Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chuyen de cam ung sinh hoc 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.83 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ : CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 1. Cho các hiện tượng: I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc V. Vận động quấn vòng của tua cuốn. Hiện tượng nào không thuộc tính hướng động? A. I, II B. III C. III, V D. I, II, IV 2. Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật? A. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn. B. Các kim loại , khí trong khí quyển. C. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác. D. Các hoá chất có thể là axit, kiềm. 3. Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được giải thích do: A. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm B. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương 4. Giải thích vì sao có hiện tượng rễ cây có hình lượn sóng? A. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước dương. B. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng sáng âm. C. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng hoá. D. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước âm. 5. Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây? A. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương. B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây. C. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sực hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm. D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất. 6. Hướng động là A. hình thức phản ứng của 1 bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định. B. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng khác nhau. D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theomột hướng xác định. 7. Lọai nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây? A. Chất kích thích sinh trưởng giberelin. B. Tác động của các chất kìm hãm sinh trưởng. C. Tác động của các chất kích thích sinh trưởng. D. Chất kích thích sinh trưởng auxin. 8. Hướng động là gì? A. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều. B. Hình thc phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng. D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường. 9. Hai loại hướng động chính là: A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất). C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng hướng về trọng lực). D. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 10: Các cây dây leo uốn quanh những cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng tiếp xúc. B. Hướng sáng. C. Hướng đất. D. Hướng nước. 11. Các kiểu hướng động âm ở rễ là: A. Hướng sáng, hướng hóa. C. Hướng đất, hướng sáng. B. Hướng nước, hướng hóa. D. Hướng sáng, hướng nước. 12. Khi không có ánh sáng cây non mọc như thế nào? A. Mọc vống lên và có màu vàng úa. C. Mọc bình thường và có màu xanh. B. Mọc vống lên và có màu xanh. D. Mọc bình thường và có màu vàng úa. 13. Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A. Chiếu sáng từ nhiều hướng. C. Chiếu sáng từ hai hướng. B. Chiếu sáng từ ba hướng. D. Chiếu sáng từ một hướng. 14. Thân và rễ của cây có các kiểu hướng động như thế nào? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. 15. Ứng động là: A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích. C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng khi vô hướng D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định. 16. Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là: A. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. B. Ứng động không sinh trưởng: nhiệt ứng động, hoá ứng đông. C. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương. D. Ứng động sinh trưởng: ứng động sức trương, quang ứng động. 17. Những ví dụ nào sau đây biểu hiện tính cảm ứng của thực vật: I. Hoa hướng dương luôn quay về hướng mặt trời. II. Ngọn cây bao giờ cũng mọc vươn cao, ngược chiều với trọng lực, III. Sự cụp lá của cây trinh nữ, IV. Lá cây bị héo khi bị khô hạn, V. Lá cây bị rung chuyển khi bị gió thổi. A. I, II, III, V B. I, II, III, IV C. II, III, IV, IV D. I, III, IV, V 18. Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng? A. Nhị - nhuỵ. B. Đài hoa. C. Đầu nhị - bầu noãn. D. Cánh hoa. 19. Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào? A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động. B. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động. C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương. D. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc. 20. Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây? A. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm B. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên C. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối D. Vươn ngọn cây về phía có ánh sáng 21. Vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể gọi là: A. Hướng động môi trường B. Vận động cảm ứng C. Cử động sinh trưởng D. Vận động thích nghi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 22. Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là gì? A. Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích. B. Ứng đông sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá. C. Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương. D. Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh, còn ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nứơc trong tế bào. 23. Các hình thức vận động cảm ứng của cây phụ thuộc vào: A. Biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học B. Thay đổi đột ngột sức trương nước của tế bào C. Sự co rút của chất nguyên sinh D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng 24. Ứng động nở hoa của cây bồ công anh (Taraxacum officinale) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động: A. Ứng động sinh trưởng - quang ứng động B. Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động C. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động D. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động 25. Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở. C. Sự đóng mở của lá trinh nữ. Khí khổng đóng và mở. D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. 26. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở điểm nào? A. Tác nhân kích thích không định hướng. C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. B. Có sự vận động vô hướng. D. Có nhiều tác nhân kích thích. 27. Ứng động nào không theo chu kỳ đồng hồ sinh học? A. Ứng động đóng mở khí khổng. C. Ứng động quấn vòng. B. Ứng động nở hoa. D. Ứng động thức ngủ của lá. 28. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Sự đóng mở của lá trinh nữ. Khí khổng đóng và mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. Khí khổng đóng và mở..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Thế nào là cảm ứng ở động vật? A. Là sự biểu hiện cách phản ứng của cơ thể động vật trong môi trường phức tạp. B. Là khả năng nhận biết kích thích và phản ứng lại kích thích đó. C. Là khả năng nhận biết kích thích từ môi trường của động vật. D. Là khả năng lựa chọn môi trường thích ứng của thể cơ thể động vật. 2. Bộ phận tiếp nhận kích thích của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch là gì? A. Cơ hoặc các nội quan. B. Hạch thần kinh. C. Cơ quan thụ cảm hoặc thụ thể. D. Chuỗi thần kinh. 3. Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là gi? A. Cơ, tuyến... B. Thụ thể. C. Cơ quan thụ cảm. D. Chuỗi hạch thần kinh. 4. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là: A. duỗi thẳng cơ thể. B. di chuyển đi chỗ khác. C. co ở phần cơ thể bị kích thích. D. co toàn bộ cơ thể. 5. Ở các dạng động vật không xương sống như thân mềm, giáp xác, sâu bọ, tính cảm ứng thực hiện nhờ: A. Dạng thần kinh hạch B. Hệ thần kinh chuỗi C. Dạng thần kinh ống D. Các tế bào thần kinh đặc biệt 6. Yếu tố nào quyết định khả năng phản ứng của động vật? A. Khả năng tiếp nhận và phân tích các kích thích. B. Mức độ tiến hoá của hệ thần kinh. C. Cấu trúc và độ phức tạp của hệ thần kinh. D. Khả năng xử lí và dẫn truyền các xung TK 7. Hệ thần kinh của côn trùng có: A. hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng. B. hạch đầu, hạch thân, hạch lưng. C. hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng. D. hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng. 8. Ý nào không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên. B. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường. D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm nănng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. 8’. Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ? A. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới B. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới C. Khả năng chi phối giữa các tế bào thần kinh tăng lên D. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới 9. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do: A. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng B. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể C. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng D. Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể 10. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do: A. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh B. Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng của cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh D. Các tế bào thần kinh nằm rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh 11. Hệ thần kinh ống gặp ở những động vật nào? A. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim. B. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim. C. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim - thú. D. Cá lưỡng cư, bò sát, chim, thú. 12. Bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là: A. não bộ và thần kinh ngoại biên. B. não bộ và bộ phận trung gian. C. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên D. bộ phận TK trung ương và trung gian. 13. Ý dưới đây không đúng khi nói: phản ứng của hệ thần kinh dạng ống khác với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là: A. số lượng TB TK dạng ống rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn B. hệ thần kinh dạng ống có cấu tạo phức tạp hơn, hoàn thiện hơn. C. hệ thần kinh dạng ống gồm các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. D. hệ thần kinh dạng ống có các phản xạ không điều kiện nhiều hơn hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. 14. Cảm ứng ở động vật là: A. phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. C. phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. D. phản ứng lại các kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. 15. Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào? A. Diễn ra chậm hơn nhiều. B. Diễn ra ngang bằng. C. Diễn ra nhanh hơn. D. Diễn ra chậm hơn một chút. 16. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới? A. Hải quỳ, đỉa, nhện, ốc. B. Thuỷ tức, san hô, hải quỳ. C. San hô, tôm, ốc. D. Thuỷ tức, giun đất, tằm, châu chấu. 17. Ý nào sau đây không phải để phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống - hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng sợi thần kinh. B. Hệ thần kinh dạng lưới là hệ thần kinh kém tiến hoá nhất vì khi kích thích thì toàn bộ cơ thể phản ứng. C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể. D. Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phần đầu nên não bộ phát triển. 18. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống? A. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người. B. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc. C. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn. D. Khỉ đi xe đạp, Hải cẩu vỗ tay,.. 19. Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? A. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. B. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. C. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> D. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại. 20. Điện thế nghỉ là gì? A. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh đang nghỉ bị kích thích hưng phấn. B. Là điện thế xuất hiện do sự phân bố không đồng đều các ion K+ và Ca2+ ở hai bên màng tế bào. C. Là điện thế xuất hiện do sự chênh lệch áp suất hai bên màng tế bào. D. Là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm). 21. Điện thế nghỉ là: A. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. B. sự chên lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. 22. Ý nào đúng khi giải thích ion K+ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ? A. Mặt ngoài màng tế bào tích điện âm so với mặt trong tích điện dương. B. K+ nằm lại sát mặt ngoài màng tế bào. C. Mặt ngoài màng tế bào tích điện dương so với mặt trong tích điện âm. D. Ion K+ mang điện tích dương đi từ trong ra ngoài màng. 23. Thế nào là hưng tính? A. Là sự biến đổi lí, hoá, sinh xảy ra trong tế bào bị kích thích. B. Là điện thế có ở màng tế bào đang nghỉ bị kích thích. C. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh hưng phấn do bị kích thích. D. Là khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào 24. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực? A. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. B. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. C. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. D. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. 25. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây điện thế nghỉ? A. Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào. B. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng). C. Bơm Na - K. D. Bơm Fe, Mg,.. 26. Mặt trong của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện: A. âm. B. dương. C. hoạt động. D. trung tính. B. âm. C. dương. D. hoạt động. 27. Thế nào là hưng phấn? A. Là sự biến đổi lí, hoá, sinh xảy ra trong tế bào bị kích thích. B. Là khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào. C. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh hưng phấn do bị kích thích. D. Là điện thế có ở màng tế bào đang nghỉ ngơi không bị kích thích. 28. Ion đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ là: A. K+ B. Na+ C. Ca2+ D. Fe2+ 29. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về phương thức lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có màng miêlin? A. Lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. B. Lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác liền kề..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> C. Điện thế lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. D. Điện thế hoạt động lan truyền nhanh hơn. 30. Xung thần kinh là: A. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động. B. sự xuất hiện điện thế hoạt động. C. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động. D. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động. 31. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự hình thành điện thế hoạt động? A. Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực B. Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại, K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực. C. Khi bị kích thích, cổng Na+ mở ra nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. D. Khi bị kích thích và tế bào thần kinh hưng phấn gây ra đảo cực và tái phân cực. 32. Điện thế hoạt động là: A. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực. B. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng TB từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. C. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. D. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực. 33. Ý nào sau đây là đúng về điện thế hoạt động khi ở giai đoạn mất phân cực? A. Trong giai đoạn mất phân cực, tính thấm của màng đối với Na+ giảm (cổng Na+ đóng lại). B. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. C. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài. D. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ dư thừa làm bên trong màng tích điện dương. 34. Hoạt động của bơm Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào? A. Cổng Na+ và K+ đều mở để K+ và Na+ ra. B. Cổng Na+ và K+ đều mở để K+ và Na+ vào. C. Cổng Na+ mở để Na+ vào, còn cổng K+ mở để K+ ra. D. Cổng Na+ mở để Na+ ra, còn cổng K+ mở để K+ vào. 35. Ý nào sau đây là đúng về điện thế hoạt động khi ở giai đoạn tái phân cực? A. Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ dư thừa làm bên trong màng tích điện dương. B. Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. C. Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào. D. Trong giai đoạn tái phân cực, tính thấm màng tế bào thay đổi. 36. Cách lan truyền của sợi xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin là: 1- Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. 2- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh nhanh hơn. 3- Điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ điểm này sang điểm khác của tế bào. 4- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh chậm. A. 3 - 2. B. 1 - 4. C. 1 - 4. D. 3 - 4. E. 1 - 4. 37. Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động? A. Khi hệ thần kinh hoạt động. B. Khi cơ thể hoạt động. C. Khi bị kích thích và tế bào thần kinh hưng phấn. D. Khi chuyển hoá vật chất và NL 38. Các loại xinap trong cơ thể? A. Xinap điện, xinap sinh học. B. Xinap hoá học, xinap lí học. C. Xinap sinh học - xinap lí học. D. Xinap hoá học, xinap điện. 39. Chọn câu đúng nhất khi nói về xinap? A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau. B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hoá học là axetin colin. C. Tốc độ truyền tin qua xinap hoá học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin. D. Chuyển giao xung thần kinh khi qua xinap hoá học có thể không cần hất trung gian hoá học. 40. Phản xạ là :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại kích thích bên ngoài cơ thể C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại kích thích bên trong cơ thể D. Phản ứng của cơ thểtrả lời lại kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể 41. Ý nào không dúng đối với phản xạ? A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh B. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng C. Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ D. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng 42. Ý nào không đúng đối với cảm ứng ở động vật đơn bào? A. Co rút chất nguyên sinh B. Thông qua phản xạ C. Chuyển động cả cơ thể D. Tiêu tốn năng lượng 43. Cung phản xạ tự vệ ở người gồm các thành phần theo trình tự là: A. thụ quan sợi cảm giác trung ương thần kinh sợi vận động cơ quan phản ứng. B. cơ quan thụ cảm sợi vận động tuỷ sống sợi cảm giác cơ quan phản ứng. C. thụ quan các dây thần kinh trung ương thần kinh cơ quan phản ứng. D. cơ quan tiếp nhận và xử lí thông tin sợi vận động trung ương thần kinh sợi cảm giác. 44. Phản xạ phức tạp thường là: A. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào tuỷ sống. B. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não. C. phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não. D. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não. 45. Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không điều kiện? Tại sao? A. Đây là PXCĐK vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy B. Đây là PXCĐK vì có đủ thành phần của cung phản xạ: Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lý thông tin và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay C. Đây là PXKĐK vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên. D. Đây là PXCĐK vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có có dấu hiệu như thế nào là chó dại. 46. Sự phân bố ion K+ và Na+ ở điện thế nghỉ ở trong và ngoài màng tế bào như thế nào? A. ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào B. ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào C. ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào D. ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào 47. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ không điều kiện? A. Thường do tuỷ sống điều khiển B. Có số lượng không hạn chế C. Di tuyền được, đặc trưng cho loài D. Mang tính bẩm sinh và bền vững 48. Ý nào không đúng với sự tiến hoá của hệ thần kinh? A. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ B. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng C. Tiến hoá theo hướng: dạng lưới, chuỗi hạch, dạng ống D. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường 49. Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do các yếu tố nào? A. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion B. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion C. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính chọn lọc của màng tế bào với ion.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> D. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion 50. Vì sao ở trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện dương? A. Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng B. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng C. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm D. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng 51. Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào? A. Do K+ có kích thước nhỏ B. Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+ C. Do K+ mang điện tích dương D. Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao 52. Phản xạ đơn giản thường là A. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lớn lượng tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển B. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển C. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển D. Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển 53. Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? A. Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều. B. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng. C. Xuất hiện điện thế hoạt động hoạt động lan truyền đi tiếp. D. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh. 54. Xináp là: A. diện tiếp xúc giữa các tế bào TK với nhau hay với các TB khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...). B. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. C. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. D. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. 55. Xináp là: A. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau B. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau C. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh 56. Ý nào sau dây không phải là vai trò của chất trung gian hoá học trong truyền tin qua xinap? A. Axetat và côlin quay trở lại chuỳ xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin chứa trong các túi. B. Enzym có ở màng sau xinap thuỷ phân axetylcolin thành axetat và côlin. C. Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. D. Xung thần kinh lan truyền đến chuy xinap và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap. 57. Tại sao điện thế hoạt động không lan truyền thẳng từ màng trước qua khe xinap đến màng sau? 1- Vì khe xinap rộng. 2- Điện thế của dòn điện ở màng trước quá nhỏ (không đủ để đi qua xinap). 3- Ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học. 4- Vì ở màng sau không có chất trung gian hoá học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A. 1 -2 - 3. B. 1 - 3 - 4. C. 2 - 3 - 4. D. 1 - 2 - 4 58. Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là A. axêtincôlin và sêrôtônin. B. axêtincôlin và norađrênalin. C. axêtincôlin và đôpamin. D. sêrôtônin và norađrênalin. 59. Ý nào sau đây không đúng khi giải thích tốc độ lan truyền điện thế hoạt động qua xinap chậm hơn so với trên sợi thần kinh? A. Sự lan truyền liên tục trên sợi thần kinh (gần như đồng nhất) nên nhanh hơn. B. Sự lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng. C. Đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap. D. Do lan truyền qua xinap phải trải qua nhiều giai đoạn. 60. Tập tính động vật là gì? A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định. B. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường để thích nghi với môi trường và tồn tại C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định để tồn tại. D. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 61. Vì sao tập tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành? A. Vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn. B. Vì sống trong môi trường đơn giản. C. Vì không có thời gian để học tập. D. Vì khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. 62. Các loại tập tính của động vật? A. Tập tính bẩm sinh - tập tính học được. B. Tập tính bẩm sinh - tập tính xã hội. C. Tập tính học được - tập tính xã hội. D. Tập tính xã hội - tập tính tự phát. 63. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh? A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. B. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú. C. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa. D. Ve sầu kêu vào ngày hè. 64. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa. B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần. C. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. D. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. 65. Ý nào sau đây không phải là sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được? A. Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống. B. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là các phản xạ không điều kiện còn cơ sở thần kinh của tập tính học được là các phản xạ có điều kiện - phản xạ không điều kiện. C. Tập tính bẩm sinh không di truyền còn tập tính học được dễ mất đi. D. Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài còn tập tính học được mang tính cá thể. 66. Bản năng là gì? A. Là các đặc điểm cơ bản của từng loài sinh vật. B. Là sự phối hợp của các phản xạ không điều kiện theo một trình tự nhất định để hoàn thành một công việc xác định. C. Là tập tính được xây dựng trong cuộc sống bầy đàn. D. Là tiềm năng phát sinh những hành động đặc trưng cho loài. 67. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là: A. Phản xạ không điều kiện. B. Chuỗi các phản xạ không điều kiện. C. Phản xạ. D. Chuỗi các phản xạ có điều kiện. 68. Tập tính động vật là: A. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong họăc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> D. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. 69. Ứng dụng tập tính nào của động vật đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người? A. Phát huy những tập tính bẩm sinh. B. Thay đổi tập tính bẩm sinh. C. Phát triển những tập tính học tập. D. Thay đổi tập tính học tập. 70. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một VD về hình thức học tập: A. học khôn. B. học ngầm. C. điều kiện hoá hành động. D. điều kiện hoá đáp ứng. 71. Tập tính xã hội gồm: A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - tập tính di cư. C. Tập tính thứ bậc - tập tính vị tha. D. Tập tính sinh sản - tập tính di cư. 72. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì sống trong môi trường phức tạp. B. Vì có nhiều thời gian để học tập. C. Vì số tế bào TK rất nhiều và tuổi thọ thường cao. D. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. 73. Tại sao chim và cá di cư? A. Muốn lấy thức ăn khác cho phong phú. B. Chu kì sống trong năm của các loài chim - cá di cư có những giai đoạn khác nhau. C. Do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá) khan hiếm thức ăn. D. Do chế độ ánh sáng thay đổi (trời âm u thiếu ánh sáng). 74. Thế nào là tập tính xã hội? A. Là tập tính bảo vệ lẫn nhau chống lại kẻ thù. B. Là tập tính sống bầy đàn. C. Là tập tính hỗ trợ nhau trong cuộc sống. D. Là tập tính tranh giành nhau về giới, nơi ở. 75. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ vê hình thức học tập: A. Học khôn. B. Quen nhờn. C. Điều kiện hoá hành động. D. Điều kiện hoá đáp ứng. 76. Điều kiện hoá hành động là: A. kiểu liên kết giữa 1 hành vi với 1kích thích mà sau đó ĐV chủ động lặp lại những hành vi này. B. kiểu liên kết giữa 2 hành vi với nhau mà sau đó ĐV chủ động lặp lại những hành vi này. C. kiểu liên kết giữa các hành vi với các kích thích mà sau đó ĐV chủ động lặp lại những hành vi này. D. kiểu liên kết giữa 1 hành vi với 1 hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại những hành vi này. 77. Một số hình thức học tập ở động vật là:1- Quen nhờn, 2- Học khôn, 3- In vết, 4- Học vẹt, 5Điều kiện hoá, 6- Học gạo, 7- Học ngầm A. 2 - 4 - 5 - 6 - 7 B. 1 - 3 - 4 - 5 - 7 C. 1 - 3 - 5 - 6 - 7 D. 1 - 2 - 3 - 4 - 5 78. Khi di cư, chim và cá định hướng bằng cách nào? A. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày... B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, sao, địa hình. C. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu. D. Động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy. 79. Một số tập tính phổ biến ở động vật: 1- Tập tính kiếm ăn 5- Tập tính di cư. 2- Tập tính lãnh thổ. 6- Tập tính đe doạ 3- Tập tính cạnh tranh 7- Tập tính xã hội 4- Tập tính sinh sản A. 1 - 2- 3 - 4 - 5 B. 3 - 4 - 5 - 6 - 7 C. 1 - 3 - 4 - 5 - 6 D. 1 - 2 - 4 - 5 - 7.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×