Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tài liệu Tieu luan Năng lực tổ chức thực tiễn- thực trạng và những giải pháp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.63 KB, 33 trang )

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
TT
Nội dung Trang
1 Lời cảm ơn
2 Lí do chọn đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4 Chương 1: Năng lực tổ chức thực tiễn và những yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực tổ chức thực tiễn
1. Năng lực tổ chức thực tiễn
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tổ chức thực tiễn
5 Chương 2: Thực trạng năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ quản lí và
giáo viên trường THCS Hương Sơn.
1. Khái quát chung về tình hình địa phương và trường THCS
Hương Sơn.
2. Thực trạng năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ quản lí và
giáo viên trường THCS Hương Sơn.
6 Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực
tiễn của cán bộ quản lí và giáo viên trường THCS Hương Sơn trong
giai đoạn hiện nay
1. Phương hướng
2. Giải pháp chủ yếu
7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ ngàn xưa người hiền


tài có vai trò vị trí quan trọng như cán bộ ngày nay. Bởi “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy
thì thế nước yếu và xuống thấp” (Khắc trên bia văn miếu Quốc Tử Giám do Vua
Lê Thánh Tông duyệt năm 1942). Đến giữa thế kỷ XVIII, chủ nghĩa cộng sản với
tư cách là một học thuyết ra đời, từ kinh nghiệm của sử lịch xã hội loài người Các
Mác cho rằng: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng
thực tiễn”. V.I Lê nin cũng khẳng định “Trong lịch sử chưa có một giai cấp nào
giành được quyền thống trị nếu không có đào tạo ra được hàng ngũ của mình,
những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức lãnh đạo
và lãnh đạo phong trào”. Qua thực tiễn cách mạng của mình, các đảng cộng sản và
công nhân Quốc tế đều khẳng định vai trò vị trí quan trọng của cán bộ và công tác
cán bộ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy huấn luyện cán bộ
là công việc gốc của Đảng” [11- tr.26]. Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, là công việc hết sức to lớn của Đảng và
Nhà nước, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của thế giới. Việt Nam đang
bước vào kỷ nguyên mới, thời đại cách mạng khoa học công nghệ tiên tiến và kinh
tế tri thức. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiếp tục tiến hành sự nghiệp đổi
mới, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Kiên định mục tiêu con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Sự nghiệp to lớn đặt ra những yêu cầu mới cho sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước cùng với đó là
công tác nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo
viên THCS trong giai đoạn hiện nay. Với bất cứ người cán bộ nào, trong mọi lĩnh
vực hoạt động đều phải có đủ các phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn tương ứng
2
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
để không ngừng đổi mới nội dung phương thức tổ chức thực hiện, để tự khẳng định
vai trò của mỗi cán bộ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

Trong đội ngũ cán bộ viên chức, công chức ở nước ta hiện nay thì nghề giáo
và nghề y viên là những nghề đặc biệt trong đó: “Nghề sư phạm là nghề cao quí
nhất trong các nghề cao quí” (Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng - 1956). Quả đúng
như vậy, có người đã nói: “Một bác sĩ tồi thì giết chết một bệnh nhân; còn một
thầy giáo tồi thì giết chết cả một thế hệ”. Khẳng định được vai trò của nhà giáo
Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhấn mạnh vị trí then chốt là đào tạo con
người toàn diện, cung cấp những chủ nhân tương lai cho đất nước: “Không ngừng
quan tâm chăm lo đến việc đào tạo bồi dưỡng phẩm chất tác phong, trình độ
chuyên môn và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ giáo viên, viên chức trong hệ
thống trường học từ Mầm non đến Đại học”
Vấn đề năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong hệ
thống các bậc đào tạo, trong đó có bậc THCS là vấn đề rất quan trọng và đã được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều nhà khoa học đã có những công
trình nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này và được công bố dưới dạng sách, báo tạp
chí, đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính thực tiễn cao, đòi
hỏi phải có sự nghiên cứu thường xuyên để bổ sung làm phong phú thêm về mặt lý
luận và rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Mặt khác tại trường trung học cơ
sở nơi tôi công tác chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này, do đó
tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn
cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trường THCS Hương Sơn Huyện Mỹ
Đức – Thành phố Hà Nội”
3
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Bước đầu làm rõ vai trò của năng lực tổ chức thực tiễn đối với cán bộ quản lí
và giáo viên ở trường THCS.
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực tổ chức
thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cán bộ quản lí và giáo viên ở trường THCS Hương

Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài.
- Làm rõ khái niệm liên quan đến năng lực tổ chức thực tiễn, cơ sở lý luận của
việc nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cán bộ cán bộ quản lí
và giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích thực trạng năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lí và
giáo viên ở trường THCS Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Qua đó
rút ra những đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên ở trường THCS Hương Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên ở trường
THCS Hương Sơn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên ở trường THCS Hương Sơn huyện Mỹ
Đức thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả sử dụng kết hợp các
phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê xã hội
học … để giải quyết các nhiệm vụ nhằm đạt mục đích đề ra.
5. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận của việc nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho cán
bộ quản lí và giáo viên trường THCS
Chương II: Thực trạng nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho cán bộ quản lí
và giáo viên trường THCS Hương Sơn.

Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho cán bộ quản lí
và giáo viên ở trường THCS Hương Sơn trong giai đoạn hiện nay.
5
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN.
1. Năng lực tổ chức thực tiễn.
1.1. Tổ chức thực tiễn.
Tổ chức thực tiễn là một trong những hoạt động cơ bản có tính đặc thù của
con người nhằm cải tạo, biến đổi người. Cần nêu lên ba khái niệm: Khái niệm tổ
chức; Khái niệm thực tiễn và khái niệm tổ chức thực tiễn.
Bằng những trải nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn và nghiên cứu
khoa học của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng và
đưa ra khái niệm hoàn chỉnh, khoa học về thực tiễn, theo đó: “Thực tiễn là phạm
trù chỉ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội” [10 - tr.84].
Theo Đại từ điển tiếng Việt, tổ chức là “sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để
cùng thực hiện một nhiệm vụ” hoặc “tiến hành một công việc theo cách thức, trình
tự nào đó” [8 - tr.1616].
Qua quá trình thực tiễn và đấu tranh gian khổ vì lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra
khái niệm khoa học hoàn chỉnh về thực tiễn: “Thực tiễn là phạm trù chỉ những hoạt
động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội”
Vậy tổ chức thực tiễn có thể hiểu: là phương thức liên kết giữa các yếu tố chủ
quan và khách quan trong việc bố trí, sắp xếp con người và phương tiện vật chất
được tổ chức theo một cách nhất định để cùng thực hiện một nhiệm vụ, hoạt động
về lợi ích chung theo mục tiêu đã xác định.
6

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
Với cách tiếp cận trên, tổ chức thực tiễn bao gồm các khâu như:
- Chuẩn bị ra quyết định, xây dựng kế hoạch.
- Chuẩn bị nhân sự thực hiện quyết định, kế hoạch.
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định, kế hoạch.
- Tổng kết thực tiễn.
Tổ chức thực tiễn là một quá trình không ngừng vận động và phát triển, trong
đó các khâu liên quan mật thiết với nhau không tách rời nhau.
1.2. Năng lực tổ chức thực tiễn.
Trong mỗi một con người đều có khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ mà
mình đảm nhận để giải quyết công việc nhằm đạt kết quả cao - đó chính là năng
lực của họ.
Khái niệm năng lực đã được nghiên cứu rất nhiều và được tiếp cận ở nhiều
góc độ khác nhau.
Dưới góc độ tâm lý học: “Năng lực là tổ hợp những phẩm chất của cá nhân
cho phép nó hoạt động có kết quả một hoạt động nhất định” [Giáo trình Tâm lí học
trong công tác lãnh đạo quản lí 2001, chương trình TCLLCT, NXB CTQG Hà Nội
tr.43].
Dưới góc độ triết học: “Năng lực là toàn bộ những đặc tính tâm lý của con
người khiến cho nó thích hợp với mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định
đã hình thành trong lịch sử” [ Từ điển Triết học NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội-
tr.753].
Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là khả năng để thực hiện tốt mọi công
việc” hoặc “điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc nào đó” [ Đại từ điển tiếng
Việt8 NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội - tr.1172].
Có thể thấy, sự hình thành năng lực đòi hỏi mỗi cá nhân phải nắm được các
hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã
7
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
hội. Năng lực của con người luôn gắn liền không thể tách rời với tổ chức lao động

