Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Luận án THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN đổi KHÍ hậu từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 226 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƠ HỒI SƠN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHĨ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI – 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƠ HỒI SƠN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHĨ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 9.34.04.02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN


HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu
và trích dẫn trong Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả Luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Cơ sở lý thuyết, phương pháp và khung nghiên cứu ........................................ 3
5. Đóng góp của Luận án ...................................................................................... 8
6. Ý nghĩa của Luận án ......................................................................................... 9
7. Cấu trúc Luận án............................................................................................. 10
Chƣơng 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ................ 11
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi
khí hậu ................................................................................................................ 17
1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................ 25
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 27
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ỨNG PHĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .............................................................. 28
2.1. Một số vấn đề lý luận về biến đổi và ứng phó biến đổi khí hậu.................. 28
2.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách và thực hiện chính sách

ứng phó biến đổi khí hậu .................................................................................... 31
2.3. Chính sách ứng phó biến đổi khí hậu của quốc gia ..................................... 46
2.4. Kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương ở
một số quốc gia trên thế giới .............................................................................. 52
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 65
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHĨ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................... 66
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình biến đổi khí hậu ở Thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 66
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí
hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 69


3.3. Q trình thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở Thành phố
Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 89
Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 118
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................. 119
4.1. Dự báo diễn biến biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh ................. 119
4.2. Tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu ở Thành
phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 120
4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ứng phó biến
đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 123
Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ........................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

Bộ TN&MT

: Bộ Tài Nguyên & Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CPRS

: Carbon Polution Reduction Scheme

COP

: Conference of the Parties

DN

: Doanh nghiệp

FCCC


: Framework Convention on Climate Change

HCM

: Hồ Chí Minh

IPCC

: Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

Hội nghị IPU

: Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới

JICA

: Japan International Cooperation Agency

NCCC

: Báo cáo NCCC 2013

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NN PTNT

: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn


PCCC

: The Pacific Climate Change Centre

SOE

: Doanh nghiệp nhà nước

TCPCP

: Tổ chức Phi chính phủ

Tp.

: Thành phố

ƯBĐKH

: Ứng phó biến đổi khí hậu

UNFCCC

:United Nations Framework Convention on Climate

Change
UNHCR

: The UN Refugee Agency


UNDP

: United Nations Development Programme

UBND

: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1. Mức độ tăng chóng mặt của các khí hiệu ứng nhà kính do hoạt
động sản xuất của con người ............................................................................ 30
Bảng 2. 2. Tiêu chí đánh giá kế hoạch thực hiện ............................................. 44
Bảng 2. 3. Trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phương Úc ..................... 56
Bảng 3. 1. Nhiệt độ trung bình mỗi 10 năm của TP.HCM............................... 68
Bảng 3. 2. Tổng hợp chính sách ƯPBĐKH ở Việt Nam ................................. 47
Bảng 3. 3. Sự phù hợp giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể ...................... 26
Bảng 3. 4. Sự phù hợp giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong Quyết
định 2838/QĐ-UBND ...................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. 5. Nội dung và mức độ tham gia của người dân vào thực hiện chính
sách ƯPBĐKH ................................................................................................. 79
Bảng 3. 6. Khảo sát về cách thức tham gia của người dân............................... 81
Bảng 3. 7. Khảo sát cải tiến quy trình sản xuất thích ứng BĐKH của doanh
nghiệp ............................................................................................................... 82
Bảng 3. 8. Khảo sát về giảm phát thải khí nhà kính trong nội bộ cơng ty ....... 83
Bảng 3. 9. Khảo sát về phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện môi
trường ............................................................................................................... 83
Bảng 3. 10. Khảo sát giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng ........................ 84
Bảng 3. 11. Khảo sát vấn đề mua bán định khí phát thải ................................. 85

Bảng 3. 12. Nội dung tham gia của các NGOs ................................................ 86
Bảng 3. 13. Nội dung tham gia của NGOs nước ngoài tại Tp. HCM .............. 87
Bảng 3. 14. Trình độ của nhân lực văn phịng ƯPBĐKH Tp. HCM ............... 88
Bảng 3. 15. Trình độ nhân lực phịng Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí
hậu, Tp. HCM ................................................................................................... 88
Bảng 3. 16. Tổng hợp văn bản về ƯPBĐKH của Tp. HCM ............................ 90
Bảng 3. 17. Kết quả đánh giá kế hoạch thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở
Tp. HCM........................................................................................................... 92
Bảng 3. 18. Tài chính giành cho ƯPBĐKH ở TP. HCM ................................. 96


Bảng 3. 19. Tỷ lệ ngân sách giành cho môi trường của TP. HCM .................. 97
Bảng 3. 20. Cơ cấu ngân sách của Tp. HCM qua các năm .............................. 98
Bảng 4. 1. Tư duy phù hợp về ƯPBĐKH cần hình tshành ............................ 124
Bảng 4. 2. Bảng checklist giành sử dụng trong quy trình đánh giá và giám
sát .................................................................................................................... 129
Bảng 4. 3.Khung quản lý và hành đồng ƯPBĐKH dành cho doanh nghiệp .. 24
Bảng 4. 4. Khung phân tích tổ chức sự tham gia của cộng đồng ................... 142


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 7
Sơ đồ 2 1. Bộ máy ứng phó biến đổi khí hậu của Trung Quốc ................................. 58


đồ

3.

