Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn quản lý công hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường 8, quận 3, tp hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI MINH TUẤN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
TẠI PHƯỜNG 8, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tháng 11 Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI MINH TUẤN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
TẠI PHƯỜNG 8, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĨNH TRIỂN

Tháng 11 Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan Luận văn “Hồn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường
8, quận 3, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 – 2025” là cơng trình nghiên cứu độc
lập của riêng tơi, những nội dung trong luận văn được đúc kết từ quá trình nghiên cứu lý
thuyết liên quan đến đề tài và phân tích thực tiễn cơng tác quản lý ngân sách Phường 8,
Quận 3 TP. HCM. Những số liệu và tư liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, khoa
học, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Lê Vĩnh Triển. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019
Người cam đoan

Bùi Minh Tuấn


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
TĨM TẮT - ABSTRACT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .............. 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5

7. Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng ................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƢỜNG .............................................................. 7
1.1. Ngân sách nhà nƣớc và vai trò của ngân sách cấp xã, phƣờng .................. 7
1.1.1 Ngân sách nhà nước ........................................................................................ 7
1.1.2. Ngân sách cấp xã, phường và vai trị của nó ................................................ 9
1.2. Đặc điểm thu chi và các nhân tố ảnh hƣởng đến ngân sách cấp xã,
phƣờng. ............................................................................................................................. 13
1.2.1. Đặc điểm thu, chi ngân sách cấp xã, phường. ............................................. 13
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã, phường. .................. 14
1.3. Những nội dung cơ bản về quản lý ngân sách cấp xã, phƣờng. ................ 15
1.3.1. Về phân cấp quản lý ngân sách cấp xã, phường .......................................... 15
1.3.2. Quản lý nguồn thu ngân sách cấp xã, phường ............................................. 16


1.3.3. Quản lý nguồn chi ngân sách cấp xã, phường ............................................. 17
1.3.4. Quản lý chu trình ngân sách cấp xã, phường .............................................. 19
1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã, phường .................................... 20
1.3.6. Kiểm tra, thanh tra ngân sách cấp xã, phường ............................................ 20

CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƢỜNG 8,
QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2018 ............................ 21
2.1. Thực trạng công tác quản lý ngân sách phƣờng 8, quận 3 TP. HCM trong
giai đoạn 2016 - 2018. ...................................................................................................... 21
2.1.1. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách phường 8, quận 3 TP. HCM giai đoạn
2016-2018. ................................................................................................................ 21
2.1.2. Thực trạng phân cấp quản lý thu ngân sách tại phường 8, quận 3 giai đoạn
2016 – 2018............................................................................................................... 23
2.1.3 Thực trạng quản lý chi ngân sách Phường 8, Q3 giai đoạn 2016-2018 ......... 25
2.1.4. Thực trạng quản lý chu trình ngân sách phường 8, quận 3 TP. HCM ........... 56

2.1.5. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phường 8, quận 3 ........................ 57
2.2. Kết quả nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phƣờng 8,
quận 3 TP. HCM .............................................................................................................. 59
2.2.1. Những kết quả đạt được của công tác quản lý ngân sách trên đại bàn phường
8, quận 3 trong thời gia qua ..................................................................................... 59
2.2.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ................................................. 61
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI PHƢỜNG 8, QUẬN 3 TP. HCM GIAI ĐOẠN 2018 –
2025 ................................................................................................................................... 64
3.1. Kiến nghị công tác quản lý ngân sách phƣờng 8, quận 3 TP. HCM ........ 64
3.1.1 Kiến nghị công tác quản lý thu ngân sách phường ....................................... 64
3.1.2. Kiến nghị công tác quản lý chi ngân sách phường ...................................... 65


