gian, 5 di sản tiếng nói, chữ viết và 4 di sản ngữ văn dân gian (trong đó có
một di sản hỗn hợp là nói lý, hát lý của người Cơ Tu đồng thời là di sản nghệ thuật
trình diễn dân gian và di sản tiếng nói, chữ viết). Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu
mang tính tương đối, do có những di sản được tính chung cho nhiều tỉnh, thành
phố (ví dụ: ca trù, đờn ca tài tử Nam Bộ), ngược lại có những di sản được tính
riêng cho từng tỉnh, thành phố (ví dụ: Lễ hội cầu Ngư, nghệ thuật bài chịi). Một
trường hợp đặc biệt là nghi lễ cấp sắc của người Dao, năm 2012 được công nhận là
di sản chung của các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai và n Bái, lần lượt các
năm sau đó lại được cơng nhận là di sản riêng của tỉnh Tuyên Quang (năm 2013),
tỉnh Thái Nguyên(năm 2014) và tỉnh Sơn La (năm 2016).


III.

Tổ chức cơng nhận di sản văn hố phi vật thể, thời gian xuất hiện, các
điều kiện công nhận.
Tổ chức công nhận là UNESCO hay còn gọi là Tổ chức giáo dục, Khoa học và

Văn hoá của Liên hiệp quốc.
Đây là tổ chức được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết
Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Cơng ước này
được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia cơng nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung
Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hoà Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ,
Li Băng, Mexico, New Zealand, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Nam Phi,
Thổ Nhĩ Kì, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức,
bao gồm:


-

Khuyến khích sự hiểu biết và thơng cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua
những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần

thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng và ngơn ngữ bằng hình ảnh.
- Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá bằng cách:
• Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo
yêu cầu của từng nước;
• Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo
dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt
nào khác về kinh tế hay xã hội;

• Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới
về trách nhiệm của con người tự do;
- Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
• Bảo tồn và bảo vệ di sản cho thế giới cho sách báo, tác phẩm nghệ thuật hay các
cơng trình lịch sử cho khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Cơng
ước quốc tế cần thiết;
• Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao
đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn
hoá kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư
liệu có ích;
• Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi
nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
 Thời điểm xuất hiện và điều kiện được công nhận:
Di sản văn hố vật thể hay cịn gọi rộng hơn là: Di sản thế giới là di chỉ hay di
tích của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, toà nhà, quần thể kiến trúc
hay thành phố... do các nước có tham gia Cơng ước di sản thế giới đề cử cho
Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được cơng nhận và quản lí của UNESCO.
Sau đó Chương trình quốc tế Di sản thế giới sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo
tồn những vị trí nổi bật về văn hoá hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại
chung. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền
từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Chương trình này được thành
lập bởi Cơng ước về bảo về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công


ước di sản thế giới, nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11
năm 1972.
Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại hay Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể
nhân loại là danh sách được UNESCO đưa ra để công nhận giá trị của các di sản
văn hoá phi vật thể trên thế giới. Danh sách này được bắt đầu năm 2001 với 19 di
sản, năm 2003 có thêm 28 di sản. Danh sách tiếp theo được lập vào ngày 25 tháng

11 năm 2005.
Mỗi di sản văn hố phi vật thể muốn có tên trong danh sách phải được một
hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một uỷ ban của tổ chức
này xem xét khả năng đưa vào danh sách.
Các di sản văn hóa phi vật thể đã được cơng nhận:
1. Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam
IV.

được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồng UNESCO
đánh giá Nhã nhạc Việ Nam mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã”. Nhã nhạc đã đề cập
đến âm nhạc nghệ đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm
các lễ kỷ niệm và những ngày lễ giáo cũng như các sự kiện đặt biệt như lễ đăng
quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp khách khứa. Năm 2003, nhã nhạc cung đình
Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền

khẩu của nhân loại.


2. Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun trải dài trên năm tỉnh Tây Nguyên,

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn
hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như Êđê, Bana, Mạ… Văn hóa cồng chiêng
là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc
Trường Sơn-Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo
các hình thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp
lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng
đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây

Ng yên. Năm 2005, khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun đã được
UNESCO cơng nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân

loại.


