Tải bản đầy đủ (.pdf) (513 trang)

Niên giám thống kê tỉnh hà nam 2017 ha nam statistical yearbook 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 513 trang )

NIÊN GIÁM THỐNG KÊ TỈNH
HÀ NAM 2017

1


Chỉ đạo biên soạn:
LÊ MẠNH HỒNG
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Nam
Tham gia biên soạn:
PHÒNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP
VÀ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
Cục Thống kê tỉnh Hà Nam

2


LỜI NĨI ĐẦU
Để đáp ứng u cầu nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Hà Nam, Cục Thống kê tỉnh Hà Nam biên soạn và xuất
bản cuốn "Niên giám Thống kê tỉnh Hà Nam năm 2017".
Nội dung Niên giám bao gồm số liệu báo cáo chính thức của các
năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và sơ bộ năm 2017.
Các ký hiệu nghiệp vụ sử dụng trong cuốn sách này:
(-) : Khơng có hiện tượng phát sinh.
(...): Có hiện tượng phát sinh nhưng khơng thu thập được số liệu.
Các chỉ tiêu cơ cấu: Lấy tổng số bằng 100%.
Các chỉ tiêu tốc độ phát triển: Lấy năm trước liền kề làm gốc so
sánh và bằng 100%.
Trong q trình biên soạn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót,
chúng tơi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các


đơn vị nghiên cứu và sử dụng để Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam
ngày càng hoàn thiện.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ NAM

3


FOREWORDS
In order to meet the demand of researching socio-economic
situation in Ha Nam province, Ha Nam Statistics Office has compiled
and published the book “Ha Nam Statistical Yearbook 2017”.
The book includes official reported data of the year 2010, 2011,
2012, 2013, 2014, 2015 and preliminary data of 2017.
Some special signs used in the book:
(-): No fact occurred.
(,.): Fact occurred but no information.
Structure indicators: Total equal 100%.
Index indicators: Previous year is the base year and equal
100%.
During compilation and publishing, mistake is unavoidable, we
are looking forward to receiving any ideals and comments from
readers and users to complete Ha Nam Statistical Yearbook in the
next release.
HA NAM STATISTICS OFFICE

4


MỤC LỤC - CONTENTS
Trang

Page
Lời nói đầu
Foreword

3
4

Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam năm 2017

7

Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu
Administrative unit, land and climate

21

Dân số và lao động - Population and Labour

39

Tài khoản quốc gia, ngân sách nhà nước và bảo hiểm
National Accounts, State Budget and Insurance

87

Đầu tư và xây dựng - Investment and Construction

119

Doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở kinh tế cá thể

Enterprise, cooperative and Individual Business Establishment

151

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Agriculture, Forestry and Fishing

265

Công nghiệp - Industry

327

Thương mại và du lịch - Trade and Tourism

345

Chỉ số giá - Price index

357

Vận tải, bưu chính và viễn thơng
Transport, Postal service and Tele-Communications

381

Giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ
Education, training and science, technology

399


Y tế, thể thao, mức sống dân cư, trật tự, an tồn xã hội, tư pháp
và mơi trường
Health, sport, living standards, social order, safety, justice and
environment

435

5


6


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH HÀ NAM NĂM 2017
1. Tăng trường kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 (theo giá SS) ước
đạt 32.363,5 tỷ đồng, tăng 10,84% so với năm 2016, đây là mức tăng
trưởng khá cao so với bình quân cả nước (6,7%). Trong mức tăng
chung 10,84%, đóng góp của từng khu vực như sau” nông, lâm, thủy
sản giảm 3,03%, làm giảm 0,37 điểm phần trăm của mức tăng chung;
công nghiệp - xây dựng tăng 14,15%, đóng góp 8,52 điểm phần trăm;
dịch vụ tăng 9,78%, đóng góp 2,69 điểm phần trăm.
GRDP năm 2017 theo giá hiện hành đạt 39.166,5 tỷ đồng, cơ
cấu theo 3 khu vực kinh tế: nông, lâm, thủy sản chiếm 10,6%, cơng
nghiệp - xây dựng 59,7%, dịch vụ 29,7%. Có thể thấy, sau hơn 20
năm tái lập tỉnh, kinh tế của tỉnh liên tục tăng cả về quy mô và tốc
độ; cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển biến rõ nét theo hướng cơng
nghiệp hóa.

2. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam
năm 2017 ước tính đạt 6.311,4 tỷ đồng, tăng 1.619,1 tỷ đồng (tăng
34,5%) so với năm 2016, trong đó: Thu nội địa ước đạt 5.127,8 tỷ
đồng (chiếm 81,2%), tăng 40,8%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu
ước đạt 1.183,6 tỷ đồng (chiếm 18,8%), tăng 12,8%.
Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam
năm 2017 ước đạt 6.274,5 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm trước,
trong đó chi đầu tư phát triển đạt 1.717,6 tỷ đồng (chiếm 27,4% tổng
chi cân đối); chi thường xuyên đạt 4.555,8 tỷ đồng (chiếm 72,6%),
tăng 24,5% so với năm 2016.
7


3. Bảo hiểm
Năm 2017, tỉnh Hà Nam có 110.069 người tham gia Bảo hiểm
xã hội, tăng 8,0% so với năm 2016; 641.004 người tham gia bảo hiểm
y tế, tăng 10,5% và 103.979 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
tăng 11,5%.
Tổng thu bảo hiểm năm 2017 đạt 1.981 tỷ đồng, tăng 10,3% so
với năm 2016, trong đó: Thu bảo hiểm xã hội đạt 1.253 tỷ đồng,
chiếm 63,3% tổng thu bảo hiểm; thu bảo hiểm y tế đạt 635 tỷ đồng,
chiếm 32,1%; thu bảo hiểm thất nghiệp đạt 93 tỷ đồng, chiếm 4,7%.
Tổng chi bảo hiểm năm 2017 đạt 2.549,1 tỷ đồng, tăng 11,4% so
với năm 2016, trong đó: Chi bảo hiểm xã hội đạt 1.872,3 tỷ đồng,
chiếm 73,4% tổng chi bảo hiểm; chi bảo hiểm y tế đạt 643 tỷ đồng,
chiếm 25,2%; thu bảo hiểm thất nghiệp đạt 33,8 tỷ đồng, chiếm 1,3%.
4. Xây dựng và đầu tư
Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh năm 2017 theo giá hiện hành đạt
23.499,2 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2016 và bằng 60%GDP, bao

gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 56.627,4 tỷ đồng (chiếm 23,9% tổng
vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh), giảm 2,7%; khu vực ngoài nhà nước
đạt 10.901,4 tỷ đồng (chiếm 46,4%), tăng 20,3%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngồi đạt 6.970,4 tỷ đồng (chiếm 29,7%), tăng 15,6%.
Khối lượng vốn tập trung cho các cơng trình dự án lớn chuyển
tiếp từ những năm trước như: Nâng cấp hạ tầng lưới điện các xã trên
địa bàn tỉnh, giúp nhân dân được cung cấp điện ổn định; Hạ tầng các
tuyến đường giao thông đường Lê Công Thanh kéo dài, đường 499
nối cầu Thái Hà với Cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình; Quốc lộ 38 kéo dài,
dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 21B; sửa chữa, nâng cấp và chỉnh
trang các tuyến đường nội ngoại thành phố Phủ Lý; dự án sân Golf
Tượng Lĩnh, Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; Khu du lịch Tam
Chúc - Ba Sao; khu liên hợp thể thao và các dự án lớn trung tâm
thương mại, dịch vụ và Hạ tầng khu các trường Đại học của tỉnh….
8


Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 2017 có
21 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký 126,4 triệu USD,
giảm 32,3% về số dự án và giảm 79,3% về vốn đăng ký so với năm
2016. Bên cạnh đó có 21 dự án đã cấp phép từ những năm trước đăng
ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 151,7 triệu USD.
Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án FDI cấp mới và cấp vốn
bổ sung năm 2017 đạt 278,1 triệu USD, giảm 61,5% so với năm 2016,
nguồn vốn này tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà Nam năm
2017, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đạt 106,3 triệu
USD, chiếm 84,1%, tiếp đến là Nhật Bản 19,8 triệu USD, chiếm
15,6%; Mỹ 0,4 triệu USD, chiếm 0,3%.
Luỹ kế đến hết ngày 31/12/2017 tồn tỉnh có 207 dự án FDI còn