xã hội với hệ thống giáo dục thích ứng với tổ chức đó. Như vậy có thể thấy năng
lực là khả năng thực tế mà con người có được thông qua trau dồi học tập, hoạt
động thực tiễn, tích luỹ kỹ năng, tự giáo dục và đào tạo đề đáp ứng một yêu cầu
công việc được giao.
Khi nói tới năng lực phải nói tới từng con người cụ thể, đó là người đã trưởng
thành về mặt xã hội là một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách, tuỳ từng vị trí
mà biểu hiện những khả năng khác nhau một cách sinh động, đa dạng. Năng lực
của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà phần lớn do rèn luyện,
học tập và do hoạt động thực tiễn trong công tác mà có.
Như vậy, năng lực tổ chức thực tiễn được hiểu là một dạng năng lực vừa
mang tính tổng hợp, vừa mang tính chuyên biệt: chỉ khả năng thực tế của con
người trong việc biến những tư tưởng, mục tiêu, chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước thành hiện thực.
Đối với người cán bộ quản lí và giáo viên trường THCS năng lực tổ chức thực
tiễn bao gồm: Năng lực xây dựng những kế hoạch, chương trình hành động và các
quyết định; năng lực tổ chức thực hiện các kế hoạch, quyết định trong quá trình
giảng dạy, năng lực tổng kết thực tiễn…Nhiều người nhầm tưởng rằng so với cán
bộ quản lí thì giáo viên thường không có những đặc điểm nêu trên. Kỳ thực giáo
viên thường cũng có những đặc điểm nêu trên.Vì so sánh với cán bộ quản lí thì
giáo viên là đối tượng bị quản lí. Nhưng đúng trước một tiết dạy và mỗi lớp học
giáo viên là người quản lí chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của vài chục học
sinh trước Ban giám hiệu và nhà truờng.
Nói tóm lại người cán bộ quản lí và giáo viên THCS năng lực tổ chức thực
tiễn bao gồm:
Năng lực xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động và ra quyết định.
Năng lực tổ chức thực hiện các kế hoạch, quyết định trong cuộc sống.
8
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
Năng lực kiểm tra thực hiện các kế hoạch, quyết định đó.
Năng lực tổng kết thực tiễn.

Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình công tác mà đề bạt cán bộ
thì chưa chính xác. Trước hết phải: “Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước
đo chủ yếu để đánh giá cán bộ”(Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII, NxB Sự thật,
Hà Nội – tr.133).
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổ chức thực tiễn.
Năng lực tổ chức thực tiễn là thành tố cơ bản trong cơ cấu của nhân cách, là
những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho con người thực hiện một dạng hoạt
động nhất định đạt được hiệu quả cao. Năng lực tổ chức thực tiễn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau:
2.1. Yếu tố môi trường kinh tế - xã hội.
Đây là yếu tố căn bản ảnh hưởng đến năng lực thực tiễn của con người vì:
muốn hay không muốn, vì khách quan hay chủ quan con người hàng ngày đều phải
hít thở, sinh hoạt và các mối quan hệ đan xen trong môi trường này. Từ đó nó là
ngôi nhà chung của con người và hàng ngày con người chịu tác động bởi ngôi nhà
đó. Chẳng hạn giáo viên chủ nhiệm lớp được Ban giám hiệu coi trọng, sẵn sàng
quan tâm chia sẻ kinh nghiệm, mối quan hệ hai bên diễn ra hoà hợp tương tác, học
sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ biết nghe lời thì đương nhiên giáo viên chủ nhiệm lớp
đến trường luôn có niềm tin vào các mối quan hệ từ đó tạo ra bệ phóng vững chắc
để nâng cao hiệu quả công tác cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề
ra. Ngược lại các mối quan hệ không khăng khít nương tựa vào nhau thì việc nâng
cao năng lực thực tiễn trong môi trường đó sẽ bị ảnh hưởng xấu, mọi việc sẽ rơi
vào bị động không đạt được mục tiêu đề ra.
Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của xã hội. Môi trường lành mạnh,
tích cực sẽ tạo điều kiện cho cá nhân có cơ hội phát triển, hoàn thiện để thực hiện
tốt những việc mà mình đảm nhận; và ngược lại nếu cá nhân hoạt động trong môi
9
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
trường kém lành mạnh sẽ không phát huy hết được những thế mạnh của mình
trong công việc, bị chi phối bởi các điều kiện khách quan.
Môi trường kinh tế xã hội mà trong đó chủ thể tổ chức thực tiễn sống và hoạt