3. Quan họ là một trong những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt

Nam; tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Nghệ thuật
dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật hiện nay. Đến nay, Bắc Ninh
còn gần 30 làng Quan họ, với hơn 300 làn điệu dân ca quan họ. Hội đồng chuyên
môn của UNESNO đánh giá cao giá trị văn hóa đặc biệt, tập quán xã hội, nghệ
thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngơn từ và cả

trang phục của loại hình nghệ thuật này. Năm 2009, UNESCO cơng nhận Quan họ
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
4. Ca trù hay Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật

truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn
hóa ở khu vực này từ thế kỷ 15. Ca trù sử dụng ba nhạc khúc đặc biệt (không chỉ
về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phát thẻ và trống chầu. Về mặt
văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói. Hội đồng
chun mơn của UNESCO đánh giá về ca trù: ca trù đã trải qua một quá trình phát
triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong khơng gian văn hóa đa dạng
gắn liền ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc
và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế
hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Mặc dù trải qua nhiều
biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của
nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam. Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được


UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn
cấp.

5. Hội Gióng tại đền Só và đền Phù Đổng, Hà Nội. Di sản văn hóa phi vật thể đại

diện của nhân loại, được cơng nhận ngày 16/11/2010. Hội Gióng là một lễ hội
truyền thống hàng năm được tổ chức nhiều nơi ở Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi
chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của
Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Só Sơn ở đền Sóc xã
Phù Linh, huyện Só Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng,
huyện Gia Lâm đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của

nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa
được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và tồn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần
trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do
sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền
vững, khơng bị nhà nước hóa, thương mại hóa.
6. Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hồng với hình
thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu
xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du
Việt Nam Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, khơng gian
văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Trên chặng đường dài


của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có
chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Với
những giá trị nổi bật tồn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban
liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại
Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được cơng nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ngày 8/12/2017, tại Hội
nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp
và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp

đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Sự kiện này đã đánh dấu thành
công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện
cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp suốt 6 năm
qua.

7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được

lưu truyền lâu đời ở Việt Nam, chủ yếu được thực hiện ở các di tích thờ các nhân
vật liên quan đến thời Hùng Vương tiêu biểu như Thần Nông, Vua Hùng, Lạc Long
Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Cao Sơn, Quý Minh. Tháng 12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7,
Ủy ban Liên chính phủ Cơng ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã
chính thức cơng nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đánh giá, “Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương” đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người


Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước.

8. Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam

Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, từ nhu cầu của cộng đồng, phản ánh suy
nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam - vùng miệt
vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khống, cởi mở, bình dị mà nghĩa
hiệp, can trường. Tháng 12/2013, tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku (Azecbaijan), Di sản Đàn ca tài tử Nam
Bộ đã được ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại.

9. Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị


trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh


thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp ngày
27/11/2014 tại Paris, Pháp. Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được
cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Ví, Giặm được thực
hành trong lao động và đời sống thường nhật: Lúc ru con, khi làm ruộng, chèo
thuyền, lúc quay tơ, dệt vải, đi củi, trèo non. Dân ca Ví, Giặm khơng chỉ chiếm vị
trí quan trong trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh mà cịn là
phương tiện nghệ thuật đặc trưng xứ Nghệ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, tăng
cường giao lưu, gắn kết cộng đồng.

10. Kéo co - một trong những trò chơi dân gian truyền thống có ở nhiều nước trong

khu vực Châu Á Thái Bình Dương - được sinh ra và ni dưỡng bởi cộng đồng, là
sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tập quán của cộng đồng từ lâu đời. Tháng 12/2015,
Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã ghi
danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 10 của Việt Nam
được UNESCO ghi danh.


V.