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách trên địa bàn
Phƣờng 8, Quận 3 TP. HCM giai đoạn 2018 - 2025 .................................................... 65
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác lập dự tốn ngân sách Phường 8, Quận
3 TP. HCM ............................................................................................................... 65
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu, khai thác, tạo lập và nuôi dưỡng
nguồn thu ngân sách Phường 8, Quận 3 TP. HCM .................................................. 68
3.2.3. Giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách Phường 8,
Quận 3 ...................................................................................................................... 69
3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quyết toán ngân sách Phường 8, Quận 3 ......... 71
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trang bị cơ sở vật chất
hiện đại trong công tác quản lý ngân sách Phường 8, Quận 3 ............................... 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Báo cáo quyết toán thu ngân sách P8, Q3 năm 2017 .............................. 22
Bảng 2.2: Báo cáo quyết toán chi ngân sách P8, Q3 năm 2016............................... 26
(Nguồn: 14- Nguồn kinh phí cải cách tiền lương thường xuyên)
Bảng 2.3: Báo cáo quyết toán chi ngân sách P8, Q3 năm 2016............................... 30
(Nguồn: 14- Nguồn ngân sách phường không tự chủ)
Bảng 2.4: Báo cáo quyết toán chi ngân sách P8, Q3 năm 2017............................... 37
(Nguồn: 13- Nguồn ngân sách phường tự chủ)
Bảng 2.5: Báo cáo quyết toán chi ngân sách P8, Q3 năm 2017............................... 48
(Nguồn: 13- Nguồn ngân sách phường khơng tự chủ)

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam..................................... 9


TÓM TẮT
Từ cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, Luật Ngân sách năm 2015 và
phân tích thực tiễn quản lý ngân sách tại Phường 8, Quận 3 TP. HCM đã cho chúng ta
thấy, ngân sách cấp phường là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước, là một bộ
phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương.
Ngân sách cấp xã, phường là nới cung cấp các nguồn lực về tài chính cho hoạt động của
bộ máy chính quyền địa phương, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong
từng giai đoạn. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Phường 8, Quận 3 là một nhiệm vụ
mà ở đó hoạt động thu, chi tài chính ngân sách xã được quản lý cơng khai, minh bạch và
đầy đủ theo đùng quy định của huyện, tỉnh và tuân thủ đúng Luật Ngân sách. Để nâng cao
hiểu quả quản lý ngân sách xã, phường cần có sự nhận thức đúng mức và đòi hỏi một
cách làm hợp lý đối với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị thụ hưởng ngân
sách của phường. Trên cơ sở phân tích những vấn đề đã trình bày ở trên, luận văn đã đạt
được những kết quả khoa học và thực tiễn quan trọng.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ

thêm những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước
cấp xã, phường. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng cơng tác quản
lý ngân sách trên địa bàn Phường 8, Quận 3.
Tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách Phường 8, Quận 3 trong
giai đoạn 2015 – 2017, đồng thời phân tích cụ thể cơng tác dự tốn và quyết tốn ngân
sách của xã năm 2016. Trên cơ sở đó tác giả đã rút ra những kết quả đạt được và những
hạn chế của công tác quản lý ngân sách Phường 8, Quận 3, làm căn cứ, cơ sở cho việc đề
ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách tại Phường 8, Quận
3.
Luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý ngân sách cấp tại Phường 8, Quận 3 TP.HCM. Những định hướng và giải pháp
đưa ra, cũng là yêu cầu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Phường 8,
Quận 3, đồng thời thực hiện công tác quản lý ngân sách nhà nước thống nhất trung ương
xuống địa phương,nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của địa phương, để phục vụ


cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, văn hố, an ninh quốc phịng tại địa phương, phù
hợp với quy định của huyện, tỉnh và tuân thủ đúng Luật Ngân sách năm 2015.
Kết quả nghiên cứu của luận văn, trước hết góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
ngân sách tại Phường 8, Quận 3 TP. HCM, đồng thời cũng có thể làm cơ sở tham khảo
cho cơng tác quản lý ngân sách của các xã khác trên địa bàn huyện, tỉnh, có điều kiện
tương đồng Phường 8, Quận 3.
Từ khóa: quản lý ngân sách quận 3, nâng cao hiệu quả quản lý, ngân sách
phường 8, Q3.


