Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

van 9 tuan 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.66 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:................. Ngày giảng.................. Tiết 51 ĐỒNG CHÍ. I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí đồng đội của họ thể hiện trong bài thơ. Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ. Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. - Tích hợp QPAN: Những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại; nắm được mạch cảm xúc của bài thơ; phân tích được các biện pháp nghệ thuật. 3. Thái độ: Giáo dục hs những tình cảm đạo đức tốt đẹp: Tình bạn, tình yêu quê hương đất nước. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Hợp tác -Năng lực sử dụng Tiếng Việt. – Năng lực đọc hiểu văn bản (bài thơ Đồng chí). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản). II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu, ảnh Chính Hữu. -Soạn bài theo câu hỏi sgk. - Hình ảnh/ tư liệu. III.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận về nội dung bài thơ. - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm ý nghĩa các chi tiết, hình ảnh. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Hs đọc diễn cảm bài thơ - Kĩ thuật trình bày một phút: trình bày, giải thích về nhàn đề bài thơ. - PP vấn đáp, giảng bình, thuyết trình, giảng bình tích cực.... IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3’).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập Cho hs nghe bài Đồng chí đã được phổ nhạc Gv dẫn dắt: Từ đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ-> Đồng chí: sự chuyển đổi tình cảm lớn lao của những người lính: từ không quen biết họ đã cảm thông, trở thành đôi bạn chia ngọt sẻ bùi, có nhau trong mọi hoàn cảnh, họ không thể tách rời bởi tình cảm keo sơn gắn bó. Không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng, họ đã sát cánh bên nhau suốt cả cuộc chiến đấu gian khổ và khó khăn của mình. Những khổ thơ còn lại của bài thơ đã khắc họa những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí giữa những người lính như thế nào. Cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp những khổ thơ còn lại B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 33’) Hoạt động của giáo viên- học sinh * Giáo viên gọi học sinh đọc 10 câu thơ tiếp ? Em hãy tìm trong đoạn thơ trên những chi tiết, hình ảnh biểu hiện cho tình đồng chí, đồng đội? ? Ở câu thơ thứ 2 tác giả dùng từ "mặc kệ", có phải chỉ người lính vô tâm, vô tình với gia đình không? Trình bày suy nghĩ của em ? Thảo luận cặp đôi 3 phút - Đại diện nhóm trình bày. - Gv cùng HS trao đổi, nhận xét - GV chốt kiến thức.. Nội dung 3.2 Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu: "Ruộng nương… lính". - mặc kệ: không phải là sự phó thác mà là thái độ dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn của các anh-> sự hi sinh lớn lao của họ vì non sông * Giáo viên: Vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, đất nước. ngôi nhà => yêu & nhớ gia đình, quê hương da diết nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, chiến đấu vì độc lập tự do dân tộc, họ hi sinh những tình cảm riêng tư vì tình cảm lớn: tình yêu nước-> sự vui đùa, hóm hỉnh, lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Sự hi sinh đó thật lớn lao mà cũng thật giản dị, cảm động là thái độ mạnh mẽ dứt khoát của họ, chúng ta liên tưởng thơ của N.Đ.Thi với bài thơ "Đất nước" “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” “mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, nhưng trong câu thơ này, nó mang sắc thái hoàn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> toàn khác. Nó chỉ thái độ ra đi dứt khoát, không vướng bận, mang dáng dấp của kẻ trượng phu, thể hiện sự hi sinh lớn lao của họ vì non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc việc ra đi của mình. ? Phân tích hình ảnh thơ“Giếng nước gốc đa nhớ - Giếng nước gốc đa nhớ người ra người ra lính” để hiểu rõ hơn nghệ thuật sử dụng lính: hoán dụ + nhân hoá, ngôn ngôn ngữ của tác giả? ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, câu thơ sóng đôi, đối xứng, nghệ thuật đối, liệt kê, chi tiết thơ rất thực : hình ảnh quê hương luôn trong tâm trí các anh. ? Qua đó ta có thể hiểu gì về những tâm tư, nỗi lòng của những người lính? + Vì Tổ quốc, vì lí tưởng cao đẹp, họ trở thành những người nông dân mặc áo lính để lại quê hương, công việc đồng áng nặng nhọc-> nhờ người thân giúp đỡ, họ để lại sau lưng nỗi thương nhớ -> sự cảm thông sâu xa những tâm của gia đình, vợ con, bố mẹ, bạn bè, làng xóm-> tư, nỗi lòng thầm kín của nhau. * GV cho học sinh quan sát tiếp đoạn thơ * Sức mạnh của tình đồng chí : "Anh với tôi...chân không giày" ? Những câu thơ tiếp theo nói về sức mạnh của tình đồng chí một cách cụ thể và cảm động. Hình ảnh nào làm em xúc động nhất? + Anh với tôi: cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt + Anh với tôi: cơn ớn lạnh, sốt mồ hôi run người, trán ướt mồ hôi -> Trong kháng chiến người lính phải trải qua ->người lính sát cánh bên nhau muôn vàn những khó khăn vất vả, cuộc sống thiếu chia sẻ những đau đớn của bệnh thốn, họ bị những cơn sốt rét rừng hoành hành, tật. chi tiết “sốt run người” vẽ lên cuộc sống thực của người lính khi ấy. Các chiến sĩ phải chịu đựng những trận sốt rét rừng phá huỷ hồng cầu: sốt, bệnh tật. * G.viên: Sốt rét rừng hành hạ người lính thật đau khổ cộng với sự thiếu thốn về đồ dùng sinh hoạt cá nhân tạo nên cuộc sống gian khổ, phải vật lộn với bệnh tật, đói, rét nhưng các anh cùng nhau chia sẻ những điều đó với nhau=> Tình đồng chí thật cảm động! ? Không chỉ chia sẻ những đau đớn của bệnh tật, - Chia sẻ khó khắn của cuộc đời là đồng chí của nhau người lính còn chia sẻ với người lính:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nhau những gì? Tìm hình ảnh thể hiện điều ấy? Áo anh: rách Quần tôi: vá Miệng cười: buốt giá Chân: không giày ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh thơ trên? +? Đó có phải là hình ảnh thực về cuộc kháng chiến của dân tộc. * Giáo viên: Trong thời tiết giá rét khắc nghiệt của những khu rừng Việt Bắc, trang phục của họ là những tấm áo rách vai, quần vá và đôi chân lạnh cóng không giày.-> hình ảnh thơ chân thực... ? Tuy khó khăn thiếu thốn nhưng tinh thần của các chiến sĩ như thế nào? * Giáo viên: Đây là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, các chiến sĩ phải chịu rất nhiều thiếu thốn khó khăn mà sau này được nhà thơ " 59 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ? Tuy khó khăn nhưng những người lính vẫn đến với nhau vượt mọi gian khó, chi tiết nào giúp em thể hiện điều đó? ? Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi cho em cảm xúc gì ? * Giáo viên: Trong giá rét, gian lao họ nắm chặt tay nhau, truyền hơi ấm cho nhau, truyền cho nhau sức mạnh, sức mạnh của tình yêu thương tình đồng chí để vững vàng chiến đấu, vượt qua mọi gian khổ, thử thách. Phải chăng nhờ sự gắn bó keo sơn, nhờ sức mạnh của tình đồng chí quân và dân ta giành chiến thắng vẻ vang chấn động địa cầu: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Từ thương nhau & cái nắm tay sao mà xúc động lòng người, bởi họ đồng cảm nỗi đau, đồng cảm nỗi khổ -> thương yêu nhau thật lòng, muốn sẻ chia với nhau tất cả. Đây là những câu thơ đầy tình yêu thương được viết bằng những cảm xúc chân thành nhất. Vẻ đẹp của người lính được miêu tả đó là vẻ đẹp của tình thương mộc mạc, giản dị mà. + Áo anh: rách Quần tôi: vài mảnh vá. ->Hình ảnh thơ chân thực mộc mạc, đối xứng vẽ lên cuộc sống gian khổ, thiếu thốn khó khăn của người lính -> Họ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn,bất chấp mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. +“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay->tình đồng chí gắn bó keo sơn, sâu nặng, thắm thiết-> sức mạnh của tình đồng chí..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> có sức mạnh to lớn, giúp họ chiến thắng gian khổ, hiểm nguy. Tình đồng đội của những người lính thật đẹp, thật gắn bó. * Gọi học sinh đọc lại 3 câu cuối và cho biết nội dung của ba câu thơ này? ? Trong 3 câu thơ cuối có 3 hình ảnh gắn kết với nhau đó là những hình ảnh nào? Em hãy trình bày một phút về sự liên kết giữa các hình ảnh đó - HS suy nghĩ - 2- 3 Hs trình bày - Nhận xét - GV đánh giá, cho điểm - GV chốt định hướng + 3 hình ảnh gắn kết với nhau là người lính, khẩu súng và vầng trăng -> Hình ảnh thực, lãng mạn và thơ mộng Chất hiện thực: Nhà thơ đã từng kể: “ Có những đêm giữa rừng già sương muối buốt lạnh, những người lính ôm súng đứng cạnh nhau chờ giặc, đêm dần khuya, chỉ có vầng trăng là bạn, trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần, có lúc như treo lơ lửng đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn: rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật ...” + Chất lãng mạn: Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sỹ và thi sỹ -> hài hoà trong cuộc đời người lính cách mạng- Anh bộ đội Cụ Hồ. + Xa hơn đó là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến- nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. => Chính vì ý nghĩa mang tính biểu tượng, khái quát cao mà cụm từ này đã trở thành nhan đề của cả tập thơ chống Mỹ của Chính Hữu. Cảm nhận chung của em về những hình ảnh này?. c.Biểu tượng của tình đồng chí: + 3 hình ảnh gắn kết với nhau là người lính, khẩu súng và vầng trăng. -> “ Đầu súng trăng treo”->hình ảnh thực, lãng mạn và thơ mộng, hình ảnh đẹp gợi gợi liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình hoà quện, giữa chiến tranh vẫn hiện lên cái thanh bình yên ả của thiên nhiên.. -> Bức tranh đẹp về tình đồng chí..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Thảo luận nhóm 2 bàn * Giáo viên trình chiếu phần tổng kết ? Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người lính cách mạng trong những ngày đầu của kháng chiến chống Pháp?. 4.Tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: *ND: Ca ngợi tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp-> Sức mạnh của tình đồng chí. * Ý nghĩa: + Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. ? Vẻ đẹp đó được làm rõ bởi những yếu tố nghệ b Nghệ thuật: thuật nào? + Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình * Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.tr 130. cảm chân thành. ? Bức tranh SGK minh hoạ cho phần nào của + Sử dụng bút pháp tả thực kết bài? hợp với lãng mạn một cách hài ? Nếu đặt tên cho bức tranh, em sẽ chọn câu thơ hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, nào? (Câu thơ cuối). mang ý nghĩa biểu tượng. c. Ghi nhớ: ( SGK-130) C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 3’) - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập: 1. Dòng nào nêu đúng nhất về giá trị nội dung C. Luyện tập: của bài thơ Bài 1. Trắc nghiệm A. Ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí- 1 tình cảm thiêng liêng sâu sắc của những người lính cách mạng B. Thể hiện hình tượng người lính cách mạng với những phẩm chất cao đẹp C. Tái hiện được cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của người lính thời chống Pháp D. Cả 3 ý trên 2. Dòng nào không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A. Thể thơ tự do, giàu nhạc điệu ngôn ngữ cô đọng hàm súc B. Hình ảnh thơ giản dị chân thực mà giàu sức liên tưởng C. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, hình ảnh thơ lãng mạn bay bổng D. Khai thác vẻ đẹp và chất thơ trong cái hiện thực 3. Chính Hữu khai thác đề tài của bài thơ “Đồng chí” ở khía cạnh nào là chủ yếu? A.Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ. B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị,bình thường. C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước. D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu. 4. Hình tượng người lính được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào? A. Hoàn cảnh xuất thân. C. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc. B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao. D. Cả A, B, C đều đúng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 3’) THẢO LUẬN CẶP ĐÔI: *LĐ1: Những người lính cùng xuất Suy nghĩ của em về hình ảnh người thân từ những nông dân nhưng giàu límh trong bài thơ Đồng chí của chính lòng yêu nước. Hữu? * LĐ2: Những người lính cách mạng Xây dựng hệ thống luận điểm cho đề trải qua nhưng khó khăn thiếu thốn : văn trên? *LĐ3: Tình đồng chí đồng đội sâu sắc. - Tổ chức cho HS thảo luận. * LĐ 4: Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ chiến sĩ - Quan sát, khích lệ HS. của người lính cụ Hồ: 3 câu thơ kết. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. * Đánh giá -liên hệ - GV tổng hợp ý kiến. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3’).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Từ đọc hiểu bài thơ, hãy trao đổi với bạn và viết bài: Suy nghĩ ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương đất nước. 2. Đọc bài tham khảo: Tâm sự của nhà thơ Chính Hữu về bài “ Đồng chí”. 3. Tìm đọc tư liệu về Phạm Tiến Duật và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.” V. RKN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ................................................................................................................................ Ngày soạn:................. Ngày giảng.................. Tiết 52. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH ( Phạm Tiến Duật) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức:- Học sinh hiểu được: Một số hiểu biết về hiện thực của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc. Nắm được những thông tin ngoài văn bản của tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính: tác giả, hoàn cảnh sáng tác. + Học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe. + Nét NT của bài thơ: Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ. - Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào quá trình học tập, đặc biệt vận dụng phương pháp đọc- hiểu thơ hiện đại để khám phá những tác phẩm . 