Cơng tác bảo tồn, duy trì và phát triển phi vật thể như thế nào ở Việt Nam
hiện nay
Văn hóa phi vật thể ra đời từ quá khứ, vận hành cùng lịch sử cho đến ngày nay,
dù ở giai đoạn nào, văn hố phi vật thể cũng ln đồng hành và có ý nghĩa quan

trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng, dân tộc. Do đó, muốn phát
huy ý nghĩa thực của văn hóa phi vật thể trong xã hội hiện đại thì trướ hết, cần
quan tâm việc bảo tồn nó như hế nào. Ðặc trưng dễ nhận biết của văn hóa phi vật
thể là nó khơng tồn tại dưới dạng vật chất, vật thể cụ thể (khơng kể mộ số hình
thức đã được văn bản hóa) mà tiềm ẩn trong trí nhớ, tâm thức của con người và chỉ
bộ lộ thông qua hành vi và hoạt động của con người. Nói cách khác, nếu văn hóa
vật thể được khách thể hóa, cứ tồn tại như một thực thể ngồi bản thân con người,
thì văn hóa phi vật thể lại tiềm ẩn trong bản thân con người và thông qua diễn
xướng, các hiện tượng vẫn tiềm ẩn ấy mới có thể bộc lộ, thể hiện ra như một hiện
tượng văn hóa.
Văn hóa nói chung, nhất là văn hóa phi vật thể, đều là của cộng đồng (gia tộc,
làng xã, địa phương), nhưng tiềm ẩn trong trí nhớ và âm thức của từng con người
cụ thể, qua sự tiếp nhận và thể hiện của từng con người, cho nên nó mang dấu ấn
cá nhân và vai rị sáng tạo của cá nhân rất rõ rệt. Bởi thế sự sáng tạo, bảo tồn và
trao truyền của văn hóa phi vật thể lại phụ thuộc vào cuộc đời của từng cá nhân. Vì
vậy, nó vừa mang tính bền chắc (tiềm ẩn trong âm thức dân tộc) lại vừa mỏng
manh dễ bị biến dạng (phụ thuộc cuộc sống của một cá nhân với bao may rủi, bất


ngờ). Cũng vì đặc trưng nêu trên, văn hóa phi vật thể khơng chỉ phụ thuộc từng cá
nhân, mà cịn phụ thuộc các nhóm xã hội khác nhau (già, trẻ, nam, nữ),... Tính cá
nhân và nhiều nhóm xã hội đã khiến cho văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng
hơn nhiều, nói cách khác nhị bản của nó cao hơn so với văn hóa vật thể. Từ những
đặc trưng trên ta thấy vai trò to lớn của giáo vụ gia đình và cộng đồng đối với việc
trao truyền và tiếp nhận của mỗi cá nhân đối với các di sản văn hóa phi vật thể, mà
nhiều nhà nghiên cứu đã ví nó như là một hình thức của "gien di truyền xã hội".
Sự phân biệt văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể là một sự giả định chủ quan
của con người, giúp con người có thể nhận thức bản chất thực tại khách quan. Văn
hóa với tư cách là khách thể, tồn tại và phát triển trên cơ sở kết hợp hữu cơ giữa
mặt vật thể và mặt phi vật thể. Mặt này là tiền đề tồn tại của mặt kia và ngược lại.

Văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng của các tộc
người ở nước ta, nhất là với các dân tộc thiểu số ở vùng núi còn chưa được chú ý
sưu tầm, nghiên cứu. Hơn thế nữa, các hiện tượng văn hóa phi vật thể này lại đang
đứng trước nguy cơ mai một, mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của thời gian, bởi sự
phá hoại vô ý thức của con người. Ngoài cách sưu tầm một số hiện tượng văn hóa
dân gian tiêu biểu ở Tây Nguyên gần đây như về sử thi và cho thấy, đối với các
hiện tượng ngữ văn truyền miệng này, nếu không nhanh chóng điều tra, sưu tầm thì
sẽ mất đi vĩnh viễn. Những người còn nhớ được hàng chục bộ sử thi đồ sộ dài hàng
vạn câu, hiện nay số lượng có thể đếm trên đầu ngón tay và đều ở độ tuổi khoảng
70. Như đã phân hố, văn hóa phi vật thể vừa mang những bền chắc lại vừa mang
những mỏng manh, dễ bị thương tổn. Những đặc tính này gợi cho chúng ta những
cách thức thực hiện trong việc sưu tầm và bảo tồn các hiện tượng văn hóa phi vật
thể này. Những năm vừa qua, ngành văn hóa đã cố gắng lớn trong việc sưu tầm,
nghiên cứu các hiện tượng văn hóa phi vật thể như ngữ văn dân gian, diễn xướng
dân gian, ứng xử và quan hệ xã hội, tri thức dân gian...Tuy nhiên, việc sưu tầm,
nghiên cứu còn chưa đầy đủ các phương pháp khoa học nghiên cứu và chặt chẽ, do
vậy chất lượng những tác phẩm sưu tầm và nghiên cứu chưa cao. Thực tiễn, việc
sưu tầm, nghiên cứu các hiện tượng văn hóa phi vật thể chưa tuân thủ nguyên tắc