động có ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực tổ chức thực tiễn của họ. C.Mác đã
khẳng định: con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Nhìn chung toàn cảnh kinh tế -
xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra những con người thực tiễn và có năng lực tổ chức
thực tiễn như thế đó. Nghĩa là, điều kiện kinh tế, môi trường công tác, điều kiện
làm việc như thế nào sẽ hình thành nên những con người có quan niệm, thói quen,
phong cách sống, phong cách làm việc như thế ấy. Người nông dân của họ gắn với
ruộng đồng, với cái cuốc, cái cày nên suy nghĩ của họ rất đơn giản, thích làm theo
kinh nghiệm, theo truyền thống mà ít chịu nghiên cứu, chịu học hỏi. Người công
nhân họ gắn với nhà máy xí nghiệm nên họ có tính tổ chức, tính kỷ luật cao, luôn
suy nghĩ để làm sao tạo ra được sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, luôn suy
nghĩ để tìm cách cải tiến máy móc.
Năng lực tổ chức thực tiễn còn phụ thuộc vào chính hoạt động thực tiễn của
người cán bộ quản lí và giáo viên. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn người cán
bộ quản lí và giáo viên mới hiểu sâu sắc thêm nhiều vấn đề, có thêm nhiều kiến
thức mới về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, từ đó mà nâng cao
hơn nữa năng lực tổ chức thực tiễn của mình. Chỉ thông qua hoạt động thực tiễn
người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới kiểm nghiệm được những kết luận rút ra từ
thực tiễn là đúng hay sai, có mang tầm khái quát chưa. Cho nên có thể khẳng định
rằng, không có hoạt động thực tiễn thì sẽ không tổ chức thực tiễn và năng lực của
con người cũng sẽ không phát triển được, bởi xét cho cùng mọi tri thức của con
người đạt được cho đến nay, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đều nảy sinh từ
thực tiễn.
Điều kiện công tác cũng là yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổ chức thực tiễn
của người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Đó là những điều kiện như: nơi làm việc,
trang thiết bị, máy móc, phương tiện. Nếu nơi làm việc thoáng mát, bố trí hợp lý sẽ
10
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
tạo ra bầu không khí thoải mái hưng phấn cho người làm việc. Các trang thiết bị,
máy móc, phương tiện được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người cán
bộ phát huy hết khả năng của mình, giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm

bắt, xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
2.2. Những yếu tố sinh học của chủ thể.
Con người và con vật đều là cá thể động vật, nhưng điểm căn bản để phân
biệt con người với con vật là: con người là động vật cao cấp nhất ó tính người và
đặc tính xã hội. Con người là sự thống nhất biện chứng giữa mặt tự nhiên và xã hội
- tức khả năng riêng có với chức năng xã hội mà người đó thực hiện.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin con người luôn là sự thống nhất
biện chứng giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Mặt tự nhiên của con người thể hiện ở
chỗ nguồn gốc phát sinh, con người phụ thuộc vào quy luật của tự nhiên như: tính
di truyền, biến dị, đồng hoá, dị hoá, sức khoẻ, chiều cao, cân nặng và các yếu tố
sinh học khác. Bởi một con người khi lớn lên được mang zen tốt từ bố mẹ không bị
dị tật bẩm sinh thì con người ấy sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, tuy nhiên để có cơ
thể khoẻ mạnh và phát triển bình thường trước hết phải đảm bảo những nhu cầu tối
thiểu và phát triển bình thường trước hết phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để
duy trì sự sống, như Các Mác nói: con người muốn tồn tại và phát triển thì trước
hết phải có ăn, ở, mặc, đi lại, rồi mới nói tới làm khoa học, làm chính trị. Những
yếu tố sinh học có tính chất bẩm sinh đó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo ra sự thông minh, năng khiếu, trí nhớ, khả năng trực giác, sự nhạy cảm. Đây là
cơ sở, là tiền đề, là điều kiện tạo nên sự phát triển năng lực nói chung và năng lực
tổ chức thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Để những yếu tố
bẩm sinh đó không bị mai một cần phải biết khơi dậy, thường xuyên rèn uyện và
trau dồi, phải hoạt động thực tiễn. Tuy những yếu tố bẩm sinh là cơ sở, là tiền đề
cho sự phát triển năng lực nói chung, năng lực tổ chức thực tiễn nói riêng, nhưng
nó là điều kiện cần chứ chưa đủ.
11
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
2.3. Nhu cầu và lợi ích của chủ thể.
Nhu cầu và lợi ích chính là động lực bên trong của mọi hoạt động của con
người, xét đến cùng mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt được những lợi
ích nhất định nào đó để thoả mãn nhu cầu của mình. Chính những lợi ích đó chi

