Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.35 KB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TUÂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, năm 2018

1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TUÂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành : CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số : 834 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN TRƯỜNG THẮNG

Hà Nội, năm 2018

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tích hợp cao độ của hệ thống siêu kết nối số,
vật lý, ảo và thực. Công nghệ thông tin có khả năng làm thay đổi nền sản xuất thế
giới, mở ra cơ hội cho từng cá nhân, tổ chức và dân tộc. Trong thập kỷ qua, quá trình
bùng nổ ứng dụng CNTT trong mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới đã tác
động mạnh mẽ đến hoạt động tổ chức, quản lý nhà nước ở mọi quốc gia và hình thành
nên các xu hướng rõ rệt. Xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng thành phố, đô thị
thông minh là xu hướng mà Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng phải
hướng đến. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động
quản lý nhà nước giúp hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong
hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng
cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và là con đường để tạo lập phồn vinh cho
dân tộc
Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về xây dựng Chính phủ điện tử
ở Việt Nam, ngày 22/7/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức khánh thành đưa
vào sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố gồm: hệ thống hạ
tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hệ thống các ứng dụng; các chính sách về
lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và nguồn nhân lực công nghệ thông tin
và truyền thông Đà Nẵng.
Việc đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử đã hỗ trợ đắc lực
cho việc vận hành toàn bộ bộ máy Chính quyền của Thành phố Đà Nẵng một cách

đồng bộ, nâng cao hiệu quả. Đây chính là công cụ để gắn kết người dân và tổ chức,
doanh nghiệp với hệ thống chính quyền thành phố; tạo môi trường thuận lợi cho
người dân, tổ chức, doanh nghiệp giao tiếp với chính quyền, hưởng lợi từ các dịch vụ
công do chính quyền cung cấp và cũng để người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Hệ thống còn thúc đẩy cải cách hành
chính nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của người dân, tổ chức, doanh nghiệp;
giúp lãnh đạo các cấp nắm bắt, xử lý thông tin nhanh và chính xác; hỗ trợ tích cực

3


công tác quản lý và điều hành công việc, giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí, minh
bạch hóa quy trình và thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nhưng cũng có một số hạn chế như một số
cơ quan, người đứng đầu chưa trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hoặc công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt,
chưa gương mẫu. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức một số nơi vẫn có thói quen làm
việc dựa trên giấy, ngại dùng công nghệ do sợ mất quyền kiểm soát, mất vai trò và khi
công khai, minh bạch sẽ bị giám sát. Bộ phận kỹ thuật có tâm lý cục bộ, không liên
thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, muốn tự làm hết từ mua máy tính đến phần mềm...
Để thấy được những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung
và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nói riêng, ở đề tài này
học viên chỉ ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cụ thể là
xây dựng chính quyền điện tử, chính phủ điện tử hướng đến thành phố thông minh đó
là lý do học viên chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách ứng dụng công
nghệ thông tin từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình trong nước
- Đề tài 2: “Xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam” của sinh viên Trường Đại
học Ngoại Thương

Đề tài đã xây dựng mô hình giao dịch trong quản lý nhà nước, mô hình tập
trung vào 4 đối tượng khách hàng chính: Người dân, các tổ chức doanh nghiệp và tổ
chức xã hội, các công chức - viên chức chính phủ và các cơ quan chính phủ.
Đề tài mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu chứ chưa thể xây dựng được một hệ
thống hoàn chỉnh.
- Tập bài giảng: “ H ọc phần Chính phủ điện tử” của Khoa Thương mại
điện tử - Trường Đại học Thương mại Hà Nội
Tập bài giảng đã đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận về CPĐT (Các vấn
đề lý luận chung về CPĐT, Ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cung
cấp dịch vụ công, mua sắm chính phủ, vấn đề dân chủ và một số vấn đề khác của