ABSTRACT
From the theoretical basis on state budget management, the 2015 Budget Law and
analysis of budget management practices in Ward 8, District 3, Ho Chi Minh City, we
found that the ward budget is an integral part of the state budget, an important integral

part in the operation of the local government apparatus. The budget at levels of commune
and ward that is a place to provide financial resources for the operation of the local
government apparatus, in order to perform its functions and tasks in each period. That
improving the efficiency of budget management in Ward 8, District 3 is a task in which
the budget revenue and expenditure activities of the commune budget are managed
publicly, transparently and fully according to the regulations of the district, province in
compliance with the Budget Law. In order to improve the efficiency of budget
management in commune and ward, it is necessary to have the proper awareness and
reasonable demands for the local authorities and ward budget beneficiaries. Based on the
analysis of the issues presented above, the thesis has achieved important scientific and
practical results.
Within the scope of its research, the thesis has systematized and clarified basic
theoretical issues about the state budget, the state budget management at commune and
ward levels. From that, it serves as a basis for the research and analysis of the current
state of budget management in Ward 8, District 3.
The author has analyzed the current situation of budget management in Ward 8,
District 3 in the period of 2015-2017, and at the same time analyzed the detailed budget
estimation and settlement of the commune in 2016. On that basis, the author has drawn
results and limitations of budget management in Ward 8, District 3, as a basis for
proposing solutions to improve effectiveness of budget management in Ward 8, District 3.
The thesis gave some orientations and solutions to improve the efficiency of
budget management in Ward 8, District 3, Ho Chi Minh City. These orientations and
solutions are also objective requirements to improve the efficiency of budget management
in Ward 8, District 3, and simultaneously carry out the state budget management from
central to the local in order to effectively exploit all potentials of the local, serve the


objectives of socio-economic development, culture, national defense and security in the
local, in compliance with the regulations of the district and the province in compliance
with the 2015 Budget Law.

The thesis 's research results firstly contribute to improve the efficiency of budget
management in Ward 8, District 3, Ho Chi Minh City, then it can also serve as a
reference for budget management of other communes in the district and the province, with
similar conditions to Ward 8, District 3.
Key word: budget management in District 3, improve the efficiency of budget
management in Ward 8, District 3


1

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở PHƢỜNG 8, QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Ngân sách xã, phường là một trong 04 cấp ngân sách có vai trị vơ cùng thiết yếu là
cơng cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình. Sự phân cấp
quản lý ngân sách phù hợp với sự phân cấp của cơ chế bộ máy chính quyền, tạo ra những
bước nhảy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế- văn hóa, xã hội, an ninh- quốc
phòng.
Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã, phường đã có nhiều thay đổi và
ngày càng được hoàn thiện hơn. Cụ thể ngày 25/6/2015 Quốc hội đã ban hành Luật Quản
lý Ngân sách nhà nước (NSNN) số 83/2015/QH13; tiếp theo Chính phủ ban hành Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 về thi hành Luật ngân sách; Bộ Tài chính cũng
đã ban hành Thơng tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của
Chính phủ về thi hành Luật ngân sách. Với ngân sách cấp xã, phường, Bộ Tài chính đã
ban hành Thơng tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách
và các vấn đề tài chính khác của xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố.
Trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện thí điểm Nghị quyết 54 của
Quốc Hội về Thực hiện cơ chế đặc thù cho Thành phố, từ đó đặt ra yêu cầu về hoàn thiện

hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã, phường trên khu vực là cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc
khác, trong quản lý ngân sách cấp xã, phường hiện nay nói chung và tại phường 8, Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cịn khơng ít hạn chế như: năng lực, trình độ chun
mơn cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, đội ngũ cán bộ, cơng chức quản lý
ngân sách xã, phường cịn yếu kém, sử dụng kinh phí được phân bổ hiệu quả chưa cao,
kinh phí tập trung chi là chủ yếu, thiếu nguồn lực chi đầu tư phát triển, quyết toán sai
nguồn, mất cân đối thu và chi, bội chi ngân sách vẫn tiếp tục diễn ra thường xuyên, tình


2

trạng quản lý ngân sách còn lỏng lẻo, kỷ luật, kỷ cương tài chính chưa nghiêm, cịn phát
sinh nhiều tiêu cực, lãng phí…
Với vai trị là người quản lý tài chính ngân sách cấp phường, bản thân tác giả đã
thấy những bất cập, tồn tại đã qua nhưng chưa được khắc phục triệt để. Trước tình hình
đó, tác giả mong muốn nghiên cứu tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lý tài chính ngân sách trên khu vực phường 8, Quận 3, với mục tiêu đảm bảo đúng
quy định pháp luật, nâng cao tính tính hiệu lực, hiệu quả, chặt chẽ, thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí, huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, cân đối thu chi… Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Hồn thiện cơng tác quản lý
ngân sách tại phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phường 8, quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018. Rút ra những kết quả đạt được và những
hạn chế để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý ngân sách trên địa bàn.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân
sách trên địa bàn khu vực phường 8, Quận 3 TP. HCM, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
ngân sách trên địa bàn khu vực.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý ngân sách phường 8,

Quận 3, TP. HCM giai đoạn 2016-2018?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong quản lý ngân sách phường 8, Quận 3,
TP. HCM theo phân cấp được tốt hơn trong trong giai đoạn sau này ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động ngân sách trên khu vực phường 8, Quận 3 TP.
HCM theo phân cấp.


