Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI DỰ THI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.65 KB, 5 trang )

1

PHÒNG GDĐT THÁP MƯỜI
(TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI)

BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015-2016

Họ và tên: Võ Nhật Bình
Giáo viên bộ môn: Lịch sử
Trường THCS Thạnh Lợi
Huyện: Tháp Mười

Phần 1. Mô tả tình huống


2

Thầy Hoàng dạy Lịch sử lớp 9A, trường trung học cơ sở Tân Mỹ. Lớp của thầy
dạy hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số rất ít em nam nghịch
ngợm, lười học, hay bị thầy phê bình. Một hôm, khi tiết học đang sinh động với
những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, cả lớp trật tự lắng nghe, bỗng có tiếng của
Hào và Hậu đùa giỡn với nhau, Hào còn lớn tiếng chửi bạn. Thầy ngưng giảng
và ngay sau đó là những lời nhắc nhở, phê bình hai bạn trước lớp cho đến hết
tiết học, hai em thì cũng có vẻ hối hận với những việc làm của mình nhưng
chuyện không dừng lại ở đó, ở tiết học tiếp theo vào tuần sau hai em này không
mang tập sách môn Lịch sử, không học mà chỉ gụt xuống bàn ngủ; không những
thế nhiều lần khi gặp Hào và Hậu thầy Hoàng nhận thấy hai em này thường né
tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào thầy.
Phần 2. Mô tả quá trình xử lý tình huống
Việc Hào và Hậu đùa giỡn, Hào còn lớn tiếng chửi bạn đã cắt ngang lời giảng


của thầy, ngay lập tức thầy ngưng giảng và … “Thầy mời hai em đứng lên. Tại sao
trong lúc các bạn đang chăm chú lắng nghe thầy giảng bài thì hai em lại đùa
giỡn như thế, lại còn chửi nhau ?”. Chưa kịp trả lời thì tiếp theo đó là những lời
phê bình, giáo huấn hai em trước mặt cả lớp, nào là ba mẹ bỏ tiền ra cho mình đi
học mà vào lớp không lo học thật uổng công ba mẹ, nào là không lo học thì nghỉ
đi, có cả những lời dọa nạt nếu còn một lần nữa là thầy đuổi học môn này cho hai
em ở lại lớp năm nay cho biết, nào là …. Cho đến lúc tiếng trống báo hiệu kết
thúc tiết học thầy mới ngưng câu chuyện và bước ra khỏi lớp với vẻ mặt căng
thẳng.
Kết quả là hai em đứng sợ tái cả mặt, tỏ vẻ ân hận, cả lớp cũng một phen hết
vía ngồi im phăng phắt.
Phần 3. Phân tích, nhận xét
Việc Hào và Hậu đùa giỡn, Hào còn lớn tiếng chửi bạn khi giáo viên đang
giảng bài là sai trái, vi phạm nội quy của nhà trường, không những làm ảnh
hưởng đến việc học tập của hai em mà còn ảnh hưởng đến việc học của những


3

bạn ngồi gần mình, thậm chí là ảnh hưởng đến cả lớp học. Nghiêm trọng hơn là
làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của giáo viên trên lớp trong tiết học đó,
do phải tạm ngưng việc giảng bài để xử lý những vi phạm của học sinh, làm cho
cả giáo viên và học sinh cả lớp mất hứng thú để tiếp tục phần còn lại của bài học.
Do đó hành động đùa giỡn của Hào và Hậu dù cố ý hay vô ý đều cần phải phê
phán, cần phải rút kinh nghiệm chấm dứt ngay ở những tiết học sau để giúp các
em học tập ngày càng tiến bộ hơn.
Hiện nay, việc học sinh đùa giỡn trong khi giáo viên đang giảng bài không phải
hiếm gặp. Tuy nhiên, giáo viên phải xử lý tình huống như thế nào cho học sinh cảm
thấy “tâm phục, khẩu phục” trước sự độ lượng và lòng vị tha của người thầy, để các
em nhận thức được vi phạm của mình mà khắc phục, điều quan trọng hơn là không

làm ảnh hưởng nhiều đến bài giảng, tạo không khí nhẹ nhàng để học hết nội dung còn
lại của bài học.
Quá trình xử lý tình huống của thầy đã mắc phải sai lầm, thầy đã phê bình
Hào và Hậu trước mặt rất nhiều bạn đã vô tình làm chạm “tự ái” của hai em.
Chính vì vậy, những lời phê bình, nhắc nhở đó chỉ làm các em “sợ” nhất thời
nhưng để lại hậu quả vô cùng to lớn: hai em cảm thấy không phục, không muốn
học môn Lịch sử nữa mà còn có dấu hiệu không ngoan khi gặp thầy chỉ cố ý né
tránh không muốn chào thầy. Từ đó, có thể khẳng định rằng biện pháp mà thầy
áp dụng khi xử lý tình huống trên là chưa phù hợp, tính giáo dục chưa cao;
không chỉ làm ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh mà còn ảnh hưởng không
nhỏ bài giảng của giáo viên.
Phần 4. Xây dựng các biện, pháp giải pháp mới
Trong thời kỳ hội nhập, nước ta cũng đã thoải mái hơn về tư tưởng, không còn
gò bó đến mức thầy nói gì trò cũng phải cho đó là đúng, vì đã là thầy thì sao có thể
nói sai được. Đó là những quan niệm quá cứng nhắc về người thầy, vì thầy cô giáo
cũng là con người, cũng có những lúc phạm sai lầm. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn
giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, còn