hiệu lực với vốn đăng ký 2.386,7 triệu USD. Trong đó trong khu cơng
nghiệp có 174 dự án với vốn đăng ký 2.212,1 triệu USD, ngồi khu
cơng nghiệp có 33 dự án với tổng vốn đăng ký 174,6 triệu USD.
Năm 2016, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành đạt 760,4
triệu m2, giảm 16,6% so với năm 2015, trong đó diện tích nhà ở chung
cư đạt 7.1 triệu m2, chiếm 0,9%; diện tích nhà ở riêng lẻ đạt 753,3
triệu m2, chiếm 99,1%. Ước tính năm 2017, diện tích sàn xây dựng
nhà ở hồn thành đạt 841,0 triệu m2, tăng 10,6% so với năm 2016,
trong đó diện tích nhà ở chung cư đạt 4.200 nghìn m2, chiếm 0,5%;
diện tích nhà ở riêng lẻ đạt 836,8 triệu m2, chiếm 99,5%.
5. Chỉ số giá
Thị trường giá cả năm 2017 tại tỉnh Hà Nam tương đối ổn định.
Giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng không cao như
những năm trước đây. Chỉ số giá tháng 12/ 2017 tăng 1,85% so với
tháng 12/2016, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,91% so với bình quân
năm 2016.
9


CPI tháng 12/2017 tăng so với cùng kì năm 2015 tăng chủ yếu
do một số nguyên nhân sau:
Giá dịch vụ y tế tăng theo Quyết định số 25/2017/QĐ - UBND
tỉnh Hà Nam ngày 07 tháng 8 năm 2017 về việc quy định mức giá các
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khơng thuộc phạm vi thanh tốn của
Quỹ Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, từ đó tăng mức giá khám bệnh,
chữa bệnh đối với đối tượng khơng có thẻ Bảo hiểm y tế.
Cùng với giá dịch vụ y tế, giá của nhóm dịch vụ giáo dục năm
học 2017- 2018 tăng khá cao do giá của một số dịch vụ như: học phí
nhà trẻ tư thục, học phí cao đẳng và trung cấp các trường dạy nghề…
tăng so với năm học 2016 - 2017.

Một số mặt hàng thiết yếu khác tăng khá cao như: Giá nhiên liệu
bình quân năm 2017 tăng 15,52% so với bình quân năm 2016; Bình
quân giá gas tăng 14,84%; bình quân giá dầu hỏa tăng 23,83%; bình
quân giá VLXD tăng 7,22% so với bình quân năm 2016. Giá các mặt
hàng nhiên liệu, gas, điện sinh hoạt…tăng cao đã tác động trực tiếp tới
CPI của năm cũng như tác động gián tiếp tới giá cả của nhiều mặt
hàng tiêu dùng khác.Bên cạnh đó, trong năm 2017 có một số yếu tố
góp phần kiềm chế CPI: Nhóm các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là
thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản và rau xanh….
Giá thịt lợn hơi năm 2017 giảm rất sâu do cung vượt quá cầu,
ảnh hưởng bởi tình hình xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc nên giá
thịt lợn hơi xuống thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Giá thịt lợn
xuống thấp, kéo theo hầu hết các các mặt hàng thực phẩm khác đều
giảm mạnh.
6. Doanh nghiệp
Năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nam là 626
doanh nghiệp, tăng 29,3% so với năm 2016; tổng số vốn đăng ký đạt
7.710,7 tỷ đồng; số vốn bình quân một doanh nghiệp thành lập mới
trong năm 2017 đạt 12,3 tỷ đồng. Trong năm 2017 có 148 doanh
10


nghiệp tạm ngừng hoạt động, có 43 doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải
thể, phá sản.
Ước tính số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại thời điểm
31/12/2017 là 2.659 doanh nghiệp, tăng 13,8% so với năm 2016, trong
đó doanh nghiệp ngồi Nhà nước tăng 13,6%; doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 17,9%; riêng doanh nghiệp Nhà nước
khơng đổi. Ước tính lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp
tăng 11,1% so với cùng thời điểm 31/12/2016, trong đó lao động trong

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 15,0%; lao động
trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 8,4%; lao động
trong doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,3%.
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của khu vực doanh nghiệp
năm 2017 ước tăng 16,1% so với năm 2016, trong đó vốn của doanh
nghiệp ngồi Nhà nước tăng 11,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 32,4%; doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,5%.
Năm 2017, doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực
doanh nghiệp ước đạt 96.972,3 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2016.
Trong đó doanh nghiệp ngồi Nhà nước đạt 61.556,4 tỷ đồng, tăng
11,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31.295,0 tỷ đồng,
tăng 24,6%; doanh nghiệp Nhà nước đạt 4.120,9 tỷ đồng, tăng 1,7%.
Năm 2017, ước tính tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong
tổng số doanh nghiệp là 60,8%, cao hơn tỷ lệ 60,5% của năm 2016; tỷ
lệ doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn là 3,2%, thấp hơn với tỷ lệ 3,9%
của năm 2016; còn lại 36% doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, cao hơn
tỷ lệ 35,7% của năm 2016.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2017 của các doanh nghiệp
ước đạt 2,0%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2016, trong đó
doanh nghiệp Nhà nước đạt cao nhất là 4,7%, tăng 0,1 điểm phần
trăm; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 2,5%, tăng
0,5 điểm phần trăm; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1,6%, tăng 0,1
điểm phần trăm.
11