1.


Khái

qt

chính

sách

ƯPBĐKH



Việt

Nam

........................................Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 3. 2. Khái quát bộ máy ƯPBĐKH ở Việt Nam .............................................. 28
Sơ đồ 3. 3. Quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM.......................... 99
Sơ đồ 4. 1. Mối quan hệ giữa đặc điểm BĐKH và kỹ năng cần có của chủ thể
thực hiện chính sách ƯPBĐKH ...................................................................... 131
Sơ đồ 4. 2. Quy trình làm việc giữa Tp. HCM và các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực ƯPBĐKH ........................................................................ 136
Sơ đồ 4. 3. Quy trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó BĐKH ................................... 138
Sơ đồ 4. 4. Quy trình hỗ trợ cho các nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công
nghệ trong ƯPBĐKH ...................................................................................... 144
Biểu đồ 3. 1. Ngân sách giành cho môi trường của TP. HCM ..................... ......... ..97



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề tồn cầu và có sức ảnh hưởng ngày càng rõ nét đến
các ngành kinh tế, xã hội và các quốc gia trên thế giới. Tác động của BĐKH đang
hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sản xuất và đời sống của
các lãnh thổ, đặc biệt là các lãnh thổ có đơ thị như Tp. HCM. Trước bối cảnh đó
Nhà nước Việt Nam và địa phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách
nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH. Tuy nhiên cho
đến nay kết quả thu được còn nhiều hạn chế, dân cư các thành phố vẫn đang “gồng
mình” chống chịu với biểu hiện ngày càng cực đoan của BĐKH.
Là nơi sầm uất với tốc độ phát triển kinh tế và đơ thị hố nhanh nhất của cả
nước, Tp. HCM đang đứng trước nguy cơ bị tác động sâu sắc bởi biến đổi khí hậu.
Tính chất “dễ tổn thương” này của Tp. xuất phát từ hai ngun nhân chính. Thứ
nhất là do Tp khơng những nằm ở vùng thấp của khu vực Đông Nam bộ mà cịn
nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sơng Đồng Nai với lưu lượng nước lớn [1; 111,
148] làm cho Tp đối diện với thiên tai và nguy cơ mực nước biển dâng cao. Thứ hai
và cũng là nguyên nhân chính là q trình đơ thị hóa khơng phù hợp và thiếu bền
vững, chưa được nghiên cứu xem xét trong bối cảnh, không gian tự nhiên và xã hội.
Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, Tp. HCM chịu nhiều thiệt hại. Theo
Nicholls và ctg [127] đến năm 2070, Tp được dự báo là một trong năm Tp cảng của
thế giới có quy mơ dân số lớn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Ở Châu Á,
Tp. HCM nằm ở vị trí thứ tư trong số các thành phố của khu vực dễ bị tổn thương
do nước biển dâng cao [144]. Đó cịn là tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng
với sự xuất hiện những điểm ngập lụt mới.
Để khắc phục tình trạng trên, Tp. HCM đã ban hành và triển khai nhiều
chương trình hành động ƯPBĐKH với đa phần là các chương trình mang tính kỹ
thuật về mơi trường. Có ít dự án, chương trình hành động về ƯPBĐKH liên quan
đến người dân và cộng đồng, mặc dù theo các lý thuyết về ƯPBĐKH, người dân và
cộng đồng đóng vai trị quyết định.


1


Khơng những vậy q trình triển khai chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM
đang gặp phải một số khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách
này. Đó là sự thiếu hụt hành lang pháp lý về thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Tư
duy của lãnh đạo địa phương về thực hiện chính sách ƯPBĐKH cịn nặng nề và
mang tính “cục bộ” dẫn đến hành động rời rạc, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp
giữa các cơ quan và các địa phương với nhau. Năng lực và nguồn lực thực hiện
chính sách ƯPBĐKH chưa đảm bảo.
Về mặt nghiên cứu khoa học, hiện nay ở Việt Nam có một số nghiên cứu về
thực hiện chính sách ƯPBĐKH đã và đang đóng góp tích cực cho việc ban hành
cũng như thực hiện chính sách ƯPBĐKH trên cả nước nói chung và ở Tp. HCM nói
riêng. Tuy nhiên, đa phần tiếp cận vấn đề ƯPBĐKH từ góc độ xã hội học, hoặc
quản lý nhà nước; chỉ một số ít tiếp cận từ góc độ chính sách; càng ít hơn từ góc độ
thực hiện chính sách cơng. Những nội dung thực hiện chính sách chưa được đề cập
nhiều trong các nghiên cứu khoa học như: sự tham gia của các chủ thể là doanh
nghiệp, người dân, tổ chức xã hội dân sự vào q trình tổ chức, thực hiện chính
sách; sự lồng ghép ƯPBĐKH vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, cũng như đóng
góp của họ vào q trình tổ chức thực hiện chính sách. Vấn đề năng lực tổ chức
thực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách cũng ít được quan tâm
nghiên cứu gắn với bối cảnh của Tp. HCM.
Xuất phát từ những lý do trên, cần thiết có nghiên cứu tồn diện về thực hiện
chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM nhằm giúp phát huy hiệu quả, góp phần vào sự
phát triển bền vững của Tp. Nói cách khác với mục tiêu tìm ra giải pháp nâng cao
chất lượng thực hiện chính sách ƯP BĐKH, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Luận
án “Thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh” là cần thiết, có tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao về
ƯPBĐKH tại Tp.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là q trình tổ chức thực hiện chính sách
ƯP BĐKH do Tp. Hồ Chí Minh tiến hành.