2. Kĩ năng: Bõi dưỡng, phát triển kĩ năng đọc, hiểu thơ hiện đại. Biết phát hiện, phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật. Biết khái quát, liên hệ kiến thức về văn học sử và lí luận văn học. - Học sinh vận dụng được kĩ năng làm các bài tập, tham gia các hoạt động trải nghiệm theo định hướng của giáo viên. 3. Thái độ, tình cảm: Có tinh thần tự giác, tích cực, hợp tác trong học tập. - Trân trọng vẻ đẹp của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bồi dưỡng tình cảm kính yêu, biết ơn và tri ân sự hi sinh của các thế hệ đi trước..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4. Phát triển năng lực: Phát triển năng lực hợp tác, chia sẻ , tự học, giải quyết vấn đề... – Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại (thông qua đọc hiểu bài thơ). – Năng lực tạo lập văn bản (văn bản tự sự có yếu tố nghị luận). – Năng lực sử dụng Tiếng Việt (củng cố kiến thức về từ vựng). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản). * Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, yêu hoà bình, tự do. * Tích hợp giáo dục quốc phòng: Những khó khăn, vất vả và những sáng tạo của bộ đội, thanh niên xung phong trong chiến tranh. II.Chuẩn bị: * Giáo viên: Ảnh chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật; ảnh minh hoạ những chiếc xe không kính chạy trên đường Trường Sơn. Tham khảo tư liệu, bảng phụ, phiếu học tập * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm II. PHƯƠNG PHÁT/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tác giả và bài thơ - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận giá trị tác phẩm. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... - Phương pháp thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm...................Nhóm trưởng.................................... Hình ảnh những chiếc xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? KHỔ ĐẦU KHỔ KẾT NHỮNG CHIẾC XE NHẬN XÉT - NT: - NT: - ND: - ND: IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC. A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5’).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP HS tham gia trò chơi: Giải mật mã lịch sử. - Cả lớp xem clips. - Một bạn dẫn chương trình. Khi người dẫn chương trình đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp tham gia trả lời. CÂU 1: Nghệ thuật luôn thể hiện một cách cao đẹp về con người và thời đại. Xin bạn cho biết: Con người và thời đại được thể hiện trong đoạn clips vừa xem là ai? Thời đại nào? NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG - THỜI CHỐNG MĨ. CÂU 2: Xin cảm ơn. Những con người đẹp nhất ấy đã từng làm tan chảy biết bao trái tim yêu nước bằng niềm yêu mến vô bờ. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng họ cùng với những “ vết xe lăn trên dãy Trường Sơn” vẫn còn đẹp mãi. Bạn hãy cho biết con đường đã gắn với “ huyền tích Trường Sơn” có tên là gì?. CÂU 3: Đường Hồ chí Minh, con Đường huyền thoại đã góp phần làm lên chiến thắng 30-4 - 1975. Trên cơn đường ra trận nối dài đất nước ấy, có “ những trái tim cầm lái”. Một thi phẩm đã viết về họ với tất cả sự ngưỡng mộ chân thành. Xin cho biết đó là tác phẩm nào? của ai? “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 29’) I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gv kiểm tra phần chuẩn bị của nhóm khi tìm hiểu về tác giả Phạm Tiến Duật ở nhà. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Gv cùng HS trao đổi, nhận xét - GV chốt kiến thức. Giáo viên: Phạm Tiến Duật chính là cánh chim đại bàng tung bay trên đại ngàn Trường Sơn rực lửa. Ông được coi là viên ngọc Trường Sơn, là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", Ông là "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn". Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong, Nhớ của Phạm Tiến Duật là chùm bài được Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970. GS Lê Đình Kỵ nhận xét: : “Trường phái Phạm Tiến Duật tìm cái đẹp từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống”. Ở thời đại ấy- thời đại cả nước lên đường đi đánh giặc, Phạm Tiến Duật cảm nhận và truyền lửa "Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây". Trong thơ ông, tình đời, tình người cứ hoà quyện, cháy nồng: Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa/ Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa...Ghi nhận những đóng góp của nhà thơ, năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2. Tác phẩm: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Bài thơ nằm trong chùm thơ của tác - G cho H quan sát phần (*) Nêu những giả được tặng giải Nhất cuộc thi thơ nét cơ bản về tác phẩm? của báo văn nghệ năm 1969 và được - Em hiểu gì về tình hoàn cảnh đát đưa vào tập Vầng trăng quầng lửa. nước vào năm 1969?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Năm 1969, cuộc chiến đấu của nhân dân ta đang trải qua khó khăn gian khổ, hi sinh. Mùa xuân năm 1969, trong lời thơ chúc tết, Bác Hồ đã thúc giục toàn dân: “Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào. Tiến lên chiến sỹ đồng bào Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” - Lời bài thơ của Bác như tiếng kèn xung trận... Khi ấy miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Em có biết đường giao thông chiến lược lúc đó là những con đường nào? Em hiểu gì con đường huyết mạch ấy? - Hs trao đổi trước lớp ý kiến cá nhân. - HS Quan sát hình ảnh Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là con đường chiến lược nối liền Nam Bắc. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh. Đế quốc Mỹ đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây. Đường Trường Sơn được quân đội Mỹ coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi nhận “Năm tháng sẽ đi qua nhưng đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh mãi mãi được đi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại, một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong hế kỷ XX”. Ngoài ra, còn đường Hồ Chí Minh trên biển, các em có thể tìm hiểu trên mạng Iternet qua từ khoá: Đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong kháng chiến từng cung đường, từng ngọn núi, dòng sông trên đường Trường Sơn lịch sử đã gắn với biết bao huyền thoại về những con người “xuyên sơn phá thạch”, “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”... Ngày nay, đường Hồ Chí Minh có quy mô từ 2 đến 8 làn xe, qua địa phận 28 tỉnh, thành phố và có tổng chiều dài 3.183 km. Đây vẫn là con đường huyết mạch nối liền đất nước II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc - chú thích.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bài thơ có những câu tự nhiên như lời kể chuyện chiến trường ( Không có kính không phải vì...đi rồi) cũng có những câu ngọt ngào, tha thiết như cái tình người lính ( Nhìn thấy gió... buồng lái), và lại có những câu sắt son như lời thề quyết thắng (Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước... trái tim). Em sẽ đọc bài thơ như thế nào? - Gọi H đọc bài thơ : -Nhóm 1: Khổ 1-2 Nhóm 2: Khổ 3-4 -Nhóm 3: Khổ 5-6 Nhóm 4: Khổ 7 - H nhận xét G cho H quan sát và đọc thầm chú thích SGK. : Bếp Hoàng Cầm, tiểu đội, chông chênh - Em hiểu gì về bếp “ Hoàng Cầm” ? Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hoà Bình (1951-1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh nuôi tên là Hoàng Cầm. Sau này trong Chiến tranh chống Mĩ, do sự hoạt động ráo riết của không quân Mỹ bếp Hoàng Cầm được áp dụng đại trà và bắt buộc trong các đơn vị bộ đội. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP 2. Thể thơ : - Qua đọc bài thơ, em hãy xác định thể Thể thơ tự do, nhịp điệu linh hoạt, ít thơ? vần... Có người nhận xét: Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính có cái mãnh lực thần kì, nó vừa mang tính thời sự của cuộc chiến đấu nóng bỏng , vừa mang tầm vóc lịch sử! Tất nhiên một bài thơ như thế phải là tiếng nói chân thực của cuộc sống thực hào hùng. Đó là tiếng nói chân thành, độc đáo của người trong cuộc. Nó như một tuyên ngôn về lẽ sống một thế hệ người Việt Nam trong thế kỉ XX! 3.Phân tích: 3.1. Nhan đề bài thơ THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - “tiểu đội xe không kính”: Khác lạ, độc đáo -Nhan đề thừa hai chữ “ bài + Sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống thơ”? chiến tranh.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ý kiến của nhóm em như thế nào? - Đại diện nhóm trình bày. - Gv cùng HS trao đổi, nhận xét - GV chốt kiến thức.. - “Bài thơ”:+ Thể hiện cách nhìn, cách khai thác đề tài chiến tranh của tác giả. + Chất thơ thắp lên từ đời sống chiến đấu gian khổ, bừng lên từ tâm hồn trẻ trung, sáng lên từ ý chí chiến đấu của người lính cách mạng.. Gv: Nhan đề mới mẻ, độc đáo vừa mở ra chủ đề, vừa tạo sắc điệu thẩm mĩ riêng của bài thơ: cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt - Nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: Tôi phải thêm “ Bài thơ về…”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. (Tác giả nói về tác phẩm) 3.2. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu - Đại diện nhóm trình bày kết quả học tập. thảo luận . - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV -Các nhóm khác tham gia ý kiến. quan sát, khích lệ HS. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét. NHỮNG CHIẾC XE. KHỔ ĐẦU - Không có kính không phải vì xe không có kính -Bom giật bom rung kính vỡ.... KHỔ KẾT -Không có kính,...không có đèn -Không có mui xe, thùng xe có xước - NT: Miêu tả chân thực; điệp ngữ, liệt kê - ND: Những chiếc xe ngày càng trần trụi, méo mó, biến dạng.... - NT:Giọng thơ thản nhiên, pha chút hóm hỉnh; lời thơ đậm chất văn xuôi, điệp ngữ, động từ... NHẬN XÉT - ND: Lí giải nguyên nhân xe không kính là do bom đạn của chiến tranh. => Cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo viên: Ở hai câu đầu: Điệp từ Không như nốt luyến láy để nêu ra và lí giải một hiện thực của cuộc chiến tranh: xe không kính . Hai động từ mạnh: giật rung chính là nguyên nhân làm những chiếc xe vốn hoàn hảo thay đổi diện mạo. Hai câu thơ tái hiện không khí chiến trường đầy cam go, thử thách. * Khổ kết:: Điệp từ Không trong phép liệt kê được láy lại nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe khi vào sâu chiến trường. Một chữ “có” nhưng là có mất mát... Đi thêm một đoạn đường là xe và người vượt qua bao hiểm nguy. Thương tích đầy mình nhưng những chiếc xe vẫn nối nhau ra trận.Trong chiến tranh, xe và người khi còn, khi mất...Chính Phạm Tiến Duật từng viết: “Mỗi trọng điểm là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Biết bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ô tô đó. Chỉ cần có bánh xe, máy nổ là coi như còn xe. Đã có biết bao tiểu đội xe vận tải có những chiếc xe như thế chạy, chở hàng đã hoạt động trên đường Trường Sơn”. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - xước: dùng cho những chiếc - Trong hai câu đầu khổ kết, có một từ đã có xe con sang trọng bị va quệt lúc được coi như “vết gợn”của bài thơ. nhẹ tróc sơn. Em đoán xem đó là từ nào? Vì sao? - Từ đó quá nhẹ khi bị bom - HS suy nghĩ giật, bom rung vỡ kính, vỡ đèn, -Xung phong trả lời câu hỏi hỏng mui xe. - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... Nhà thơ Vương Trọng đã viết: Trong khổ thơ này có một chữ mà tác giả và bạn đọc đều chưa ưng ý, đó là chữ xước, chưa phù hợp với những chiếc xe tải đã đi qua bom đạn mà có khi thùng xe chỉ còn lại vài thanh xơ tướp hoặc gẫy gập, cháy sém. Đã có lần chính tác giả muốn sửa lại từ này, nhưng lại thôi vì nghĩ nó đã nhập tâm vào bạn đọc rồi. Nói về ngôn ngữ của bài thơ này, nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: ngôn ngữ trong bài thơ này là ngôn ngữ của lính, chính xác hơn là ngôn ngữ của cánh lính lái xe rất phù hợp với nội dung coi thường gian khổ, mất mát, hy sinh... Nguyên nhân những chiếc xe không kính được lí giải hết sức bình thản, tự nhiên nhưng lại đầy sức ám ảnh. “ Bom giật”, “ bom rung” làm những chiếc xe bằng sắt thép cũng tàn tạ trở thành “không kính”, “không mui”,”không đèn” thì con người sao tránh khỏi hi sinh. Tuy chiến tranh đã đi qua nhưng còn biết bao mất mát, đau thương vẫn đang nhức nhối... C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Quan sát và viết lời chú thích cho những bức ảnh trên? - Hs trao đổi trước lớp ý kiến cá nhân. - GV tổng hợp:“ Không có kính không phải vì ... ... kính vỡ đi rồi” HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Đường Trường Sơn, bên vách đá, bên vực sâu, trên đầu bom đạn địch. Vậy điều gì khiến những đoàn xe vẫn nối nhau ra trận? - Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân. - Gv khái quát . D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 3’) 1.Tham khảo: phần đọc thêm SGK. 2. Bài học hôm nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử, tìm về với những năm tháng hào hùng của cả một thế hệ: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai ( Tố Hữu) Thi phẩm sống mãi với thời gian của nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thổi ngọn lửa yêu nước, khí phách anh hùng vào mỗi người Việt Nam. Kết thúc tiết học. Chúng ta hãy cùng dành một phút tri ân những con người làm lên lịch sử qua phim tài liệu:TIỂU ĐỘI XE TRƯỜNG SƠN... E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3’) 1. Gặp gỡ, trò chuyện với các ông/ bà cựu chiến binh ở địa phương để nghe kể chuyện chiến trường 2. Sưu tần tranh ảnh, bài thơ, bài hát về thời đại chống Mỹ? ( theo nhóm) 3. Tham khảo: phần đọc thêm SGK. 4. Tìm hiểu về hình ảnh người lính trong bài thơ? ---------------------. Ngày soạn:..................

