Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi tuyen sinh vao 10 THPT mon Ngu van 1112 Lan2THCS Lien Mac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.82 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC. KỲ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2011-2012. Môn thi : Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm: 01 trang). ĐỀ THI CHÍNH THỨC Đề lẻ:. Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau: “Gian khổ nhất là lúc ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đền bão vặn to tới cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” a. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật có gì đặc biệt? b. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. Câu 2: (3điểm) Trò chơi điện tử luôn là món tiêu khiển hấp dẫn, chính những trò chơi đó đã ảnh hưởng xấu đến học sinh, sinh viên. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (5điểm) Phân tích những câu thơ sau: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!” -----------------------Hết-----------------------.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu. Phần. a 1. b. 2. 3. HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung - Đoạn văn là lời của anh thanh niên kể về công việc của mình trong cuộc gặp gỡ giữa anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư. - Những lời tâm sự đó cho thấy hoàn cản sống và làm việc của anh rất khó khăn, khắc nghiệt. - Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù bao phủ. Công việc là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính chấn động mặt đất. là người cô độc nhất thế gian. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung MB: Nêu vấn đề: Trò chơi điện tử gây ảnh hướng xấu đến học sinh, sinh viên TB: * Biểu hiện: - Trò chơi điện tử có mặt ở khắp mọi nơi, số lượng người tham gia ngày càng đông. - HS, SV quên cả học. - Ham chơi -> mắc các tệ nạn xã hội * Nguyên nhân - Bản thân trò chơi điện tử hấp dẫn. - Do ý thức tự giác của HS - SV chưa cao. - Gia đình và xã hội chưa có sự quan tâm đúng lúc * Tác hại - ĐÁnh mất chính mình, đánh mất tương lai. - Kìm hãm sự phát triển của xã hội gây nên những ảnh hưởng xấu. - Học tập sa sút, hao tốn thời gian và tiền của * Thái độ: - Không đồng tình - Đưa ra các giải pháp KB: Khẳng định vấn đề, đưa ra lời khuyên. MB: Giới thiêu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. (tùy theo cánh và đề của HS) TB: Đoạn thơ là cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. - Cùng hoàn cảnh xuất thân là nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vùng quê nghèo khó: “ nước măn đồng chua”. - Họ là những người cùng chung lí tưởng, chí hướng: họ chiến đấu vì đất nước, vì quê hương, họ ý thức được rằng nước mất thì nhà tan. - Cùng chung nhiệm vụ: súng bên súng đầu sát bên. Điểm 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5 0,5. 0,5. 0,5. 0,5 0,5 0,5. 1 1 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đầu, đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. -> Từ những cái chung họ đã đồng cảm với nhau thành tri kỉ, thành đồng chí. -> Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chân thật, hàm xúc giúp người đọc hiểu cơ sở hình thành tình đồng chí là cùng giai cấp, cùng lí tưởng. KB: Khẳng định lại giá trị đoạn thơ.. 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TRƯỜNG THCS LIÊN MẠC. ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KỲ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2011-2012. Môn thi : Ngữ văn. Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm: 01 trang) Đề chẵn. Câu 1 (2 đ) Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về chuyển biến trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ sau. Trong đoạn có sử dụng câu chứa thành phần Khởi ngữ ( Gạch chân thành thành phần Khởi ngữ đó) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Câu 2 (3 đ) Trong học sinh chúng ta hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “ học vẹt”, “học tủ”. Em hãy giả thích để các bạn nhận thức được tác hại của những cách học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả. Câu 3 (5 đ) Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Em hãy phân tích để làm rõ. -----------Hết---------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hướng dẫn chấm Nội dung. Câu Câu 1 - Về hình thức Trình bày bằng đoạn văn ngắn theo cách quy nạp hoặc diễn dịch hoặc tổng- phân – hợp Có câu chứa thành phần khởi ngữ - Về nội dung + Chuyển biến trong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan tỏa trong không gian và qua làn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng qua dầu ngõ, đường thôn. + Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của tác giả được diễn tả ở các từ “Bỗng”, “ Hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên, thú vị như còn chưa tin hẳn Câu 2 - Về hình thức + Làm đúng thể loai Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống + Bố cục 3 phần - Về nội dung Phần thân bài cần làm được 4 luận điểm + L Đ1: Giải thích hiện tượng, biểu hiện Học vẹt: thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học tủ: Vấn đề đoán là sữ được hỏi đến khi thi cử nên tập chung học vào đó để chuẩn bị. Cả hai cách học này đề mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức. + L Đ2: Nguyên nhân Học vì điểm số; Học chống đối; Do lười nhác, coi thường vấn đề học tập + L Đ3: Hậu quả Kiến thức nhớ không lâu bền, chóng quên Không hiểu nên không thể vận dụng kiến thức vào học tập, công tác Không nắm đơcj kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện Nếu “lệch tủ” sẽ không đạt được kết quả trong kiểm tra thi cử. + L Đ4: Biện pháp khắc phục Cần thay đổi cách học tập để đạt hiệu quả cao Xác định học là để có kiến thức thực sự Cần cù, chăm chỉ học tập. Học để hiểu vấn đề, để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và lao động sản xuất. Học đều, học đủ, học toàn diện để có kiến thức. Câu 3 - Về hình thức + Làm đúng thể loại Nghị luận về một tác phẩm truyện + Bố cục 3 phần - Về nội dung cần làm được những luận điểm sau. Điểm 0,5 0,75. 0,75. 0,5. 0,5. 0,5 0,75. 0,75. 1.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + L Đ1: Hoàn cảnh của ông Hai Rất yêu làng nhưng phải xa làng chợ Dầu thân yêu để đi tản cư Nghe tin làng chợ Dầu theo giặc-> đau đớn + L Đ2: Diễn biến tâm trạng của ông Hai Thể hiện theo trình tự thời gian Từ khi ở phòng thông tin ra quán nước chè -> tâm trạng Bàng hoàng sửng sốt, lảng tránh Buổi trưa khi về đến nhà -> tủi hổ, đau đớn, thất vọng Buổi tối khi nghe bà Hai nói chuyện, mấy ngày sau đó.-> sợ hãi dẫn đến quyết dịnh thù làng (Lưu ý nhân vật ông Hai được đặt vào tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi nghe mụ chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng chợ dầu ra khỏi nơi sơ tán) + L Đ3: Đánh giá về nghệ thuật Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, hấp dẫn. Tạo dựng tình huống chuyện giúp nhân vật bộc lộ tâm trạng cụ thể, đa dạng. ( Bài viết phải có dẫn chứng, phân tích dẫn chứng hợp lí, sáng tạo thì mới cho điểm tối đa trọng luận điểm). 1 2. 1.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×