Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.07 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Liên hiệp các Hội KH&KTĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hội KHTL-GD Đồng Tháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
- Kính thưa các cấp lãnh đạo.
- Kính thưa quý đại biểu, cùng tồn thể các thầy cơ giáo thân mến.
Được sự chỉ đạo của Hiệu trường trường THPT Cao Lãnh 2, sự phân công của tổ bộ
môn, tôi xin nêu tham luận về : “Ứng xử tình huống sư phạm của giáo viên trong giáo dục
<i><b>nhân cách học sinh ở trường phổ thơng”.</b></i>
Trước hết tơi xin thay mặt tồn thể tổ viên của tổ Hóa – Sinh trường THPT Cao Lãnh
2 kính chúc quý đại biểu lời chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống, chúc hội nghị thành
cơng tốt đẹp.
- Kính thưa các cấp lãnh đạo.
- Kính thưa quý đại biểu, cùng tất cả các thầy cô giáo.
Trong môi trường giảng dạy phổ thơng, q trình nâng cao năng lực sư phạm của
giáo viên, việc đi sâu tìm hiểu hệ thống tri thức và kĩ năng giao tiếp sư phạm vô cùng cần
thiết. Với hoạt động giảng dạy người giáo viên không chỉ truyền thụ cho học sinh hệ thống
tri thức của nhân loại mà còn là những chuẩn mực đạo đức giúp các em hồn thiện nhân
cách của mình.
Trong mơi trường chuyên nghiệp nhiều bạn có suy nghĩ bản thân chỉ cần giỏi kiến
Cách ứng xử thông minh hợp tình, hợp lý của các thầy cơ giáo trong những tình
huống sư phạm cụ thể sẽ có vai trị rất lớn làm nên thành công trong công tác giáo dục của
người giáo viên. Trên thực tế, các tình huống sư phạm xảy ra hết sức đa dạng, mn hình
mn vẻ, địi hỏi người giáo viên phải có được khả năng linh hoạt, khéo léo và những hiểu
biết sâu sắc về tâm sinh lý của tuổi học sinh. Đó thực sự là một vấn đề khơng hề đơn giản vì
khơng hiếm tình huống phức tạp, tế nhị liên quan đến mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh, giáo viên và phụ huynh khiến các thầy cô giáo không khỏi lúng túng trong cách xử lý.
Đôi khi thiếu một chút tế nhị và chưa thấu hiểu đặc điểm tâm lý học sinh mà có giáo viên đã
mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Trong buổi hội thảo hôm nay, tơi xin trình bày tham luận về: “Ứng xử tình huống sư
<i><b>phạm của giáo viên trong giáo dục nhân cách học sinh ở trường phổ thơng</b></i>” của tổ Hóa –
Sinh.
Được phân công chủ nhiệm một lớp A, tuy không phải là lớp chọn, nhưng tơi cũng
mừng thầm trong lịng (lớp A thì dù sao ý thức và thái độ học tập cũng tốt hơn lớp cơ bản).
Thế nhưng, đâu phải chuyện gì cũng được như ý muốn. Ngày đầu tiên vào nhận lớp – lớp
10A3, sự phấn khởi đón nhận các em, tạo ấn tượng ban đầu đẹp nhất cho các em. Vậy mà,
khi vừa sinh hoạt được khoảng 15 phút, có 1 học sinh bước vào ăn mặc chỉnh tề, chào tơi và
em cũng trình bày rõ lí do đi trễ, tôi đồng ý và cho em bước vào lớp. Một lát sau, có một học
sinh khác bước vào lớp, em này ăn mặc “tự do” và đi thẳng vào chỗ ngồi cạnh em lúc nãy,
bao nhiêu cặp mắt trong lớp nhìn tơi, và tơi hiểu được các em đang nghĩ gì. Nếu là thầy, cơ
thì sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
Vâng !!! đó là một thái độ mà không một ai chấp nhận được. Thật sự lúc đó tơi rất
giận, nhưng những lúc như vậy tơi thường tự nhủ với mình phải thật bình tĩnh để xử lí,
khơng nên nóng vội sẽ khơng suy nghĩ ra cách giải quyết tốt nhất. Đối với một giáo viên trẻ
mà nói, một học sinh cấp 3 mà bước vào lớp lại mặc áo thun màu cà phê sữa, quần kaki màu
nâu lại cịn khơng chào hỏi giáo viên một lời, hơn nữa bao nhiêu học sinh khác đang nhìn
mình. Liệu rồi mình cịn giữ bình tĩnh được hay khơng? Thế mà tơi đã bình tĩnh, để n cho
học sinh đó vào chỗ ngồi rồi tơi mới nhẹ giọng.
- Tơi nói: bạn mới vào có thể đứng lên cho cô hỏi chuyện một chút được không?
Em học sinh đó đứng lên và tơi tiếp tục: em có thể cho cô biết là em đi đâu không?
- Em trả lời: em vào sinh hoạt lớp chứ đi đâu
- Thế em có thấy cơ khơng ?
Em này khơng trả lời mà chỉ cúi mặt xuống như hiểu ý tôi muốn nói gì, một lát sau
em này mới nói lí nhí trong miệng (nhưng tôi nghe thấy): thấy vào lớp là biết rồi cịn hỏi gì
nữa trời.
Tơi lặng đi khoảng 30 giây với vẻ mặt buồn buồn, sau đó tiếp tục: cơ hơi buồn một tí,
vì cơ khơng nghĩ rằng học sinh lớp mình chủ nhiệm lại có em cư xử như vậy. Nhưng cơ
khơng trách em, vì như vậy em mới cần đến trường, đến lớp, đúng không? Và cô cũng cám
ơn em đã cho cô thấy là tụi em vẫn còn cần phải được nhắc nhở về thái độ và phải uốn nắn
cho tốt hơn.
