Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 95 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
CƠNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BÌNH THUẬN

PHƯƠNG ÁN
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021
CỦA CƠNG TY TNHH MTV LN BÌNH THUẬN

THÁNG

NĂM 2016


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ

Nghĩa

CBCNV

Cán bộ công nhân viên



Cộng đồng

CT

Công ty

EIA


Đánh giá tác động môi trường

FSC

Hội đồng Quản trị rừng thế giới

GFA

Tập đồn tư vấn GFA – CHLB Đức

HCVF

Khu rừng có giá trị bảo tồn cao

LN

Lâm nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Quyết định

SIA

Đánh giá tác động xã hội


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

XN LN

Xí nghiệp lâm nghiệp

WWF

Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Tên biểu
Biểu 01. Hiện trạng sử dụng đất tồn cơng ty
Biểu 02. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
Biểu 03. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2021

Biểu 04. Diện tích rừng theo quy hoạch 3 loại rừng
Biểu 05. Diện tích lập kế hoạch sản xuất
Biểu 06: Diện tích rừng trồng và cây trồng khác
Biểu 07. Khu vực quản lý bảo vệ
Biểu 08. Bảng kê dự trù kinh phí PCCR và phịng trừ sâu bệnh hại
Biểu 09: Bảng kê thuốc phòng trừ sâu bệnh hại
Biểu 10. Kế hoạch trồng rừng mới
Biểu 11. Kế hoạch chăm sóc rừng sau khai thác – Bạch đàn tái sinh chồi
Biểu 12. Chi phí chăm sóc Bạch đàn tái sinh chồi cho 1 chu kỳ KD
Biểu 13. Kế hoạch chăm sóc rừng Keo lai trồng mới
Biểu 14. Chi phí chăm sóc Keo lai cho 1 chu kỳ KD
Biểu 15. Kế hoạch trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng
Biểu 16. Dự kiến khối lượng khai thác tồn cơng ty
Biểu 17. Tổng hợp kinh phí dự kiến phục vụ kế hoạch khai thác
Biểu 18. Kế hoạch chăm sóc và thu hoạch mủ Cao su
Biểu 19. Chi tiết sản phâm chế biến 2016 - 2021
Biểu 20. Phân bổ lực lượng Quản lý bảo vệ rừng
Biểu 21. Kế hoạch nguồn nhân lực trong 6 năm tới
Biểu 22. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhân lực
Biểu 23. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch
Biểu 24. Kế hoạch quỹ tiền lương
Biểu 25. Dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển (2016-2021)
Biểu 26. Biểu tổng hợp nhu cầu vốn
Biểu 27: Giá trị sản phẩm thu đựơc đem lại doanh thu lợi nhuận

Trang
19
37
46
47

48
48
49
52
52
55
55
56
56
56
58
60
62
63
64
66
67
67
69
69
70
75
76

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Nội dung

trang

1 Hình 1. Bản đồ ranh giới hành chính cơng ty


11

2 Hình 2. Sơ đồ bộ máy quản lý cơng ty

34

3 Hình 3. Tương quan diện tích dự kiến KT hàng năm Keo và Bạch đàn.

62

3


MỤC LỤC
1.3. Cam kết quốc tế...............................................................................................9
2. Tài liệu sử dụng xây dựng Phương án................................................................9
2.3.4. Đánh giá tổng quát về đất đai.............................................................19
2.4.2. Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.21
4. Hiện trạng mạng lưới đường xá, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc
của đơn vị.............................................................................................................32
5. Hiện trạng hệ thống tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất..........33
5.1. Hệ thống tổ chức.......................................................................................33
5.4.3.Hệ thống vườn ươm............................................................................36
6.1. Đánh giá về thực hiện kế hoạch và tuân thủ pháp luật..............................36
6.1.2. Thi hành luật pháp, chính sách...........................................................38
6.1.3. Thực hiện quy trình, quy phạm..........................................................38
6.1.4. Các tồn tại và nguyên nhân................................................................38
6.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.................................39
6.2.1. Hiệu quả về kinh tế.............................................................................39

6.2.2. Hiệu quả về môi trường......................................................................40
6.2.3. Hiệu quả về xã hội..............................................................................41
1.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................44
2.2. Xác định khu vực loại trừ..........................................................................47
4.1.1. Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại................48
4.1.2. Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng...............................................50
4.1.3. Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại.......................................................51
4.1.4. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao
......................................................................................................................52
Nguồn kinh phí phục vụ kế hoạch trồng rừng trong suốt 1 chu kỳ 6 năm:
73.147 triệu đồng là nguồn vốn liên doanh liên kết.....................................55
4.2.2. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng và rừng tái sinh chồi.........................55
Nguồn kinh phí phục vụ kế hoạch chăm sóc rừng bạch đàn tái sinh chồi
trong suốt 1 chu kỳ 6 năm: 27.355 triệu đồng là nguồn vốn tự có của Cơng
ty...................................................................................................................56
4.2.3. Kế hoạch chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh
gỗ lớn............................................................................................................57
4.2.4. Kế hoạch sản xuất nông lâm kết hợp:................................................57
Tổng nguồn kinh phí cho kế hoạch sản xuất Nông lâm kết hợp là: 17.800
triệu đồng, được lấy từ nguồn vốn liên doanh liên kết.................................58
4


4.2.5. Kế hoạch sản xuất cây giống( Vườn ươm):........................................58
4.3.2. Kế hoạch cho 1 chu kỳ.......................................................................59
4.3.3. Công cụ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển, kỹ thuật
khai thác, an toàn lao động; thiết kế khai thác.............................................61
4.3.4. Khai thác mủ cao su...........................................................................62
4.8. Kế hoạch đầu tư phát triển........................................................................69
1. Giải pháp kỹ thuật............................................................................................71

1.1. Về công tác phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng............................71
1.2. Giải pháp về công tác QLBVR..................................................................71
1.3. Về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng..........................................................72
2. Giải pháp về chính sách....................................................................................73
3. Giải pháp về khoa học cơng nghệ....................................................................73
4. Giải pháp về giảm thiểu tác động đến môi trường...........................................73
4.1. Giải pháp quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao HCVF................................73
4.2. Giải pháp về giảm thiểu tác động đến môi trường khác............................73
5. Giải pháp giảm thiểu tác động đến xã hội........................................................74
6. Giải pháp về nguồn vốn thực hiện Phương án.................................................74
1.1. Giá trị sản phẩm thu đựơc đem lại doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách:. 75
1.2. Tăng vốn rừng...........................................................................................76
2. Giám sát và đánh giá........................................................................................78
2.1. Nội dung....................................................................................................78
2.2. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá..............................................................78
2.3. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá....................................................78
2.4. Kết quả giám sát và đánh giá.....................................................................79
Mercury (Hg)............................................................................................................93

5


MỞ ĐẦU
Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Cơng ty
Lâm nghiệp Bình Thuận) được thành lập theo quyết định hợp nhất số 3616/QĐ–
UBND, ngày 16 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Bình Thuận trên cơ sở hợp
nhất 2 Công ty là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (cũ) và Cơng ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân là một trong những công ty kinh
doanh lâm nghiệp thuộc tỉnh Bình Thuận, Cơng ty được thành lập theo Quyết định

số 2428/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Bình Thuận, mà
tiền thân là đơn vị sự nghiệp với tên gọi là Lâm trường Hàm Tân (thành lập 1977);
tháng 3 năm 2003 được chuyển đổi phương thức hoạt động từ đơn vị sự nghiệp
sang đơn vị hạch toán độc lập như một doanh nghiệp Nhà nước (Quyết định số
643/QĐ-UBND ngày 12 tháng 03 năm 2003 của UBND tỉnh Bình Thuận); đến
tháng 10 năm 2006 được chuyển từ Lâm trường Hàm Tân thành công ty Lâm
nghiệp Hàm Tân (quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2006 của
UBND tỉnh Bình Thuận); từ tháng 10 năm 2010 chuyển thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước
Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (cũ) trước đây được thành lập
theo quyết định số 2427/QĐ–UBND ngày 25 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh
Bình Thuận, tiền thân là Công ty Lâm sản Phan Thiết, thành lập ngày 27/11/1991;
trải qua nhiều lần đổi tên và thành lập lại (đổi tên thành Công ty Lâm sản Bình
Thuận, ngày 26/5/1992; thành lập lại Cơng ty Lâm Sản Bình Thuận, ngày
11/12/1992; đổi tên thành Cơng ty Lâm nghiệp Bình Thuận, ngày 27/3/2002 và
cuối cùng chuyển thành Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (cũ), ngày
25/10/2010).
Tổng diện tích Cơng ty TNHH MTV LN Bình Thuận hiện nay được giao quản
lý 18.145,90 ha. Trong đó ở địa bàn huyện Hàm Thuận Nam là 7.602,46 ha, huyện
Hàm Thuận Bắc là 1.658,85 ha, huyện Bắc Bình là 1.880,64, huyện Hàm Tân,
TX.Lagi: là 6.987,35 ha và 16,60 ha đất phi nông nghiệp.
Trụ sở đóng tại 30 Yersin, Phường Phú Trinh, Thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận.
Điện thoại: 0623821717 Fax: 062 3824104.
Email:
Website:http://www. lamnghiepbinhthuan.com
6


Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng

và khai thác rừng trồng, chế biến gỗ và cung cấp dịch vụ lâm nghiệp. Những năm
gần đây, Cơng ty đã hồn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ lâm
nghiệp, kinh doanh có lãi, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đời sống
cán bộ công nhân viên được nâng cao; góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Để phát huy các thành quả đã đạt được, quản lý kinh doanh rừng bền vững
là một mục tiêu quan trọng mà công ty cần đạt đến nhằm thực hiện được các thành
tựu về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện Thông tư
38/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn về “Hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững”, góp phần thực
hiện một trong 3 chương trình trọng điểm của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp
quốc gia giai đoạn 2016–2020 là chương trình quản lý rừng bền vững, với mục tiêu
cụ thể là phấn đấu đến năm 2020 phải có ít nhất khoảng 50% diện tích rừng trồng
được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Vì những lý do trên, Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận phải xây
dựng phương án quản lý rừng bền vững, nhằm quản lý rừng theo một định hướng
đúng đắn có cơ sở khoa học và thực tiễn, bảo đảm quản lý rừng bền vững về kinh
tế, xã hội và môi trường, đạt được các nguyên tắc về quản lý rừng bền vững của
Quốc tế tiến tới được cấp chứng chỉ rừng.
1. Căn cứ xây dựng Phương án
1.1 Chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 03
năm 2004 của UB Thường vụ Quốc hội;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về “Ban hành Quy chế quản lý rừng”;
- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về “Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007- 2015, và
Quyết định 66/2011/QĐ –TTg ngày 9/12/2011 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg và Thông tư 02/2008 hướng dẫn thực hiện
Quyết định 147”;

- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nơng
nghiệp và PTNT về “Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng”;
- Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn về “Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận
thu lâm sản”;
- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật PCCC sửa đổi số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam;
7


- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Thông tư: 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về “Hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững”;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 về “Sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả của công ty nông, lâm nghiệp”.
1.2. Các văn bản cấp tỉnh
- Quyết định số 4315/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc “Phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020”;
- Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc “Phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ban quản lý
Chương trình UN-REDD tỉnh Bình Thuận”;
- Cơng văn 1571/SNN-KHTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nơng thơn tỉnh Bình Thuận về việc “Lập Phương án quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng đối với Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận và

Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân”;
- Biên bản ghi nhớ số 01/BBGN/UNREDD&CTLNBT ngày 19 tháng 8 năm
2015 về việc “Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững và tập huấn về chứng
chỉ rừng giữa Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam tỉnh Bình Thuận và
Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận”;
- Cơng văn số 255/UNREDD-VP ngày 14 tháng 12 năm 2015 về việc “Ban
hành Cẩm nang hướng dẫn thực hiện chương trình Giảm phát thải khí nhà kính
thơng qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên
rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) giai đoạn II";
- Quyết định số 3616/QĐ–UBND ngày 16 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc “Hợp nhất 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp
Bình Thuận và Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân”;
- Quyết định số 3698/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc “Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ban
quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Bình Thuận”;
- Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 – 2020
dã được Hội đồng nhân tỉnh thông qua;
- Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh
Bình Thuận về “Phê duyệt kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận”.
- Quyết định 874/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2016 của UBND tỉnh
Bình Thuận về “Phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bình Thuận năm 2015”;
- Các quy phạm, quy trình, hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch, quy hoạch ba
loại rừng do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt
Nam ban hành.

8


1.3. Cam kết quốc tế
- Công ước về Đa dạng sinh học năm 1992 (UN CBD) bao gồm các chương

trình hành động về đa dạng sinh học rừng;
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UN - FCCC) Công ước Liên Hiệp Quốc chống sa mạc hóa và hạn hán (UN - CCD);
- Thỏa thuận gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTA);
- Công ước Cites về chống mua bán động vật hoang dã;
- Các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế về người lao động, Cơng ước
về An tồn Vệ sinh lao động...
- Thỏa thuận gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTA) trong đó kêu gọi các bên tham gia
công ước thúc đẩy quản lý bảo vệ các khu rừng sản xuất gỗ nhiệt đới;
- Công ước Cites, các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế về người lao
động, Công ước về An tồn Vệ sinh lao động...
1.3. Các cơng bố và cam kết của Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình
Thuận.
- Cơng bố điều lệ Cơng ty;
- Cơng bố về chính sách mơi trường;
- Cơng bố về chính sách xã hội;
- Cơng bố về chính sách lao động;
- Cam kết thực hiện Quản lý rừng bền vững;
- Cam kết thực hiện an tồn lao động;
- Cam kết thực hiện bảo vệ mơi trường;
- Cam kết thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp xã hội.
2. Tài liệu sử dụng xây dựng Phương án
2.1. Tài liệu sử dụng:
- Bản đồ: Bản đồ hiện trạng rừng (Bản đồ kiểm kê rừng 2015); bản đồ quy
hoạch 3 loại rừng;
- Số liệu kiểm kê rừng 2015;
- Số liệu quy hoạch sử dụng đất của công ty giai đoạn 2011 – 2015;
- Số liệu khí tượng của địa phương;
- Niên giám thống kê;
- Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng hàng năm của Công ty;
- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ & phát triển rừng của UBND tỉnh và các huyện;

2.2. Các báo cáo chuyên đề:
- Báo cáo chuyên đề về Điều tra rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp
Bình Thuận, tháng 4/2016 (Điều tra 2 khu vực : Xí nghiệp LN Hàm Tân và 03 Xí
nghiệp LN Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình);
- Báo cáo chuyên đề về Điều tra động thực vật của Cơng ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Bình Thuận, tháng 4/2016 (Điều tra 2 khu vực : Xí nghiệp LN Hàm Tân và
03 Xí nghiệp LN Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình);
9


- Báo cáo chuyên đề về Khu rừng bảo tồn giá trị cao ( HCVF) của Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, tháng 4/2016.
- Báo cáo chuyên đề về Đánh giá tác động môi trường và xã hội của Cơng ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, tháng 5/2016.
- Bản đồ hiện trạng rừng, tỉ lệ 1/25.000 VN 2000 năm 2015;
- Bản đồ quản lý rừng bền vững, tỉ lệ 1/25.000 VN 2000 năm 2015.