Năm 2017, ước tính tồn tỉnh có 53.625 cơ sở kinh tế cá thể phi
nông nghiệp, tăng 2,1% so với năm 2016; có 93.684 người tham gia
lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, giảm 3,2%.
7. Kết quả sản xuất, kinh doanh một số ngành, lĩnh vực

- Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 diễn ra
trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức: giá thịt lợn hơi giảm
mạnh so với năm 2016, các hộ chăn nuôi giảm đầu con; sâu bệnh phát
triển mạnh trên một số giống nhiễm và diễn biến phức tạp ở cuối vụ
mùa; ảnh hưởng của cơn bão số 02 và đặc biệt đợt mưa lũ kéo dài đầu
tháng 10 gây thiệt hại lớn cho cây trồng.
Sản lượng lương thực có hạt của tỉnh đạt 411,7 nghìn tấn, giảm
6,4% (28,2 nghìn tấn) so với năm 2016, trong đó sản lượng lúa đạt
366,4 nghìn tấn, giảm 7,4% (29,2 nghìn tấn) chia ra: lúa đơng xn
213,6 nghìn tấn, giảm 0,9% (2,04 nghìn tấn); lúa mùa đạt 152,8 nghìn
tấn, giảm 15,1% (27,1 nghìn tấn).
Mơ hình trồng cây ăn quả trên diện tích đất màu và đất cấy lúa
trũng chuyển đổi phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn thu
nhập khá cho người nơng dân. Tổng diện tích cây lâu năm là 5.964,3
ha, tăng 1,9% (110,6 ha) so với năm 2016, trong đó diện tích trồng
cây ăn quả 5.650,8 ha, tăng 2,6% (145,3 ha). Sơ bộ một số cây chủ lực
của tỉnh: sản lượng chuối 14.712,3 tấn, tăng 38,4%; nhãn 4.022 tấn,
giảm 11,1%; cam 1.039,4 tấn, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2017 không phát sinh dịch bệnh
nguy hiểm. Tuy nhiên, chăn ni lợn gặp khó khăn do giá thịt lợn hơi
giảm sâu trong thời gian dài khiến cho kết quả chăn nuôi đạt thấp so
cùng kỳ năm 2016. Tại thời điểm 01/10/2017, đàn trâu có 3.460 con,
tăng 1,9%; đàn bị 28.896 con, tăng 3,8%, trong đó bị sữa 2.919 con,
tăng 654 con; tổng đàn lợn 455.038 con, giảm 36,7%; tổng đàn gia
cầm 6.447,4 nghìn con, tăng 0,2%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
12


71,9 nghìn tấn, giảm 4,7%; thịt bị hơi 2.002,3 tấn, tăng 1,0%; gia cầm

hơi xuất chuồng đạt 15.750,5 tấn, tăng 0,95%; sản lượng sữa bị tươi
5.856,7 nghìn lít, bằng 179,2%.
- Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2017 khá ổn định.
Tổng diện tích rừng và đất rừng trồng là 4.888,9 ha, trong đó: rừng
phịng hộ là 3.121,6 ha, rừng sản xuất là 1.767,3 ha. Sản lượng gỗ khai
thác sơ bộ đạt 1.982,6 m³, giảm 0,4%.
Cơng tác phịng chống cháy rừng và chặt phá rừng trồng được
thực hiện tốt. Vì vậy, trong năm khơng có thiệt hại rừng nào xảy ra.
- Thủy sản
Năm 2017, đầu tháng 10 đã xảy ra đợt mưa lũ kéo dài gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất thủy sản. Sản lượng thủy sản đạt 19,9 nghìn
tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2016 trong đó, ni trồng đạt
19,1 ngìn tấn, giảm 12,8%; khai thác 0,8 nghìn tấn, tăng 30%.
- Cơng nghiệp
Hà Nam có trên 900 doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành
cơng nghiệp, trong đó có nhiều dự án FDI có khối lượng sản phẩm
chiếm tỷ trọng lớn, công nghệ hiện đại, sản xuất ổn định làm tăng
nhanh giá trị sản xuất cũng như sản lượng, có tốc độ tăng trưởng
nhanh và ổn định. Bên cạnh đó, Hà Nam hiện có gần 15.000 cơ sở cá
thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã đóng góp tích cực vào sự
phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2017, sản xuất công
nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đóng góp chủ đạo vào tăng
trưởng của tỉnh.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2017 ước tính tăng 12,9%
so với năm 2016, trong đó ngành khai khống tăng 4,8%, đóng góp
0,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung; công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 13,3%, đóng góp 12,2 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối
13