4

khi bước chân vào trường thì câu đầu tiên mà các em nhìn thấy là “Tiên học lễ, hậu
học văn”, bởi trước khi học kiến thức để mở mang sự hiểu biết, các em cần học lễ
nghĩa, học cách để làm người. Thầy cô chính là người trực tiếp dạy dỗ các em, cùng
gia đình dìu dắt các em nên người. Chính vì vậy, thầy cô thường được ví như cha mẹ;
mà đã là cha mẹ thì sao không nhắc khi các em vi phạm? còn các em như con trong
nhà thì sao có thể gặp thầy mà như không quen biết, không chào hỏi?
Là giáo viên không thể làm ngơ như không có gì xảy ra. Đây không chỉ là vấn
đề nhỏ, xem việc học sinh đùa giỡn là vi phạm thường gặp có thể cho qua chờ hết tiết
hay đó chỉ là một lời chào nhằm gì mình cũng không cần, bỏ qua cho xong được. Mà

đó còn là vấn đề về kiến thức mà các em chuẩn bị lĩnh hội, đó còn là đạo đức, lễ
nghĩa. Là giáo viên, không chỉ phải dạy kiến thức cho các em mà còn phải dạy cách
cư xử với ông bà, cha mẹ khi ở nhà với thầy cô, bạn bè khi đến trường, dạy các em
cách giao tiếp, kịp thời uốn nắn học sinh thành những con người đạo đức tốt, có trình
độ, phát triển toàn diện. Vì xem nhẹ vấn đề này mà nhiều giáo viên lại cảm thấy rất
bình thường khi học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng thậm chí là đùa giỡn trong
giờ học, và đặc biệt hơn khi học sinh không chào mình, hậu quả là ngày càng nhiều
học sinh quên mất rằng chào thầy cô giáo là cách ứng xử, là chuẩn mực tối thiểu trong
giao tiếp. Cũng có học sinh khi thấy thầy cô giáo thì vẫn chạy giỡn, chào lấy lệ mà
chẳng nhìn xem thầy cô có phản ứng gì không, có nghe thấy mình chào không.
Đối với tình huống nêu trên, để xử lý hiệu quả, tránh tác dụng ngược thì cần áp
dụng giáo dục kỷ luật tích cực. Việc Hào và Hậu đùa giỡn trong giờ học thì giáo viên
có thể mời hai em đứng lên, hỏi lý do và nhẹ nhàng nhắc nhở hai em không được tái
phạm, cần phải chấm dứt ngay hành động này vì đùa giỡn trong giờ học như thế là vi
phạm nội quy của nhà trường, điều quan trọng hơn là ảnh hưởng lớn đến quá trình
tiếp thu bài học của các em. Sau đó, mời hai em ngồi xuống và tiếp tục phần còn lại
của bài học, khi tiết học kết thúc giáo viên có thể mời riêng hai em để trao đổi, giáo
dục, cần thiết có thể mời phụ huynh để phối hợp cùng giáo dục các em nên người. Xử


5

lý tình huống như thế vừa có thể giáo dục học sinh một các hiệu quả hơn, tránh làm
“mất mặt” học sinh trước lớp vừa đảm bảo tiết dạy được diễn ra đúng tiến độ.
Đối với việc học sinh cố tình tránh né để không phải chào thầy thì nhân dịp nào
đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự để nhắc nhở, giáo dục chung
cả lớp, không riêng gì việc gặp thầy cô phải chào, khi về nhà gặp ông bà, cha mẹ,
người lớn tuổi chúng ta cũng phải chào hỏi. Nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên
làm, một nét đẹp văn hoá, đạo đức của con người Việt Nam, và cũng là biểu hiện tình
cảm của các em với thầy cô giáo. Những lời nhắc khéo như thế sẽ có thể nhắc nhở

học sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.
Những học sinh nghịch ngợm, hay bị phê bình thường tránh né không chào
giáo viên cũng có thể do mặc cảm, xấu hổ thậm chí là sợ thầy. Do đó, cũng nên gần
gũi hơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo các em chứ không nên quá cáu gắt
mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi học sinh yêu quý thầy cô, sẽ không có học sinh
nào lại phải làm ngơ như không trông thấy hoặc né tránh thầy cô nữa.



×