diễn xướng một trong những môi trường cần thiết để các hiện tượng văn hóa phi
vật thể từ chỗ tiềm ẩn trong tiềm thức, tâm thức con người bộc lộ ra như là một
thực thể. Hay việc sưu tầm ca dao, dân ca, truyện cổ, hành ngữ, ngụ ngữ của các
dân tộc thiểu số vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc song ngữ, cứ là đượ thể hiện bằng
ngôn ngữ mẹ đẻ của chủ thể sáng tạo ra các hiện tượng văn hóa đó vào ngơn ngữ
phổ thơng. Ngày nay, việc bảo tồn các hiện tượng văn hóa cổ truyền, trong đó có
văn hóa phi vật thể, cần được quan tâm nhiều hơn nữa trước nguy cơ bị mất đi
nhanh chóng trong sự biến đổi xã hội theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố.
Có nhiều cách bảo tồn, nhưng chung quy có hai hướng chủ yếu:
 Bảo tồn trong dạng "tĩnh": Tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập các dạng thức ăn


hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiên cứu, chặt chẽ, "giữ"
chúng trong sách vở, các ghi chép, các băng hình (vi-đê-ơ), băng tiếng (radio),
ảnh... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho
lưu trữ, các viện bảo tàng, các viện nghiên cứu ở trong nước và địa phương. Ðó là
"phiên bản" giúp chúng ta sau này căn cứ vào đó có thể nghiên cứu, phục hồi các
hiện tượng đã bị mai một. Những thập kỷ vừa qua Trung Quốc tiến hành sưu tầm
tất cả các hiện tượng ca, múa, nhạc theo quy trình tỉ mỉ, nghiên cứu, rồi xuất bản
thành sách. Sau này, trải qua hàng trăm năm, nếu có hiện tượng ca, múa, nhạc của
dân tộc nào đó bị mất, thì căn cứ vào sách vở đã ghi chép có thể phục hồi một cách
dễ dàng.
 Bảo tồn "động": Là bảo tồn các hiện tượng văn hóa phi vật thể đó ngay trong đời
sống cộng đồng. Cộng đồng chính là mơi trường khơng chỉ sản sinh ra các hiện
tượng văn hóa phi vật thể, mà còn là nơi duy nhất bảo tồn, làm giàu và phát huy nó
trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hiện tại có một nghịch lý là nhiều hiện tượng văn hóa, nhất là văn
hóa phi vật thể vẫn là của nhân dân sáng tạo ra, nay lại "xa lạ" với chính họ, thậm
chí chỉ tìm thấy trên sách vở của các nhà nghiên cứu. Do vậy, để bảo tồn chúng
trong đời sống, chúng ta phải đưa nó trở lại với nhân dân, "xã hội hóa" nó. Hãy lấy
ví dụ về việc phục hồi các lễ hội truyền thống hiện nay. Sau một thời gian dài, đền,


đình, chùa nay được bổ sung, các lễ hội được mở lại sau mấy thập kỷ vắng bóng.
Do vậy, từ cách bày đặt cúng lễ, đến các nghi lễ, sinh hoạt trong lễ hội đã bị quên
lãng. Từ đó dẫn đến một số hiện tượng sinh hoạt nghi lễ trong lễ hội được phục hồi
một cách méo mó, sai lệch. Nhiều nơi đã phải căn cứ vào việc sưu tầm, nghiên cứu
của các nhà khoa học trước đây để giúp cho việc phục hồi lễ hội đúng quy cách đã
định hình như trước kia. Hiện tượng phục hồi các loại hình dân ca cổ truyền cũng
đang được thực hiện theo hướng phổ cập trở lại cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Như cùng với dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên kịch và xuất bản sử thi Tây