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày giảng................. Tiết 53 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH ( Phạm Tiến Duật) I.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 46 II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU: Phần chuẩn bi ở tiết trước. III.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tác giả và bài thơ - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận giá trị tác phẩm. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... - Phương pháp thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: KTSS ( 1’) 2.Bài mới A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5’) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập GV in phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu hs: Em biết gì về con đường Trường Sơn Phiếu học tập số 1 Họ tên: lớp. (3)Tên gọi khác của đường Trường Sơn ................................ ................................. (1)Đường TS là con đường...........trong cuộc kháng chiến chống.............. Đườn g Trườn g Sơn ?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> (4)Bài thơ, bài hát hát về Trường Sơn.................... ................................... (2)Đường Trường Sơn gắn liền với hoạt động của những ai................... ……………………. Hs hoàn thành phiếu, Gợi ý: (1): huyết mạch/ Mĩ (2): người lính chiến đấu, lái xe, dân công, thanh niên xung phong... (3): đường HCM (4): Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Cô gái mở đường, Đường TS xe anh qua, Đêm TS nhớ Bác, Chiếc gậy Trường Sơn, Bước chân trên đỉnh TS,Trên đỉnh TS ta hát, Bài ca TS, Chào em cô gái Lam Hồng, Đường tôi đi dài theo đất nước, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân.... gv nhận xét và chuyển ý vào bài: Có thể nói, Trường Sơn là đề tài nổi bật trong thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước của văn học Việt Nam. Những người thanh niên miền Bắc thuở ấy luôn ấp ủ giấc mơ "vượt Trường Sơn" đánh giặc. Chính con đường TS huyền thoại ấy đã "đẻ" cho đất nước thật nhiều nhà thơ lính, mà Phạm Tiến Duật là một nhà thơ hàng đầu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu Bài thơ Tiểu đội xe không kính của ông để hiểu hơn về cuộc kháng chiến của dân tộc, hiểu hơn về tâm hồn của những anh bộ đội Cụ Hồ qua tiết học thứ hai B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 22’) HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP 3.3 Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe: - Từ trong buồng lái, người chiến sĩ H phân tích ngữ pháp và giọng điệu, suy luận, so cảm nhận được cuộc sống như thế sánh, phát biểu. nào? - Ung dung buồng lái ta ngồi -> Đảo trật tự cú pháp- gây ấn tượng mạnh về sự GV: Không có kính thật nguy hiểm bình tĩnh, thanh thản đến lạ lùng cho người lái xe nhưng theo cách - nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng nói của khổ thơ này không có kính - nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> có vẻ lại thuận lợi. Không có vật chắn, thiên nhiên với con người như gần gũi hơn, thân mật hơn, cuộc sống nên thơ hơn, lãng mạn hơn. - Những khó khăn mà người lính lái xe gặp phải? - Em có suy nghĩ, nhận xét gì về môi trường sống và chiến đấu mà những chiến sĩ lái xe phải đối mặt? - Cách giải quyết khó khăn của họ? - Đọc to và nhận xét giọng thơ?. - nhìn thấy sao trời và đột ngột cách chim - nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. -> Điệp từ nhìn và thấy, cách đảo từ, hình ảnhđộc đáo, sáng tạo: Góp phần diễn tả cảm giác => tư thế hiên ngang, vượt lên trên gian khổ với tâm trạng xúc động, khoan khoái, dũng mãnh lạ thường. ->Điệp ngữ, giọng điệu ngang tàng đùa tếu, ngôn ngữ đời thường => tinh thần ngạo nghễ phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan.. - Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi chung bát đũa...-> hình ảnh tươi mới.Tình đồng -Hành động nào của người lính gây chí ấm áp, nụ cười tràn đầy niềm tin tưởng và cho em xúc động nhất? chiến thắng: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" - Cảm nhận về tình đồng chí, đồng (khác cái bắt tay thầm lặng và nụ cười buốt giá đội trong bài thơ? trong “Đồng chí” ) - Tác giả lý giải về những chiếc xe cứ chạy đó do đâu? - Lại đi lại đi trời xanh thêm-> Cuộc chiến đấu - Cách lý giải đó cho em hiểu điều gian khổ vẫn còn thiếp diễn, họ vẫn tiếp tục lên gì? đường. Nhưng phía trước là bầu trời xanh thắm. + Em hiểu như thế nào về từ “ Trái tim” trong câu thơ kết bài? - Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước - Qua đó , em hiểu thêm gì về thế Chỉ cần trong xe có một trái tim hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến ->khẳng định mục tiêu, ý chí và quyết tâm giải chống đế quốc Mĩ? phóng miền Nam, thống nhất TQ. - HS suy nghĩ -Xung phong trả lời câu hỏi Từ “ Trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển – phương thức hoán dụ, Trái tim vừa chỉ những người lính lái xe ( bộ phận- toàn thể) vừa chỉ tình cảm yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến quyết thắng vì.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Miền Nam ruột thịt ( Cái cụ thể chỉ cái trìu tượng). Đó là tinh thần của thế hệ trẻ VN thời đánh Mĩ: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai ( Tố Hữu) ? Qua bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường 4. Tổng kết: Sơn nói riêng thế hệ trẻ nói chung trong 4.1 Nội dung : những năm kháng chiến chống Mĩ? - Hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính. - Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn. ? Bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? ? Đ ể làm nổi bật hình ảnh người lính, tác Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái giả đ ã sử dụng những nét NT đặc sắc xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến nào ? thắng trong thời kì chống giặc Mĩ * Gọi học sinh đọc Ghi nhớ (SGK.-133) xâm lược. 4.2 Nghệ thuật: + Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. + Ngôn ngữ đời sống-> Tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. 4.3 Ghi nhớ : ( SGK-133) C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập III.Luyện tập: :? So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ “ Hình ảnh người lính trong bài Đồng chí” & “ Bài thơ về tiểu đội xe không thơ “ Đồng chí” & “ Bài thơ về kính” tiểu đội xe không kính : - Chia lớp theo nhóm 6 hs - Cùng chung lí tưởng, nhiệm - Tổ chức cho HS thảo luận trước lớp vụ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> -Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến.. - Có ý chí chiến đấu kiên cường, tình đồng đội keo sơn, gắn bó. - Tinh thần dũng cảm, vượt Giáo viên cho học sinh trình bày - Đó là những đức tính mà mỗi chúng ta cần mọi khó khăn gian khổ. học tập và phát huy trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hôm nay, nhất là trong thời điểm này ngoài biển Đông căng thẳng, kẻ xấu đang nhòm ngó Trường Sa và Hoàng Sa của chúng ta - Những đức tính trên là hoàn toàn cần thiết. D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 7’) - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập Nhóm 2,3 :Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học + Nhóm 2: vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung văn bản ? + Nhóm 3: vẽ bản đồ tư duy khái quát ý nghĩa, NT “Bài thơ...” * Hình ảnh người lính lái xe cùng với những cô TNXP không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ mà còn khơi nguồn cho các nhạc sĩ. ánh Dương đã đưa hình tượng của họ vào ca khúc của mình “ Chào em cô gái Nam Hồng”. Mời các thầy cô và các bạn hãy lắng nghe ca khúc nàyE.