Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

chuyen de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.05 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ. CHUYÊN ĐỀ LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 2. Người thực hiện : NguyÔn ThÞ Lµi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỘT VÀI HÌNH THỨC DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 I.Mục đích, yêu cầu : Phân môn luyện từ và câu lớp 2 giúp học sinh: 1. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số biểu hiện biết sơ giản về từ loại ( từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối ; từ chỉ hoạt động, trạng thái ; từ chỉ đặc điểm, tính chất). 2. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Cụ thể là : - Đặt câu : + Các kiểu câu Ai là gì ? , Ai làm gì ? , Ai thế nào ? và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào ? ,Ở đâu ? , Như thế nào ? ,Vì sao ? Để làm gì ? - Dấu câu : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. 3.Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học tiếng Việt, có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. II. Nội dung dạy học: Về từ vựng , bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc, ở phân môn Luyện từ và câu, học sinh được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành . Về từ loại, học sinh bước đầu được rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật (danh từ), hoạt động, trạng thái (động từ) và đặc điểm, tính chất ( tính từ )..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Về câu, học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? , các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi Ai ? , Là gì ? , Làm gì ? , Khi nào ? , Ở đâu ? , Như thế nào ? , Vì sao ? , Để làm gì ?) và các dấu câu ( dấu chấm, dấu hỏi, dấu than, dấu phẩy). Ở lớp hai không có bài học lí thuyết .Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành . III. Biện pháp dạy học : 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bước 1: -GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng cách đặt câu hỏi hay bằng lời giải thích ). + Ví dụ : Bài “Từ chỉ hoạt động ,trạng thái. Dấu phẩy ” –Tuần 8 Bài tập số 3: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a) Lớp em học tập tốt lao động tốt . Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài có thể đặt câu hỏi bằng cách : Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người ? (2 từ : học tập, lao động ). Các từ ấy trả lời câu hỏi gì ? ( trả lời câu hỏi làm gì ?) Để tách rõ 2 từ cùng trả lời câu hỏi “Làm gì” trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào cho đúng ? (giữa học tập tốt và lao động tốt). Sau khi nắm vững yêu cầu rồi thì học sinh sẽ hiểu bài và làm được các câu còn lại Bước 2 : -GV giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu (một học sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay làm bảng con ). Bước 3: -Học sinh làm bài vào bảng con hoặc vở hay nhóm .Giáo viên uốn nắn ,giải thích thêm cho các học sinh còn yếu ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bước 4: - GV tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức. 2.Cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu : a. Mức độ tri thức cung cấp cho học sinh lớp 2 : Về vốn từ : Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, học sinh được học một cách tương đối có hệ thống các từ ngữ theo chủ điểm như: - Học đơn vị thời gian (Bài : “Mở rộng vốn từ :ngày, tháng, năm” )-Tuần 4 Bài tập số 2: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về : a) Ngày , tháng, năm. b) Tuần, ngày trong tuần (thứ…).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Học sinh sẽ dựa theo mẫu trong SGK và tự suy nghĩ ra câu hỏi- câu trả lời và thi hỏi –đáp với nhau trước lớp . Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn cặp học sinh nào đặt câu và trả lời câu hỏi hay nhất, nêu được nhiều câu thú vị . Chẳng hạn : Bạn thích tháng nào nhất ? Ngày nào là sinh nhật của bạn ? Ngày nào trong tuần qua đối với bạn vui nhất ?... -Học đơn vị hành chính (xã, (phường), huyện ( quận) “Bài Tên riêng và cách viết tên riêng” -Tuần 5 Các em sẽ được học phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật . Biết viết hoa tên riêng. Ví dụ : Bài tập 1/43 : Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế nào ? Vì sao.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (1) sông núi thành phố học sinh. (2) (sông) Cửu Long (núi) Ba Vì (thành phố) Huế (học sinh) Phạm Thanh Vĩ. Các em phải so sánh các từ ở cột 1 là tên chung chỉ sông, núi, thành phố, học sinh, không viết hoa .Các từ ở cột 2 là tên riêng của một con sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người . Những tên riêng đó phải viết hoa. Từ bài tập trên các em sẽ nắm được nội dung cần ghi nhớ và vận dụng vào viết tên thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố,….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Học. đồ dùng học tập các em kể được những đồ dùng học tập là những đồ vật nào và nêu được tác dụng của từng đồ dùng đó trong bài “ Mở rộng vốn từ : từ ngữ về đồ dùng học tập” – Tuần 6. -Học đồ dùng trong gia đình cũng vậy các em cũng phải kể được tên những đồ dùng có trong nhà của các em và nêu tác dụng của đồ dùng đó. ... Về từ loại : nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, đồ vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm để đặt câu ; bước đầu có ý niệm và biết viết hoa tên riêng . Ví dụ : Tìm những từ chỉ sự vật có trong bảng sau : bạn, thân yêu, thước kẻ, dài, quý mến, cô giáo, chào, cá heo, bảng , nhớ, học trò, phượng vĩ,…(Bài “Từ chỉ sự vật” trang 26 -Tuần 3. HS sẽ liệt kê ra hết các từ chỉ sự vật là : bạn, thước kẻ, cô giáo, cá heo,bảng ,học trò, phượng vĩ ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sau đó phân loại từ chỉ người (cô giáo, học trò, bạn); từ chỉ đồ vật ( thước kẻ, bảng); từ chỉ con vật ( cá heo) ; từ chỉ cây cối ( phượng vĩ). Từ đó các em sẽ dùng những từ loại này mà đặt câu .Về kiểu câu : nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? Về dấu câu : có ý thức và bước đầu biết đặt các dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào đúng chỗ. b.Cách cung cấp tri thức : Các tri thức nói trên được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu những tổng kết ngắn như trong SGK , tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lí thuyết. Có nhiều hình thức bài tập để mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh.Ví dụ : Điền từ vào chỗ trống, xếp loại các từ, xếp ô chữ, chơi các trò chơi về từ, đặt câu theo mẫu, Nối từ thành câu ,….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> IV.Quy trình giảng dạy: 1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS làm các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh hoạ. 2.Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài : Dựa vào nội dung bài giới thiệu b.Hướng dẫn làm bài tập: GV tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung : -Đọc và xác định yêu cầu của bài tập . -HS giải một phần bài tập làm mẫu. -HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV c.Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả . Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> d. Củng cố, dặn dò : Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà . V.Kết luận: Phân môn luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy, người giáo viên luôn luôn có sự sáng tạo trong giảng dạy để làm giàu vốn từ cho HS thông qua các môn học, luôn xây dựng một ý thức dạy từ và câu bất cứ nơi đâu, lúc nào, trong bất cứ môn học nào chứ không chỉ đóng khung trong giờ luyện từ và câu. Với nội dung chuyên đề trên không tránh khỏi những thiếu sót, mong các anh chị đồng nghiệp góp ý xây dựng để rút kinh nghiệm chung . Người thực hiện Nguyễn Thị Lài.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×