Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SKKNMot vai kinh nghiem giup hoc sinh hoc tot mon Vatli 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.17 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Điền Hòa, ngày 01 tháng 3 năm 2012. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu “lao động tiên tiến” năm học 2011-2012 Tên đề tài: “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Vật lí 7” I.Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: NGUYỄN VĂN TÁM. Bí danh: Không. Giới tính :Nam. Ngày, tháng, năm sinh:05/01/1978. Quê quán: Điền Hòa-Phong Điền-Thừa Thiên Huế. Nơi thường trú: Thôn 8-Điền Hòa-Phong Điền-Thừa Thiên Huế. Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hòa. Chức vụ hiện nay: Giáo viên. Công tác được giao: Giảng dạy bộ môn Vật lí khối 7.Công nghệ khối 8-9.Chủ nhiệm lớp 8C. Phòng học bộ môn Vật lí. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Vật lí. II.Sơ lược thành tích của đơn vị: * Tóm tắt tình hình của đơn vị: Trường THCS Điền Hòa, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và đạt trường chuẩn quốc gia năm học 2011-2012. Công đoàn: Vững mạnh cấp tỉnh. Liên đội : Vững mạnh cấp huyện. * Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012: a) Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng tổ tự nhiên luôn luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. - Thiết bị dạy học, phòng học bộ môn luôn luôn đáp ứng đủ. b)Khó khăn: - Ba phòng học xuống cấp, một số hệ thống điện chiếu sáng- quạt điện trần bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến việc dạy học. - Một số em học sinh còn hoang nghịch, chưa chịu khó học tập nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. - Một số phụ huynh chưa đầu tư quan tâm đến việc học của con em. III.Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Môn vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, mang đầy tính lý thú và hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trong nhà trường phổ thông. Đồng thời, nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống hằng ngày của mỗi gia đình chúng ta. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS. Hơn nữa với chương trình đổi mới SGK thì lại càng ngày càng yêu cầu cao hơn. Để đáp ứng kịp thời công cuộc CNH - HĐH đất nước, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra" Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài'', góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu dạy học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đồng thời để nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh ở trường trung học cơ sở (THCS) cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Bởi vây tôi thấy Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng, là sự phát triển của khoa học gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp tới sự tiến bộ của các nghành khoa học khác. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức vật lí có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bản thân là một giáo viên dạy học môn vật lí ở trường THCS, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở, lo lắng về chất lượng học sinh học môn vật lí và đặc biệt hơn nữa là việc tự học ở nhà của các em. Qua nghiên cứu giảng giảng dạy trên lớp, bản thân nhận thấy rằng để giúp các em học tốt môn Vật lí đòi hỏi các em phải có cách chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là việc làm rất cần thiết. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp với dạng bài nghiên cứu kiến thức mới nhằm giúp cho học sinh nắm được kiến thức mới một cách nhanh hơn và thao tác, kĩ năng thực hành thành.Tạo được hứng thú học bộ môn cho học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học.Đồng thời để giúp các em học tốt môn Vật lí, cần rèn luyện cho học sinh đạt được: - Kĩ năng vận dụng các kiến thức vật lí để giải thích những hiện tượng vật đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kĩ năng quan sát, kĩ năng tổng hợp, những suy diễn suy lí lô gíc, kĩ năng phân tích, tự nhận định được một vấn đề. Khả năng tự học và biết cách tự học để có kết quả tốt trong học tập cũng vận dụng linh hoạt các kiến thức vật lí vào cuộc sống. - Kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết. - Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. - Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm. - Kĩ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống. - Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lí. - Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lí. - Khối lượng nội tiết học vật lí được tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau: + Tạo điều kiện để học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng Vật lí. + Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và sử lí thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu. + Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. + Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của nhà trường, đòi hỏi mỗi giáo viên luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng giáo dục, tôi thấy rằng nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn Vật lí là phải có trách nhiệm hướng dẫn học sinh biết cách tự học, và đọc sách chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như chất lượng giáo giục của mình.Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra “ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Vật lí lớp 7”. IV.Những giải pháp chính của SKKN: 1.Giải pháp 1: Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa vật lí và tài liệu liên quan. a, Mục đích: - Sơ lược nắm được hệ thống chương trình kiến thức mới. - Tiến hành xây dựng hệ thống các bài có phần cần tiến hành thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b. Tài liệu. - Sách giáo khoa vật lí. - Bảng phân phối chương trình vật lí. - Sách giáo viên, sách tham khảo, sách bài tập. c. Cách tiến hành: - Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: sách giao khoa vật lí, các bài học có thí nghiệm, sách tham khảo hướng dẫn thí nghiệm. - Cần chuẩn bị chu đáo, kĩ kiến thức trong từng bài học. 2. Giải pháp 2: Phương pháp trò chuyện phỏng vấn. a. Mục đích - Tìm hiểu tình hình học tập và khi tiến hành thí nghiệm trên lớp của học sinh. - Những khó khăn khi chuẩn bị trước bài mới ở nhà, những kiến thức không thể đủ khẳng định được trước ở nhà do bản thân suy nghĩ và nhận định. b. Đối tượng - Học sinh khối 7 c. Nội dung: - Đặt các câu hỏi về những khó khăn của học sinh trong việc khi chưa chuẩn bị trước bài học ở nhà. d.Cách tiến hành: - Xác định mục đích và đối tượng cần trò chuyện. - Xây dựng hệ thống các câu hỏi phỏng vấn. - Thực hiện phỏng vấn - ghi kết quả. 3.Giải pháp 3:Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. a. Mục đích: - Nắm được thực trạng việc tổ chức việc nghiên cứu kiến thức mới của học sinh b. Đối tượng: - Vở học của học sinh.( ở nhà và trên lớp) c. Cách tiến hành: - Xác định mục đích yêu cầu bài học. - Liệt kê những sản phẩn cần nghiên cứu. - Mô tả phân tích quá trình hoạt động của sản phẩm. 4.Giải pháp 4: Phương pháp quan sát. a. Mục đích: - Nắm được tính thần, thái độ học tập của học sinh. b. Nội dung. - Quan sát tất cả các hoạt động trên lớp của học sinh khi tiếp thu và khai thác kiến thức mới trong bài học. c. Cách tiến hành: - Chuẩn bị mục đích, nội dung, cách quan sát và tiêu chuẩn đánh giá. - Sau khi quan sát cần ghi chép kết quả và có thống nhất của những người cùng quan sát. * Một số ví dụ khi thực hiện giải pháp: Ví dụ 1: Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Giáo viên chuẩn bị bài để hướng dẫn học sinh học theo mẫu sau: - Đặt vấn đề trong SGK: Hải thắc mắc: Bật đèn pin, ta thấy bóng đèn sáng nhưng không nhìn thấy đường đi của ánh sáng. Vậy làm thế nào để biết được ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào đến mắt ta. Các em hãy nghĩ cách giúp Hải giải đáp thắc mắc này? Gợi ý: Trước tiên các em hãy dự đoán xem ánh sáng truyền đi theo đường nào trong không khí?( đường thẳng, đường cong hay đường tròn).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nếu là đường thẳng thì những cách nào có thể tiến hành nhanh nhất để giải đáp cho hải mà các em thấy trong cuộc sống hằng ngày? - Nếu là đường cong thì những cách nào có thể tiến hành nhanh nhất để giải đáp cho hải mà các em thấy trong cuộc sống hằng ngày? - Nếu là đường tròn thì những cách nào có thể tiến hành nhanh nhất để giải đáp cho hải mà các em thấy trong cuộc sống hằng ngày? (các em tìm cách chứng minh dự đoán của mình ngoài thông tin trong SGK) I. ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG. - Thí nghiệm: - Dụng cụ gồm:……………………………………………………………………….. - Các bước tiến hành thí nghiệm: Tiến hành: + Bố trí thí nghiệm như thế nào: ……………………………………………….. + Quan sát: ………………………………………..…………………………… C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống ……… C2: Gợi ý ccủa giáo viên: Thí nghiệm này các em có thể tiến hành ở nhà như sau: Các em lấy 3 tấm bìa( hộp mì tôm, hoặc bìa của ba quyển vở, hoặc ba tấm gỗ mỏng) đục lấy 3 lỗ tròn ở ba vị trí khác nhau (nên cùng độ cao của lỗ và cùng độ cao của cây nến hoặc đèn dầu ) sau đó tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của sgk. ** Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là một đường …………. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh truyền đi theo đường thẳng. II. TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG. Đường truyền của ánh sáng là: ………………………………………………… Khoanh tròn vào ví dụ đúng: A. B. C, ** Gợi ý của giáo viên: - Để quan sát hình ảnh như hình 2.4 các em lấy một tờ giấy đục một lỗ nhỏ rồi dán vào mặt kính của đèn pin sau đó chiếu lên tường hoặc lên bìa một tờ giấy nhưng phải chú ý cách chiếu đèn pin mới thu được hình ánh đúng và quan sát được. Em đặt đèn như thế nào để chiếu. C3: Chùm sáng song song gồm các tia sáng ………………………. trên đường truyền của chúng . Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng ………………………. trên đường truyền của chúng . Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ………………………. trên đường truyền của chúng . III. VẬN DỤNG. C4: Muốn bết ánh sáng truyền đi theo đường nào ta làm như sau: ( các em trình bày cách tiến hành thí nghiệm của mình cho Hải nghe) ………………………………………………………………………………………… C5 ( Câu hỏi gợi ý các em hãy dựa vào cách học tập đội hình đội ngũ khi đi sinh hoạt đội để giải thích) ………………………………………………………………………………………… - Sự chuẩn bị của HS khi ở nhà: (Giáo viên không yêu cầu học sinh phải trả lời chính xác như hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên kết quả có thể đúng cũng có thể sai nhưng yêu cầu các em phải sử dụng bút chì để làm bài) - Đặt vấn đề như trong SGK:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hải thắc mắc: Bật đèn pin, ta thấy bóng đèn sáng nhưng không nhìn thấy đường đi của ánh sáng. Vậy làm thế nào để biết được ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào đến mắt ta. Các em hãy nghĩ cách giúp Hải giải đáp thắc mắc này? Gợi ý: Trước tiên các em hãy dự đoán xem ánh sáng truyền đi theo đường nào trong không khí?( đường thẳng, đường cong hay đường tròn) HS đưa dự đoán: - Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Chúng ta có thể dùng ống thẳng để quan sát đường đi của tia sáng trong không khí. I. ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG. Thí nghiệm: Dụng cụ gồm: Hai ống thí nghiệm một ống thẳng và một ống cong, một đèn pin. Tiến hành: + Bố trí thí nghiệm như thế nào: Đặt đèn pin ở một vị trí thích hợp và bật công tắc cho đèn sáng. + Quan sát: Lần thứ nhất ta cho ống thẳng vào vị trí của bóng đèn, lần thứ hai ta thay ống thẳng bằng ống cong, trường hợp nào ta quan sát thấy ánh sáng của đèn thì ánh sáng truyền đi theo đường đó. Kết quả ta quan sát bằng ống thẳng thì thấy ánh sáng của bóng đèn còn ống cong thì ta không thấy ánh sáng bóng đèn. C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng C2: Thí nghiệm này các em có thể tiến hành ở nhà như sau: Các em lấy 3 tấm bìa( hộp mì tôm, hoặc bìa của ba quyển vở, hoặc ba tấm gỗ mỏng) đục lấy 3 lỗ tròn ở ba vị trí khác nhau (nên cùng độ cao của lỗ và cùng độ cao của cây nến hoặc đèn dầu ) sau đó tiến hành thí nghiệm: Luồn một que thẳng để kiểm tra sự thẳng hàng của ba lỗ. * Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là một đường Thẳng. * Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh truyền đi theo đường thẳng. II. TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG. Đường truyền của ánh sáng là: Một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Khoanh tròn vào ví dụ đúng: A. B.. C,. Để quan sát hình ảnh như hình 2.4 các em lấy một tờ giấy đục một lỗ nhỏ rồi gián vào mặt kính của đèn pin sau đó chiếu lên tường hoặc lên bìa một tờ giấy nhưng phải chú ý cách chiếu đèn pin mới thu được hình ảnh đúng và quan sát được. Em đặt đèn như thế nào để chiếu - Khi chiếu đèn ta phải hơi nghiêng đèn một ít. C3: - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng . - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng . - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng . III. VẬN DỤNG. C4: Muốn bết ánh sáng truyền đi theo đường nào ta làm như sau: ( các em trình bày cách tiến hành thí nghiệm của mình cho Hải nghe) HS trình bày cách giải thích của mình như quá trình tiến hành thí nghiệm. C5: Các em hãy dựa vào cách học tập đội hình đội ngũ khi đi sinh hoạt đội để giải thích: HS giải thích theo cách hiểu của mình, phải dựa vào nội dung truyền thẳng của ánh sáng. ** Đối với mỗi học sinh * Ý nghĩa của phương pháp này là gì? - Phương pháp này giúp HS tự đưa ra các nhận định của mình trước nội dung kiến thức mới chưa được học, sự chuẩn bị bài như thế này giúp HS tạo được các mâu thuẫn của bài và những.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thắc mắc của mình trước những hiện tượng vật lí với các thí nghiệm mà tự bản thân có thể làm được hoặc trước các suy đoán mà không được trực tiếp tiến hành thí nghiệm. - Tính khả thi của nó là gì? - Phương pháp này giúp HS định hướng được nội dung kiến thức và các thao tác tiến hành thí nghiệm kiểm tra các dự đoán của mình trước kiến thức mới chưa được học, giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội cũng như khả năng tự khám phá kiến thức mới. Lượng kiến thức thu được trên lớp lớn hơn với tất cả các đối tượng học sinh. Mọi học sinh có thể tự học được bài mới trước khi đến lớp. Đối với hoạt động nhóm thì các nhóm trưởng cần tiến hành trước được những thao tác sau trước khi đến lớp đối với mỗi mục thí nghiệm như sau: Ví dụ thí nghiệm 1 của bài này: - Phân công thành viên trong nhóm tiến hành các thao tác sau: + Một bạn chọn dụng cụ thí nghiệm đầy đủ.