3

Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức quản lý tài chính- ngân sách, cán bộ, cơng
chức thụ hưởng ngân sách phường và các đối tượng có liên quan trên phạm vi phường 8,
quận 3 TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Phường 8, Quận 3 TP. HCM, giai đoạn 2016 - 2018
5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học với nhiều góc độ và cách tiếp cận
khác nhau về quản lý ngân sách nhà nước tại từng địa phương, cụ thể như sau:
- Đề tài luận án: “Nâng cao hiệu quản quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011
– 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” năm 2012 của tác giả Tô Thiện Hiền - Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề
lý luận cơ bản về hệ quả quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN của tỉnh An Giang
nói riêng. Luận án đã làm sáng tỏ lý thuyết về vị trí, vai trị của Ngân sách địa phương An
Giang và mối quan hệ hữu cơ trong quan hệ cân đối giữa Ngân sách Trung ương và Ngân
sách địa phương. Tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách địa
phương trên các góc độ khác nhau.
- Đề tài luận văn: “Hồn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn Thành
Phố Việt Trì”, năm 2013 của Hồng Cơng Thường - Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
Bách khoa Hà Nội.
- Đề tài luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã, phường tại
Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, năm 2014 của Đồn Thu Hiền- Luận văn Thạc sĩ

kinh tế, Đại học Thái Nguyên.
- Đề tài luận án: “Đổi mới quản lý Ngân sách địa phương các tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng” năm 2009 của tác giả Trần Quốc Vinh - Luận án Tiến sĩ kinh tế. Tác giả đã
hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề về quản lý NSNN, quản lý Ngân sách địa
phương, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách địa phương; phân tích thực trạng
quản lý Ngân sách địa phương ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đề xuất các giải
pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý Ngân sách địa phương các tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng đến năm 2020.


4

-Nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp quận tại Quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015”, tác giả Phạm Thị Xuân Hà, luận văn thạc sĩ,
trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung luận văn đưa ra được các tiêu
chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách áp dụng cụ thể vào địa phương.
-Nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020”, tác giả Lê Tuấn Mãnh, luận văn thạc sĩ, trường Đại
học Tài chính – Marketing. Nội dung luận văn nghiên cứu các khái niệm cơ bản về quản
lý ngân sách như: cơ cấu ngân sách, quản lý chu trình ngân sách nhà nước, phân cấp ngân
sách, hiệu quả quản lý ngân sách. Áp dụng nghiên cứu hiệu quả ngân sách ở địa phương.
-Nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2015 – 2020”, tác giả Huỳnh Hồng Song, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Tài
chính – Marketing. Nội dung luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản về quản lý ngân
sách nhà nước và áp dụng vào thực trạng ở địa phương.
Ngoài ra, liên quan đến đề tài này cịn có các nghiên cứu như:
-Mạc Thành Luân (2013), “Nghiên cứu phân cấp quản lý ngân sách ở Quảng
Ninh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Thái Nguyên.
- Đề tài luận văn: “Hoàn thiện quản lý ngân sách huyện: Trường hợp huyện Đầm
Dơi, tỉnh Cà Mau” năm 2015 của tác giả Phạm Văn Cang – Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác

giả đã nghiên cứu về cơ cấu thu, chi ngân sách huyện với chính sách phát triển kinh tế xã hội sẽ làm rõ mức độ phù hợp với quy mô và thành phần chi tiêu công từ năm 20072014.
-Nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai
đoạn 2006-2010”, tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh, nội dung luận văn này đề cập đến một số nội dung cơ bản về thu,
chi, phân cấp ngân sách nhà nước và qua đó nêu lên thực trạng quản lý thu chi ngân sách
tại địa phương.
-Phạm Thị Hường (2012), “Chính sách cơng trong mối quan hệ với chính sách
phát triển kinh tế xã hội, trường hợp tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.