điện tăng 14,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%
đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Trong năm 2017, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao
so với năm trước: Thiết bị điện, điện tử đạt trên 30 triệu sản phẩm,
tăng 20,0%; xi măng 7,6 triệu tấn, tăng 15,5%; thức ăn chăn ni 754
nghìn tấn, tăng 15,5%; xe gắn máy 470 nhìn chiếc, tăng 13,1%; quần
áo may sẵn 71 triệu cái, tăng 10,3%. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một
số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Tấm lợp phibro xi măng đạt 1265
nghìn m2, giảm 12,2%; Nơng cụ cầm tay 125 nghìn cái, giảm 10,7%;
ngói lợp 1750 nghìn viên, giảm 5,4%; gỗ xẻ các loại 7,8 nghìn m3,
giảm 4,9%.
- Thương mại và du lịch
Tính chung năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 19.365 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm
trước (loại trừ yếu tố giá tăng 11,54%). Xét theo ngành kinh doanh,
bán lẻ hàng hóa đạt 15.991,3 tỷ đồng, chiếm 82,6% tổng mức và tăng
15,97% so với năm 2016; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.573,1 tỷ
đồng, chiếm 8,1% và tăng 11,94%; du lịch lữ hành đạt 19,5 tỷ đồng,
chiếm 0,1% và tăng 15,3%; dịch vụ khác đạt 1.781,1 tỷ đồng, chiếm
9,2% và tăng 18,54% so với năm 2016.
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tồn tỉnh có 110 chợ được xếp
hạng, khơng tăng so với năm 2016; 8 siêu thị, tăng thêm 1 siêu thị so
với năm 2016, tương đương 14,3%; 2 trung tâm thương mại.
Tổng số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ năm 2017 ước
tính đạt 418.061 lượt người, tăng 14,1% so với năm trước; tổng số
lượt khách do các cơ sở du lịch lữ hành ước tính đạt 17.188 lượt
người, tăng 14,9% so với năm trước.
Năm 2017, vận tải hành khách đạt 5.989,7 nghìn lượt khách,
tăng 4,1% và 426.668,9 nghìn lượt khách.km, tăng 4,9% so với năm

2016, trong đó vận tải hành khách đường bộ đạt 5.901,6 nghìn lượt
14


khách, tăng 4,3% và 426.537,4 nghìn lượt khách.km, tăng 4,9%;
đường sơng đạt 88,1 nghìn lượt khách, giảm 8,8% và 131,5 nghìn lượt
khách.km, giảm 9,6%.
Vận tải hàng hóa năm 2017 đạt 33.100,8 nghìn tấn, tăng 6,1% và
1.493.601,3 nghìn tấn.km, tăng 10,1% so với năm trước, trong đó vận
tải hàng hóa đường bộ đạt 29.959,8 nghìn tấn, tăng 5,5% và
1.125.373,1 nghìn tấn.km, tăng 8,3%; vận tải đường sơng đạt 3.141,04
nghìn tấn, tăng 12,2% và 368.228,2 nghìn tấn.km, tăng 15,8% so với
năm 2016.
7. Một số vấn đề xã hội
- Dân số
Dân số trung bình tỉnh Hà Nam năm 2017 là 805.727 người, dân
số nam đạt 398.514 người, chiếm 49,5%, dân số nữ đạt 407.213
người, chiếm 50,5%, dân số khu vực thành thị đạt 126.954 người,
chiếm 15,8%, dân số khu vực nông thôn đạt 678.773 người chiếm
84,2%. Dân số của tỉnh trong các năm qua có xu hướng tăng, tuy
nhiên tốc độ tăng chậm (dân số bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng
so với giai đoạn 2006-2010 là 1,3%), nguyên nhân chính là do tỷ suất
xuất cư còn cao, người lao động di chuyển đi các tỉnh khác làm ăn
nhiều hơn dân số chuyển đến, tuy đã có bổ sung từ các nguồn: bộ đội
hết nghĩa vụ trở về, số học sinh tốt nghiệp phổ thơng khơng có điều
kiện học tiếp vào đại học, cao đẳng, THCN cùng số học sinh học
nghề, tốt nghiệp hệ cao đẳng, đại học... ra trường về tỉnh công tác. Mật
độ dân số là 932 người/km2, phân bố dân cư theo lãnh thổ khơng đồng
đều, có sự chênh lệch về mật độ dân cư giữa các huyện, thành phố
(cao nhất là thành phố Phủ Lý: 1.608 người/km2, thấp nhất là huyện