(như hình 2.1 SGK) + Một bạn làm thư kí để ghi lại kết quả khi các bạn làm thí nghiệm + Bạn A nhìn ống thẳng lần một và cùng lúc đó bạn B nhìn ống cong và cho kết luận thư kí ghi lại kết quả. Thay đổi nhau đảm bảo cho cả nhóm ai cũng được quan sát qua hai ống. + Điều hành nhóm thảo luận thống nhất ý kiên sau thời gian tiến hành thí nghiệm, nếu có trường hợp không thống nhất thì xin ý kiến thống nhất của giáo viên. - Ý nghĩa của phương pháp này là gì? Giúp học sinh tạo thành thói quen và định hình được các thao tác, tiến trình tiến hành thí nghiệm. Biết rõ công việc cần làm trong bài học. - Tính khả thi của phương pháp này là gì? * HS thao tác thực hành nhanh, lôgíc và chính xác, có tuần tự.Tiết kiệm thời gian ( không để thời gian chết trong mỗi lần tiến hành thực hành hay thí nghiệm) - Nắm chắc kiến thức bài mới, đảm bảo tính tích cực trong học tập của học sinh trong mỗi tiết học. Ví dụ 2: Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Giáo viên chuẩn bị bài để hướng dẫn học sinh học theo mẫu sau: Em hãy đọc đặt vấn đề trong SGK rồi đề ra các phương án hoặc cho những ví dụ cụ thể cho việc làm giảm tiếng ồn. I. NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. C1: ....................................................................................................................... Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn .......và .........làm ảnh hưởng xấu đến .............của con người. C2:...................................................................................................................................... II. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. Các em đọc thông tin trong SGK và nhớ lại xem mình đã gặp những biện pháp này ở đâu.( ở xã hoặc huyện, tỉnh) .................................................................................................................................... C3, Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng dưới đây: Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn ....................................................................................... ....................................................................................... 1, Tác động vào nguồn âm. ....................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... 2, Phân tán âm trên đường ....................................................................................... truyền ....................................................................................... ........................................................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ....................................................................................... 3, Ngăn không cho âm truyền ....................................................................................... tới tai ....................................................................................... ....................................................................................... C4: a, ................................................................................................................... b, .......................................................................................................................... III. Vận dụng. C5: ........................................................................................................................ C6:........................................................................................................................................ * Sự chuẩn bị của HS khi ở nhà: Em hãy đọc đặt vấn đề trong SGK rồi đề ra các phương án hoặc cho những ví dụ cụ thể cho việc làm giảm tiếng ồn. Các nhà làm ở mặt đường thường làm cửa bằng kính, ... I. NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. C1: Hình 15.2. Vì tiếng ồn mày khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. Hình 15.3. Vì tiến ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS. * Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn ( to) và ( kéo dai) làm ảnh hưởng xấu đến ( sức khoẻ và sinh hoạt) của con người C2:Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là: b, Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô... d, Bệnh viện, trạm xá ở cạnh trợ. II. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. Các em đọc thông tin trong SGK và nhớ lại xem mình đã gặp những biện pháp này ở đâu.( ở xã hoặc huyện, tỉnh, thành phố nào) Ở Trạm xá ở xã có biển cấm bóp còi, ... C3, Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng dưới đây: Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn 1, Tác động vào nguồn âm. Cấm bóp còi ..... 