2


2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Tại Tp. Hồ Chí Minh
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, thời gian khảo sát và
phỏng vấn từ tháng 5 đến tháng 12/2018.
Phạm vi về nội dung: Thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM có liên
quan đến nhiều cấp, nhiều chiều cạnh như giữa trung ương với địa phương cấp tỉnh;
giữa các cơ quan chuyên mơn cấp tỉnh; và giữa các cấp của chính quyền địa phương
như tỉnh, huyện, xã. Luận án tập trung chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa các cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh. Mối quan hệ với
trung ương, và với cấp huyện, xã không được nhấn mạnh và không phải là trọng
tâm của Luận án này. Cho nên trong một số trường hợp, nếu có đề cập đến trung
ương và cấp Huyện, xã thì chỉ với mục đích để thể hiện và đảm bảo tính thống nhất
của vấn đề ở một số nội chung cần thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thực
hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh.
Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án thực hiện 04 nhiệm vụ cơ bản. Thứ
nhất là tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách ƯP BĐKH
nói chung và tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó rút ra khoảng trống trong nghiên
cứu. Thứ hai là xây dựng khung lý thuyết (cơ sở lý luận) phục vụ cho việc nghiên
cứu thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM. Thứ ba là khảo sát và đánh giá
thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM để từ đó phát hiện các yếu
kém, tồn tại và nguyên nhân. Thứ tư là đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thực

hiện chính sách ƯPBĐKH.
4. Cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp và khung nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là “Làm thế nào để nâng cao chất lượng thực hiện
chính sách ƯPBĐKH do Tp. HCM thực hiện?”.

3


4.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
Để thực hiện Luận án này, tác giả dựa trên lý thuyết cộng đồng chính sách và
lý thuyết thực hiện chính sách.
Lý thuyết cộng đồng chính sách được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu
về xã hội học và có tên gọi khác là lý thuyết hành động và lý thuyết hành vi tập thể
với ba mối liên kết chính là liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết cộng đồng dân
cư [49]. Trong quy trình chính sách có xuất hiện các nhóm đối tượng tham gia,
tương tác lẫn nhau và tạo thành một tập hợp. Đó chính là cộng đồng chính sách.
Cộng đồng chính sách khơng chỉ tác động đến một khâu mà cịn tác động đến tồn
bộ quy trình chính sách, trong đó có giai đoạn thực hiện.
Tác giả sử dụng lý thuyết về cộng đồng chính sách để nghiên cứu cách thức
tương tác của các chủ thể cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH
tại Tp. HCM nhằm đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách ƯPBĐKH trên địa bàn. Cụ thể là sử dụng lý thuyết về cộng đồng để phân tích
và đánh giá sự tham gia của chủ thể là người dân, doanh nghiệp và TCPCP vào q
trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM.
Bên cạnh đó tác giả cịn sử dụng lý thuyết thực hiện chính sách để xây dựng
khung lý thuyết đánh giá thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM. Lý thuyết
thực hiện chính sách tập trung vào hai vấn đề: (1) các yếu tố tác động tới q trình
thực hiện chính sách (2) quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH.

4.1.3. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở hai lý thuyết nghiên cứu được đề cập ở trên, tác giả đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1: Bản thân chính sách ở phạm vi quốc gia và Tp. HCM và thực
hiện chính sách ƯPBDKH ở TP. HCM có những tồn tại, thiếu sót, hạn chế cần
được nhận dạng.
Giả thuyết 2: Mức độ tương tác của các chủ thể có liên quan chưa đảm bảo nên
cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BĐKH tại Tp. HCM.

4


Giả thuyết 3: Năng lực của chính quyền địa phương cụ thể là năng lực nhân sự
và tài chính có tác động đến việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH ở các cấp chính
quyền của Tp. HCM.
Giả thuyết 4: Mơ hình thực hiện chính sách từ trên xuống chưa phát huy hiệu
quả tốt trong tổ chức thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM.
Giả thuyết 5: Quy trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM chưa
đảm bảo và cần phải được điều chỉnh để hoàn thiện.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu là phi xác xuất thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thập
được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong phương pháp định lượng, tác giả
sử dụng phương pháp khảo sát điều tra xã hội học với các nhóm đối tượng là người
dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức.
Khảo sát đối tượng là người dân
Để đánh giá sự tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯPBĐKH,
tác giả chọn khảo sát các Quận Huyện như Bình Chánh, huyện Hóc Mơn, một phần
huyện Củ Chi, Cần giờ, Bình Thạnh, Quận 2, và Quận 7. Số lượng phiếu khảo sát
phân bổ cho các Quận huyện cụ thể như sau:

Bảng 1. Địa bàn và số phiếu khảo sát
Quận/huyện
Bình Chánh
Hóc Mơn
Củ Chi
Cần Giờ
Bình Thạnh
Quận 2
Quận 7
Tổng

Số phiếu khảo sát
30
30
30
30
30
30
30
210

Do hạn chế về ngân sách nên tác giả chỉ dừng lại ở con số khảo sát là 30 phiếu
ở mỗi Quận, Huyện. Số lượng khảo sát ít gây khó khăn cho việc khái quát. Tuy
nhiên mục đích của Luận án này là đánh giá sơ bộ sự tham gia của người dân vào

5


thực hiện chính sách ƯPBĐKH nên với số lượng phiếu khảo sát trên, phần nào
cũng có thể phản ánh được sự tham gia đó.