Chương 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ,
XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ

10


Hình 1. Bản đồ ranh giới hành chính cơng ty
1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích đất đai
1.1. Ranh giới:
Tổng diện tích rừng và đất rừng phục vụ xây dựng Phương án quản lý rừng
bền vững phân bố trên 4 Xí nghiệp Lâm nghiệp: Xí nghiệp LN Hàm Thuận Bắc
(nằm trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc), Xí nghiệp LN Bắc Bình (nằm trên địa

bàn huyện Bắc Bình), Xí nghiệp LN Hàm Thuận Nam (nằm trên địa bàn huyện
Hàm Thuận Nam) và Xí nghiệp LN Hàm Tân (nằm trên địa bàn huyện Hàm Tân).
Ranh giới hành chính theo từng Xí nghiệp như sau:

a/ Xí nghiệp LN Bắc Bình
Khu vực Dự án trồng rừng nguyên liệu thuộc địa bàn xã Lương Sơn (nay là
Thị trấn Lương Sơn, xã Hòa Thắng và xã Sơng Bình) và xã Sơng Lũy - thuộc
huyện Bắc Bình. Có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp khu vực rừng phịng hộ Cà Giây
+ Phía Nam giáp khu vục đất sản xuất chuyên canh màu trên cát của dân;
+ Phía Đơng giáp sơng Ma Hý;
+ Phía Tây giáp sơng Cà Tót đổ về Sơng Lũy.
b/ Xí nghiệp LN Hàm Thuận Nam
+ Phía Bắc giáp ranh giới rừng phịng hộ Sơng Móng- Ca Pét;
+ Phía Nam giáp đất nông nghiệp chuyên canh màu của dân;
+ Phía Đơng giáp đất nơng nghiệp của dân, sơng Kơ t;
+ Phía Tây giáp Núi Đền, ranh giới rừng phịng hộ Sơng Móng- Ca Pét.
c/ Xí nghiệp LN Hàm Thuận Bắc
+ Phía Bắc giáp Ban QLRPH Hàm Thuận – Đa Mi;
+ Phía Nam giáp Sơng La Ngà;
+ Phía Tây giáp đất Xã La Dạ;
+ Phía Đơng giáp đất Xã La Dạ.
d/ Xí nghiệp LN Hàm Tân
+ Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh;
+ Phía Nam giáp Biển Đơng;
+ Phía Đơng giáp huyện Hàm Thuận Nam;
+ Phía Tây giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.
1.2. Diện tích quản lý
Hiện tại công ty được giao quản lý 18.145,90 ha đất tự nhiên, gồm: Đất lâm
nghiệp: 15.253,77 ha; đất ngoài lâm nghiệp sử dụng theo hiện trạng: 2.875,53 ha;

đất phi nông nghiệp: 16,60 ha. Trong đó:
- Rừng tự nhiên nghèo: 2.958,88 ha ;
11


- Rừng trồng : 10.434,41 ha (gồm Cao su: 1.644,62 ha, Keo lai : 4.722,77 ha,
Bạch đàn: 4.062,37 ha, Xà cừ : 4,65 ha);
- Cây nông nghiệp: 129,82 ha (Thanh long: 21,22 ha và một số loài cây ăn quả
khác:108,6 ha);
- Diện tích lấn chiếm: 1.602,33 ha (trong QH 3 loại rừng: 1.399,82 ha, ngoài
QH 3 loại rừng: 202,51 ha);
- Diện tích rẫy dân sản xuất ổn định: 160,24 ha;
- Đất trống, khe suối,… : 2.843,62 ha (đất trống có khả năng trồng rừng
khoảng 700 ha; khơng có khả năng trồng rừng (lòng lươn, khe suối, núi đá):
2.143,62 ha);
- Đất phi nông nghiệp (là đất xây dựng trụ sở Văn phịng Cơng ty, các Xí
nghiệp, vườn ươm ,...): 16,60 ha.
2. Điều kiện tự nhiên:
• Độ cao bình qn so với mặt nước biển
- Từ 60 – 80 m đối với XN Bắc Bình và XN Hàm Thuận Nam;
- Từ 350 - 400 mét đối với XN Hàm Thuận Bắc;
• Độ dốc bình quân
- Từ 0 - 8 độ đối với XN Bắc Bình và XN Hàm Thuận Nam;
- Từ 8 - 10 độ đối với XN Hàm Thuận Bắc.
• Tình trạng xói mịn: trung bình
• Địa hình
- Tương đối bằng phẳng đối với XN Bắc Bình và XN Hàm Thuận Nam;
- Tương đối dốc, theo kiểu đồi bát úp đối với XN Hàm Thuận Bắc.
- Đối với Xí nghiệp LN Hàm Tân :
Diện tích Xí nghiệp quản lý có địa hình khá thuận lợi, thuộc dạng địa hình

chính là vùng đồi thoải lượn sóng; có độ cao so với mực nước biển khoảng 70 m,
nghiêng dần từ Bắc xuống Nam với độ dốc nhỏ hơn 5 0. Vùng này có địa hình thoải
phẳng, rất thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh nghề rừng;
2.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
a. Xí nghiệp LN Bắc Bình
- Nhiệt độ: Trung bình hàng năm 26,9 độ. Cao nhất 32,2 độ; thấp nhất 22,7
độ. Tổng nhiệt năm: 9.807. Số giờ nắng bình quân: 7,2 giờ/ngày.
- Độ ẩm: Trung bình 78 %.
- Lượng mưa: Trung bình hàng năm 709,8 mm. Số ngày mưa trung bình/ năm:
46 ngày. Mùa mưa tập trung từ tháng 05 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 04 năm sau. Khu vực núi có lượng mưa cao hơn từ 900 – 1000 mm. Các
tháng có số ngày mưa cao nhất là tháng 8, 9, các tháng có số ngày mưa thấp nhất là
tháng 5, tháng 6.
- Lượng bốc hơi hàng năm: khoảng 80% so với lượng mưa.
12


- Gió: Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính, mùa khơ là gió mùa Đơng hoặc
Đơng Bắc; mùa mưa là gió mùa Tây và Tây Nam;
- Thủy văn:
Hệ thống sơng suối ít và ngắn. Sơng lớn nhất là sơng Luỹ nhưng nằm rất xa
so với khu vực rừng trồng. Phần lớn vào mùa khô các sông, suối đều cạn nước, đặc
biệt là khu vực vùng động cát rất khô hạn nên khi cháy rừng xảy ra thì nguồn nước
cung cấp để chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.
Qua các đặc trưng khí hậu nói trên cho thấy, Xí nghiệp Bắc Bình ít thuận lợi
cho việc trồng rừng vì lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao. Do đó, phải trồng lọai
cây thích hợp đã qua khảo nghiệm thực tế trên vùng đất này. Qua kinh nghiệm thì
vùng động chuyên trồng keo lai và vùng núi trồng Bạch đàn.

b. Xí nghiệp LN Hàm Thuận Nam

- Nhiệt độ: Trung bình hàng năm 26,7o C; cao nhất 30,5O độ; thấp nhất 23,4O.
Tổng nhiệt năm 9.711 độ.
- Độ ẩm: Trung bình 81%. Cao nhất 100%; thấp nhất 50- 60%.
- Lượng mưa: Trung bình hàng năm 1120 mm. Số ngày mưa trung bình/ năm:
109 ngày. Mùa mưa tập trung từ tháng 05 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 04 năm sau.
Lượng mưa phân bố trong các tháng mùa mưa không đều, các tháng có số
ngày mưa cao nhất là tháng 7,8,9. Các tháng có số ngày mưa thấp nhất trong mùa
mưa là tháng 5, tháng 6 và tháng 10.
- Lượng bốc hơi hàng năm: khoảng: 80% so với lượng mưa
- Gió: Là khu vực chịu ảnh hưởng của các loại gió mùa rõ rệt, mùa khơ là gió
mùa Đơng hoặc Đơng Bắc; mùa mưa là gió mùa gió mùa Tây và Tây Nam.
+ Tốc độ gió trung bình năm 3,5 m/s.
+ Tốc độ gió lớn nhất: 25 m/s.
- Thủy văn:
Hệ thống thuỷ văn khu vực Hàm Thuận Nam có lượng nước tương đối lớn,
song do sông suối ngắn và dốc nên thường gây lũ vào mùa mưa và cạn kiệt vào
mùa khô, khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong những
tháng mùa mưa lượng dòng chảy chiếm đến 70% tổng lượng dòng chảy của cả
năm, các khe suối nhỏ lưu vực dưới 20 km 2 chỉ có nước vào mùa mưa. Trong khu
vực của xí nghiệp có một hệ thống sơng suối lớn như Suối Vàng, Sơng Móng, Sơng
Ka Pét có nước quanh năm và nhiều khe, suối nhỏ cạn nước vào mùa khô, hội tụ
chảy về đập Ba Bàu, riêng ở vùng trồng rừng đất cát tại Hàm Cường và Hàm Mỹ
khơng có hệ thống sơng suối chảy qua.
Qua các đặc trưng về khí hậu nói trên cho thấy đây là điều kiện tương đối
thuận lợi cho việc trồng cây lâm nghiệp; thích hợp với các loài cây mọc nhanh như
Keo lai, bạch đàn, cho sản lượng gỗ cao.
c. Xí nghiệp LN Hàm Thuận Bắc
13