Kim Bảng: 681 người/km2).
Dân số khu vực thành thị có tốc độ tăng nhanh trong những năm
gần đầy (tốc độ phát triển dân số đô thị giai đoạn 2011-2017: 9%), tỷ
lệ tăng từ 10,4% năm 2010 lên 15,8% năm 2017. Dân số thành thị
15


tăng nhanh do trong thời gian qua tỉnh đẩy mạnh thực hiện cơng
nghiệp hóa, phát triển khu cơng nghiệp ở các đô thị thu hút lao động
đến làm việc. Bên cạnh đó, việc mở rộng địa giới hành chính thành
phố Phủ Lý, đầu tư cơ sở hạ tầng dân sinh thu hút dân cư cũng góp
phần tăng tỷ lệ dân số đô thị.
Trong những năm qua, tỷ lệ sinh dân số giảm đáng kể, tỷ lệ sinh
đạt mức sinh thay thế; tuổi thọ trung bình dân số ngày càng tăng do
thành cơng của cơng tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe
nhân dân và sự phát triển trong y học cũng như điều kiện sống người
dân dần được cải thiện.
Năm 2017, dân số trong độ tuổi lao động 470.618 người (nam từ
15-60; nữ từ 15-55), chiếm 58,4% so với tổng dân số, đây là thời kỳ
cơ cấu “dân số vàng” mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực
có chất lượng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh.
Tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm và các chính sách phát triển phù
hợp, cơ cấu “dân số vàng” không những không đem lại tác động tích
cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà sẽ là áp lực về việc làm,
trật tự, an ninh xã hội… Vì vậy, để tận dụng lợi thế này đòi hỏi các
cấp các ngành phải có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động,
tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ…
- Lao động
Lực lượng lao động tỉnh Hà Nam năm 2017 là 475.720 người,

chiếm 75,5% so với dân số từ 15 tuổi trở lên. Lực lượng lao động nam
(48,8%) chiếm tỷ trọng thấp hơn nữ giới (51,2%). Mặc dù có sự tăng
lên đáng kể của lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị trong
những năm gần đây, nhưng vẫn còn 85,1% lực lượng lao động tập
trung ở khu vực nông thôn.
Lực lượng lao động trẻ của tỉnh từ 15-34 tuổi chiếm 34%, lực
lượng lao động trung niên ở nhóm tuổi 35-54 chiếm tỷ lệ 46%, lực
16


lượng lao động ở nhóm tuổi 55 - 59 chiếm tỷ lệ 9,6%. Nhìn chung lực
lượng lao động trẻ và lực lượng lao động trung niên chiếm tỷ lệ tương
đối cao trong tổng lực lượng lao động lao động của tỉnh. Đây là tiềm
năng nhưng cũng là thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
cũng như giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống của người lao động.
Năm 2017, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là
467.350 người, trong đó lao động ngành nông lâm nghiệp thủy sản
chiếm 40,5%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 33,8%, ngành
dịch vụ chiếm 25,7% (các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 là: 58,6% 21,0% - 20,4%). Qua đó cho thấy cơ cấu lao động dịch chuyển theo
hướng tích cực, số lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp
thủy sản giảm dần và các ngành cơng nghiệp, dịch vụ tăng lên. Vì vậy,
nhu cầu lao động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ sẽ tăng và giảm dần lao động làm việc trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp. Cơ cấu lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp có tiềm
năng, lợi thế về ngun liệu và có khả năng thu hút nhiều lao động tại
chỗ, đồng thời phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo, gia cơng, lắp ráp cơ khí, điện tử,… và công nghiệp chế biến nông,
lâm sản, thực phẩm.
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng

chỉ có chuyển biến tích cực trong những năm qua, tuy nhiên song vẫn
ở mức thấp so với nhu cầu sử dụng lao động có chun mơn kỹ thuật
trong các ngành kinh tế. Năm 2017, trong tổng số 467.350 người từ 15
tuổi trở lên đang tham gia lao động, chỉ có 108.425 người được đào
tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chiếm 23,2% tổng lao động đang làm việc
trong nền kinh tế. Trong đó, lao động đào tạo nghề chiếm 40,5%, số
còn lại được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trở
lên. Tỷ lệ đào tạo của nam cao hơn nữ (lao động qua đào tạo nam giới:
25,4%, nữ giới: 21,2%), lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị cao
hơn khu vực nông thôn (lao động qua đào tạo khu vực thành thị:
40,9%, khu vực nông thôn: 20,2%).
17


Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,9%, trong
đó khu vực thành thị 3,3%; khu vực nông thôn 1,7%. Tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi là 1,1%, trong đó khu vực thành thị 0,6%;
khu vực nông thôn 1,2%.
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn
tỉnh trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành,
các đoàn thể và cộng đồng xã hội chung tay, giúp sức, tìm nhiều biện
pháp, giải pháp để tạo việc làm cho người lao động thơng qua chương
trình giải quyết việc làm-dạy nghề, các chương trình dự án phát triển
kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, chương trình hỗ
trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tư vấn giới thiệu
việc làm, cung ứng lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh đã giúp
người lao động có việc làm, tạo ra thu nhập và từng bước nâng cao đời
sống nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh, chính trị xã hội trên địa
bàn tỉnh. Năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 18.923
lao động, trong đó có 1.124 người tham gia xuất khẩu lao động và tạo

việc làm thêm cho 21.728 người.
- Giáo dục
Năm học 2017-2018, tồn tỉnh có 119 trường mầm non, tăng
1 trường so với năm học trước; 262 trường phổ thông, bao gồm:
121 trường tiểu học,118 trường trung học cơ sở,23 trường trung học
phổ thông.
Tại thời điểm đầu năm học 2017-2018, số giáo viên mầm non là
3.035 người, tăng 3,2% so với thời điểm đầu năm học 2016-2017; số
giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 6.742 người, giảm 3,3%, bao
gồm: 3.085 giáo viên tiểu học, tăng 0,6%; 2.411 giáo viên trung học cơ
sở, giảm 14,7% và 1.246 giáo viên trung học phổ thông, tăng
15,8%;100% giáo viên phổ thơng có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên.
Năm học 2017-2018, tồn tỉnh có 56.062 em đi học mầm non,
tăng 3,8% so với năm học trước; 134.527 học sinh phổ thông, tăng
18


2,6%, bao gồm: 66.110 học sinh tiểu học, tăng 3,9%; 45.053 học sinh
trung học cơ sở, tăng 2% và 23.364 học sinh trung học phổ thơng,
tăng 0,03%.
Số học sinh bình quân một lớp học mầm non là 27 học sinh/lớp;
cấp tiểu học là 30 học sinh/lớp; cấp trung học cơ sở là 36 học sinh/lớp
và cấp trung học phổ thông là 43 học sinh/lớp. Số học sinh bình quân
một giáo viên mầm non là 18 học sinh/giáo viên; cấp tiểu học là 21
học sinh/giáo viên; cấp trung học cơ sở là 19 học sinh/giáo viên và cấp
trung học phổ thông là 19 học sinh/giáo viên.
Năm 2017, tồn tỉnh có 5 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao
đẳng, bao gồm 4 trường cơng lập và 1 trường ngồi cơng lập. Số giáo
trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng là 375 người, tăng 4,5% so với
năm 2016. Số sinh viên trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng là 6.849

người, tăng 15,8% so với năm 2016. Năm 2017, tồn tỉnh có 2.044
sinh viên tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, giảm
21,5% so với năm 2016.
Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 3/9/2016 của Chính phủ đã quyết
nghị, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản
lý nhà nước đối với các trường sư phạm. Theo đó, 201 trường cao đẳng
và 303 trường trung cấp chuyên nghiệp được bàn giao cho Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội. Từ năm 2017 các trường này sẽ tuyển
sinh theo quy chế ban hành phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Y tế
Số cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước quản lý tại thời điểm
31/12/2017 là 130 cơ sở, trong đó có 13 bệnh viện, 1 phòng khám đa
khoa khu vực và 116 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Số
giường bệnh do Nhà nước quản lý tại thời điểm trên là 2.590 giường,
tăng6,8% so với năm 2016, trong đó có 1.760 giường trong các bệnh
viện, tăng10,3%; 10 giường tại phòng khám đa khoa khu vực và 820
19


