Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bao cao cong tac chuan kien thuc ki nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.91 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO XUYÊN MỘC. TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC BC : 23 -THXM. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Xuyên Mộc, ngày 30 tháng 11 năm 2010. BÁO CÁO Việc thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở trường tiểu học Xuyên Mộc Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng giáo dục theo tinh thần công văn số 253/PGDGDTH ngày 11 tháng 11 năm 2010, v/v Tổ chức hội thảo việc thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học cấp tiểu học năm học 2010 – 2011; trường tiểu học Xuyên Mộc xin báo cáo việc thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở đơn vị trong thời gian như sau: 1/ Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu: - Triển khai và tổ chức học tập đến toàn thể giáo viên Quyết định 16/2006-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của bộ Giáo dục, ban hành chương trình giáo dục phổ thông; văn bản 896, văn bản hướng dẫn vùng miền và thực hiện Chuẩn trong giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Mua tài liệu đủ sử dụng cho cán bộ quản lý và tất cả giáo viên. - Trong thời gian qua việc quản lý thực hiện theo Chuẩn kiến thức kỹ năng có những ưu khuyết như sau: * Ưu điểm: - Trong giảng dạy và soạn bài, giáo viên đã xác định được nội dung cơ bản, cần thiết nhất của mỗi bài, mỗi tiết học trong SGK. Từ nội dung cơ bản đó, giáo viên biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt phù hợp với từng đối tượng trong lớp. Bởi vì linh hoạt cho nên học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh hăng say học tập. - Giáo viên đã phân biệt được sự khác nhau giữa SGK, SGV và Chuẩn, từ đó có thể điều chỉnh mục tiêu và cụ thể hóa các mục tiêu cơ bản nhất về kiến thức, kỹ năng, bài tập cho mỗi tiết học. - Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên cũng được đánh giá theo Chuẩn. - Thực hiện việc ra đề kiểm tra định kỳ theo yêu cầu, tiêu chí và quy trình ra đề kiểm tra học kỳ của Bộ Giáo dục. Học sinh thực hiện được các yêu cầu cơ bản. Qua bài làm đánh giá mức độ học sinh đạt được và có biện pháp khắc phục. * Tồn tại: - Qua công tác hội giảng việc vận dụng chuẩn kiến thức kỹ năng ở một số tiết dạy còn nhiều lúng túng. Tất cả kiến thức trong SGK đều được giáo viên đưa vào tiết học làm tiết học nặng nề về kiến thức. Làm tiết học bị cháy về thời gian hoặc giáo viên phải nói nhiều, làm việc nhiều mà đáng lẽ ra học sinh phải làm để chạy theo thời gian. Vì vậy làm cho tiết học mất nhiều thời gian không cần thiết. Một số giáo viên chỉ lấy kiến thức chuẩn để giảng dạy bỏ qua những kiến thức dành cho học sinh khá giỏi. - Việc thực hiện giảng dạy kiến thức dành cho học sinh khá giỏi của giáo viên còn hạn chế và lúng túng, không biết vận dụng như thế nào là hợp lý..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2/ Việc thực hiện giảng dạy của giáo viên: a) Những việc đã làm được: - Chuẩn KTKN cung cấp các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng môn học phù hợp với lứa tuổi hoc sinh tiểu học. Nó đánh giá được kết quả gio dục của từng môn học và hoạt động giáo dục, đảm bảo được tính thống nhát khả thi của chương trình tiểu học. CKTKN đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục tiểu học. CKTKN là giải pháp cơ bản trong hệ thống các giải pháp đảm bảo việc dạy học của giáo viên đạt mục tiêu đề ra, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, làm cho người giáo viên đứng lớp dễ dàng tổ chức các hoạt động trong tiết học hơn. CKTKN có nội dung yêu cầu dành cho học sinh khá giỏi nên phần nào giúp giáo viên có hướng bồi dưỡng HS giỏi của lớp. Dạy theo CKTKN học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức cơ bản, học sinh yếu cũng có thể theo kịp. Giảm tải một số bài cùng dạng (ở môn toán) góp phần làm cho giáo viên có thời gian hơn và hướng dẫn bài tập kĩ hơn cho học sinh cả lớp. Các em nắm bắt được kiến thức chuẩn xác, vận dụng thực hình các yêu cầu của chuẩn đưa ra của từng môn học là kiến thức chung nhất, cơ bản nhất có thể thực hiện được trên nhiều vùng , miền trên đất nước, miền núi, nông thôn, thành thị. Mang nhiều thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và cho cả cán bộ quản lí. - Đối với học sinh: Thực hiện theo các yêu cầu của chuẩn giúp các em nhẹ nhàng tiếp thu các kiến thức hơn, tiết học diễn ra nhẹ nhàng thoải mái, không bị áp đặt KT. Học sinh chỉ nắm những yêu cầu cơ bản là vận dụng thực hành được. Ngoài ra CKTKN con giúp cho học sinh phát huy được tính chủ động tích cực trong học tập. - Thực hiện soạn giảng theo đúng Chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo không có sự quá tải về kiến thức ở từng bài. Đã thể hiện được sự phân cấp của học sinh trong tiết dạy, từ đó đảm bảo tính vừa sức và phát hiện được những năng khiếu của học sinh và có hướng bồi dưỡng. Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng tiết dạy giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết theo đặc trưng của từng phân môn. Tiến hành việc ôn tập và ra đề kiểm tra theo đúng chuẩn KTKN ở từng thời điểm trong năm học luôn bảo đảm tính vừa sức cũng như thể hiện rõ sự phân cấp HS trên cơ sở những bài tập nâng cao trong đề kiểm tra. b) Những tồn tại hoặc khó khăn giáo viên gặp phải: - GV chưa được tổ chức tìm hiểu về chuẩn: Tìm hiểu khái niệm chuẩn, chuẩn kiến thức kĩ năng. Vì sao phải dạy học kiểm tra theo chuẩn. Nên sử dụng áp dụng chuẩn trong chương trình dạy học như thế nào? Huyên Xuyên Mộc thuộc chuẩn nào…. - GV còn lúng túng trong việc thực hành áp dụng chuẩn: Trong lập kế hoạch dạy học. Trong ra đề kiểm tra. Trong dạy học trên lớp và kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Trong hội giảng và trao đổi kinh nghiệm. Đối với đề KT thì khi ra đề giáo viên khó xác định được đâu là: Nhận biết, đâu là thông hiểu ở môn toán. Khi ra đề theo hướng dẫn trong chuẩn thì để ra được một đề môn toán theo thang điểm: hình học 1.5đ, đại lượng và đo đại lượng 1.5đ, Số và phép tính 4đ. Giải toán 2đ. (theo các công văn 2321, 3382, 1147…/BGD&ĐT-GDTH) Rất khó khi ra đề KT Giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2. Vì có khối lớp không học hình hoặc đại lượng trong thời gian đó và trong chuẩn KTKN lại không có nội dung về hình hoặc đại lượng. Viêc ra đề trong chuẩn không nói đề đọc hiểu, chính tả khối 4, 5 lấy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> bài ngoài học trong SGK, Trong sách GV thì yêu cầu lấy bài ngoài. Trong các công văn sau này không đá động gì hết vì vậy khi ra đề rất khó cho vì không biết lấy như thế nào là phù hợp. Đối với các môn Khoa - sử - địa chuẩn không nói đến cách ra đề. Trong tiết kiểm tra chuẩn KTKN chỉ ra quá rõ ràng nội dung cũng ảnh hướng đến việc ôn tập cho học sinh. GV dạy chỉ ôn đi ôn lại những nội dung chuẩn đề ra (Nghi ngờ lộ đề) VD: tập làm văn lớp 3 giữa kì 2. Viết được đoạn văn ngắn 4,5 câu theo câu hỏi gợi ý, nói về một con vật yêu thích. Lớp 4Viết được bài văn tả đồ vật. Môn toán thì chỉ có 4, 5 nội dung. Riêng môn toán trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực cá nhân của HS (HS khá, giỏi) giáo viên còn có nhiều lúng túng về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bởi vì đối với những bài tập cần làm theo yêu cầu của chuẩn KTKN thì giáo viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu cả lớp cùng làm, nhưng đối với những bài tập trong chuẩn KTKN không yêu cầu mà chỉ dành để bồi dưỡng cho HS khá giỏi GV sẽ gặp lúng túng không biết sử dụng hình thức giảng dạy như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả bởi vì thông thường khi dạy những bài tập này GV chỉ dẫn dắt để tìm ra cách giải rồi cho HS về nhà làm, như vậy việc theo dõi, sửa chữa giúp phát triển năng khiếu HS hạn chế, hiệu quả không cao. Một số môn đánh giá bằng nhận xét rèn học sinh khá giỏi và năng khiếu con chưa rõ ràng như môn thể dục, Môn nhạc thì nói dành cho các trường có điều kiện hơn về cơ sở vật chất. Yêu cầu cần đạt trong chuẩn kiến thức kĩ năng khác với trong SGV. Trong chuẩn đưa thêm vào 1 số yêu cầu VD: TNXH lớp 2 bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt. Chuẩn đưa thên nội dung Biết được nếu bị gãy xương thì rất đau đớn và đi lại khó khăn, Bài 14 Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, Chuẩn thêm nội dung Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. Lại bỏ đi nội dung biết cách ứng xử khi có người ngộ độc. Mà các kênh chữ và kênh hình trong SGK không