4


CPĐT, chiến lược triển khai CPĐT).
Các công trình ngoài nước
Các công trình ở các nước trên thế giới. Sau đây là một số công trình trong số đó:
- UNPAN, Global e-Government Readiness Report (2010), Leveraging
e- Government at a Time of Financial and Economic Crisis. UNPAN.
- Kuno Schedler, Lukas Summermatter, Bernhard Schmidt (2004), Managing
the Electronic Government: From Vision to Practice, Information Age Publishing.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những cơ sở nghiên cứu lý luận về chính quyền điện tử, và một số bài báo,
công trình khoa học ở một số nước tiên tiến trên thế giới, cũng như một số công trình
nghiên cứu ở Việt Nam. Cũng như việc triển khai CPĐT ở một số địa phương, từ đó
có cái nhìn tổng quát và đánh giá được thực trạng mà CQĐT thành phố Đà Nẵng đang
triển khai. Nhằm giúp cải thiện và tìm ra những giải pháp hoàn thiện xây dựng chính
sách ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Tiến tới một chính phủ/ chính quyền
điện tử minh bạch, hoàn thiện, giúp cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận được

nhiều thông tin, hướng đến Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa của chính phủ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách ở Việt
Nam, vấn đề xây dựng, thực hiện chính sách. Các vấn đề cơ bản để phát triển chính
sách ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Cụ thể là phát triển chính phủ điện tử
ở các cấp độ từ Trung ương đến địa phương.
Hai là, tổng quan tình hình phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam. Phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển CQĐT của thành phố Đà Nẵng dựa trên các cấp độ và
giai đoạn phát triển CQĐT ở địa phương.
Ba là, phân tích xu hướng phát triển CPĐT trên thế giới và ở Việt Nam. Đưa ra
các giải pháp hoàn thiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong xây
dựng CQĐT từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5


Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và
đánh giá chính sách. Vấn đề xây dựng một chính phủ điện tử hiệu quả, minh bạch và
công khai
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu được tiến hành khảo sát tại các Sở, ban, ngành
trong thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt thời gian: tổng hợp, phân tích các số liệu từ năm 2015 đến 2017.
4.3. Khách thể nghiên cứu
- Các Sở, ban, ngành đóng vai trò chính trong việc nghiên cứu và xây dựng phát
triển chính phủ điện tử và chính quyền điện tử ở thành phố. Từ những quy trình làm
việc để làm nền cho việc đưa các nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ tổng quát để hoàn thiện
chính quyền điện tử ở thành phố.

- Thể chế chính sách với các cơ sở pháp lý được cụ thể hóa đảm bảo sự công bằng
cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển CPĐT và CQĐT ở địa phương.
- Người dân và doanh nghiệp điện tử là những yếu tố tác động đến quá trình
hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT ở địa phương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu trong việc thực hiện chính sách
công. Đó là về chu trình của một chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện
và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết
chính sách công được vận hành trong thực tiễn giúp hình thành lý luận về chính
sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: sử dụng dựa trên việc thu thập các
văn bản liên quan đến chủ trương và chính sách phát triển về CPĐT ở Việt Nam. Các
văn bản do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành trong quá trình xây dựng hình
thành nên khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà Nẵng. Đây là những văn bản làm cơ
sở cho việc đánh giá tình hình phát triển xây dựng CQĐT ở thành phố Đà Nẵng, từ

6


đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng CQĐT từ thực tiễn thành phố
Đà Nẵng.
- Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia
để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Đội ngũ
chuyên gia tham vấn là lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng,
phòng Công nghệ thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng.
Đội ngũ chuyên gia lựa chọn phỏng vấn dựa trên tiêu chí đã tham gia vào Tổ triển
khai đề án xây dựng CQĐT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015. Các nội dung