5

-Đặng Hữu Nghĩa (2014), “Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học
Thái Ngun.
-Nghiên cứu: “Quản lý tài chính cơng ở địa phương” (2007), do Dự án Nâng cao
năng lực chính quyền địa phương (Strengthening Local Government Project, mã số SLGP
- 00039111, do UNDP tài trợ cho Bộ KH&ĐT).
-Nghiên cứu: “Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong nền kinhh tế thị
trường” (2007), tác giả Bùi Thị Mai Hoài, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nêu trên đã cung cấp cho tác giả cơ
sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp
xã nói riêng. Các cơng trình trước được nghiên cứu và phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở
Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 (có hiệu lực từ 2004) để làm cơ sở phân tích, đánh
giá, vì vậy có nhiều nội dung chưa phù hợp với Luật Ngân sách mới có hiệu lực từ năm
2015. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các cơng trình trên, tác giả cũng đã kế thừa một số nội
dung khoa học và hợp lý của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, để từ đó
nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu

quả quản lý ngân sách xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, phù hợp với Luật
Ngân sách mới năm 2015.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê - khảo sát: khảo sát, thu thập các số liệu thu - chi ngân
sách phường từ năm 2016 đến năm 2018, Đơn vị khảo sát: UBND các phường, cán bộ,
công chức quản lý và thụ hưởng ngân sách phường; Phòng TC- KH Quận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích hiệu quả công tác quản lý ngân sách
trên địa bàn phường giai đoạn 2016 - 2018, từ đó nêu ra những mặt tích cực, hạn chế, yếu
kém và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách phường
giai đoạn 2018 - 2015.


6

- Phương pháp đối chiếu - so sánh: trên cơ sở các số liệu thu thập và phân tích hiệu
về công tác quản lý ngân sách nhà nước của phường, tác giả đã tiến hành so sánh thực
trạng, kết quả đạt được qua các năm, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách phường 8, quận 3 TP. HCM trong thời
gian tới.
- Phương pháp định tính: Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn dựa trên những quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng với những
quan điểm, chính sách của Nhà nước để hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận, xác định
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách phường.
7. Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách cấp
xã, phường
Chƣơng 2: Nghiên cứu công tác quản lý ngân sách Phường 8, Quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018
Chƣơng 3: Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách
tại Phường 8, Quận 3 TP. HCM giai đoạn 2018 – 2025.



7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƢỜNG
1.1. Ngân sách nhà nƣớc và vai trò của ngân sách cấp xã, phƣờng
1.1.1 Ngân sách nhà nƣớc
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã
hội ở mọi quốc gia. Song cho đến nay, quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống
nhất, nhiều quan điểm đã đưa ra về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các
lĩnh vực nghiên cứu khác nhau
Từ “ngân sách” xuất phát từ thuật ngữ “budjet” một từ tiếng Anh thời trung cổ,
dùng để miêu tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho
những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua cho những
mục đích cơng cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho
bản thân hồng gia khơng có sự tách biệt nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước
khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm
“Ngân sách nhà nước” (NSNN).
Theo từ điển Bách khoa Toàn thư về kinh tế của Pháp định nghĩa: “Ngân sách là
văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp
vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức cơng (Nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vị
công) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội,…) được dự kiến và cho phép”.
Theo Joseph E.Stiglitz (1995) cho rằng: “Ngân sách của Chính phủ liên bang đo
lường lưu lượng tiền mặt, các khoản thu nhập và chi tiêu hàng năm của Chính phủ, cũng
giống như báo cáo thu nhập của công ty miêu tả thu nhập (doanh thu) của cơng ty và chi
tiêu của nó. Ngân sách cho một bức tranh về Chính phủ làm gì, tiền được chi tiêu vào đâu
và lấy từ đâu”.
Theo quan điểm nghiên cứu trong nước về khái niệm ngân sách nhà nước có hai
nội dung chính:

Thứ nhất: NSNN là bản dự tốn thu - chi tài chính tổng hợp của Nhà nước, phản
ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các