- Khí hậu: Khu vực này chịu ảnh hưởng bởi kiểu khí hậu khơ hạn đặc trưng
của tỉnh Bình Thuận và được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11; mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
+ Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600 mm.
+ Lượng bốc hơi hàng năm là khoảng: 70% so với lượng mưa.
+ Nhiệt độ bình quân/năm là 27oc, cao nhất: 35oC, thấp nhất: 20oC .
+ Độ ẩm khơng khí là: 80% đến 90%.
- Hướng gió chính: Chủ yếu là gió mùa Đơng Nam, sức gió mạnh nhất là vào
thời điểm tháng 3 hàng năm.
- Thuỷ văn: Thuộc hệ thống lưu vực sông La Ngà có suối Salon và các khe
suối nhỏ, hầu hết đều cạn nước vào mùa khô, tuy nhiên nhiều nơi vẩn cịn mạch
nước ngầm tương đối nơng vì vậy khá thuận lợi cho việc sinh hoạt của lao động khi
tổ chức trồng rừng và trồng cây cơng nghiệp.
d. Xí nghiệp LN Hàm Tân
- Khí hậu:
Địa bàn quản lý của Xí nghiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo và chịu ảnh hưởng khí hậu đại dương với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu thống kê
của trạm khí tượng thủy văn Hàm Tân qua nhiều năm cho thấy đặc điểm khí hậu,
thời tiết trên địa bàn như sau:
+ Chế độ nhiệt: Nằm trong vùng nắng nóng với nhiệt độ cao đều, trung bình
trong năm là 26,60C, tháng cao nhất 34,60C, tháng thấp nhất 18,50C; số giờ nắng
trung bình 2.460 giờ/ năm. Số giờ nắng trong ngày 9 - 10 giờ vào mùa khô, 7 - 8
giờ vào mùa mưa, tổng tích ơn tương đối lớn 6.800 - 9.9000C/năm.
+ Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.570
mm/năm, trung bình năm cao nhất 2.396mm, trung bình năm thấp nhất 1.012mm;
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 96% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm khoảng 4% tổng tượng mưa của cả năm. độ ẩm
trung bình từ 79- 86%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 (88%), thấp nhất vào tháng 1

(78%).
+ Lượng bốc hơi trung bình 1.225 mm/năm
- Chế độ gió: Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Tây
Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng
4; tốc độ gió trung bình 3 - 6 m/s, mạnh nhất 20 - 40 m/s.
- Giông bão, lũ lụt: Giông bão thường xuất hiện vào mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng 10) có kèm theo mưa to gây lũ lụt. Trong những năm gần đây, do thảm thực
vật bị tàn phá nhiều nên lũ lụt có chiều hướng gia tăng và mức độ thiệt hại ngày
càng lớn.
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu của khu vực khá thuận lợi cho phát triển đa
dạng các lồi cây trồng, đặc biệt là các lồi cây cơng nghiệp ngắn ngày, dài ngày và
cây thực phẩm có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa, nhiều
nắng và gió, lượng bốc hơi cao, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, ảnh hưởng
14


rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
- Thuỷ văn :
Chế độ thủy văn trên địa bàn chịu ảnh hưởng chính của hệ thống sơng suối gồm
sơng Cơ Kiều, sơng Chùa, sơng Tơm, suối Sâu, ... Nhìn chung, hệ thống sơng suối đều
xuất phát từ phía Tây Bắc và đổ ra biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Các
sơng, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lịng sơng lớn, dịng chảy phụ thuộc vào
chế độ mưa mang đặc điểm của hệ thống sông, suối khu vực Nam Trung bộ. Do
nguồn nước các sông chỉ tập trung vào mùa mưa và lượng nước dự trữ từ ao hồ tự
nhiên khơng đáng kể nên cần có các giải pháp để giải quyết nhu cầu nước cho sản
xuất và sinh hoạt của gười dân trên địa bàn.
Ngoài ra, khu vực còn chịu tác động bởi chế độ thuỷ triều của biển Bình
Thuận mang tính chất bán nhật triều (độ cao triều cường nhỏ hơn 2m). Chế độ
thủy triều đã gây nhiễm mặn cho các vùng đất ven biển, cửa sông thuộc các xã
Tân Thắng, Sơn Mỹ, Tân Hải, Tân Bình, Tân Phước. Chế độ dịng chảy ven biển

trong những năm gần đây có sự đột biến gây xói lở nghiêm trọng bờ biển ở một
số nơi. Vì vậy, cần có các giải pháp hữu hiệu (xây dựng hệ thống kè, đập chắn
sóng...) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng này.
e. Đánh giá chung về điều kiện khí hậu:
Điều kiện khí hậu ảnh hưởng trên tồn bộ lâm phận quản lý của Cơng ty
phân hóa theo mùa và khu vực theo hướng tăng dần về phía Nam. Có thể phân
chia thành 2 khu vực địa lý như sau:
- Vùng ven biển phía Đơng, phạm vi bao gồm tồn huyện Bắc Bình. Đây
là vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa
ít, thiếu ẩm và khơ hạn nhất tỉnh, đất đai kém dinh dưỡng, thực vật nghèo nàn,
có khoảng 70.000 ha đất cát ven biển khô hạn thiếu nước...
- Vùng giữa theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thuộc phạm vi huyện Hàm
Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Đây là vùng mưa vừa, có lượng mưa
ổn định, đất đai tương đối khá, nếu có nước tưới có thể thích hợp để phát triển
nhiều loại cây cơng nghiệp ngắn ngày hàng năm và lúa.
Sự phân hóa mạnh mẽ về điều kiện khí hậu giữa 2 khu vực có tác động và
chi phối rất lớn đến công tác bố trí sản xuất kinh doanh cũng như năng suất chất
lượng rừng của Cơng ty. Xác định được đặc thù khí hậu mỗi vùng sẽ là tiền đề
quan trọng để đưa ra những giáp pháp hợp lý trong công tác nâng cao chất lượng
công tác sản xuất, quản lý bảo vệ rừng.
2.3. Đặc điểm đất đai
2.3.1. Phân loại đất và đặc tính:
a/ Xí nghiệp Lâm nghiệp Bắc Bình
Đất thuộc Xí nghiệp LN Bắc Bình chia thành 2 khu vực:
• Khu vực động cát thuộc hai xã Lương Sơn (nay là thị trấn Lương Sơn
và xã Hịa Thắng) và xã Sơng Lũy
15


Tòan bộ là các lọai đất cát đỏ, cát trắng, độ dầy tầng dất từ 70–100cm. Độ dốc

từ 0- 5 độ, tầng mùn ít, độ kết dính rời rạc, khả năng giữ nước kém, bốc hơi mạnh,
ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong mùa khơ.
• Khu vực phía núi: xã Sơng Bình và Sơng Lũy
Thành phần chủ yếu là đất Feralít, đất xám trên đá phiến xa. Độ dốc từ 3 – 8
độ, độ dầy tầng đất từ 30 – 50 cm, tỷ lệ mùn tầng mặt ít, độ cao so với mặt nước
biển từ 70 m trở lên. Là lọai đất ít mùn, thành phần dinh dưỡng thấp.
Đặc trưng cơ bản của cả hai loại đất này là có dộ dày bình qn khoảng 5070cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng mùn đạt thấp, độ ẩm
đất tương đối thấp. Qua kinh nghiệm cho thấy loài cây phù hợp cho trồng rừng là
bạch đàn.
b/ Xí nghiệp LN Hàm Thuận Nam
Theo bản đồ lập địa tồn tỉnh thì khu vực trồng rừng sản xuất của xí nghiệp có
các dạng đất chính như sau:
• Khu vực động cát: xã Hàm Cường và Hàm Mỹ
Toàn bộ là các lọai đất cát đỏ, cát trắng, độ dầy tầng đất từ 70 – 100 cm. Độ
dốc từ 0- 5 độ, tầng mùn ít, độ kết dính rời rạc, hút nước và thốt ẩm mạnh nên có
khó khăn trong việc giữ ẩm cho cây để chống chịu trong mùa khơ.
• Khu vực núi: xã Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Cần, Hàm Thạnh; có 3
dạng đất chính như sau:
- Đất Fn: Đất Feralit núi có màu nâu nhạt, tầng đất dày dưới 50 cm; đa số là
nằm trên những vùng có độ dốc cao, phức tạp, giáp khu vực rừng phịng hộ Sơng
Móng- Kapét; ít thuận lợi cho việc trồng rừng. Diện tích loại đất này chiếm khoảng
5% diện tích tự nhiên tồn khu vực.
- Đất ISF Vb1: Là loại đất Sialit-Feralit phát triển trên mẫu chất phù sa cổ. Đất
có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, màu nâu đậm, tầng đất dày trên 50
cm, độ dốc từ 0-8 độ, diện tích chiếm khoảng 85 % diện tích tự nhiên khu vực; nằm
ở vùng giáp ranh đất nông nghiệp của dân. Loại đất này tương đối phù hợp với việc
trồng cây gây rừng.
- Đất IFTa1: Là loại đất Feralit phát triển trên đá mẹ Granit, có màu nâu đỏ,
thành phần cơ giới là cát pha, cát tơi, rời, khô. Là loại đất ít mùn, thành phần dinh
dưởng thấp, ít thích hợp cho cơng tác trồng cây gây rừng. Diện tích vào khoảng