có thông tin về nội dung này - Việc thực hiện theo Chuẩn KTKN còn một số điều gây khó khăn cho giáo viên. Một số tiết học của chuẩn chưa phù hợp ví dụ bỏ bớt nội dung là kiến thức trọng tâm hoặc Chuẩn KTKN sai lệnh với phân phối truơng trình. Cụ thể một số bài và hướng đề xuất như sau: Lớp 1: Môn : Toán Tuần 6: Bài Số 10 nên thay bài tập số 5 bằng bài tập số 3. Tuần 16: bài Luyện tập chung bài tập 5 nên giảm phần b (vì HS chưa đọc được bài toán này). Lớp 3: Môn: Tập đọc Một số bài Tập đọc sắp xếp chưa phù hợp với học sinh. Ví dụ : Bài : Ai có lỗi? : Là câu truyện với tên nhân vật phiên âm nước ngoài khó đọc và khó nhớ nhưng lại cho vào tuần 2 ngay, nên sắp xếp bài này vào cuối kì thì hay hơn. Tập làm văn: Tuần 30: Đưa vào chuẩn kiến thức thì bài : Viết thư cho một người bạn nước ngoài của tuần 30 là chưa hợp lí với vùng miền nông thôn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tuần 5: Bài tập 2 của Tập làm văn: “Gửi điện báo” báo tin cho gia đình, chưa phù hợp với điều kiện hiện nay của xã hội tại sao chuẩn kiến thức không thay nội dung khác cho phù hợp. Môn Toán: Một số bài chưa phù hợp với học sinh yếu và trung bình, như bài Chia số có 4 chữ số với số với số có 1 chữ số (trang upload.123doc.net) ,với bài tập 2 là khó đối với học sinh yếu, vì đây là dạng toán lời giải lí luận . Bài:Luyện tập(trang 122) Bài tập số 4, chuẩn kiến thức nên thay vào bài khác vì bài này có sử dụng que diêm để xếp hình nên nguy hiểm và không phù hợp với học sinh nhỏ tuổi như lớp 3. Lớp 4: Môn toán: Bài: Chia cho số có hai chữ số (tr 83) chỉ làm bài BT 1. Nên làm BT 2 để ôn lại kiến thức cũ cho hoc sinh (ít bài tập). Bài : Phân số bằng nhau (tr 111), bài tập 2 nên làm vì là kiến thức trọng tâm. Bài: Luyện tập (tr 128) nên cho học sinh làm BT 2 vì đó là BT củng cố kiến thức cũ. Bài: Kiểm tra định kỳ giữ kỳ II, yêu cầu nội dung quá nhiều gây khó khăn cho việc ra đề của giáo viên. “Hình thoi” chưa học mà lại có yêu cầu nhận biết đặc điểm của hình thoi. Bài: Tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó (tr 147) không nên bỏ BT 2, chỉ làm một BT 1 chưa củng cố đầy đủ kiến thức. Bài: Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó (tr 150), BT 2 là kiến thức khá trọng tâm nên thực hiện (làm một BT 1 quá ít). Kiểm tra cuối kỳ II : Nội dung yêu cầu của chuẩn nhiều gây khó khăn cho việc ra đề. Môn Tiếng Việt: Bài: kể chuyện đã nghe đã đọc – qua bài thơ “Nàng tiên ốc”. Chuẩn yêu cầu: Học sinh chỉ kể lại đủ ý bằng lời của mình. Nhưng cần yêu cầu học sinh kể chuyện kết hợp cử chỉ, điệu bộ phối hợp theo lời nói nhân vật. Bài: Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ (tr 106). Chuẩn yêu cầu HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ. Như vậy chưa phù hợp. Mà HS các đối tượng đều phải biết đặt câu, vì đây là kiến thức trọng tâm của bài. Môn: Lịch sử Bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc(Tuần 5) Chuẩn yêu cầu HS khá giỏi:”Biết nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập’. Ý này cần gợi mở cho cả HS yếu hiểu. Nếu chỉ HS khá, giỏi chưa phù hợp. Môn thể dục: Một số trò chơi chưa phù hợp với lứa tuổi HS lớp 4-5. Vì đó là trò chơi phù hợp với lứa tuổi lơp1-2. Ví dụ: Trò chơi “Kết bạn”, trò chơi này ở lớp 2 đưa vào bài 4 trang 47 ở lớp 5. Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ” ở lớp 1 đưa vào lớp 4 bài 5 trang 50. Chưa phù hợp vì HS lớp 4-5 đã lớn, biết phân biệt giới tính nên có em sẽ chọn bạn theo giới tính, chưa giáo dục được các em sự bình đẳng về giới tính. 3/ Hướng khác phục:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tổ chức tập huấn việc thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học cho toàn thể giáo viên tại trường. - Tổ chức các buổi trao đổi về đề kiểm tra định kỳ và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua những bài làm theo định kỳ (giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II và cuối kỳ II), từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, phụ đạo hoặc bồi dưỡng cho học sinh. - Ban giám hiệu tiếp tục thực hiện việc dự giờ thăm lớp, việc kiểm tra hồ sơ giáo án để tổng kết rút kinh nghiệm cho giáo viên về việc thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: -Phòng Giáo dục. Đoàn Thị Lục.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×