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên thuận tiện. Số phiếu phát ra
là 210 phiếu. Số phiếu thu về là 210 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 200 phiếu. Tác giả xử
lý số liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0.
Khảo sát đối tượng là doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM, tác giả lựa chọn
120 công ty đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp để khảo sát
gồm: Khu công nghiệp Đông Nam, Linh Trung 1, Tân Thuận, Vĩnh Lộc, Bắc Củ
Chi, Tân Thới Hiệp, Tân Tạo, Bình Chiểu. Số phiếu phát ra là 120 phiếu. Số phiếu
thu về là 120 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 101 phiếu. Tác giả sử dụng phương pháp
điều tra ngẫu nhiên thuận tiện.
Khảo sát đối tượng là công chức
Luận án lựa chọn khảo sát đối tượng cơng chức đang làm việc tại Phịng Khí
tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; Văn phịng Biến đổi khí hậu; cơng chức bộ
phận văn phịng của Sở Tài ngun và Môi trường Tp. HCM. Số lượng khảo sát là
20 người, số phiếu phát ra là 20 người, số phiếu thu về là 20 người. Số phiếu hợp lệ
là 20 phiếu. Tác giả chọn 20 người là vì số lượng cơng chức làm việc tại Phịng Khí
tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, văn phịng biến đổi khí hậu không nhiều và
cũng khoảng 20 công chức.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Bên cạnh phương pháp định lượng, Luận án cịn sử dụng phương pháp định
tính. Đó là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Việc sử dụng những phương pháp
này nhằm:
-

Phân tích bối cảnh của BĐKH của Tp. HCM giúp nhìn ra những thách thức

và thời cơ mà bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại.
-

Phân tích cơ quan ƯPBĐKH tại Tp. HCM về mặt lịch sử hình thành, cơ


cấu tổ chức, nhân sự, và chức năng.
-

Phân tích quy trình thực hiện chính sách và hệ thống hóa chính sách

ƯPBĐKH tại Tp. HCM.

6


Để thực hiện những vấn đề vừa nêu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập
thông tin thứ cấp bao gồm các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch
hành động ƯPBĐKH của Tp. HCM và của cả nước; các báo cáo về môi trường của
Việt Nam và của một số tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam; những nghiên cứu
và số liệu được thu thập bởi các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, tác giả sử còn dụng
tổng thuật tài liệu thứ cấp là các cơng trình nghiên cứu khoa học về chính sách nói
chung và về thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói riêng để đưa ra cơ sở lý thuyết và
một số giải pháp cải thiện hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu ở TP. HCM.
Phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp phỏng vấn sâu dành cho đối tượng
là các nhà quản lý để thu thập thêm thơng tin về q trình thực hiện chính sách ƯP
BĐKH. Tác giả lựa chọn 02 công chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp.
HCM để phỏng vấn sâu về quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM.
4.3. Khung quy trình nghiên cứu
Luận án đưa ra Khung logic nghiên cứu hay còn gọi là khung quy trình nghiên

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hình thành khung lý thuyết


Xác định khoảng trống trong nghiên cứu

Xây dựng nội dung và phương án và phương pháp thu thập

Tiến hành thu thập số liệu

Lọc và xử lý số liệu

Đánh giá thực hiện chính sách
ƯPBĐKH

Tìm ra ngun nhân

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách
ƯPBĐKH

cứu ở Sơ đồ 1 dưới đây:

Hình 1. Quy trình nghiên cứu
Luận án bắt đầu từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu để xác định khoảng
trống trong nghiên cứu. Bước tiếp theo là xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu.
Khung lý thuyết này tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng và quy trình thực hiện
chính sách ƯPBĐKH. Dựa trên khung lý thuyết này, tác giả xây dựng bảng khảo sát
và tiến hành thu thập số liệu. Số liệu khảo sát được thu về, lọc và nhập liệu, xử lý

