Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Qui che thi truong TH Xuyen Moc 1213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.29 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PGD & ĐT XUYÊN MỘC TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG Số: 02/ QC-CM. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hòa Hội, ngày 09 tháng 10 năm 2012.. QUYẾT ĐỊNH (Ban bành Qui định về công tác kiểm tra định kì tại trường Tiểu học Kim Đồng) Căn cứ vào Thông tư số: 41/2010/TT - BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học; Căn cứ theo thông tư số 32/200/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Ban hành qui định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học; Căn cứ Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 theo Công văn số 9832/BGD&ĐT- GDTH ngày 01/9/2006. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học tiểu học, nội dung giảm tải ; Căn cứ vào công văn số: 459 SGDĐT- hướng dẫn tổ chức kiểm tra học kỳ cấp tiểu học, năm học 2012-2013. Căn cứ kế hoạch chuyên môn của trường TH Kim Đồng năm học 2012-2013; Trường TH Kim Đồng Ban bành Qui định về công tác kiểm tra định kì năm học 2012-2013 cụ thể như sau: QUI ĐỊNH Tổ chức kiểm tra định kì : Coi kiểm tra, chấm kiểm tra, biên soạn, duyệt, quản lý, in sao và sử dụng đề kiểm tra cần thực hiện theo chế độ quản lý tài liệu mật, sau đây là những qui định ở các khâu liên quan đến các kì kiểm tra trong trường Tiểu học Kim Đồng I/ THÀNH LẬP CÁC BỘ PHẬN TRONG KÌ KIỂM TRA 1. Thành lập các Tổ và Hội đồng kiểm tra: Trước mỗi kì kiểm tra hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm ra các quyết định thành lập các Tổ và Hội đồng làm việc trong kì kiểm tra. a/ Thành lập Tổ ra đề kiểm tra học kỳ Tổ ra đề kiểm tra gồm hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, kiểm tra các qui trình để việc ra đề tuyệt đối an toàn, đúng qui chế và tuyệt đối bảo mật. Duyệt đề kiểm tra và quyết định cho phép in sao. Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm ra đề chính thức và đề dự bị đúng theo chương trình và các văn bản chỉ đạo chuyên môn của SGD&ĐT và PGD&ĐT theo yêu cầu của từng bộ môn. Bảo mật đề kiểm tra từ khi ra đề đến khi trình duyệt và kiểm tra xong từng bộ môn. Người ra đề chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý đề của bộ môn mình phụ trách (niêm đề thừa, đề trực và hủy đề hư rách ). Đồng thời chịu trách nhiệm trực trong ngày thi môn mình phụ trách . Văn thư làm thư kí lập các biên bản trong quá trình ra đề, in ấn, đóng gói đề. b/ Thành lập Tổ thẩm định đề kiểm tra học kỳ (đối với đề do giáo viên bộ môn ra).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tổ thẩm định đề kiểm tra gồm : Hiệu trưởng làm tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, kiểm tra nghiêm ngặt các qui trình để việc thẩm định đề tuyệt đối an toàn, đúng qui chế và tuyệt đối bảo mật. Phó hiệu trưởng làm thành viên chịu trách nhiệm thẩm định đề chính thức và đề dự bị đúng theo chương trình và các văn bản chỉ đạo chuyên môn của SGD&ĐT và PGD&ĐT theo yêu cầu của từng bộ môn. Bảo mật đề kiểm tra đến khi thẩm định xong từng bộ môn. Sau đó, bàn giao Ban in sao đề kiểm tra đúng thời gian quy định. c/Thành lập Tổ in sao đề kiểm tra học kỳ Tổ in sao đề kiểm tra gồm : Hiệu trưởng làm tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, kiểm tra nghiêm ngặt các qui trình để việc in sao đề tuyệt đối an toàn, đúng qui chế và tuyệt đối bảo mật. Phó hiệu trưởng và văn thư làm thành viên có trách nhiệm sao in đề đúng lịch và bảo mật đề đến khi kiểm tra xong. Các thành viên in sao đề kiểm tra có trách nhiệm đóng gói, niêm phong