10% tổng diện tích tự nhiên của khu vực, nằm ở vùng bằng phẳng, gần sông suối,
đất nông nghiệp, chủ yếu là dạng đất bazan.
Đặc trưng cơ bản của 3 loại đất này là tầng đất sâu vào khoảng 50 cm, thành
phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng mùn trung bình, độ pH từ 5,5- 6,0,
các chất khống, vi lượng đạt thấp; đất tương đối khơ. Do đó, khi chọn lựa cây
trồng cần chọn những cây cải tạo đất, cây có khả năng chịu khơ hạn và có khả năng
chống chịu sâu bệnh đã mọc tốt trên vùng này để cải tạo đất, cải thiện môi trường.
c/ Xí nghiệp LN Hàm Thuận Bắc
Theo bản đồ lập địa cấp I tồn tỉnh Bình Thuận, đất thuộc Xí nghiệp quản lý
có các dạng đất sau:
16


Dạng đất chính là đất Feralit phát triển trên Gơlalit (F^), mẫu phù sa cổ (SFu).
Độ dốc từ 0 đến 8 độ, thành phần cơ giới là đất cát pha đến thịt nhẹ, tầng đất dày
trên 50cm, hàm lượng mùn trung bình.
d/ Xí nghiệp LN Hàm Tân
Theo tài liệu của chương trình “Điều tra tổng hợp 52E” và vận dụng phương
pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy tài nguyên đất của Hàm Tân và
thị xã La Gi rất phong phú và đa dạng với 7 nhóm đất chính, 16 đơn vị đất cấp 2.
Các nhóm đất phân bố trên các dạng địa hình đặc trưng là vùng núi, vùng đồi gị và
đồng bằng ven biển. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp Xí nghiệp quản lý nằm trên
04 nhóm đất chính:
i. Nhóm đất cát (Arenosols):
- Đất cồn cát trắng vàng (Dystri - Luvic Arenosols): phân bố thành các dải
hẹp chạy dọc ven biển ở các xã Tân Thắng và Sơn Mỹ, Tân Hải, Tân Tiến, Tân
Bình,... Đất có đặc tính chua, mùn rất nghèo, hàm lượng dinh dưỡng ở tầng đất mặt
thấp, khả năng giữ mùn, nước kém.
- Đất cồn cát đỏ (Dystri - Rhodic Arenosols): phân bố ở các xã Tân Xuân,
Sơn Mỹ, Tân Phước, Tân Bình, Tân An nhưng tập trung nhiều nhất ở Tân Thắng.

Đất có thành phần cơ giới khá đều từ tầng trên xuống dưới, phản ứng chua, mùn
nghèo, độ phân giải hữu cơ mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.
- Đất cát biển (Dystri - Haplic Arenosols): Phân bố chủ yếu ở các xã Tân
Thắng và Sơn Mỹ, Tân Hải, Tân Phước; có đặc tính kiềm, mùn nghèo, hàm lượng
dinh dưỡng nghèo.
- Đất cát trắng (Dystri - Albic Arenosols): phân bố ở các xã Tân Hải, Tân
Tiến, Tân Phước.
ii. Nhóm đất phù sa (Fluvisols):
- Đất phù sa mùn gley (Gley - Umbric Fluvisols): phân bố ở xã Tân Thắng,
Thắng Hải, Tân Phước. Thành phần cơ giới đất từ trung bình đến nặng, tỷ lệ sét
cao, hàm lượng mùn cao, đất chua, lân tổng số nghèo, kali tổng số giàu.
- Đất phù sa loang lổ đỏ vàng (Plinthi - Dystric Fulvisols): có hàm lượng
mùn, đạm tổng số nghèo đến trung bình: Mùn 1- 1,5%; đạm tổng số từ 0,1- 0,15%;
lân và kali tổng số nghèo.
- Đất phù sa được bồi (UmbriHumi - Eutric Fluvisols): Phân bố ở các hạ lưu
sông, suối có tỉ lệ sét tương đối cao, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng khá. Đất
chua (pHKCl 4,5), giàu mùn (>4%) và độ phân giải yếu (C/N =15), hàm lượng đạm
0,15 - 0,16%, P205 dễ tiêu 15 mg/100g đất.
- Đất phù sa không được bồi (Umbri - Dystric Fluvisols): Phân bố ở hầu hết
các xã trong địa bàn, dọc theo các con sơng, có tỉ lệ sét khá cao (40%), pHKCl 5,8.
Đất giàu mùn (>3%), hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối khá (N: 0,15%, P205
tổng số: 0,068%, P205 dễ tiêu: 20 mg/100g đất).
iii. Nhóm đất xám (Acrisols):
Có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất, phân bố ở hầu hết các xã trong địa
bàn; đặc điểm như sau:
- Đất xám trên phù sa cổ (Veti - Haplic Acrisols): Có thành phần cơ giới từ nhẹ
17


đến trung bình, độ giữ nước và hấp thụ cation thấp, đất thường chua, nghèo mùn,

độ phì thấp, hàm lượng đạm và lân tổng số nghèo.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (Dystric - Plinthin Acrisols): Chiếm
4,13%, phân bố chủ yếu ở Tân Phước, Tân Xuân. Đất có độ phì thấp, thành phần cơ
giới chủ yếu là cát pha thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn, hàm lượng đạm tổng số, lân
tổng số nghèo, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp.
- Đất xám trên đá Granite (Dystric - Haplic - Acrisols): Phân bố trên địa hình
lượn sóng nhẹ, thoải, mức độ chia cắt mạnh hơn so với khu vực phân bố đất xám và
đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung ở hầu hết các xã. Đất có tầng mỏng và
trung bình, chua (pHKCl 4,5), nghèo mùn (0,5 - 1%), mức độ phân giải hữu cơ nhanh
(C/N <10), hàm lượng các chất đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu đều nghèo (N tổng
số: 0,006%, P205 tổng số: 0,01- 0,015, P205 dễ tiêu dưới 3mg/100g đất).
iv. Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (Leptosols):
- Có tầng canh tác mỏng, phân bố tập trung ở các xã Tân Tiến, Tân Bình, Tân
Phúc và thị trấn Tân Minh; được hình thành từ q trình xói mịn, rửa trơi mạnh
trong thời gian dài, ở vùng khí hậu nhiệt đới có lượng mưa tương đối lớn và tập
trung, khi lớp phủ thực vật đã bị cạn kiệt.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2011-2020 (Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 của UBND tỉnh Bình
Thuận) và thành quả Kiểm kê rừng tỉnh Bình Thuận năm 2015 và thực tế quản lý
thì hiện trạng quản lý của Cơng ty đến 31/12/2015 được thể hiện ở biểu 01.
Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất tồn cơng ty
STT

Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Cơ cấu(%)


2

4

5

1

Tổng diện tích quản lý ( ha)

18.145,90

100,00

Đất nơng nghiệp (ngoài QH 3 loại rừng)

2.875,53

15,85

1.1

Rừng trồng

1.652,49

9,11

1.2


Rừng tự nhiên

357,36

1,97

1.3

Đất bị lấn chiếm

202,51

1,12

1.4

Đất trống, khe suối,….