7


bằng phần mềm SPSS 20.0. Từ số liệu xử lý nghiên cứu sinh đánh giá q trình
thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM để tìm ra những nguyên nhân, đồng

thời đề xuất giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng thực hiện chính sách
ƯPBĐKH tại Tp. HCM.
5. Đóng góp của Luận án
5.1. Đóng góp về mặt khoa học
Về mặt khoa học, Luận án có một số đóng góp như sau:
- Luận án đóng góp trong việc đưa ra cái nhìn mới về các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện chính sách cơng. Theo nhiều nghiên cứu về chính sách cơng
ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến q trình thực hiện chính sách cơng được
phân định một cách tương đối đồng nhất như yếu tố bản thân chính sách, yếu tố con
người, yếu tố chính trị, yếu tố nguồn lực. Những yếu tố này được chia thành yếu tố
bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên thực tế từ các nghiên cứu trên thế giới, các yếu tố
ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cơng hết sức đa dạng, thậm chí rất phức tạp.
Mỗi mơ hình thực hiện chính sách có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau với những
điểm nhấn khác nhau. Ở mỗi góc độ nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện chính sách hồn tồn khác nhau. Khi đó, nghiên cứu về thực hiện chính sách
mới sâu sắc, phong phú, đa dạng và không rập khuôn, phổ quát.
- Từ khái niệm thực hiện chính sách, Luận án đưa ra khái niệm mới và riêng
biệt về thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Bên cạnh đó, Luận án vận dụng lý thuyết về
quy trình thực hiện chính sách cơng để xây dựng nên lý thuyết về quy trình thực
hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu. Luận án đã vận dụng và đồng thời mở
rộng thêm khái niệm thực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách sang
một lĩnh vực mới, cụ thể là ƯPBĐKH.
- Một đóng góp khác của Luận án là xây dựng khung đánh giá thực trạng
thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở địa phương. Khung đánh giá được tổng hợp từ
các vấn đề lý thuyết được phân tích trước đó; được vận dụng triệt để và xuyên suốt
ở Chương 3. Khung lý thuyết gồm 02 nhóm quan trọng: yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện chính sách ƯPBĐKH và quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp.
HCM.

8



5.2. Đóng góp thực tiễn
Luận án những đóng góp về thực tiễn sâu sắc.
- Luận án đưa ra những đánh giá thực tế về thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở
Tp. HCM ở một số khía cạnh như phân cấp và mơ hình thực hiện chính sách
ƯPBĐKH, bản thân chính sách ƯPBĐKH, nguồn lực tài chính và q trình tổ chức
thực hiện, quy trình tổ chức thực hiện chính sách và kết quả thực hiện. Thực trạng
này giúp các nhà quản lý một lần nữa nhìn lại quá trình tổ chức thực hiện chính
sách ƯPBĐKH của Tp.
- Một trong những đóng góp thiết thực khác của Luận án là đánh giá sự tham
gia của các chủ thể quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại
Tp. HCM, gồm người dân, doanh nghiệp và các TCPCP theo những tiêu chí đã
được xác lập từ lý thuyết. Những đánh giá cho thấy ba nhóm chủ thể trên chưa thực
sự tham gia vào q trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH mà ngun nhân là thiếu
cơ chế hỗ trợ phù hợp. Những kết quả nghiên cứu và nhận định này giúp các nhà
quản lý nhận thức một cách rõ nét hơn thực trạng tham gia của các chủ thể; góp
phần hình thành nhận thức sâu sắc và đúng đắn về vai trò của họ trong chính sách
ƯPBĐKH nói chung và trong q trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói riêng.
- Ở phần giải pháp (chương 4), Luận án đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết
thực và mang tính thực tiễn phù hợp với bối cảnh và điều kiện phát triển mới tại TP.
HCM. Các giải pháp bao quát nhiều mặt của công tác thực hiện chính sách
ƯPBDKH của Tp: từ hồn thiện chính sách đến huy động sự tham gia của các bên
liên quan trong thực hiện chính sách. Các giải pháp này cịn có giá trị tham khảo
cho việc tổ chức thực hiện các chính sách khác.
6. Ý nghĩa của Luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận
Với những đóng góp của đề tài về mặt khoa học ở trên, Luận án có ý nghĩa về
mặt lý luận sâu sắc. Luận án có ý nghĩa làm phong phú thêm khoa học về chính
sách cơng cụ thể là thực hiện chính sách cơng; bổ sung thêm lý thuyết về chính sách

cơng trong lĩnh vực thực hiện chính sách ƯPBĐKH.

9


Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận án đưa ra đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp.
HCM để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở
Tp. HCM nói riêng và bài học cho một số địa phương khác trong cả nước nói
chung. Khơng những vậy, Luận án cịn là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng
dạy các chun ngành Quản lý cơng, Chính sách cơng và các chuyên ngành về môi
trường.
7. Cấu trúc Luận án
Cấu trúc Luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm bốn chương.
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi
khí hậu
Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách
ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách ứng phó biến đổi khí hậu
Chủ đề chính sách ứng phó biến đổi khí hậu được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới quan tâm. Căn cứ vào bản chất của hoạt động ƯPBĐKH, chính sách sách