8

quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ
sở luật định.
Thứ hai: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động hay sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Tại khoản 14 Điều 4 của Luật Ngân
sách nhà nước được Quốc hội khóa XIII nước Cộng hịa XHCN Việt Nam thơng qua tại
kỳ họp thứ 9, năm 2015 cũng khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước”. Khái niệm này được coi là bản chất trong các khái niệm đã nêu trên và
được áp dụng trong năm đầu giai đoạn ổn định ngân sách mới năm 2017.
Theo Luật Ngân sách năm 2015: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước (NSNN) là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể
hiện lượng tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu của Nhà
nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh thể hiện các nguồn tài chính được
tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định được vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt
động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập
trung vào NSNN và từ NSNN phân bổ các nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh vực,
các địa phương của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của NSNN bao gồm hao lĩnh vực
chính là thu và chi
- Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng
quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị

nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các
khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các
yêu cầu chi tiêu xác định của nhà nước.


9

- Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và
sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy QLNN và thực hiện các
chức năng KT-XH mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.
Khái niệm ngân sách nhà nước tuy có những sự khác biệt nhất định, nhưng về bản
chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà
nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngồi
nước gắn liền với q trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
 Vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài
chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước. Nó giữ vai trị chủ đạo trong hệ thống tài chính và
có vai trò quyết định sự phát triển của nền KT-XH. Vai trò của Ngân sách nhà nước được
xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể. Phát
huy vai trị của Ngân sách nhà nước như thế nào là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành,
lãnh đạo của Nhà nước.
 Hệ thống NSNN ở Việt Nam
Theo Luật NSNN năm 2015. Hệ thống Ngân sách nhà nước ở Việt Nam được tổ
chức theo sơ đồ sau:
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam
Ngân sách Nhà nƣớc

Ngân sách trung ương
Ngân
sách địa

phương

Ngân sách tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương
Ngân sách huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh
Ngân sách xã, phường, thị trấn


10

1.1.2. Ngân sách cấp xã, phường và vai trò của nó
1.1.2.1. Ngân sách cấp xã, phường
Khái niệm ngân sách xã, phường là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống
NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã, phường có thể chủ động
khai thác những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã
hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã, phường.
Ngân sách xã, phường trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ
mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân. Chính vì vậy, NS xã, phường là tiền đề
đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có thể hiểu một
cách khái quát nhất về NS xã, phường như sau: NS xã, phường là hệ thống các quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền
Nhà nước cấp xã, phường nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước
cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
Thu ngân sách xã, phường là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội
đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện chức năng
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, phường.
Chi ngân sách xã, phường là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập
trung qua thu ngân sách xã, phường nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu gắn liền với
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã, phường.

1.1.2.2. Vai trò ngân sách cấp xã, phường
Ngân sách xã, phường giữ vai trò của ngân sách cấp cơ sở, là phương tiện vật chất
giúp chính quyền cấp xã, phường thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật. Cụ thể chính quyền xã, phường sử dụng ngân sách xã, phường để chi lương, phụ cấp
cho cán bộ chuyên trách và công chức thuộc bộ máy hành chính, đảng, đồn thể ở xã,
phường bảo đảm cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường liên quan đến đời sống cộng đồng
dân cư, giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, bảo đảm trật tự trị an … theo phân cấp
quản lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, có thể nói ngân sách xã, phường giữ vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện chức năng, nhiện vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở, gắn bó mật
thiết với dân, trực tiếp xử lý các vấn đề mà cộng đồng dân cư đặt ra.


11

Ngân sách cấp xã, phường là công cụ điều tiết kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa
bàn.
Trong lĩnh vực kinh tế, chính quyền sử dụng các cơng cụ ngân sách để thực hiện
vai trị định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh
doanh, chống độc quyền. Với công cụ thuế, một mặt chính quyền tạo được nguồn thu để
đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng, mặt khác chính quyền định hướng hình thành cho các
doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau, bằng mức thuế suất hợp lý để
chính quyền có thể kích thích hoặc hạn chế sự tăng trưởng của các ngành nghề hoặc mặt
hàng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển cân đối, hiệu quả.
Trong quản lý hoạt động chi ngân sách, chính quyền địa phương đầu tư vào cơ sở
hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ cho các cơ quan trong
trường hợp cần thiết để đảm bảo sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị thay đổi sang cơ cấu
mới cao hơn. Bên cạnh đó, bằng các chính sách đầu tư đúng đắn, ngân sách cấp xã,
phường tác động đến các hoạt động kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng trên
địa bàn.