2, Phân tán âm trên đường Trồng cây xanh .... truyền 3, Ngăn không cho âm truyền Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tới tai tường phủ dạ, đóng cửa C4: a, Những vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là gạch, bê tông, gỗ. b, Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: Kính, lá cây,... III. Vận dụng. C5: Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể được thực hiện được đối vơí: - Hình 15.2 là: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc. Hình 15.3 là: Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, xây dựng tường chắn, trồng cây xanh chung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác... C6: - Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò mổ. Biện pháp đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quang... - Làm việc cạnh nơi nổ nìn, phá đá. Biện pháp: Bịt, nút tai khi làm việc... Ví dụ 3: Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Giáo viên chuẩn bị bài để hướng dẫn học sinh học theo mẫu sau:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các em hãy đọc ĐVĐ trong SGK và tìm hiểu xem chất dẫn điện và chất cách điện trong gia đình là gì? - Chất dẫn điện trong gia đình em thường dùng là: ............................................... - Chất cách điện trong gia đình em thường dùng là: ....................................... I. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN. Chất dẫn điện là: .................................................................................................. Chất cách điện là: .......................................................................................... C1: - Các bộ phận dẫn điện hình 20.1 là: ............................................................. - Các bộ phận cách điện hình 20.1 là: ................................................................. Thí nghiệm: Thí nghiệm: Dụng cụ gồm:………………………………………………………..………… Tiến hành: + Bố trí thí nghiệm như thế nào: ……………………………………………….. + Quan sát: ………………………………………..…………………………… * Ghi kết quả vào bảng Vật liệu dẫn điện Vật liệu cách điện ................................................................ ................................................................ ... ................................................................ ............................................................. - GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm trên ở nhà như sau: Các em dùng các đoạn dây điện trong gia đình, bóng đèn pin, một chiếc pin đèn, và những vật liệu như trong sgk hướng dẫn thí nghiệm, ngoài ra các em có thể kiểm tra bất kì vật nào trong gia đình. Tiến hành thí nghiệm lắp mạch điện như trong sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk . C2: ........................................................................................................................ C3: ........................................................................................................................ II. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI. 1. Êlectrôn tự do trong kim loại. - Các em đọc thông tin trong sgk. C1: ........................................................................................................................ C5: ........................................................................................................................ 2. Dòng điện trong kim loại. C6: ........................................................................................................................ * Kết luận. - Các ....................trong kim loại ......................tạo thành dòng điện chạy qua nó. III. VẬN DỤNG. C7: ........................................................................................................................ C8: ........................................................................................................................ C9: ........................................................................................................................ * Sự chuẩn bị của HS khi ở nhà: Các em hãy đọc ĐVĐ trong SGK và tìm hiểu xem chất dẫn điện và chất cách điện trong gia đình là gì? - Chất dẫn điện trong gia đình em thường dùng là: đồng, nhôm, sắt .... - Chất cách dẫn điện trong gia đình em thường dùng là: nhựa, nilông, cao su ... I. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. - Chất cách dẫn điện là chất không cho dòng điện đi qua. C1: - Các bộ phận dẫn điện hình 20.1 là: Dây tóc; Dây trục; Hai đầu dây đèn; Hai chốt cắm, lõi dây. - Các bộ phận cách điện hình 20.1 là: Vỏ nhựa, Thuỷ tinh đen; Trụ thuỷ tinh * Thí nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thí nghiệm: - Dụng cụ gồm: Một pin đèn; Bóng đèn; Đế lắp bóng đèn; Hai mỏ kẹp; v - Tiến hành: + Bố trí thí nghiệm như thế nào: Lắp mạch điện như sơ đồ hình vẽ 20.2; chập hai mỏ kẹp vật liệu để cho đèn sáng. - Sau đó lần lượt kẹp các vật liệu chuẩn bị. + Quan sát: Trường hợp nào đèn sáng thì đó là vật dẫn điện, trường hợp nào vật không sáng thì đó là vật cách điện. Ghi kết quả vào bảng.. Vật liệu dẫn điện Vật liệu cách điện một đoạn dây thép, một đoạn dây đồng, một đoạn vỏ nhựa bọc dây điện, miếng sứ, một đoạn ruột bút chì, một đoạn dây sắt. quyển sách, mảnh gỗ. - GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm trên ở nhà như sau: Các em dùng các đoạn dây điện trong gia đình, bóng đèn pin, một chiếc pin đèn, và những vật liệu như trong sgk hướng dẫn thí nghiệm, ngoài ra các em có thể kiểm tra bất kì vật nào trong gia đình. - Tiến hành thí nghiệm lắp mạch điện như trong sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk. C2: Vật liệu thường dùng để làm vật liệu dẫn điện: đồng, nhôm, chì Vật liệu thường dùng để làm vật liệu cách điện:nhựa, nilông, thuỷ tinh, không khí. C3: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí không dẫn điện. II. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI. 1. Êlectrôn tự do trong kim loại. Các em đọc thông tin trong sgk. C1: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm. C5: Trong hình 20.3 (SGK), các êlectron tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu "-", phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn có dấu "+". Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu (mất bớt) êlectron. 2. Dòng điện trong kim loại. C6: Êlectron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút chiều từ cực âm sang cực dương. *Kết luận. Các ê lectron trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. III. VẬN DỤNG. C7: B, Một đoạn ruột bút chì C8: C, Nhựa C9: C, Một đoạn dây nhựa V.Nêu dự đoán,kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn trường: 1.Qua thực tế nghiên cứu : Qua chỉ đạo ápdụng đổi mới nội dung chương trình giảm tải sách giáo khoa, đổi mới PPDH , quá trình truyền thụ kiến thức đá phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kiến thức cần phải dạy trong mỗi tiết học được xem là những vấn đề cần giải quyết.Bên cạnh đó việc tổ chức lớp học theo nhóm cũng đã được hình thành có nề nếp. Trên cơ sở vận dụng PPDH đem lại nhiều giờ dạy đạt hiệu quả , đa số HS yếu đã biết thao tác thực hành và tích cực chú ý trong hoạt động nhóm, biết tranh luận đưa ra chính kiến của mình trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới cũng như thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến xây dựng kiến thức mới.  Kết quả chất lượng học kì I : Giỏi Khá Tbình Yếu TS Lớp Đ H H H HS N KI TL ĐN KI TL ĐN KI TL ĐN HKI TL A 7 28 9 19 67,9 16 8 28,6 3 01 3,5 0 0 0,0.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 7B 33 0 03 9,1 7 8 24,2 23 21 63,7 03 01 3,0 C 7 30 0 01 3,3 6 12 40,0 21 15 50,0 03 02 6,7 Cộng 91 9 23 25,3 29 28 30,7 47 37 40,7 06 03 3,3 2.Bài học kinh nghiệm : Để giúp đỡ HS hứng thú và xây dựng được kế hoạch cho từng bài học đạt kết quả tốt trong việc chuẩn bị kiến thức mới, điều cơ bản là giáo viên phải tích cực trong công việc, nhiệt tình với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, truyền đạt kiến thức chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lôgíc nhằm động não cho học sinh phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt. Những tiết lí thuyết , thực hành giáo viên cũng phải chuẩn bị chu đáo nội dung bài dạy và hướng dẫn HS chuẩn bị theo ý định của giáo viên, có như vậy thì HS mới tiến hành việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp kĩ hơn và công việc điều hành, tổ chức học sinh nghiên cứu kiến thức mới đạt hiệu quả cao hơn. Đối với học sinh vùng biển, đầm phá là một số em chậm tiến bộ thì phải thông qua giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn. Qua hơn một học kì áp dụng tôi nhận thấy HS say mê, hứng thú, tích cực trao đổi bài trên lớp cũng như ở nhà và đã đạt được được hiệu quả cao trong quá trình lên lớp cũng như trong mỗi khi tiến hành thí nghiệm. HS đã biết cách tự học và phát huy tốt tính chủ động, tích cực khi học bài ( bộ môn vật lí). Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, dù sao nó cũng góp phần nho nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường của tôi. VI. Kết luận: Đề tài “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Vật lí 7” đã được bản thân tích lũy đúc kết qua một thời gian khá dài công tác giảng dạy và giáo dục ở trường THCS.Qua thực tế , bản thân đã vận dụng và nhận thấy rằng học sinh rất hứng thú, tích cực với phương pháp dạy học trên, hiệu quả chất lượng ngày càng được nâng cao. Vậy với tất cả tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục của xã nhà ngày càng hoàn thiện. XÁC NHẬN XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG Xếp loại: (Ký tên, đóng dấu). NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN. Nguyễn Văn Tám.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×