ƯPBĐKH được chia thành chính sách giảm thiểu và chính sách thích ứng.
Các học giả trên thế giới thường tiếp cận chính sách ƯPBĐKH theo hướng
giảm thiểu khí phát thải được ước tính bằng các mơ hình ước lượng của kinh tế học.
Chẳng hạn như mơ hình tổng hợp IAMs (integrated assessment models) và chính
sách ƯPBĐKH chủ yếu dựa vào chi phí xã hội có được từ dự báo của mơ hình
IAMs [131]. Tuy nhiên theo Pindyck [131] những chính sách dựa trên mơ hình
IAMs đều thiếu căn cứ khoa học vì cơng thức sử dụng trong mơ hình này chưa được
kiểm định, và các nhà làm chính sách đã “dựa trên những kết quả không hề tồn tại”.
Felzer và ctg [105] sử dụng mơ hình MIT Hệ thống Tích hợp Toàn cầu (MIT
Integrated Global Systems Model) để xem xét tác động của tầng Ozone đến hoạt
động kinh tế và từ đó đưa ra chính sách ƯPBĐKH dựa trên những dự báo, ước
lượng này.
Hoặc để giảm sự không chắc chắn của các chính sách ƯPBĐKH, Webster và
ctg [155] sử dụng mơ hình Hệ thống trái đất (Earth System Model) để phục vụ cho
việc dự báo lượng khí thải. Cịn Babiker [81] thì tiếp cận chính sách ƯPBĐKH từ
góc độ thị trường. Tác giả (Babiker) xem xét tác động của chính sách ƯPBĐKH
đến cấu trúc của thị trường và nền kinh tế của các nước phát triển khi họ tham gia
hiệp định Kyoto năm 1997.
Một hướng nghiên cứu khác về chính sách ƯPBĐKH cũng được các nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm là cộng đồng và hành động tập thể của cộng
đồng. Adger [75] cho rằng hành động tập thể và cộng đồng cần phải được quan tâm
trong chính sách ƯPBĐKH, bởi vì tính hiệu quả của chính sách ƯPBĐKH phụ
thuộc vào sự chấp thuận xã hội (social acceptability) và sự tương tác giữa các cá
nhân, tổ chức và cộng đồng trong xã hội. Elizabeth [103] cho rằng chính sách

11


ƯPBĐKH cần phải quan tâm đến khung lý thuyết ABC. A (Attitudes): thái độ; B
(Behaviour): hành vi, và C (Choice): sự lựa chọn. Đây là khung lý thuyết liên quan

đến các lý thuyết về xã hội và sự thay đổi của xã hội. Theo khung lý thuyết này
chính sách ƯPBĐKH cần phải lấy xuất phát điểm là cá nhân vì nó liên quan đến sự
lựa chọn của cá nhân; chính hành vi lựa chọn của cá nhân mới có thể tạo nên sự
khác biệt. Dietz và ctg [95] khi nghiên cứu chính sách ƯPBĐKH ở Mỹ đã đưa ra
khái niệm sự ủng hộ chính sách (policy support). Để nâng cao sự ủng hộ chính sách
cần quan tâm đến các yếu tố: giá trị của cá nhân; trách nhiệm về hành động của cá
nhân; khuynh hướng ưu tiên trong hành động của cá nhân; suy nghĩ của cá nhân về
tương lai; chủ nghĩa sinh thái; niềm tin; thông tin và hiểu biết về khí hậu; tài chính
của cá nhân; và cảnh giác về BĐKH [95]. Zahran và ctg [156] lại cho rằng sự tham
gia của địa phương vào chính sách ƯPBĐKH phụ thuộc vào hiện trạng tài chính-xã
hội, và sự nhận thức về nguy cơ bị ảnh hưởng bởi BĐKH.
Ở Việt Nam và Tp. HCM, chính sách ƯPBĐKH được nghiên cứu với một số
hướng tiếp cận khác nhau.
Cách tiếp cận thứ nhất là tiếp cận chính sách ƯPBĐKH từ góc độ cấu trúc đô
thị. Những nghiên cứu này tập trung vào khả năng giảm thiểu và thích ứng ở các đơ
thị lớn thông qua điều chỉnh quy hoạch và cấu trúc đô thị. Trực tiếp nghiên cứu về
vấn đề này tại Tp. HCM có đề tài nghiên cứu “Integrative Adaptation Planning
Framework from Climate Change in the Urban Environment of Ho Chi Minh City”
(tạm dịch: Khung khổ quy hoạch thích ứng tích hợp cho Biến đổi khí hậu ở khu vực
đơ thị của Tp. Hồ Chí Minh) được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu của Đức,
do Storch [147] làm chủ nhiệm. Dự án kéo dài từ năm 2008-2013 và tập trung
nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, thực trạng phát triển đô thị, và cách
thức giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Storch [147] tiếp cận khả năng
ƯPBĐKH từ góc độ quy hoạch đơ thị. Câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đặt ra là
“Liệu hệ thống quy hoạch hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có khả năng ứng
phó với những vấn đề BĐKH và liệu rằng hệ thống đó đủ hiệu quả để thực hiện
những biện pháp cần thiết?”. Lời giải đáp cho hai câu hỏi trên theo Storch [147]
nằm ở cách thức phát triển đô thị của hiện tại và vấn đề sử dụng đất mà không quan