Nguyên, đã tiến hành thử nghiệm mở các lớp truyền dạy hát, kể sử thi, để thế hệ
nghệ nhân trao đổi truyền lại việc diễn xướng sử thi cho thế hệ trẻ. Như trên đã
nói, văn hóa phi vật thể là văn hóa tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của một số
người, mà lâu nay chúng ta vẫn tôn vinh họ là những nghệ nhân hay là những "báu
vật sống". Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cịn đồng
nghĩa với việc "bảo tồn" các "báu vật sống" đó.
Ðó chính là việc Nhà nước, cộng đồng thừa nhận những tài năng dân gian, tôn
vinh họ trong cộng đồng, tạo những điều kiện nhất trong hồn cảnh có thể, để họ
sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá ngày nay.

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN
Như vậy, giá trị lớn nhất của các di sản văn hóa phi vật thể là ở chỗ các di sản
này thể hiện tính đa dạng và bình đẳng của chúng. Khơng thể so sánh và đưa ra kết
luận rằng di sản phi vật thể này quan trọng hơn hay có giá trị hơn di sản phi vật thể
kia.


Các chính sách về văn hóa phi vật thể mới được ban hành đã đưa ra những
cách nhìn nhận và đánh giá các di sản văn hóa một cách mới mẻ hơn. Cần phải rũ
bỏ quan điểm vượt trội hơn đối với những di sản văn hóa phi vật thể. Thay vì nhìn
nhận văn hóa theo quan điểm thứ bậc của giá trị và tính cạnh tranh, tất cả các di
sản văn hóa phi vật thể đều có giá trị riêng và cần phải được đánh giá dưới góc độ
tương đối về văn hóa. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu – cha đẻ của khái
niệm di sản văn hóa phi vật thể, cần phải tìm hiểu về giá trị văn hóa của loại hình
này. Các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới cần phải được tìm hiểu và trân
trọng ngang bằng với các di sản văn hóa vật thể.
Mỗi di sản văn hóa phi vật thể của mỗi quốc gia đều thể hiện sự cùng tồn tại
của toàn bộ nhân loại và mang những nét đặc trưng của cộng đồng trong khu vực,

nơi tạo ra và lưu truyền di sản văn hóa đó. Di sản văn hóa phi vật thể có thể được
cộng đồng dân cư địa phương lưu truyền hàng trăm năm nếu không muốn nói là
hàng nghìn năm, và mang tính hiện thực lịch sử. Đây là một truyền thống được
chọn lọc bởi trong q trình lưu truyền, nó ln được thay đổi và thích nghi với
thời đại. Tương tự, truyền thống này cũng mang các đặc trưng của văn hóa khu
vực. Vì vậy, khi giới thiệu một di sản văn hóa phi vật thể của vùng này ở vùng
khác thì cần phải giải thích đầy đủ các đặc điểm địa phương của nó để khán giả của
các vùng khác có thể lĩnh hội được ý nghĩa của di sản văn hóa đó. Việc chỉ đơn
thuần biểu diễn một di sản văn hóa phi vật thể mà không giới thiệu về bối cảnh lịch
sử cũng như xã hội đồng nghĩa với việc chưa quan tâm đúng mức đến di sản văn
hóa đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
- Lê Trung Vũ (chủ biên), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1992.
- Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan (chủ biên), Tìm hiểu di
sản văn hố dân gian Hà Nội, Nxb Hà Nội, 1994
- Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hố Việt Nam, Trường ĐHTH. TP. Hồ Chí Minh,
1995.
- Phan Ngọc, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hố – Thơng
tin, Hà Nội, 1994.
- Nhiều tác giả, Tìm về bản sắc dân tộc của văn hố, Tạp chí Nghiên cứu Văn
hố nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, 1991.
Trang Website
/> /> />%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam




×