đề kiểm tra của môn mình phụ trách, việc in sao đề tuyệt đối an toàn, đúng qui chế và tuyệt mật. Số lượng đề kiểm tra phải đủ cho số thí sinh dự kiểm tra. d/Thành lập Hội đồng coi kiểm tra học kỳ...... Hội đồng coi kiểm tra gồm có: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra việc coi kiểm tra theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Các bộ phận có liên quan như: Bảo vệ, phục vụ, thư kí (văn thư), y tế của trường có nhiệm vụ hỗ trợ cho Hội đồng coi kiểm tra làm việc hiệu quả tốt nhất. Giám thị (giáo viên) coi kiểm tra theo sự phân công và bàn giao toàn bộ hồ sơ, bài kiểm tra cho Hội đồng chấm kiểm tra theo đúng lịch. e/Thành lập Hội đồng chấm kiểm tra học kỳ...... Hội đồng chấm kiểm tra gồm có: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra việc chấm kiểm tra theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Các bộ phận có liên quan như: Bảo vệ, phục vụ, thư kí (văn thư), y tế của trường có nhiệm vụ hỗ trợ cho Hội đồng chấm kiểm tra làm việc hiệu quả tốt nhất. Giám khảo (giáo viên) chấm kiểm tra theo sự phân công Hội đồng chấm kiểm tra và niêm phong toàn bộ hồ sơ, bài kiểm đưa vào phòng lưu trữ. II/ ĐỀ KIỂM TRA 2. Biên soạn đề kiểm tra Khi biên soạn cần chú ý các điểm sau đây: - Đề kiểm tra cần phải đánh máy rõ ràng và phải đánh số trang (trang số/tổng số trang của đề kiểm tra); - Sử dụng máy tính để biên soạn cần khóa mã; - Khi in, sao chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay bản thảo (nếu không cần lưu) và bản in thử, hỏng, thừa v.v....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đóng gói đề kiểm tra phải ghi đầy đủ các thông tin bên ngoài túi đựng đề kiểm tra và niêm phong cẩn mật. Khi nộp đề kiểm tra phải có ký nộp với người có trách nhiệm nhận đề kiểm tra và phải ghi rõ số lượng đề kiểm tra nộp, thời gian nộp. 3. Duyệt đề kiểm tra Người có trách nhiệm duyệt đề phải xem kỹ nội dung, hình thức của đề kiểm tra có đảm bảo yêu cầu không, nếu có sửa chữa thì phải gặp riêng người biên soạn đề kiểm tra trao đổi để hoàn thiện đề kiểm tra. Đề kiểm tra đã được duyệt, phải niêm phong lại bảo mật như lúc đầu. Khi bàn giao đề kiểm tra cho bộ phận bảo quản và in sao phải có ký nhận với người có trách nhiệm nhận đề kiểm tra và phải ghi rõ số lượng đề kiểm tra bàn giao, thời gian bàn giao. 4. Bảo quản đề kiểm tra trước khi kiểm tra Đề kiểm tra được bảo quản theo chế độ quản lý tài liệu mật, không được phép mang ra khỏi cơ quan, phòng làm việc, đề kiểm tra phải được cất giữ vào tủ, hòm hoặc két có khoá an toàn. 5. In sao đề kiểm tra Ban in sao đề kiểm tra là những người không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự kiểm tra. Trước khi in sao phải có kế hoạch in sao cho từng đợt kiểm tra, buổi kiểm tra, môn kiểm tra, số lượng đề cần được nhân bản. Đề kiểm tra được phép mở niêm phong khi có mặt ít nhất 2 thành viên trong Ban in sao đề kiểm tra, khi mở đề kiểm tra phải làm biên bản tổng hợp ghi lại hiện trạng bảo mật của từng đề kiểm tra và các hiện tượng bất thường khác (nếu có). Khi in xong đề kiểm tra Giáo viên in sao đóng gói từng túi đựng đề kiểm tra và phải ghi đầy đủ các thông tin bên ngoài túi đựng đề kiểm tra, thực hiện chế độ niêm phong túi đựng đề kiểm tra một cách bảo mật, và được bảo quản như đề kiểm tra chưa in sao. Giáo viên in sao đề kiểm tra phải ký và ghi rõ họ tên vào biên bản in sao đề kiểm tra. 6. Sử dụng đề kiểm tra Khi đề kiểm tra trao đến tay Giáo viên coi kiểm tra, thì nhiệm vụ bảo mật do Giáo viên coi kiểm tra chịu trách nhiệm. Đề kiểm tra được mở để phát cho học sinh theo đúng thời gian qui định của mỗi kỳ kiểm tra, nếu phát hiện có gì sai sót trong