12



tâm đến BĐKH ở thời điểm hiện tại. Hai vấn đề này cần phải được xem xét lại
trong bối cảnh ƯPBĐKH.
Tiếp tục hướng tiếp cận này, năm 2009, Storch và ctg [148] có nghiên cứu
“Adaptation planning framework to climate change for the urban area of Ho Chi
Minh city, Vietnam” (Tạm dịch: Ưng dụng khung quy hoạch vào thích ứng biến đổi
khí hậu ở khu vực đơ thị của Tp. Hồ Chí Minh). Nghiên cứu tập trung xây dựng
khung quy hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại Tp. HCM trên một số lĩnh vực
như kiểm soát lũ, năng lượng đô thị và giao thông đô thị. Storch và ctg [148] đi sâu
hơn vào việc đưa ra những khuyến nghị chính sách ƯPBĐKH liên quan đến quy
hoạch đơ thị tại Thành phố. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, Storch và ctg
[148] cho thấy rằng các kịch bản phát triển đơ thị trong tương lai của Tp có mối
quan hệ chặt chẽ với việc thích ứng với BĐKH của Tp. Những điều kiện về kinh tế,
xã hội, kỹ thuật của Tp trong tương lai sẽ khác so với hiện nay [148]. Chính những
điều kiện khác biệt này quyết định khả năng ƯPBĐKH của cấu trúc của Thành phố
[148]. Nói cách khác là hiện trạng đô thị trong tương lai tác động đến khả năng
thích ứng với BĐKH của cấu trúc lý sinh của đô thị (biophysical urban structure).
Sự khác biệt giữa cấu trúc đô thị trong tương lai và hiện tại giúp xác định mức
độ tổn thương và rủi ro của Tp trước BĐKH. Theo đó, Storch và ctg [148] đặt ra sự
cần thiết phải sử dụng cách tiếp cận tổng hợp để đánh giá sự tổn thương
(vulnerability) của Thành phố. Cách tiếp cận đó gọi là cách tiếp cận loại cấu trúc đô
thị (urban structure type approach). Cách tiếp cận loại cấu trúc đô thị là cách thức
nghiên cứu đô thị bằng cách chia các kiến trúc đô thị thành các nhóm khác nhau dựa
vào đặc tính lý sinh của từng kiến trúc. Mỗi loại kiến trúc trong đô thị có khả năng
“đương đầu” khác nhau với BĐKH.
Theo đó, trong thời gian tới, để thích ứng với BĐKH, Tp. HCM cần hướng tới
hai phương án chính sách. Thứ nhất là sử dụng các biện pháp mang tính kết hợp
giữa công nghệ và kiến trúc để ngăn ngừa tác động của BĐKH như xây dựng các
kiến trúc nhà ở hoặc tồ cao tầng theo cơng nghệ thích ứng với BĐKH, hoặc tăng

khả năng chứa nước của những vùng đô thị mới [148]. Thứ hai là ban hành những
quy định, pháp luật, chính sách về các tiêu chuẩn, chuẩn mực xây dựng có lợi cho

13


việc ƯPBĐKH [148]. Hai phương án chính sách này được gọi chung là hệ thống
quy hoạch thích ứng BĐKH. Cách tiếp cận này của Storch và ctg [148] hết sức thiết
thực và có ý nghĩa trong cơng tác ƯPBĐKH ở Tp. HCM giai đoạn hiện nay. Cách
tiếp cận này cũng có ý nghĩa cho Luận án này.
Cách tiếp cận thứ hai về chính sách ƯP BĐKH trên các lĩnh vực cụ thể như
lĩnh vực đất đai, lĩnh vực nông nghiệp, rừng, và quản lý nguồn nước. Về chính sách
đối với lĩnh vực quản lý rừng có Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Sỹ Doanh [11] phân
tích tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam, và đây được xem là
một nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về nguy cơ cháy rừng dưới sự tác động
của BĐKH. Nguyễn Thị Mỹ Vân [69] trong luận án tiến sĩ của mình tập trung phân
tích chính sách quản lý tài nguyên rừng, gắn với sinh kế của người dân thuộc dân
tộc thiểu số; với đề tài “Chính sách quản lý tài nguyên rừng và sinh kế bền vững
cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế”. Về chính
sách quản lý tài nguyên nước có tác giả Lê Đức Thường [57] với đề tài luận án tiến
sĩ là: “Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Ba trong bối
cảnh ứng phó biến đổi khí hậu” nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững
tài nguyên nước lưu vực sông Ba. Tác giả Nguyễn Xuân Dũng [12] nghiên cứu để
đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước ven biển khu vực vịnh Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh BĐKH; tác giả Lại Tiến Vinh [70] với Luận
án, “Nghiên cứu biến động tài nguyên nước vùng Đồng bằng Sông Hồng trong bối
cảnh BĐKH”. Về chính sách ƯPBĐKH đối với lĩnh vực nơng nghiệp có tác giả
Trần Thị Giang Hương [28] với đề tài “Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh
Nam Định trong điều kiện BĐKH”; Hà Hải Dương [13] với Luận án tiến sĩ "Nghiên
cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nơng

nghiệp, áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng”; Luận văn
thạc sĩ của Đặng Thị Bé Thơ [55[, “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất
nông nghiệp tỉnh Bến Tre”; tác giả Đặng Thị Thanh Hoa [21] nghiên cứu về tác
động của BĐKH ảnh hưởng đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai; Bùi Thị Thanh
Hương [27], “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến sản xuất nơng nghiệp
ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu”; tác giả Nguyễn Đức Tôn và

