Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.91 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kế hoạch bài dạy Người soạn Họ và tên. Tóc ngắn – Tóc dài. Quận. 3. Trường. THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Thành phố. Hồ Chí Minh. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Bão – Tử thần biển Đông. Tóm tắt bài dạy Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Bên cạnh những nguồn lợi to lớn mà biển mang lại, hằng năm nước ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, trong đó phải kể đến bão. Có thể nói rằng bão biển Đông giống như “tử thần”, bởi mức độ tàn phá nặng nề của nó đến tính mạng cũng như tài sản của con người. Nhận thức được điều đó, với vai trò là chuyên gia khí tượng thủy văn, em hãy tổ chức một lớp tập huấn chuyên đề về bão cho những MC dự báo thời tiết nhằm nâng cao những hiểu biết sâu sắc về bão, cách phòng tránh; để có những dự báo chính xác, kịp thời, giúp người dân hạn chế bớt thiệt hại do bão gây ra. Lĩnh vực bài dạy Môn Vật lí, Sinh học, Văn học Cấp / lớp Cấp 3/ lớp 12 Thời gian dự kiến 4 tiết mỗi tiết 45 phút, 4 tuần, một tháng. Chuẩn kiến thức cơ bản Chuẩn nội dung và quy chuẩn Sau khóa học dự án, học sinh có thể: - Biết được một số nét khái quát về biển Đông, ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. - Trình bày được diễn biến thất thường và những ảnh hưởng của bão. - Liên hệ với thực tế địa phương từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tác hại của bão. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được sự hình thành, hoạt động của bão và những hậu quả mà nó gây ra ở nước ta. Trang bị kiến thức sơ bản về các biện pháp ứng phó với bão. - Kỹ năng: Kĩ năng sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam đề giải thích hoạt động của bão - Thái độ: Nhận thức được những ảnh hưởng to lớn của bão từ đó liên hệ vơi bản thân và truyền đạt lại cho người thân cách phòng chống. Bộ câu hỏi định hướng Có hay không sự điều khiển tự Câu hỏi khái quát nhiên theo ý chủ quan của con người? Con người có thể làm cho bão Câu hỏi bài học ngừng hoạt động được không? Bão là gì? Câu hỏi nội dung Hậu quả của nó ra sao? Phải làm gì để hạn chế tác hại của bão? Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trước khi bắt đầu dự án. Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc. Giáo viên Học sinh Bảng khảo sát Xem bài mẫu. tìm hiểu nhu cầu học sinh. Từ bảng khảo sát phân nhóm chọn nhóm trưởng. Sau khi hoàn tất dự án. Giáo viên Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, định hướng, quan sát, kiểm tra, đánh giá.. Học sinh Giáo viên Phản hồi Cho điểm các những thắc nhóm dựa mắc qua mail, trên sự cộng wiki… tác của các thành viên, Học sinh hoàn sản phẩm học Thường xuyên tất bảng kiểm sinh. kiểm tra mail mục.. Lập bảng tiêu chí đánh giá, bảng hướng dẫn học sinh làm sản phẩm, bảng kiểm mục, bảng hướng dẫn cho điểm.. Học sinh Học sinh phải có những kỹ năng cơ bản của thế kỷ 21 như: kỹ năng làm việc nhóm, hiểu biết về truyền thông và công nghệ thông tin, độc lập và tự chủ… Trả lời các câu hỏi định hướng…. Tổng hợp đánh giá Đầu tiên lập bảng khảo sát nhằm tìm hiểu nhu cầu học sinh, từ những kết quả có được tiến hành phân nhóm, chọn nhóm trưởng. Bên cạnh đó, cung cấp cho học sinh bảng tiêu chí đánh giá, bảng hướng dẫn học sinh làm sản phẩm, bảng kiểm mục và bảng hướng dẫn cho điểm để giúp học sinh thuận tiện hơn khi nghiên cứu và làm sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên phải thường xuyên theo dõi tiến độ làm việc của các em qua những phản hồi từ mail, wiki, kịp thời điều chỉnh khi có những sai sót. Kết quả cuối cùng mà các em đạt được là hình thành những kỹ năng cơ bản của thế kỷ 21 như: kỹ năng làm việc nhóm, hiểu biết về truyền thông và công nghệ thông tin, độc lập và tự chủ… đồng thời trả lời các câu hỏi định hướng. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng thiết yếu -. Kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Kỹ năng giải quyết vấn đề (ứng phó khi bão xảy ra…). Kỹ năng sáng tạo (trong tạo sản phẩm vẽ, diễn kịch…).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Các bước tiến hành bài dạy Tuần 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng khảo sát tìm hiểu nhu cầu học sinh. - Cho học sinh xem video (5 phút) nói về hậu quả của một cơn bão. Sau đó chia lớp thành 4 nhóm và đặt câu hỏi “Con người có thể điều khiển được tự nhiên không?”. Mời đại diện nhóm đứng lên trả lời (2p). Giáo viên chú ý xem xét nhận thức của học sinh để có thể điều chỉnh kịp thời. - Chơi trò chơi “xẹt điện”, hát bài hát về miền Trung (tối đa 10p). Sau đó giáo viên đặt lần lượt các câu hỏi và cho các em trả lời: “em có cảm nhận như thế nào về khúc ruột miền Trung?”. Từ câu trả lời của các em, giáo viên dẫn dắt vào các câu hỏi: “thiên tai bao gồm những gì?”, “bão là gì?”, “bão gây ra những hậu quả gì?”, “làm thế nào để phòng chống bão?” (10p). - Giáo viên đưa ra dự án: “ Bão - tử thần của Biển Đông”. Trong dự án, học sinh sẽ đóng vai là nhà khí tượng thủy văn tổ chức một buổi tập huấn cho các MC dự báo thời tiết. - Tiếp theo, giáo viên chia nhóm theo kết quả học tập (sao cho mỗi nhóm có học sinh giỏi, trung bình tương đối ngang nhau. Cho các nhóm tự chọn nhóm trưởng. Sau đó giáo viên cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, biểu mẫu đánh giá, bảng kiểm mục, tiêu chí đánh giá… (10p). - Giáo viên cho học sinh xem bài mẫu, học sinh tự phân công công việc (giáo viên kiểm tra sự phân công của các em bằng cách yêu cầu học sinh làm biểu mẫu phân công công việc) (10p). Tuần 2: - Theo dõi tiến độ làm việc của từng nhóm xem học sinh đã làm đúng hướng chưa và kịp thời điều chỉnh. - Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những tài liệu liên quan (trang web, sách báo…) - Đánh giá tác phong làm việc của từng nhóm vào sổ ghi chú. Tuần 3: - Giáo viên thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ học sinh qua việc kiểm tra mail, phản hồi cho các em những thắc mắc. - Thông báo thời gian (mỗi nhóm được trình bày tối đa 10 phút), cách thức các nhóm sẽ trình bày, cách cho điểm. - Yêu cầu các nhóm nộp bài trước ngày báo cáo 3 ngày. Tuần 4: - Học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Giáo viên nhận xét, cho điểm từng nhóm. Điều chỉnh phù hợp với đối tượng Học sinh tiếp thu tốt. Yêu cầu mức độ sáng tạo về sản phẩm..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Học sinh không hứng thú. Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá cá nhân trong nhóm. Gợi ý cho các em các trò chơi trong sản phẩm học sinh.. Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo Công nghệ - Phần cứng Máy tính. Kết nối Internet. Máy chiếu. Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết) Ấn phẩm. Phần mềm xử lý ảnh. Hệ soạn thảo văn bản. Phần mềm thư điện tử. Đa phương tiện. Phần mềm khác (paint). Tư liệu in. Sách giáo khoa Địa lí lớp 9, lớp 12, tài liệu tham khảo v.v.. Hỗ trợ. Mẫu sản phẩm học sinh (cẩm nang, bài trình diễn đa phương tiện) 1. www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn 2. Nguồn Internet. 3. 4. 5. …. Yêu cầu khác. 1.12. Khách mời là MC, chuyên gia khí tượng thủy văn (nếu có), học sinh lớp khác..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>