khi kiểm tra thì phản ảnh ngay với thường trực Hội đồng kiểm tra để giải quyết. III/ COI KIỂM TRA 7. Trách nhiệm của Giáo viên coi kiểm tra : a) Giáo viên coi kiểm tra không được làm nhiệm vụ tại điểm kiểm tra nơi có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự kiểm tra, không được sử dụng điện thoại di động trong khi làm nhiệm vụ ; không được giúp đỡ học sinh làm bài dưới bất kỳ hình thức nào ; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, uống bia, rượu, phải có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòng kiểm tra . b) Giáo viên coi kiểm tra phải có mặt thường xuyên tại phòng kiểm tra để làm nhiệm vụ theo trình tự cụ thể như sau:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trước giờ kiểm tra 30 phút, hai giáo viên coi kiểm tra phải có mặt tại phòng hội đồng để nhận giấy kiểm tra , đề kiểm tra và nghe dặn dò một số vấn đề liên quan đến kỳ kiểm tra (nếu có). - Trước giờ kiểm tra 15 phút, giáo viên coi kiểm tra cho học sinh vào phòng kiểm tra, kiểm tra học sinh vắng mặt, các vật dụng học sinh mang vào phòng kiểm tra, hướng dẫn học sinh ngồi đúng chỗ quy định, kiểm tra đồ dùng kiểm tra học sinh (giấy nháp). Phát giấy kiểm tra, hướng dẫn và kiểm tra học sinh gấp giấy kiểm tra đúng quy cách, điền tên và ghi đầy đủ các mục vào giấy kiểm tra trước khi làm bài. - Đến giờ phát đề kiểm tra, giáo viên coi kiểm tra giơ cao phong bì đề kiểm tra để học sinh thấy rõ còn nguyên niêm phong, bóc phong bì đựng đề kiểm tra và phát đề kiểm tra cho từng học sinh. Khi học sinh bắt đầu làm bài, giáo viên coi kiểm tra bao quát từ phòng cho đến hết giờ kiểm tra . giáo viên coi kiểm tra không đứng gần học sinh khi họ làm bài. Khi học sinh hỏi điều gì, giáo viên coi kiểm tra chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định. giáo viên coi kiểm tra phải ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy kiểm tra, giấy nháp đã phát cho học sinh. - Chỉ cho học sinh ra khỏi phòng kiểm tra sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài, sau khi học sinh đã nộp bài làm và đề kiểm tra. Nếu có học sinh bị đau ốm bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất kiểm tra ết phải tạm thời ra khỏi phòng kiểm tra thì giáo viên coi kiểm tra phải báo ngay cho CB giám sát kỳ kiểm tra biết. - Nếu có học sinh vi phạm kỷ luật thì giáo viên coi kiểm tra phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo ngay cho Trưởng ban coi kiểm tra giải quyết. - Mười lăm phút trước khi hết giờ làm bài, thông báo thời gian còn lại cho học sinh dự kiểm tra biết. - Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, giáo viên coi kiểm tra phải yêu cầu học sinh ngừng làm bài và thu bài của tất cả học sinh, kể cả bài của học sinh đã bị xử lý kỷ luật. giáo viên coi kiểm tra duy trì trật tự và kỷ luật phòng kiểm tra , gọi tên từng học sinh lên nộp bài, vừa nhận bài kiểm tra của học sinh. Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy kiểm tra của học sinh đã nộp, yêu cầu học sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào danh sách học sinh dự kiểm tra. (tuyệt đối không được cho học sinh ký tên trước vào danh sách học sinh dự kiểm tra trong khi làm bài). - Sau khi thu bài, các giáo viên coi kiểm tra kiểm tra sắp xếp bài kiểm tra theo thứ tự trong danh sách học sinh dự kiểm tra . Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài kiểm tra của học sinh. giáo viên coi kiểm tra trực tiếp mang túi bài kiểm tra đến bàn giao bài kiểm tra cho Thư ký điểm kiểm tra. Mỗi túi bài kiểm tra phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có). - Sau khi bàn giao xong bài kiểm tra, từng túi đựng bài kiểm tra được thư ký niêm phong tại chỗ. Trên 3 cạnh của túi đựng bài kiểm tra có mép dán, giáo viên coi kiểm tra phải ký niêm phong lên mép dán. 8. Trách nhiệm của giám sát phòng kiểm tra : Người giám sát phòng kiểm tra thay mặt Ban coi kiểm tra thường xuyên giám sát việc thực hiện Quy chế kiểm tra của giáo viên coi kiểm tra và học sinh, kiểm tra và nhắc nhở giáo viên coi kiểm tra thu giữ các tài liệu và phương tiện kỹ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thuật do học sinh mang trái phép vào phòng kiểm tra, lập biên bản xử lý kỷ luật đối với giáo viên coi kiểm tra và học sinh vi phạm quy chế kiểm tra. IV/ DỰ LIỂM TRA 9. Trách nhiệm của học sinh dự kiểm tra a) Học sinh phải có mặt tại phòng kiểm tra đúng giờ quy định ghi trong lịch kiểm tra. học sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề kiểm tra sẽ không được dự kiểm tra. b) Khi vào phòng kiểm tra, học sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: - Chỉ được mang vào phòng kiểm tra bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính và không soạn thảo được văn bản và các giáo trình tài liệu (nếu đề kiểm tra cho phép). - Không được mang vào phòng kiểm tra giấy than, bút xóa, các tài liệu (nếu đề kiểm tra không cho phép), vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, kiểm tra ết bị chứa thông tin có thể lợi dụng để làm bài kiểm tra và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng kiểm tra . - Trước khi làm bài kiểm tra phải ghi đầy đủ họ tên, số báo danh (hoặc số thứ tự theo danh sách) vào giấy kiểm tra và nhất thiết phải yêu cầu giáo viên coi kiểm tra ký và ghi rõ họ tên vào giấy kiểm tra . - Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa. Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của học sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài. - Nếu cần hỏi giáo viên coi kiểm tra điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng kiểm tra. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để giáo viên coi kiểm tra xử lý. - Khi hết giờ kiểm tra phải ngừng làm bài và nộp bài cho giáo viên coi kiểm tra. Không làm được bài, học sinh cũng phải nộp giấy kiểm tra. Khi nộp bài, học sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy kiểm tra đã nộp và ký tên vào danh sách dự kiểm tra. - Học sinh chỉ được ra khỏi phòng kiểm tra sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề kiểm tra cho giáo viên coi kiểm tra trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm kiểm tra quyết định. V/ CHẤM KIỂM TRA 10. Khu vực chấm kiểm tra Khu vực chấm kiểm tra bao gồm nơi chấm kiểm tra và nơi bảo quản bài kiểm tra . Nơi chấm kiểm tra và nơi bảo quản bài kiểm tra cần được bố trí gần nhau, liên tục có người bảo vệ suốt ngày đêm, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, bảo mật và bảo quản bài kiểm tra ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cửa tủ được khoá khoá lại, Trưởng môn chấm kiểm tra giữ chìa khoá. Tuyệt đối không được mang tài liệu, giấy tờ riêng và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm kiểm tra khi vào và ra khỏi khu vực chấm kiểm tra . 11. Quy trình chấm kiểm tra Hội đồng kiểm tra tập trung toàn bộ Giáo viên chấm kiểm tra để quán triệt quy chế, thảo luận đáp án, thang điểm, chấm thử, sau đó tổ chức chấm kiểm tra theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng các loại bút xoá khi chấm kiểm tra . Thư ký giao túi bài kiểm tra cho giáo viên chấm kiểm tra để chấm. Không xé lẻ túi bài kiểm tra giao riêng cho từng người. Trước khi chấm, Giáo viên chấm kiểm tra kiểm tra từng bài xem có đủ số tờ và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do học sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ kiểm tra đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau, bài có viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra, bài kiểm tra nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu. Giáo viên chấm kiểm tra có trách nhiệm giao những bài kiểm tra này cho Trưởng môn chấm kiểm tra xử lý học sinh dự kiểm tra. Khi chấm ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, Giáo viên chấm kiểm tra tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của học sinh. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào lời phê. Trên bài chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của Giáo viên chấm kiểm tra . Chấm xong túi nào, Giáo viên chấm kiểm tra giao túi ấy cho Trưởng môn chấm kiểm tra để bàn giao cho Ban Thư ký. 12. Điểm chấm bài kiểm tra và biên bản chấm kiểm tra 1. Thang điểm và hệ số a/Các môn học đánh giá bằng điểm gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra; Các môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; Trong đó bài đọc gồm : đọc thành tiếng 5 điểm đối với lớp 4 – 5 và 6 điểm đối với lớp 1- 2- 3. Điểm đọc hiểu 5 điểm đối với lớp 4 – 5 và 4 điểm đối với lớp 1- 2- 3. Điểm viết gồm TLV và Chính tả mỗi môn 5 điểm. Môn viết lớp 1 10 điểm. Điểm KTĐK Tiếng Việt là trung bình cộng của 2 bài trên (làm tròn 0,5 thành 1); Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do Giáo viên chấm kiểm tra đề xuất và do giáo viên chấm kiểm tra trình Hội đồng kiểm tra quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm. 13. Quản lý điểm bài kiểm tra Sau khi chấm kiểm tra xong tất cả các môn, giáo viên vào sổ, biểu mẫu thống kê và báo kết quả cho học sinh không được quá một tuần kể từ ngày vào điểm (trừ trường hợp nghỉ giữa kì). Không cho học sinh xem bài kiểm tra của mình. Tất cả các tài liệu liên quan đến điểm kiểm tra đều phải niêm phong và do Thư ký trực tiếp bảo quản. 14. Tổ chức giải quyết khiếu nại về điểm kiểm tra 1. Điều chỉnh điểm bài kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sau khi công bố điểm kiểm tra nếu phát hiện có sự nhầm lẫn hay sai sót về điểm bài kiểm tra, Hội đồng kiểm tra phải xem xét và chỉ điều chỉnh lại điểm bài kiểm tra (lên hoặc xuống) trong các trường hợp sau: a) Cộng hoặc ghi điểm vào biên bản chấm kiểm tra không chính xác; b) Thất lạc bài kiểm tra nay tìm thấy hoặc kiểm tra lại nếu bài kiểm tra có lỗi do lỗi của hội đồng kiểm tra trường nay đã được kiểm tra bổ sung và chấm xong ; c) Điểm được điều chỉnh là điểm đã được hội đồng giám khảo xem lại và ký xác nhận là điểm chính thức hoặc đã được trình Chủ tịch HĐKT ký duyệt sau khi đối thoại với giáo viên chấm. 2. Kiểm tra lại Sau khi công bố điểm kiểm tra, Mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất là 3 lần/1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè. Điểm kiểm tra định kì được coi là bất thường khi điểm số đó không phản ánh đúng kết quả học tập hàng ngày của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu trưởng xác định tính bất thường của điểm kiểm tra định kì và quyết định học sinh được kiểm tra bổ sung. Kết quả kiểm tra bổ sung thay thế cho kết quả kiểm tra định kì trước đó. VI/ THI HÀNH 15. Điều khoản kiểm tra hành Mọi cá nhân, đơn vị khi được giao nhiệm vụ liên quan đến đề kiểm tra phải tuân thủ thực hiện đúng các bước theo qui định và thực hiện nghiêm túc đến khi kiểm tra xong. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào mức độ thực hiện các nội dung ghi trong qui định trên, để có hình thức khen thưởng và kỷ luật thích hợp. TL Hiệu trưởng (Đã ký) Nguyễn Hồng Hà.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×