14


Trương Anh Tuấn [58], có nghiên cứu về “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó
đến sản xuất nơng nghiệp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”; tác giả Cao Lệ
Quyên [42] với luận án “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ ven
biển tỉnh Thanh Hóa”.
Một số tác giả lại tập trung nghiên cứu chính sách ƯPBĐKH dưới góc độ phát
triển kinh tế-xã hội nói chung và sinh kế nói riêng. BĐKH thường được nghiên cứu
gắn với vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh hoặc vùng như nghiên
cứu tác giả Tăng Thế Cường [10] với đề tài “Nghiên cứu tích hợp vấn đề BĐKH
vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế qua đánh giá môi
trường chiến lược”; tác giả Trần Duy Hiền [20] có luận án tiến sĩ về “Nghiên cứu
xây dựng mơ hình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực kinh
tế-xã hội cho Thành phố Đà Nẵng”. Về BĐKH và vấn đề sinh kế, có tác giả Vũ Thị
Hồi Thu [64] với luận án tiến sĩ “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông
Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định”;
Hoàng Anh Huy [29] với Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá tác động của
BĐKH, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại Thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định”.
Khơng tập trung vào vấn đề BĐKH nói chung, một số tác giả tiếp cận chính
sách ƯPBĐKH từ góc độ cộng đồng. Khi nghiên cứu về thảm hoạ tự nhiên trong
bối cảnh BĐKH tại Việt Nam, Tác giả Nguyễn Danh Sơn [49] cho rằng ứng phó

với thảm hoạ nói chung phải là ứng phó của cộng đồng hiểu theo nghĩa rộng nhất
của từ này, mà về bản chất là “một dạng hành động xã hội phản ứng trước hồn
cảnh hay tình huống nguy cấp” với chủ thể nhà nước giữ vai trò chỉ huy, định
hướng và điều phối. Cộng đồng theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Danh Sơn
[49] bao gồm: nhà nước, doanh nghiệp, người dân và xã hội dân sự; với ba mối liên
kết chính là liên kết dọc (liên kết trong hệ thống quản lý nhà nước), liên kết ngang
(là dạng liên kết khơng theo cấu trúc hành chính mà dựa trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng, trách nhiệm của các tổ chức phi chính phủ); và liên kết cộng đồng dân cư (là
dạng liên kết do chính cộng đồng dân cư xây dựng nên). Đây là một cách tiếp cận
mới ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng

15


cường liên kết, phối hợp các cộng đồng trong ứng phó với thảm hoạ tự nhiên nói
riêng và với BĐKH nói chung. Cùng với cách tiếp cận này, Tác giả Trần Thanh Tú
[152] xây dựng quy trình thích ứng với nguy cơ ngập lụt của các thành phố ven biển
với trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác
giả sử dụng hai phương pháp chính là đánh giá tổn thương nhanh, và cơng cụ đánh
giá và quản lý mơi trường để phân tích sự tổn thương của các nhóm dân cư do ngập
lụt gây ra [152]. Những người sống ở khu vực có tốc độ đơ thị hố nhanh bị ảnh
hưởng bởi nước ngập lụt ô nhiễm nhiều hơn so với những khu vực có tốc độ đơ thị
hố chậm hơn. Ngược lại, những người sinh sống ở khu vực có tốc độ đơ thị hố
chậm hơn lại ít có khả năng chống chọi với BĐKH hơn so với những người sinh
sống ở khu vực có tốc độ đơ thị hố nhanh hơn do ít hiểu biết về BĐKH và nghèo
hơn [151]. Nghiên cứu còn cho thấy nữ giới dễ bị tổn thương hơn so với nam giới,
nhất là về khía cạnh sức khoẻ và quấy rối tình dục. Những phát hiện này là cơ sở
quan trọng cho việc can thiệp bằng chính sách của nhà nước. Điểm thú vị của
nghiên cứu này là tác giả [152] đã đưa ra được quy trình đánh giá sự tổn thương của
những nhóm người khác nhau do ngập lụt gây ra. Tuy nhiên số liệu khảo sát của tác

giả lại chưa được kiểm tra độ tin cậy (Cronbach‟s Alpha) và độ chắn chắn (phân
tích nhân tố), mà chỉ dừng lại ở %. Cho nên khả năng khái qt kết quả nghiên cứu
cịn hạn chế. Thêm vào đó mặc dù tập trung vào một khía cạnh của biến đổi khí hậu
là lũ lụt, nhưng lại tiếp cận dựa trên sự khác biệt về giới tính của người dân trong
việc ứng phó với lũ lụt tại Thành phố. Cách tiếp cận này mang “hơi thở” của sự
tham gia của người dân, của cộng đồng, nhưng chỉ dừng lại ở đánh giá, nhìn nhận
trên cơ sở giới, mà bỏ qua nhiều khía cạnh khác của sự tham gia như tuổi, nghề
nghiệp, hoặc các rào cản của sự tham gia. Tuy nhiên những kết luận mà tác giả rút
ra cũng có ý nghĩa nhất định cho Luận án. Cùng với cách tiếp cận từ cộng đồng ở
Việt Nam, Kenney và ctg [113] nghiên cứu chính sách từ góc độ chủ thể tham gia
(stakeholders). Theo các tác giả cần thiết phải cấu trúc lại quá trình ra quyết định về
ƯPBĐKH theo hướng mở rộng sự tham gia của các chủ thể liên quan với mục đích
làm cho các nhà quản lý, hoạch định nhận thức rõ ràng hơn giá trị, mục tiêu và
mong đợi của những chủ thể này. Nguyễn Tất Thắng [62] nghiên cứu biến đổi khí

16


×