phối hoạt động của con người, nên có thể chủ thể nhận thức đúng nhưng lại tổ
chức thực hiện sai. Xét đến cùng mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt
động tổng kết thực tiễn, đều nhằm đạt được những lợi ích nhất định nào đó để thoả
mãn nhu cầu của mình. Trong một tác phẩm của mình C. Mác - Ph.Ăngghe đã từng
đưa ra luận điểm: lịch sử chỉ là những hoạt động của con người đang theo đuổi
những mục đích của mình. Mà cái chi phối mục đích hoạt động của con người lại
chính là lợi ích.
Bên cạnh đó, người cán bộ quản lý và giáo viên tuy có năng lực, trình độ
nhưng lại bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa địa phương chi phối sẽ chỉ đạo tổ chức
thực tiễn không khách quan, không khoa học. Khẩu hiệu của họ là: Không phải
“mình vì mọi người”, mà là “mọi người vì mình”. Đây là một thực tế đã và đang
xảy ra trong đời sống xã hội do vậy ngoài việc nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn,
người cán bộ quản lý cần phải được thường xuyên rèn luyện, giáo dục, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức cách mạng, có như vậy mới trở thành người cán bộ “vừa hồng
vừa chuyên” như lời Bác Hỗ đã dạy.
2.4. Yếu tố chủ quan của bản thân chủ thể.
Nhân tố chủ quan của bản thân chủ thể hành động chịu sự chi phối của các
yếu tố như vốn tri thức, năng lực trí tuệ, năng lực tư duy, chuyên môn nghiệp vụ…
Do đó nếu chỉ có tài năng không có đủ đức thì sẽ dẫn tới những hạn chế, thậm chí
cản trở sự phát triển. Ngược lại có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Người lãnh đạo còn thể hiện ở lý tưởng, niềm tin ý chí đạo đức, trí tuệ đây là
những công cụ để người lãnh đạo vận dụng sáng tạo trong xử lý các tình huống và
điều hành bộ máy hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.
12
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Tiểu luận tốt nghiệp
Đối với người lãnh đạo hiện nay là khả năng tập hợp quần chúng đấu tranh
khắc phục tư tưởng thoả mãn, chấp nhận hiện tại. Phải dám tìm tòi, khám phá, bứt
phá, vượt qua các khó khăn vươn tới cái có thể có trong xã hội ta và của dân tộc ta.
Đó là chí tiến thủ, tinh thần “Đi tắt đón đầu” làm cho đất nước Việt Nam phát
triển.

Để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hiện
nay, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần có:
- Có tầm nhìn thời đại, có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất của xã
hội công nghiệp.
- Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại, xã hội phát
triển theo hướng nhân văn.
- Có tư duy khoa học, phù học với tính chất công nghiệp, với lối sống hiện đại.
- Trình độ cao (hiểu biết và thao tác khoa học - công nghiệp hiện đại)
- Có khả năng thu hút mọi người.
- Có năng lực quyết đoán.
Năng lực không thể tách rời trong mỗi người lãnh đạo. Đánh giá cán bộ lãnh
đạo phải căn cứ trên các phẩm chất và năng lực biểu hiện thành những kết quả có
giá trị và cống hiến của người lãnh đạo cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, đẩy nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
13

×