663,17

3,65

2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7

3

Đất lâm nghiệp (trong QH 3 loại rừng)
Rừng trồng
Rừng tự nhiên
Cây nông nghiệp
Đất lấn chiếm
Rẫy dân sản xuất ổn định
Mặt nước
Đất trống, khe suối,….
Đất phi nông nghiệp

15.253,77

84,06

1

8.781,92
2.601,52
129,82
1.399,82
160,24
2.180,45
16,60

48,39
14,33
0,71
7,71

0,88
12,10
0,09

18


- Tổng diện tích đất bị lấn chiếm là: 1.602,33 ha (trong QH 3 loại rừng:
1.399,82 ha, ngoài QH 3 loại rừng: 202,51 ha), trong đó:
+ 387,0 ha thuộc Xí nghiệp LN Hàm Tân. Theo Quyết định số 2547/QĐUBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, diện tích này, đã được điều
chỉnh đưa ra ngồi quy hoạch 3 loại rừng nhưng hiện nay, vẫn chưa bàn giao về địa
phương, Công ty tiếp tục thực hiện bàn giao về địa phương trong giai đoạn 20162020.
+ 599,52 ha thuộc lâm phận Xí nghiệp LN Hàm Tân, là diện tích các hộ dân
lấn chiếm và đã sản xuất ổn định trước thời điểm năm 2002; hàng năm công ty
phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước. Vì vậy, Cơng ty đang phối hợp với chính
quyền địa phương kiểm tra, rà soát lại hiện trạng để làm cơ sở cho cơng ty đưa ra
ngồi quy hoạch trả về địa phương để bố trí cho dân sản xuất.
+ Diện tích cịn lại: 615,81ha. Cơng ty đã báo cáo, phối hợp với chính quyền
địa phương để cùng giải quyết, xử lý; đến nay giải quyết vẫn chưa dứt điểm.
2.3.4. Đánh giá tổng quát về đất đai
Đặc trưng cơ bản của đất trong khu vực công ty quản lý này là tầng đất mỏng
đến trung bình; thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng mùn từ nghèo
đến trung bình, đất hơi chua với độ pH từ 5,5- 6,0; các chất khoáng, vi lượng đạt
thấp; hàm lượng đạm, lân nghèo; đất tương đối khơ. Thậm chí có khu vực đất được
hình thành từ q trình xói mịn, rửa trơi mạnh trong thời gian dài, ở vùng khí hậu
nhiệt đới có lượng mưa tương đối lớn và tập trung, khi lớp phủ thực vật đã bị cạn
kiệt. Thường phân bố trên địa hình lượn sóng nhẹ, thoải, mức độ chia cắt mạnh hơn
so với khu vực phân bố đất xám và đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung ở hầu
hết các xã.

Đặc điểm của đất như vậy dẫn đến khả năng canh tác Nông – Lâm nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi chọn lựa cây trồng cần chọn những cây cải tạo đất,
cây có khả năng chịu khơ hạn và có khả năng chống chịu sâu bệnh đã mọc tốt trên
vùng này để cải tạo đất, cải thiện môi trường.
Qua kinh nghiệm sản xuất nhiều năm qua nhận thấy 2 lồi cây trồng có khả
năng thích ứng cao với khu vực là keo và bạch đàn. Nhất là khi sử dụng cây con
hom hoặc mơ có xuất xứ từ các dịng thích hợp đã qua tuyển chọn. Cũng có thể lựa
chọn một số lồi cây bản địa phù hợp với vùng sinh thái theo khuyến cáo của Tổng
cục Lâm nghiệp.
2.4. Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác
(Xem thêm báo cáo Điều tra Đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao).
2.4.1. Tài nguyên rừng
a/ Diện tích rừng tự nhiên: 2.958,88 ha là rừng khộp, rừng nửa rụng lá , rừng
hỗn giao tre nứa với gỗ và rừng lá rộng thường xanh (RLK, RLN, TXK, TXP,
RLP....), đang trong thời gian phục hồi. Một số loài cây chủ đạo như: Dầu đồng,
19


Dầu rái, Bằng lăng, Vên vên, Cà chít, Căm xe, Chiêu liêu, Cóc, Giáng hương, Sến,
Gụ mật,...Trữ lượng bình qn/ha: 82 m 3/ha (XN LN Hàm Tân), 66,5 m 3/ha (XN
LN Hàm Thuận Nam) và 172 m3/ha (XN LN Hàm Thuận Bắc). Một số loài quý
hiếm: Gụ mật, Căm xe, Giáng hương, Sến, Sao…
b/ Rừng trồng sản xuất: 10.434,41 ha chia ra theo loài cây như sau:
+ Rừng trồng Keo: 4.722,77 ha (Từ tuổi 1 đến tuổi 6)
+ Rừng trồng Bạch đàn: 4.062,37 ha (Từ tuổi 1 đến tuổi 6)
+ Rừng trồng Cao su: 1.644,62 ha (Từ tuổi 2 đến tuổi 6)
+ Rừng trồng Xà cừ: 4,65 ha
c/ Cây trồng khác: 129,82 ha, trong đó:
+ Cây ăn quả (Xồi): 108,6 ha
+ Thanh long: 21,22 ha

Chất lượng rừng trồng khá tốt. Sau 4 - 5 năm có thể đạt trữ lượng trung bình
từ 85 đến 180 m3/ha.
- Hàng năm Cơng ty trồng rừng gồm các loài cây trồng: Keo lai (các dòng :
KL2, BV10, BV32, BV33, TB10, TB32, TB6, AH1, AH7) và Bạch đàn (các dòng
W5, U6). Các dòng keo lai được trồng xen trên cùng 1 lô để tránh sâu bệnh hại;
riêng Bạch đàn W5 và U6 được trồng theo từng lơ.
- Tồn bộ rừng trồng của cơng ty sử dụng cây con được tuyển chọn theo quy
định kỹ thuật của Bộ NN & PTNT từ các vườn ươm của Cơng ty hoặc từ các vườn
ươm có giấy chứng nhận đảm bảo: Cây hom keo lai và bạch đàn sản xuất từ các
dịng vơ tính thích hợp và được Bộ công nhận. Trong tương lai sẽ sử dụng một phần
diện tích trồng bằng cây con theo phương pháp cấy mơ.
- Cơng ty đang áp dụng thí điểm mơ hình chuyển hóa rừng Keo trồng thuần
loại, chu kỳ kinh doanh ngắn với mục tiêu sản phẩm gỗ nhỏ sang rừng trồng với
mục tiêu lấy sản phẩm gỗ lớn, chu kỳ kinh doanh trung bình thơng qua các biện
pháp lâm sinh.
- Đối với cây Cao su: đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Hiện nay, Cơng
ty đang chăm sóc và bảo vệ, dự kiến sẽ đưa vào khai thác mủ năm 2016. (như biểu
8).
- Đối với loài cây ăn quả: Đang cho thu hoạch trái gồm các lồi cây mít,
xồi, nhãn (chủ yếu là cây xoài). Từ năm 2013 xoài cát đã cho thu hoạch với sản
lượng bình quân 08 tấn/ha với giá thị trường 15.000đồng/1kg; doanh thu
120.000.000 đồng, trừ chi phí đầu tư 55 triệu đồng (đầu tư cho ra hoa, kết trái và
cơng thu hoạch), cịn được lãi 65 triệu đồng/vụ thu hoạch.
d/ Đánh gía chung về tài nguyên rừng
• Thảm thực vật tự nhiên
Mặc dù là rừng có trữ lượng thấp (rừng nghèo), nhưng khá đa dạng và phong
phú với nhiều lồi tầng cây gỗ, như: Cóc, Cẩm liên, Bằng lăng, Trâm, Trường, Cị
ke, Bình linh, Móng bị,.. phần lớn tập trung ở các trạng thái rừng nghèo kiệt và
rừng non; bên cạnh đó cịn có các lồi của tầng cây bụi cũng khá đa dạng, như Chòi
mòi, Bông bụt, Ngọc nữ quan, Lấu, Táo rừng, Đuôi công.........; Ngoài ra, trong

20


thảm thực vật tự nhiên, tầng cây thân thảo, dây leo cũng có số lượng lồi khá lớn,
điển hình như Ràng ràng, Tre, le, Cỏ lá tre, Củ nâu, Cam thảo đất, Trinh nữ...
• Thảm thực vật trồng
Bao gồm rừng trồng nguyên liệu giấy là chủ yếu với các lòai keo lai dòng
KL2, BV10, BV32, BV33, TB10, TB32, TB6, AH1, AH7, Bạch đàn U6, Bạch đàn
W5, xà cừ, phi lao, các loại cây chịu hạn cùng các loại cây nhiệt đới điển hình như
điều, cao su, cây ăn trái... và nhiều lòai cây lương thực khác. Loại này chiếm trên
30% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn. Đặc biệt một số diện
tích đang được chuyển dần sang trồng cao su trên địa bàn huyện Hàm Tân.
Thảm thực vật trên diện tích rừng trồng của Cơng ty cịn xuất hiện một số lồi
của rừng tự nhiên như: Dầu lơng, Căm liên, Cà chí, Thành ngạnh, Trâm trắng, Chịi
mịi… Những lồi cây này cần được bảo vệ để duy trì tính đa dạng sinh học của
rừng.
2.4.2. Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao
2.4.2.1. Đa dạng thực vật
2.4.2.1.1. Kiểu rừng
Hệ sinh thái rừng tự nhiên: trong khu vực là hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới
nửa rụng lá, rừng khộp, rừng hỗn giao tre nứa với gỗ và rừng lá rộng thường xanh
với diện tích 2.958,88 ha, chiếm 16% tổng diện tích đất của Cơng ty, bao gồm các
kiểu rừng:
i.

Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá

Đây là kiểu rừng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong XNLN Hàm Tân và XNLN Hàm
Thuận Bắc, tập trung nhiều ở gần Văn phòng Tổ số 1 và Tổ số 2(XN Hàm Tân).
Rừng ở đây bị tác động mạnh thơng qua q trình khai thác gỗ, lâm sản ngồi gỗ và

săn bắt động vật. Các loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác chọn lọc
đến cạn kiệt như Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Giáng hương (Pterocarpus
macrocarpus), Gụ mật (Sindora tonkinensis), Cẩm liên (Shorea siamensis), Sến mủ
(Shorea roxburghii), Vên vên (Anisoptera costata)….
Tán rừng bị phá vỡ hồn tồn chỉ cịn một số lồi cây gỗ ít có giá trị kinh tế.
Rừng đa phần là nghèo có trữ lượng thấp từ 40- 80 m 3 /ha. Tái sinh dưới tán rừng
tương đối tốt, đạt 4500-5000 cây/ha. Trong thành phần cây tái sinh xuất hiện nhiều
loài cây có giá trị như Dáng hương, Cẩm liên, Cẩm lai, Gụ mật, Căm xe, Dầu rái,
Bằng lăng, Vên vên… điều này cho thấy nếu xúc tiến tái sinh cũng như khoanh
ni bảo vệ tốt thì khả năng phục hồi rừng rất có khả quan.
ii.

Kiểu rừng khộp

Đây là kiểu rừng tập trung tại tổ số 4 (Hàm Tân) và XN LN Hàm Thuận
Nam. Thành phần loài chủ yếu là các loài cây của họ Dầu (Dipterocarpaceae) như
Dầu Đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Sến mủ (Shorea roxbughii), Cà chít
(Shorea obtusa), Căm xe (Xylia xylocarpa), Vừng (Careya arborea). Kiểu rừng này
chủ yếu là các loài cây nhỏ cao khoảng 3- 4m; đa số là rừng nghèo và nghèo kiệt có
trữ lượng thấp từ 30- 80 m3 /ha. Tái sinh dưới tán rừng tương đối tốt, đạt 45005500 cây/ha. Trong thành phần cây tái sinh xuất hiện nhiều lồi cây có giá trị như
21


Căm xe, Cẩm liên, Thành ngạnh, Cà chí…;điều này cho thấy nếu xúc tiến tái sinh
cũng như khoanh nuôi bảo vệ tốt thì khả năng phục hồi rừng rất có khả quan.
iii.

Kiểu rừng hỗn giao tre nứa và gỗ

Kiểu rừng này chỉ có ở XN Hàm Tân và XNLN Hàm Thuận Bắc chiếm diện tích

ít. Nguồn gốc chính của chúng cũng từ kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng
lá, nhưng sau nhiều lần phát nương làm rẫy cũng như khai khác gỗ các loài cây gỗ
ở đây tái sinh kém và nhường chỗ cho các loài Giang, Nứa và Tre gai. Trong lâm
phần cịn sót lại một số cây gỗ như Gội nếp, Côm, Thẩu tấu, Bằng lăng, Căm xe,
Căm liên, Cà chí, Thành ngạnh…
iv.

Kiểu rừng lá rộng thường xanh

Kiểu rừng lá rộng thường xanh này có ở XNLN Hàm Thuận Bắc chiếm diện
tích tương đối ít so với diện tích tồn Cơng ty. Đây là kiểu rừng rậm nhiệt đới gió
mùa, ảnh hưởng khí hậu mưa nhiều của vùng cao nguyên Lâm Đồng. Trong thành
phần rừng có nhiều lồi cây đa dạng và phong phú có giá trị như Dáng hương, Cẩm
lai, Gụ mật, Sao, Sến, Dầu rái, Bằng lăng, Vên vên…điều này cho thấy nếu xúc tiến
tái sinh cũng như khoanh ni bảo vệ tốt thì khả năng phục hồi rừng rất tốt.
Hệ sinh thái rừng trồng: chiếm diện tích lớn nhất trong Cơng ty. Khu hệ
động thực vật trong hệ sinh thái rừng trồng rất đơn giản so với rừng tự nhiên.
Lồi cây trồng chính là Keo lai (Acacia hybrid), Bạch đàn (Ecalyptus spp.)
và Cao su (Hevea brasiliensis). Luân kỳ rừng trồng ngắn khoảng 4- 6 năm, hằng
năm vào mùa khô được cày xới lên, do đó dưới tán rừng thường bị dọn sạch. Thành
phần chủ yếu là các loài cây bụi và cây thảo trong họ Lúa (Poaceae), họ Cói
(Cyperaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Xuất hiện nhiều cây tái sinh một số
loài cây gỗ có giá trị như Gụ mật (Sindora tonkiensis), Căm xe (Xylia xylocarpa) và
Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus).
Cấu trúc tầng của rừng khá đơn giản, chỉ gồm tầng cây gỗ nguyên liệu. Khu
hệ động vật cũng khá đơn giản. Thành phần loài chủ yếu là các thú nhỏ như các
loài gặm nhấm, một số loài chim, gà rừng và một số loài bị sát lưỡng thê. Hầu như
khơng có các lồi thú lớn trong hệ sinh thái rừng trồng.
b/ Đa dạng các Taxon thực vật
Kết quả điều tra khu hệ thực vật tại XNLN Hàm Tân ghi nhận 538 loài, 350

chi, 102 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Ngành thực vật

Số họ

Số chi

Số lồi

1- Lycopodiophyta (Ngành Thơng đất)

1

1

2

2- Polypodiophyta (Ngành Dương xỉ)

12

34

31

3- Cycadophyta (Ngành Tuế)

1

1


1

4- Gnetophyta (Ngành Dây gắm)

1

1

1

5- Magnoliophyta (Ngành Hạt kín)

87

323

503
22


5.1 Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)

66

232

374

5.2 Liliopsida (Lớp Hành tỏi)


21

91

129

102

350

538

Tổng cộng:

Kết quả điều tra khu hệ thực vật tại 3 xí nghiệp phía Bắc Bình Thuận ghi
nhận 592 lồi, 365 chi, 106 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Ngành thực vật

Số họ

Số chi

Số lồi

1- Lycopodiophyta (Ngành Thơng đất)

1

1


2

2- Polypodiophyta (Ngành Dương xỉ)

13

28

35

3- Cycadophyta (Ngành Tuế)

1

1

1

4- Gnetophyta (Ngành Dây gắm)

1

1

1

5- Magnoliophyta (Ngành Hạt kín)

90


334

553

5.1 Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)