giường tại các trạm y tế. Số giường bệnh do các cơ sở y tế Nhà nước
quản lý (khơng tính giường bệnh tại cáctrạm y tế xã, phường, cơ quan,
xí nghiệp) bình quân 1 vạn dân năm 2017 là 21,8 giường bệnh, tăng so
với bình quân 20 giường bệnh của năm 2016.
Tại thời điểm 31/12/2017, số nhân lực y tế do Nhà nước quản lý
là 2.009 người, trong đó 1.825 người làm việc trong ngành Y;
184người làm việc trong ngành Dược. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân
đã tăng từ 6,6 người năm 2016 lên 7,0 người năm 2017.
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
năm 2017 đạt 99,2%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2016;

tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là 11,8%,
giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2016.
- Đời sống dân cư
Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn
tỉnh theo giá hiện hành đạt 2.950 nghìn đồng, tăng 8,9% so với năm
2016, trong đó khu vực thành thị đạt 3.993,7 nghìn đồng, tăng 9,4%;
khu vực nơng thơn đạt 2.771,9 nghìn đồng, tăng 7,0%.
Tỷ lệ dân số thành thịđược cung cấp nguồn nước sạch qua hệ
thống cấp nước tập trung năm 2017 đạt 94%, tỷ lệ hộ nông thôn được
sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 93,5%. Diện tích nhà ở bình qn
đầu người toàn tỉnh năm 2017 đạt 24,6 m2/người, tăng 0,7 m2 so với
năm 2016.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,24% năm 2016 xuống còn 3,28%
năm 2017.
- Trật tự và an toàn xã hội
Năm 2017, toàn tỉnh đã xảy ra 140 vụ tai nạn giao thông, làm 82
người chết và 86 người bị thương. So với năm 2016, số vụ tai nạn giao
thông năm 2017 giảm 5,4%; số người chết giảm 5,7%; số người bị
thương giảm 2,3%. Năm 2017, cả nước xảy ra 9 vụ cháy, nổ, không
20


thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính 4.400 triệu đồng. So với
năm trước, số vụ cháy, nổ không tăng, thiệt hại tài sản giảm58,5%.
Khái quát lại, năm 2017 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức
nhưng dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đưa ra những giải pháp phù
hợp tháo gỡ kịp thời khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đảm
bảo an sinh xã hội. Với những chỉ đạo mạnh mẽ và quyết liệt cùng sự
nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực: Kinh tế duy trì tốc độ

tăng trưởng khá, sản xuất cơng nghiệp tiếp tục đóng góp lớn vào tăng
trưởng chung, các ngành dịch vụ đã đáp ứng tốt cho sản xuất và người
tiêu dùng trên toàn tỉnh. Các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, vui
chới giải trí diễn ra sơi động, phong phú. Cơng tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân được tăng cường. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được cả
hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội và các doanh nghiệp cùng quan
tâm. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội
ổn định.

21


22


ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU

Biểu
Table
1

ADMINISTRATIVE UNIT, LAND AND CLIMATE

Trang
Page

Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2017
phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh
Number of administrative units as of 31/12/2017 by district


15

2

Hiện trạng sử dụng đất sơ bộ năm 2017
Land use in preliminary 2017

16

3

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 phân theo loại đất
và phân theo huyện/quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh
Land use by types of land and by district (As of 31/12/2017)

17

Cơ cấu đất sử dụng phân theo loại đất
và phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh (Tính đến 31/12/2017)
Structure of used land use by types of land and by district
(As of 31/12/2017)

18

Chỉ số biến động diện tích đất năm 2017 so với năm 2016
phân theo loại đất và phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh
(Tính đến 31/12/2017)
Change in natural land area index in 2017 compared to 2016
by types of land and by district (As of31/12/2017)


19

6

Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc
Mean air temperature at station

20

7

Số giờ nắng tại trạm quan trắc
Monthly sunshine duration at station

21

8

Lượng mưa tại trạm quan trắc
Monthly rainfall at station

22

9

Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc
Monthly mean humidity at station

23


4

5

10 Mực nước sơng Đáy trung bình tại trạm quan trắc năm 2017
Water level of Day river at the station in 2017

23

24


24


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
ĐẤT ĐAI, KHÍ HẬU
ĐẤT ĐAI
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định gồm
tồn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn
vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
Đất sản xuất nông nghiệp là đất đang dùng vào sản xuất nông
nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng
trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự
nhiên.
Đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; đất xây
dựng cơng trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất,

kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng.
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các cơng trình phục vụ
cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất
thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ)
đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nơng thơn, đất ở tại
đơ thị.
Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích
sử dụng, bao gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi
đá khơng có rừng cây.
KHÍ HẬU
Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng là số bình qn của
nhiệt độ khơng khí trung bình của các ngày trong tháng.
25


×