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3’) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. ? Sưu tầm các hình ảnh về người lính xưa và nay ? Tìm hiểu về hội thao quân sự Quốc tế mà những người lính Việt nam vừa tham dự ở Nga hồi tháng 8/2019. Cảm nhận của em về tinh thần người lính Việt 2. Đọc thuộc bài thơ. Tìm thêm các bài thơ khác về đề tài kháng chiến chống Mỹ. 3. Đọc và chuẩn bị bài “ Đoàn thuyền đánh cá.” V.RKN Ngày soạn:................. Ngày giảng................. Tiết 54 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs hiểu được thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Mục đích và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản. II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP (7 phút) Nhóm........Nhóm trưởng............................................ Yếu tố nghị luận Tự sự Nội Hình thức Cách lập luận Tác dụng dung lập luận Suy nghĩ nội tâm của ông Giáo để thuyết phục mình rằng: Vợ mình không ác. Mã G.Sinh mua Kiều. III.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm các chi tiết. - Kĩ thuật trình bày một phút: trình bàytác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự . - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’) - Văn nghị luận là gì?Nêu đặc điểm của văn nghị luận? GV: Văn nghị luận có tác dụng bày tỏ quan điểm của người viết. Vậy trong văn tự sư, yếu tố nghị luận được sử dụng như thế nào? B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 12’) I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. Ví dụ: sgk - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Tr.137..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét. .. Yếu tố nghị luận Tự sự Nội Hình thức Cách lập luận dung lập luận + Những người ...->từ khái quát, nêu vấn đề chung. + Vî tôi không... Suy nghĩ nội Câu hô ứng - Thị ích kỷ vì thị quá tâm của ông thể hiện sự Nhân khổ Giáo để thuyết phán đoán, vật ông - Không nghĩ đến ai phục mình câu ngắn giáo - Bản tính tốt bị che rằng: Vợ mình gon,khúc lấp ... không ác. triết. -> giải thích, phân tích. + Tôi buồn nhưng.... -> Kết luận: về tình cảm... Bày tỏ nhận Mã G.Sinh Tiền lưng đã sẵn việc gì xét, đánh mua Kiều. chẳng xong. giá. Nêu ý kiến, nhận xét, -> Từ, câu Đảm bảo đúng Nhân phán đoán bằng lý lẽ, mang tính sự việc. vật dẫn chứng nghị luận HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Vậy trong VB tự sự, yếu tố nghị luận có vai trò gì? -Theo em, khi nào sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? - Cách đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự như thế nào?. Tác dụng. Nổi bật tính cách Của nhân vật: Giàu lòng thương người, trăn trở cách sống, cách nhìn người..... Tố cáo xã hội đồng tiền. -Khúc triết, có tính, có lý. Yếu tố nghị luận khiến người đọc, người nghe phải suy ngẫm về vấn đề nào đó. - Nêu các ý kiến nhận xét cùng với đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. - Các câu nghị luận cần phải có nội dung diễn đạt bằng phương pháp lập luận. 2.Ghi nhớ: Sgk Tr.138.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Gọi HS đọc ghi nhớ? Vậy, em hãy tổng kết lại những kiến thức cần ghi nhớ. G củng cố, khắc sâu ghi nhớ. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’) HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc lại đoạn trích SGK. - Hãy cho biết người lập luận trong đoạn trích này là ai? - Nội dung lập luận? -Đối tượng thuyết phục? Bài 2: sưu tầm câu chuyện ngắn có sử dụng yếu tố miêu tả? -HS Xác định chủ đề đoạn văn. -Dự kiến đưa yếu tố nghị luận vào vị trí nào? Mục đích của yếu tố nghị luận ? - Gọi HS đọc lại văn bản: “ Thuý Kiều báo ân báo oán”. - Yêu cầu HS chuyển 6 câu thành đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. -CHo HS chuẩn bị ra giấy nháp. -Gọi HS khá giỏi trình bày -Gọi HS nhận xét, bổ sung. D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 15’). H đọc to ghi nhớ.. Bài 1: Lời văn của ông giáo đang tự thuyết phục chính mình về sự đánh giá, nhìn nhận về vợ mình. VD: Hoạn Thư bị đưa ra công đường vừa trông thấy Hoạn Thư, Kiều đã chua chát: - Chào tiểu thư, chẳng ai ngờ chúng ta lại có ngày hôm nay phải không ? Thử hỏi đàn bà trên thế gian này mấy ai nhẫn tâm hơn tiểu thư đây? Đúng là càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Những lời nói mỉa mai mà nghe sao như bản cáo trạng . Phải chăng từng tiếng, từng tiếng như khẳng định rằng: Kẻ gieo mầm oan nghiệt sẽ thu về oan nghiệt.. * Giáo viên trình chiếu bài tập thêm số 1 * Học sinh đọc lại nội dung bài tập thêm số 1 Bà tôi Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên nhà tôi nghèo lắm. Bà tôi tuy tuổi đã cao những vẫn còn khoẻ nên bà thường đỡ đần công việc nội trợ giúp mẹ tôi những lúc mẹ tôi còn bận hay chúng tôi còn học bài. Bà thường căn dặn chúng tôi: - Đối với con người, hạt gạo là quý giá nhất đấy các cháu ạ.. Bài 1 ? Đọc kĩ văn bản tự sự và trả lời câu hỏi bên dưới.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Mỗi lần đong gạo nấu cơm bà thừờng làm rất thong thả, cẩn thận. Một lần bà tôi bị mệt, tôi thay bà nấu cơm. Khi cầm rá gạo xuống bếp chẳng may tôi bị vấp ngã chúi về phía trước nhưng tôi vẫn cố giữ cho bằng được rá gạo trong tay, chỉ có vài hạt rơi vãi ra ngoài. Tôi thản nhiên xuống bếp nấu cơm. Xong việc, tôi định chạy lên khoe với bà thì...Tôi bỗng sững lại ở cửa. Bà đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt các hạt gạo mà tôi làm rơi lúc nãy. Thấy tôi đang tròn xoe mắt nhìn bà một cách ngạc nhiên, bằng giọng thều thào bà giải thích: - Cháu ơi, thóc gạo là Đức Phật đấy... Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa Phật nữa đâu... Lúc đó tôi chưa hiểu câu nói của bà, còn bây giờ thì tôi đã hiểu. Càng hiểu tôi càng thương bà nhiều hơn. Cuộc đời bà tuy vất vả, nhọc nhằn, xong những lời dạy bảo của bà đáng quý biết bao nhiêu. Chính nhờ những lời dạy bảo đó chúng tôi đã khôn lớn như ngày hôm nay. a,Vấn đề nghị luận đưa ra trong văn bản văn tự sự là gì? b, Vấn đề nghị luận đã được người viết thể hiện như thế nào? d, Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận đó? * Học sinh đọc và thảo luận nhóm(3 phót)-> Trình bày kết quả thảo luận * Giáo viên trình chiếu đáp án. * Vấn đề nghị luận: Gạo là thứ quý giá nhất. * Cách lập luận được thể hiện: + Nhận định của bà: Đối với con người, gạo là thứ quý giá nhất + Dẫn chứng: hành động của bà “ bà chống gậy dò đi từng bước để nhặt những hạt gạo vương vãi trên nền nhà.” + Lí lẽ: lời dạy của bà “Cháu ơi thóc gạo là Đức Phật đấy... Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa Phật nữa đâu...” + Nhận định của người cháu về cuộc đời của người bà. => Tác dụng: Lời dạy bảo của bà trở nên thấm thía, giàu sức thuyết phục, sinh động và hấp dẫn hơn. Câu chuyện trở nên xúc động, để lại ấn tượng mạnh đối.