69

232

410

5.2 Liliopsida (Lớp Hành tỏi)

21

102

143

106

365

592

Tổng cộng:
c/ Giá trị khoa học và tài nguyên thực vật
i. Giá trị khoa học


Căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ Thế giới (IUCN Red List
Threatened Plants, 2015) và Nghị định 32, kết quả ghi nhận có 20 lồi q hiếm
chiếm 3.72% tổng số lồi trong khu vực XNLN Hàm Tân quản lý. Trong đó các
lồi trong Sách đỏ Việt Nam có 16 lồi chiếm 2.97%, IUCN và Nghị định 32 cùng
có 5 lồi chiếm 0.93%.
Có 19 lồi q hiếm chiếm 3.21% tổng số lồi trong khu vực 3 XN phía Bắc
quản lý. Trong đó các loài trong Sách đỏ Việt Nam 15 loài chiếm 2.53%, IUCN và
Nghị định 32 cùng có 4 lồi chiếm 0.68%.
ii. Giá trị tài nguyên thực vật
Dựa vào danh lục cây thuốc của Đỗ Tất Lợi (1995) và Võ Văn Chi (1997) đã
xác định được 480 loài chiếm 89.2% thuộc 13 nhóm tài nguyên khác nhau, nhóm
chưa xác định là 58 loài chiếm 10.8% trong khu vực XN Hàm Tân quản lý.
Cũng đã xác định được trong khu vực do 3 XN phía Bắc quản lý có 493 lồi
chiếm 83.3% thuộc 13 nhóm tài nguyên khác nhau, nhóm chưa xác định là 99 loài
chiếm 16.7%.
2.4.2.2. Đa dạng về thú
a. Thành phần loài
Tại khu vực XNLN Hàm Tân quản lý đã ghi nhận được 63 loài thú thuộc 21
họ và 9 bộ. Tại khu vực 3 XN phía Bắc quản lý đã ghi nhận được 42 loài thú thuộc
17 họ và 7 bộ.
23


b. Các loài nguy cấp, quý, hiếm
Trong số 63 loài thú được ghi nhận tại XNLN Hàm Tân, có 17 thuộc diện
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn, bao gồm: 15 lồi có tên trong sách Đỏ
Việt Nam (2007), 11 loài thuộc trong Danh lục sách Đỏ thế giới (IUCN, 2015), 12
loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 6 lồi trong danh lục của Cơng ước
CITES. Tất cả các lồi này đều có trữ lượng rất thấp và phân bố trong các sinh cảnh

rừng tự nhiên của XNLN Hàm Tân.
Trong số 42 loài thú ghi nhận được ở khu vực 3 XN phía Bắc có 4 lồi thuộc
diện các loài nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo tồn (bảng 4). Trong đó, có 3 lồi
thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007), 2 loài thuộc Danh lục Đỏ của Thế giới (IUCN,
2015), 4 lồi thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và 1 lồi trong danh
lục của Cơng ước CITES. Các lồi này có trữ lượng rất thấp trong vùng khảo sát.
2.4.2.3. Đa dạng về Chim
a. Thành phần loài
Tại XNLN Hàm Tân đã ghi nhận được 109 loài chim thuộc 44 họ và 14 bộ.
Cũng đã ghi nhận được tại 3 xí nghiệp phía Bắc có 76 lồi chim, thuộc 30 họ và 9
bộ (bảng 5).
b. Các loài nguy cấp, quý, hiếm
Trong số 109 loài chim ghi nhận được ở XNLN Hàm Tân, có 8 lồi thuộc
diện nguy cấp, q, hiếm gồm: 3 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007), 5 loài thuộc
Danh lục Đỏ thế giới (2015), 7 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 3 loài
trong danh lục của Cơng ước CITES. Đây là những lồi mà Cơng ty LN Bình
Thuận cần đặc biệt chú ý bảo tồn.
Khu vực 3 xí nghiệp phía Bắc, ghi nhận được 76 lồi chim, có 3 lồi thuộc
diện nguy cấp, q, hiếm gồm: 2 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục
Đỏ thế giới (2015), 01 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 2 lồi trong danh
lục của Cơng ước CITES.
Hầu hết diện tích rừng ở các XN là rừng trồng cao su, bạch đàn và keo. Các
sinh cảnh này có rất ít các loài chim sinh sống. Các khu rừng tự nhiên ở Hàm
Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam đều đã bị khai thác và tác động mạnh nhiều năm
liên tục nên trở thành các trảng cây bụi hoặc rừng nghèo kiệt. Do đó tính đa dạng
của các lồi chim thấp. Tại các khu rừng tự nhiên của XNLN Hàm Thuận Bắc đã
ghi nhận được 76 loài, ở XNLN Hàm Thuận Nam chỉ ghi nhận được 75 loài.
2.4.2.4. Đa dạng về Bị sát và Lưỡng cư
a. Thành phần lồi
Tại XNLN Hàm Tân đã ghi nhận được 28 lồi bị sát thuộc 10 họ và 2 bộ, và

12 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ (bảng 9). Trong đó, số lồi quan sát trực tiếp
trong rừng là 17 lồi bị sát và 11 loài lưỡng cư; số loài ghi nhận qua phỏng vấn là 9
lồi bị sát, và 1 lồi lưỡng cư; có 2 lồi được ghi nhận đang được ni nhốt trong
dân.

24


Khu vực khảo sát tại 3 xí nghiệp phía Bắc đã ghi nhận được 26 lồi bị sát
thuộc 8 họ, 2 bộ và 15 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ (bảng 9). Số lồi bị sát ghi
nhận qua quan sát được trong thiên nhiên là 12 loài và qua phỏng vấn là 14 loài.
b. Các loài nguy cấp, q,hiếm
Trong số 40 lồi bị sát, lưỡng cư ghi nhận được ở XNLN Hàm Tân, có 17
lồi thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm; bao gồm 16 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam
(2007), 4 loài thuộc Danh lục Đỏ thế giới (IUCN, 2015), 11 lồi thuộc Nghị định
32/2006/NĐ-CP của chính phủ và 6 lồi trong danh lục của Cơng ước CITES. Số
liệu này cho thấy việc bảo tồn khu hệ bò sát - lưỡng cư ở XNLN Hàm Tân là rất
cấp thiết.
Trong số 41 lồi bị sát, lưỡng cư ghi nhận được ở khu vực 3 XN phía Bắc có
10 lồi thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm; bao gồm 9 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam
(2007), 2 loài thuộc Danh lục Đỏ thế giới (IUCN, 2015), 6 loài thuộc Nghị định
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và 2 lồi trong danh lục của Cơng ước CITES. Tuy
nhiên, các lồi này chủ yếu được ghi nhận qua phỏng vấn, chưa quan sát trực tiếp
được trong thiên nhiên.
2.4.2.5. Đánh giá về sự đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn

a/ Khu vực XN Hàm Tân quản lý
Kết quả điều tra khảo sát đã ghi nhận tại XNLN Hàm Tân có 172 lồi động
vật có xương sống trên cạn thuộc 79 họ, 26 bộ (bảng 13). Trong đó, lớp Thú có 63
lồi, lớp Chim có 109 lồi, lớp Bị sát có 28 lồi và lớp Lưỡng cư có 12 lồi. Khu

hệ động vật có xương sống trên cạn ở XNLN Hàm Tân có tính đa dạng lồi ở mức
trung bình và đã bị giảm đáng kể về trữ lượng. Điều này là do sinh cảnh rừng ở
XNLN Hàm Tân chủ yếu là rừng trồng đơn loài (Cao su, Keo, Bạch đàn), rừng tự
nhiên cịn lại ít (1.768,29 ha) đã bị tác động và tình trạng săn bắt động vật hoang dã
quá mức xảy ra trong nhiều năm qua. Các loài động vật phân bố chủ yếu ở các sinh
cảnh rừng tự nhiên, rất ít gặp ở các rừng trồng. Vì vậy, việc bảo vệ và phục hồi các
hệ sinh thái rừng tự nhiên ở XNLN Hàm Tân có ý nghĩa rất quan trọng đối với bảo
tồn các loài động vật hoang dã ở Cơng ty.
Tổng cộng có 42 lồi thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm được ghi nhận tại
XNLN Hàm Tân, chiếm 24,4% tổng số lồi ghi nhận (bảng 14). Lớp thú có 17 lồi,
chiếm 27,0% tổng số lồi thú, lớp Chim có 8 lồi, chiếm 7,3% tổng số lồi chim,
lớp Bị sát có 16 lồi, chiếm 57,1% tổng số lồi bị sát và lớp Lưỡng cư có 1 lồi,
chiếm 4,8% tổng số lồi lưỡng cư. Tất cả các lồi đều có số lượng rất ít trong các
sinh cảnh rừng ở XNLN Hàm Tân và hầu hết chỉ gặp trong các sinh cảnh rừng tự
nhiên. Do đó, rừng tự nhiên có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của các lồi này.
b/ Khu vực 3 xí nghiệp phía Bắc
Kết quả điều tra khảo sát đã ghi nhận tại đây có 159 lồi động vật có xương
sống trên cạn thuộc 68 họ, 19 bộ (bảng 13). Trong đó, lớp Thú có 42 lồi, lớp Chim
25


×