Về mặt xã hội, thông qua hoạt động thu chi ngân sách, chính quyền thực hiện điều
tiết thu nhập giữa các tầng lớp cư dân, đảm bảo công bằng xã hội như thông qua hệ thống
thuế trực thu và gián thu, chính quyền huy động sự đóng góp thu nhập của các thành phần
xã hội vào ngân sách nhà nước, mặt khác điều tiết thu nhập của họ, thực hiện công bằng
xã hội thông qua hoạt động chi của chính quyền như: chi đảm bảo xã hội, chi giáo dục
đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, trợ giá mặt hàng,…
Về mặt thị trường, ngân sách cấp xã, phường có vai trị đối với việc thực hiện
chính sách về ổn định giá, thị trường, kiềm chế cũng như kiểm soát lạm phát… trên địa
bàn. Chính quyền can thiệp vào thị trường để điều tiết cung - cầu, ổn định giá cả thị
trường. Trong trường hợp giá cả hàng hóa tăng cao đột biến do cầu vượt cung, cần thiết
chính quyền có thể điều tiết bằng cách đưa hàng hóa dự trữ này ra bán trên thị trường để
cân đối cung cầu, bình ổn giá cả và hạn chế sự kéo theo về sự gia tăng về giá cả các mặt
hàng khác, hoặc giảm thuế suất cho hàng hóa được nhập khẩu. Ngược lại, khi giá cả một


12

loại hàng hóa giảm do cung vượt cầu thì chính quyền có thể thu mua dự trữ mặt hàng này
hoặc có thể sử dụng chính sách trợ giá để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất cũng như
lợi ích của xã hội.
Thu ngân sách trên địa bàn xã, phường được thực hiện bằng các hình thức bắt buộc
như hình thức thuế, phí hoặc lệ phí, các khoản thu trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt
động trên địa bàn khu vực, nhưng tập trung chủ yếu cần khai thác là nguồn thu từ thuế,
phí và lệ phí. Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp trên. Ngồi ra, cịn các hình thức huy
động tự nguyện như hình thức đóng góp của các tổ chức, cá nhân, viện trợ,...
Chi ngân sách cấp xã, phường ở nhiều lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Việc quản lý chi ngân sách phải hướng
vào mục tiêu chính là đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã, phường thực hiện
các nhiệm vụ đã được giao, theo đúng những đường lối, chính sách, chế độ và quy định
của Nhà nước, duy hoạt động của các cấp bộ máy chính quyền tại địa phương. Thực hiện

quản lý chi ngân sách theo các nội dung cụ thể như quản lý chi đầu tư phát triển, quản lý
các khoản chi thường xuyên, quản lý các khoản chi trả nợ, quản lý chi dự phòng.
Cân đối thu chi ngân sách cấp xã, phường là tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân
sách tính cho năm ngân sách. Nếu tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách gọi là
thặng dư ngân sách và ngược lại nếu tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách gọi là
bội chi hay thâm hụ ngân sách. Trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc
chủ quan mà hoạt động thu chi ngân sách không phải lúc nào cũng cân đối. Về khách
quan, hoạt động thu chi ngân sách cấp xã, phường bắt nguồn từ hoạt động kinh tế trên địa
bàn, từ các thu về thuế, phí và lệ phí trong điều kiện hoạt động kinh tế trên địa bàn có hiệu
quả, đạt tốc độ cao, nguồn thu tăng thì khả năng cân đối thu, chi ngân sách được thực hiện
khá thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện hoạt động kinh tế trên địa bàn có dấu hiệu suy
thối, lạm phát ở tốc độ cao thì khả năng cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn. Về mặt
chủ quan, do tác động của chính sách KT - XH của Nhà nước trung ương và địa phương
làm nảy sinh sự mất cân đối thu, chi của ngân sách cấp xã, phường. Một hệ thống chính
sách kinh tế - xã hội phù hợp, hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã
hội, từ đó làm tăng nguồn thu ngân sách và dựa trên khả năng của nguồn lực tài chính dồi