Sau đó tơi lại tiếp tục: Thế em nhìn thử trong lớp có ai giống em không ?
- Tại em không biết, em nghĩ là sinh hoạt lớp xong rồi về không học nên em mới ăn
mặc như vậy.
- Tơi nói: Thế theo em, khi mình bước vào trường hoặc nơi cơ quan nào đó thì
mình phải ăn mặc như thế nào?
- Em trả lời: cơ khơng cho thì thơi.
Vừa nói dứt lời là em tự bước ra ngoài và đi thẳng ra cổng trường mà khơng nói gì
cả.
Tơi chỉ có thể nói một câu trước lớp với thái độ hơi ngạc nhiên và cười nhẹ một cái:
cô biết các em cũng đang thắc mắc giống cô là không hiểu tại sao bạn lại có thái độ như vậy,
cơ sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân và trả lời cho các em sau nhe ?
Nói xong tơi tiếp tục sinh hoạt lớp. Đến cuối buổi, tơi khẽ nói với em học sinh đi trễ
mà đồng phục chỉnh tề (là bạn thân nhất của em học sinh lúc nãy) là em ở lại cho cơ hỏi
chuyện một lát. Trong q trình trao đổi, nói chuyện với em, tơi mới biết được hồn cảnh,
tính tình cũng như tình hình gia đình của em học sinh kia. Và tôi cũng hiểu được tại sao em
lại có thái độ như vậy. Em sống trong một gia đình mà ba mẹ đã li hơn từ khi em học lớp 4,
ba thì đi thêm bước nữa, cịn mẹ một mình ni hai anh em ăn học. Mẹ của em thường
xun khơng có nhà, chỉ cung cấp tiền cho em khi nào em cần, ở nhà chỉ có hai anh em,
muốn làm gì thì làm, và em này ý thức khơng tệ, học cũng tốt, chỉ có điều là thái độ hơi
ngơng và lịng tự ái cao mặc dù biết mình sai vẫn bất chấp... Trao đổi xong, tơi nhờ em về
cho bạn mượn thời khóa biểu chép (vì lúc nãy bạn bỏ về nên chưa chép TKB) và nhắn bạn
thứ hai sau buổi học ở lại nói chuyện với cơ.
Hơm đó, em học sinh này cũng ở lại và tơi nhìn thấy được thái độ hối lỗi của em.
- Tôi hỏi: Em biết cô kêu em ở lại vì chuyện gì mà đúng ko?
Em này chỉ gật đầu mà khơng nói gì.
- Tơi tiếp tục: Tại sao em lại có thái độ như vậy?
Suy nghĩ một lát rồi nói được vài tiếng: em xin lỗi cô.
- Không phải cô kêu em lại để nhận lời xin lỗi của em, mà cô muốn biết tại sao em
lại có thái độ như vậy? em có biết mấy bạn sẽ đánh giá em như thế nào không? Cô biết ở cấp
2 em đã từng làm lớp trưởng – một lớp trưởng đảm đang, thế nên cô cũng mong em sẽ tiếp
tục là tấm gương của các bạn, em hiểu ý cơ chứ?
- Dạ em hiểu
- Một khi mình làm sai thì mình phải biết nhận lỗi, như vậy mình mới tốt được, chứ
khơng phải sai là để cho sai luôn, rồi từ cái sai này đến cái sai khác, nếu vậy thì theo em
người đó đạo đức có tốt hay khơng?
Tơi giải thích cho em rất nhiều điều, hai cơ trị nói chuyện với nhau rất vui và thoải
mái. Sau đó, thái độ của em đối với tôi thay đổi hẳn. Từ cứng đầu, hơi ngông đến “nhõng
nhẽo” với cô và là một lớp trưởng đắc lực của tôi. Năm học ấy là một năm đáng nhớ và có
nhiều kỉ niệm nhất đối với tơi, kết quả học tập của lớp rất tốt, hoạt động phong trào cũng tốt.
Thậm chí khi lên lớp 11 rồi, tơi khơng cịn chủ nhiệm nữa mà chuyện gì của lớp tơi cũng đều
biết, các em thường xuyên tâm sự với tôi, nhờ tôi “gỡ rối” dùm. Đến gần cuối năm 11, rất
nhiều em mà đặc biệt là sự thường xuyên của lớp trưởng xuống phịng tơi “năn nỉ”: cơ ơi !
Sang năm lên lớp 12 rồi, cô xin nhà trường chủ nhiệm lớp em nhe cô.
nhưng cương quyết mà uốn nắn các em. Tôi biết là nếu muốn làm được như vậy thì cần phải
có thời gian, và tôi nghĩ đây mới đúng là trách nhiệm của mỗi giáo viên phải làm. Có như
vậy thì chắc chắn mỗi giáo viên trong chúng ta sẽ là tấm gương sáng cho học sinh và sẽ
“trồng” được nhiều cây thêm xanh tốt cũng như thu được nhiều trái ngon cho xã hội.
Trên đây là bài báo cáo tham luận của tổ Hóa – Sinh. Tơi mong sẽ nhận được sự đóng
góp ý kiến của qúy đại biểu, của các đồng chí cùng các thầy cô giáo đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin kính chúc q đại biểu cùng tồn thể các thầy cô giáo lời chúc sức
khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
<i>Mỹ Long, ngày 04 tháng 10 năm 2012</i>
Người viết tham luận