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> với người đọc, người nghe bởi * Giáo viên trình chiếu bài tập thêm số 2 tính triết lí sâu sắc. ? Đọc đề bài thêm số 2 Bài 2: * Yêu cầu học sinh lập dàn ý và dự kiến những vị Lập dàn ý cho đề văn sau: trí để kết hợp với nghị luận. ? Kể về một việc tốt mà em đã * Cho học sinh lập dàn ý sơ lược và trình bày làm( hoặc chứng kiến) trong đó -> Giáo viên trình chiếu dàn ý sơ lược và hướng có sử dụng yếu tố nghị luận? dẫn học sinh về nhà viết thành bài văn hoàn Dàn ý: chỉnh A. Mở bài: + Giới thiệu hoàn cảnh vệc tốt em làm (chứng kiến) + Cảm xúc, suy nghĩ của em khi làm( chứng kiến) việc tốt đó B. Thân bài: + Kể diễn biến việc tốt em đã làm ( chứng kiến) + ý nghĩa về việc tốt em đã làm (chứng kiến)- Nghị luận C. Kết bài: + Khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của những việc làm tốt trong đời sống, xã hội.( Nghị luận) E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3p) + Kể lại kỉ niệm với người thân của em, trong đó em đã nhân được bài học sâu sắc. + Học thuộc ghi nhớ + Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể. + Đọc và chuẩn bị: « Đoàn thuyền đánh cá » Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, cách thể hiện các nội dung tư tưởng của văn bản, biện pháp nghệ thuật chính của bài thơ, thi vẽ tranh minh hoạ cho văn bản thơ) V. RKN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………... Ngày soạn:................. Ngày giảng.................. Tiết 55 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs có những hiểu biết về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Cảm nhận được những cảm hứng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ và hình ảnh những con người lao động.Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. Nghệ thuật phóng đại, tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại.Rèn kĩ năng tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại, phân tích được các dấu hiệu nghệ thuật trong bài thơ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động. Có ý thức giữ gìn môi trường trong lành. Tích hợp môi trường : Bảo vệ môi trường biển đảo. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Thẩm mỹ- Giao tiếp Tiếng Việt. – Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại thông qua việc đọc hiểu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. - Năng lực tạo lập văn bản (viết đoạn văn, tập làm thơ,...). – Năng lực sử dụng tiếng Việt (thông qua việc ôn tập các biện pháp nghệ thuật). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản). II.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Tư liệu về Huy Cận và bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” III.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận về nội dung ý nghĩa bài thơ. - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm các chi tiết. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ. - Kĩ thuật trình bày một phút: trình bày nội dung, nghệ thuật của bài thơ. -PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình... IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1;) 2. Bài mới: A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 1’) Từ trước cách mạng tháng Tám, nhà thơ HC đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới nhờ cảm quan rất tinh tế, sáng tạo của ông về vũ trụ. Cũng như phần lớn các nhà thơ mới, thơ HC thường đượm buồn và có cả chút bi quan. Nhưng cách mạng tháng Tám đã soi rọi vào thơ ông một ánh sáng mới, giúp ông tin tưởng vào.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> cuộc sống, vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. Thơ Huy Cận có luồng sinh khí mới, rạo rực, phấn chấn... Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã thể hiện điều đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 28’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 I. Giới thiệu chung. - Thời gian: (5’) - Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm - HS dựa vào phần chú thích () trả lời: - Gv chiếu cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin. HS quan sát, nghe. 1. Tác giả. + Trước CM: thơ ông giàu chất triết lý và thấm thía bao nỗi buồn: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền gõ mái lướt song song Và Huy Cận từng viết về mình: Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm. + Sau CM, đón luồng gió mới của CM, thơ - Tên thật là Cù Huy Cận ( 1919Huy Cận dạt dào niềm vui nhất là khi ông viết 2005). Quê: Hà Tĩnh về cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ" - Trước CMT8, ông nổi tiếng Đoàn thuyền đánh cá" là minh chứng cho điều trong phong trào thơ mới ấy. - Sau CM, thơ ông có sự chuyển + Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng mình, ấm áp hơi thở cuộc sống, HCM về VHNT năm 1996. dào dạt niềm vui. Ông là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại. ? Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ” được - Phong cách thơ: bút pháp hiện sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Em hiểu gì thực đậm chất lãng mạn, cảm về giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ? hững chính hướng về thiên - Bài thơ được sáng tác 1958, khi miền Bắc nhiên, vũ trụ. nước ta đã hoàn toàn giải phóng, đi lên 2. Tác phẩm. XDCNXH và gánh vác một trọng trách lớn - Bài thơ sáng tác năm 1958, in lao: là hậu phương vững chắc cho miền Nam trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại đánh Mĩ. Vì vậy trên khắp các lĩnh vực: nông sáng ”. nghiệp, ngư nghiệp mọi người đều hăng say lao động để thực hiện 2 nhiệm vụ mà Đảng giao phó. Chuyến thâm nhập thực tế ở QN của Huy Cận đã giúp chúng ta thấy rõ không khí lao động của nhân dân ta trong giai đoạn đó..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ? Em biết gì về vùng biển Hạ Long? - Gv tích hợp với môn địa lí giới thiệu về Hạ Long. - Nằm ở phía đông bắc của tổ quốc….. Hoạt động 2 - Thời gian: 30’ - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản ? Bài thơ nên đọc với giọng đọc ntn? - Giọng đọc sôi nổi, hào hứng, vui tươi thể hiện niềm vui của những người lao động mới. GV đọc mẫu, HS đọc II. Đọc, hiểu văn bản. GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích, nhất là các chú thích về các loài cá. ? Giải thích chú thích: cá bạc, cá thu, cá song ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Hãy xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng - Phương thức Miêu tả - Biểu cảm- Tự sự ?Bài thơ được triển khai theo trình tự nào? - Bài thơ đã theo sát cuộc hành trình đánh cá trên biển; từ lúc ra khơi tới lúc trở về. Nhóm bàn(2 phút) ?Dựa vào trình tự ấy, hãy chia bố cục văn bản? - Học sinh thảo luận -Đại diện nhóm trình bày - GV Chiếu bố cục, chốt Phần 1: Hai khổ thơ đầu-> cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo-> Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. Phần 3: Còn lại -> Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. GV chuyển ý. 1. Đọc, chú thích.. 2. Kết cấu, bố cục. - Thể thơ: tự do ( 7chữ) - PTBĐ: Miêu tả - Biểu cảm- Tự sự 3 phần:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> ?Cảm hứng bao trùm bài thơ? - Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ - Cảm hứng về con người lao động mới. Gv chiếu 2 khổ thơ đầu HS quan sát 2 khổ thơ đầu Sử dụng phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà các nhóm trình bày sự chuẩn bị của mình theo gợi ý của GV GV đánh giá cho điểm ? Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh gì? - Cảnh hoàng hôn trên biển ?Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những h/ả thơ nào? Mặt trời: như hòn lửa Sóng: cài then, đêm: sập cửa. ?Tác giả đã dùng biện pháp NT nào để miêu tả cảnh thiên nhiên nơi đây? - Phép so sánh, nhân hoá, ĐT mạnh ?Qua đó em có cảm nhận gì về cảnh hoàng hôn trên biển?( rực rỡ hay ảm đạm? Lạnh lẽo hay ấm áp, dễ chịu?) GV: Thiên nhiên, kì vĩ, tráng lệ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Một cảm giác thật ấm áp dễ chịu. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi. Thời gian 3’ ? Em hiểu gì về nghĩa của cụm từ “Đoàn thuyền đánh cá” và từ “lại”trong câu thơ? -. Học sinh thảo luận Các nhóm báo cáo Học sinh nhận xét, bố sung GV chốt. ? BPNT nào được tác giả sử dụng ở lời thơ ‘Câu hát...khơi’? ? Tác dụng của BPNT trong lời thơ trên ?. 3. Phân tích, a. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi *) Cảnh hoàng hôn trên biển. mặt trời -như hòn lửa sóng - cài then, đêm -sập cửa. ->so sánh thú vi, nhân hoá, ĐT mạnh,liên tưởng bất ngờ. =>Thiên nhiên hiện lên thật kì vĩ, tráng lệ, rực rỡ, đầy sức sống, gần gũi với con người,ấm ỏp, dễ chịu..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> *) Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi ? Tại sao người ngư dân lại có tâm trạng như vậy trước công việc đánh cá đầy vất vả ? - HS trình bày, bổ sung. GV: giảng + Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân ào xuống đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời đi vào nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả. + Hình ảnh “câu hát căng buồm” - cánh buồm căng gió ra khơi- là ẩn dụ cho tiếng hát của những chàng trai biển vang xa hoà cùng mây trời sông nước . Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giầu cho Tổ quốc. Chỉ một câu hát mà nói được bao điều về thân phận của con người qua 2 chế độ. Tiếng hát thể hiện sự hào hứng phấn khởi say mê khi họ được làm chủ biển cả và làm chủ cuộc đời. ? Câu hát của người ngư dân về biển được giới thiệu cụ thể qua những lời thơ nào? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân ? BPNT nào được tác giả sử dụng ở ba câu thơ trên ? Phép liệt kê, so sánh … ? Cá dệt biển, dệt lưới-đó là những hình ảnh đẹp, cảm nhận của em về những hình ảnh này? ( h giỏi) - Cá nhiều vô kể,chúng đan kín trên mặt biển, chúng bơi lội rất nhanh, từng đàn cá thu như những chiếc thoi đưa trên biển. Biển Đông thực sự giàu đẹp ! ?Tiếng hát không chỉ gửi ước mơ về chuyến. - Đoàn thuyền: Không phải vài ba con thuyền nhỏ mà là cả đoàn thuyền hùng dũng->khí thế tập thể - ''Lại'' (phó từ tiếp diễn) : công việc đánh cá diễn ra thường xuyên, đầy vất vả. + Hình ảnh đẹp, tráng lệ, ẩn dụ -> Con người và thiên nhiên hòa hợp.Tâm trạng háo hức, sự phấn chấn, tư thế làm chủ cuộc đời của người lao động => Niềm tin tưởng, lạc quan của người dân miền Bắc đối với công cuộc CNXH.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> ra khơi nhiều tôm cá mà còn thể hiện khát vọng, tình cảm của người lao động ntn? - Biển nhiều tôm cá, nhà thơ đã thay lời những người ngư bộc lộ khát vọng của mình: được chinh phục thiên nhiên để làm giàu cho quê hương đồng thời thể hiện tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn khởi hăng say lao động. Tóm lại ở hai khổ thơ tác giả đã tạo ra những hình ảnh đẹp, khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết của ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người dân chài. tiếng hát vừa thể hiện tư thế, khát vọng và vừa thể hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. Nhà thơ đã hoá thân vào con người lao động để cảm nhận, để tận hưởng không khí vui tươi, niềm tin yêu cuộc sống. ? Qua phần tìm hiểu, hãy khái quát nội dung phần 1? - Hs khái quat, gv chốt. Tích hợp môi trường GV: Biển giàu, đẹp là vậy nhưng hiện nay môi trường biển có được đảm bảo hay không? - Biển đang bị ô nhiễm nặng nề. Thảo luận nhóm bàn Thời gian 3 phút ? Nhóm 1: Hãy chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển? Nhóm 2: Môi trường biển bị ô nhiễm gây tác hại xấu như thế nào? Nhóm 3: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mụi trường biển? - Các nhóm thảo luận -Các nhóm báo cáo, nhận xét - GV nhận xét chốt Nhóm 1 : - Nguyên nhân: sự cố không mong muốn, con. - NT liệt kê, so sánh, nhân hoá, câu cầu khiến : biển thật giầu và đẹp!. => Khát vọng chinh phục thiên nhiên và tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn khởi hăng say lao động.. Bằng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng, đối lập, liệt kê, tác giả đã miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế quyết tâm, tinh thần lao động hăng say của những con người làm chủ thiên nhiên, đất nước..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> người vô ý thức, cố tình bức tử biển... Hình ảnh rác thải bị sóng đánh dạt vào bờ, hình ảnh cống nước thải công nghiệp của tập đoàn formosa Đây là những hình ảnh trên là những việc làm vô ý thức đã bức tử môi trường biển. Đặc biệt là hình ảnh hai đường ống nước thải công nghiệp của tập đoàn formosa đã đầu độc biển của bốn tỉnh miền Trung ( Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế) gây ra vụ cá chết hàng loạt, thiệt hại cho nhân dân vùng biển nói chung, cho đất nước ta nói riêng. Ngày 26/4/2016 tập thể formosa đã cúi đầu xin lỗi, thừa nhận sai trái của mình cho môi trường biển. Chúng ta hi vọng đây là lần cuối con người đầu độc biển trên diện tích lớn. Nhóm 2: - Tác hại: làm chết sinh vật biển, ảnh hưởng tới đời sống của ngư dân, mất mĩ quan... => Thông điệp: Hãy chung tay bảo vệ môi trường biển! Nhóm 3: - Giải pháp khắc phục: không vứt rác thải, xả nước thải chưa qua xử lí ra biển, tuyên truyền ..., xử phạt các hành vi làmô nhiễm môi trường biển. ?Em hãy nêu một thông điệp cho môi trường biển? Chung tay bảo vệ môi trường biển để biển ngày càng sinh sôi nhiều tôm cá phục vụ đời sống con người để những chuyến ra khơi của ngư dân trọn vẹn niềm vui. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 3’) HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Đồng ý. - Nếu “ Đoàn thuyền đánh cá” là bài ca lao - Trong khung cảnh buổi hoàng động thì hai khổ thơ đầu là khúc ca ra trận hôn rực rỡ, tráng lệ, đoàn thuyền tràn đầy niềm vui, niềm phấn chấn, đầy lạc đánh cá ra khơi trong niềm vui, quan tin tưởng. câu hát đầy phấn chấn, lạc quan, Em có đồng ý không? Vì sao? tin tưởng....

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 3’) G đọc “Cuộc đời và sáng tác thơ ca”- Huy Cận- tư liệu Ngữ văn 9 (T 117). E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3’) Nhóm em sử dụng hình ảnh sau và tìm thêm tư liệu để viết bài giới thiệu về nhà thơ Huy Cận và bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”?. V. RKN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×