phỏng vấn liên quan đến các số liệu về cơ sở hạ tầng CNTT, ứng dụng và nhân lực
CNTT đã đạt được trong quá trình xây dựng khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà
Nẵng; việc triển khai thực hiện Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính
phủ về Chính phủ điện tử của thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: nghiên cứu, phân tích các số liệu từ các
văn bản về chính sách xây dựng chính quyền điện tử của Trung ương và của thành
phố Đà Nẵng. Tổng hợp và phân tích từng nội dung trong thông tin một các có hệ
thống đầy đủ, chuyên sâu về đối tượng là chính sách xây dựng chính quyền điện tử ở
Đà Nẵng
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận văn góp phần hoàn thiện hơn v ề v i ệ c t h ự c h i ệ n
chính sách công và chính sách ứng dụng CNTT trong nhà nước hiện nay. Đồng thời
luận văn tiếp tục xác định và làm rõ những vấn đề cốt lõi trong chính sách ứng dụng
CNTT từ đó xây dựng những cơ sở đánh giá và hoàn thiện chính sách phát triển ứng
dụng CNTT trong quản lý nhà nước hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển ứng dụng CNTT
trong quản lý nhà nước tại thành phố Đà Nẵng, tìm ra nguyên nhân của những ưu
điểm và hạn chế, luận văn đã đưa ra những đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm
thực hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách xây dựng và phát triển chính sách ứng dụng
CNTT trong quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

7


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần lý luận, đánh giá, phương hướng, giải pháp và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ

thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến thành phố thông minh
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ
thông tin đối với Đà Nẵng trong việc triển khai Chính quyền điện tử, hướng đến
thành phố thông minh
Chương 3: Các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện xây
dựng chính quyền điện tử đối với Đà Nẵng

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ,
HƯỚNG ĐẾN THÀNH PHỐ THÔNG MINH
1.1. Các căn cứ, mục tiêu của chính sách ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.1. Một số chính sách
1.1.1.1. Các văn bản của Trung ương
Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế của Trung ương. Cụ thể, các căn cứ như sau:
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Công nghệ Thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trung ương về

việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước giai đoạn 2015 – 2020;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/11/2009 về
Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/06/2011 về việc
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

9


- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương
trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ về việc ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế tiếp tục giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch bảo
đảm an toàn thông tin quốc gia;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; các Chương trình
phát triển công nghiệp CNTT theo các Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg, 51/2007/QĐTTg, 56/2007/QĐ-TTg, 75/2007/QĐ-TTg;
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền
thông công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong
cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22/01/2013 của Bộ Thông tin và truyền

10


thông quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu;
- Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc ban hành khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
1.1.1.2. Các văn bản của Đà Nẵng
- Quyết định số 10598/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND Thành phố Đà
Nẵng, Ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 tại
thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc Ban hành kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT thành
phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc “Phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020”;
- Quyết định số 8553/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND Thành phố Đà

Nẵng về việc ban hành kế hoạch đào tạo nhân lực an toàn, an ninh thông tin trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 6942/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc Ban hành quy chế tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 7303/QD-UBND ngày 21/10/2013 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền Chính quyền điện tử qua truyền hình
tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 -2018;
- Quyết định số 8878/QĐ-UBND ngày 06/12/2014 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền
thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc phê duyệt Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2016 -2020;
- Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cửa

11


cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 -2020.
1.1.2. Mục tiêu của chính sách ứng dụng CNTT
Ngày nay, việc xây dựng Chính quyền điện tử là nền tảng phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng Thành phố văn minh, thịnh vượng, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức,
phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, coi trọng phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan
nhà nước. Nhiều văn bản liên quan đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
được ban hành. Công nghệ thông tin được coi là một công cụ mũi nhọn, thúc đẩy phát
triển kinh tế và là một phương thức bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã chỉ rõ đến hết năm 2016 các bộ,
ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho
phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung
cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).
Trên cơ sở đó, mục tiêu tổng quát của thực hiện chính sách ứng dụng CNTT để
xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến thành phố thông minh như sau:
- Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin,
CSDL các sở ngành, các bộ ngành nhằm tạo thuận lợi trong việc giải quyết mau chóng
các thủ tục hành chính công cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân bất kể trong
hay ngoài giờ làm việc với mục tiêu chuyển từ Chính quyền quản lý sang chính quyền
phục vụ;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giáđầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng
CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của CQNN;
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT có công nghệ hiện đại, tiên tiến,
đồng bộ, có độ bao phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thành phố;
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước Thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm
thời gian, chi phí hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân. Hướng tới xây dựng

12


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×