13

dào của ngân sách nhà nước và địa phương, thì khả năng cân đối ngân sách cấp xã,
phường có điều kiện thực hiện tốt. Ngược lại, một hệ thống chính sách KT - XH mang ý
chủ quan không xuất phát từ thực trạng KT - XH của địa phương, không dựa trên khả
năng nguồn lực tài chính của địa phương, khơng đem lại hiệu quả, thì vấn đề cân đối ngân
sách cấp xã, phường khó đảm bảo.
Ngân sách xã, phường là một bộ phận của Ngân sách nhà nước, vì vậy hoạt động
của ngân sách xã, phường có liên quan đến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, liên quan đến lợi ích giữa ngân sách các cấp, liên quan đến các biện pháp
nghiệp vụ hành chính, kinh tế, tài chính, kế tốn và đồng thời cũng liên quan đến việc tổ
chức hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc công tác kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền vì vậy quản lý ngân sách xã, phường có liên quan đến nhiều cơ quan khác
nhau.
Ngân sách nhà nước cấp xã, phường là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm
bảo các nhu cầu chi tiêu trên địa bàn.
Để làm được nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, văn hoá trong từng giai
đoạn, chính quyền cấp xã, phường phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho các mục đích
đã được xác định. Vì vậy, ngân sách cấp xã, phường có vai trị huy động nguồn tài chính
để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu. Việc huy động các nguồn tài chính vào ngân sách cấp
xã, phường bao gồm từ ngân sách nhà nước cấp trên và thông qua thuế, các khoản thu
khác với chính sách huy động tối ưu là: phải đảm bảo chi tiêu cho hoạt động của xã,
phường, mặt khác mức huy động phải phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể
trong xã hội, kích thích hoạt động kinh doanh của các chủ thể phát triển. Mức động viên
quá cao hay quá thấp đều có tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh tế trên địa
bàn.
1.2. Đặc điểm thu chi và các nhân tố ảnh hƣởng đến ngân sách cấp xã,
phƣờng.
1.2.1. Đặc điểm thu, chi ngân sách cấp xã, phường.
Hoạt động ngân sách trên địa bàn xã, phường gắn liền với hoạt động của chính
quyền và được tiến hành theo luật định.


14

Ngân sách cấp xã, phường được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, nhưng nét
đặc trưng riêng biệt của ngân sách cấp xã, phường là nó được chia thành nhiều quỹ có
mục đích sử dụng riêng. Các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội với ngân sách
cấp xã, phường phát sinh trong lĩnh vực phân phối các nguồn lực tài chính, do chính
quyền địa phương tiến hành điều chỉnh, tùy vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội trong
từng thời kỳ mà có sự thay đổi cho phù hợp, sự thay đổi thể hiện qua các nội dung thu, chi
của ngân sách cấp xã, phường.

Quan hệ giữa ngân sách và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo
lập và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia thực chất là quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích
giữa ngân sách cấp xã, phường và các chủ thể kinh tế hoạt động trên địa bàn, trong đó lợi
ích của địa phương được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác.
1.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã, phƣờng
 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương
Đây có thể là những lợi thế hoặc là yếu tố bất lợi của từng địa phương. Nếu các địa
phương nắm vững những yếu tố này khi tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách nhà
nước hướng tới khai thác các yếu tố thuận lợi, hạn chế các yếu tố bất lợi sẽ đạt hiệu quả
sử dụng các nguồn lực sẳn có ở địa phương. Bên cạnh đó, ngân sách cấp xã, phường cũng
chịu tác động bởi điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương. Ngân sách là khâu trung tâm,
giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính tại địa phương. Hoạt động
kinh tế tại địa phương càng phát triển, thì hoạt động tài chính càng ổn định và phát triển,
vai trị của ngân sách cấp xã, phường càng ngày càng được nâng cao, thơng qua các chính
sách thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh
quốc phòng và ổn định tại địa phương.
 Cơ chế vận hành, điều hành của ngân sách cấp xã, phường
Đây được coi là hoạt động có tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý ngân sách cấp
xã, phường cùng với sự chỉ đạo, giám sát sát sao của đơn vị chức năng thì chắc chắn sẽ
khai thác hợp lý được các nguồn lực vào ngân sách cấp xã, cũng như sử dụng hiệu quả
nguồn lực để đạt được hiệu quả mong muốn trong quản lý ngân sách, đồng thời cơ chế


×