Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai thu hoach di thuc te mon Chinh Tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.99 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”.


Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước
vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến
hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng
tham gia ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi
ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay, nhìn lại lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng
ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những
bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt
đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam.


<b>II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Cuộc chiến nào cũng phải có yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực
lượng quần chúng tham gia. Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải
phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song dù dài,
dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc.
Vận nước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại
đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nịi giống, văn hóa dân
tộc Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tơi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu


một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật Quân sự Việt Nam.


<b>III. NỘI DUNG</b>


Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục chống kẻ thù
xâm lược, dân tộc ta ln ở trong tình thế chiến đấu khơng cân sức, nhất là ở thời
kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng chúng ta
còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần u nước, tinh thần đồn
kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo
dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc
sắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật
chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trên thế giới. Điều đó đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng dân tộc việt Nam,
nhân dân việt Nam tuy nhỏ bé nhưng khơng dễ gì đánh bại, Việt Nam có chiến
tranh nhân dân, có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, có tinh thần đồn kết,
thống nhất trong dân tộc đã phát triển lên thành nghệ thuật quân sự Việt Nam ưu
việt và hiện đại không một thế lực nào có thể đánh thắng nổi, nét độc đáo đặc sắc
ấy thể hiện một cách đầy đủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân
dân ta. Và Địa đạo Củ Chi là một loại hình chiến đấu đặc biệt của nhân dân Việt
Nam trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ.


Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông
Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng
ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ
thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thơng hơi vào các vị trí các
bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất
thép", nằm ở điểm cuối Đường mịn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu


Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống
địa đạo này để tấn cơng Sài Gịn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong chiến tranh cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh
các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân
Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo
các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo
liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ
Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực
lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.


Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hồn thành tuyến địa
đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đồn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa
đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hồn giữa các ấp,
các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai
giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được
đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo cịn có rất
nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chơng... được bố trí thành các cụm liên
hồn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến
đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít
bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lịng đất, có thể chịu được sức công phá
của các loại bom tấn lớn nhất của qn đội Mỹ. Khơng khí được lấy vào địa đạo
thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cơ lập
khi cần.


Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ
sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc
da và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu


yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của các chiến sỉ.


Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hịa đã liên tục tấn cơng vào hệ
thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, hơi ngạt... nhưng
do hệ thống địa đạo được thiết kế có thể cơ lập từng phần nên bị hư hại không
nhiều. Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được
ngụy trang) và phát hiện các cửa thơng gió (thường được đặt giữa các bụi cây).
Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng chó nghiệp vụ. Ban đầu có một số cửa vào và
lỗ thơng gió bị chó nghiệp vụ phát hiện do chó ngửi được hơi người. Tuy nhiên, sau
đó, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng của Mỹ đặt ở cửa hầm và cửa
thơng gió nên chó nghiệp vụ khơng thể phát hiện ra.


Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải
trườn hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có chốt an
tồn. Chốt là một khúc gỗ, đầu nhọn dài hoặc khối mủ cao su đường kính 40cm có
dây dài. Để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo mạnh dây, nút thắt cao su, hoặc khúc gỗ sẽ
bịt kín đường hẹp địa đạo. Chốt an toàn nhằm ngừa địch sử dụng hơi cay hoặc bơm
nước độc xuống địa đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

các miệng xuống địa đạo, thỉnh thoảng có bẫy chơng, là mảnh ván bắc ngang, dưới
đặt bàn chông. Kẻ lạ bước lên, lập tức rơi xuống bẫy.


Tháng 1/1966, Mỹ huy động hàng ngàn tăng, pháo binh, không quân, hải
quân và trên 3.000 quân đổ xuống vùng tam giác sắt (bao trùm cả địa đạo Phú Mỹ
Hưng). Đây là trận càn mang tên Crimp (cái bẫy) với đầy đủ vũ khí, kỹ thuật tối
tân, cốt phá hệ thống địa đạo. Các du kích luồn trong địa đạo, lúc ẩn lúc hiện, đánh
phủ đầu rồi lại biến mất. Cuộc hành quân tốn kém nhưng không thực hiện được ý
đồ, nên một năm sau, ngày 8/1/1967, địch tiếp tục mở cuộc càn lớn mang tên
Cedarfall với trên 12.000 quân lính đủ các binh chủng, được yểm trợ tối đa của phi
cơ, pháo binh, thiết giáp đánh phá ác liệt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng và phụ cận.


Dùng bom xăng đặc, đốt cháy cả khu rừng, biến xóm làng thành bình địa. Nhiều
đoạn địa đạo sụp, xóa mất các chốt, các miệng hầm. Mỹ thú nhận: "tìm thấy miệng
địa đạo, nhưng thiếu kinh nghiệm, khơng thu được gì!".


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tập kích, lúc ẩn lúc hiện, chặn đầu, khóa đi, gây tổn thất nặng nề cho sư đoàn
"Tia chớp nhiệt đới", "Anh cả đỏ" và sư đoàn 25 ngụy, làm cho địch bàng hồng,
sửng sốt.


Ngày nay, để tưởng nhớ cơng lao bao chiến sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc và đất nước, một khu đền tưởng niệm được xây dựng hết sức
trang trọng và uy nghi tại Bến Dược. Trên văn bia đặt trước đền có đoạn ghi
"...Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến
trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hồng hơn... chim
bay về núi tối rồi...".


<b>IV. KẾT LUẬN</b>


Tong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bằng những loại vũ khí thơ
sơ để chống lại kẻ thù tàn bạo, hung hãn qua các thời đại, để rồi ghi đậm những
chiến công huyền thoại, làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nịi trong lịch sử hình
thành và phát triển của mình như dân tộc Việt Nam.


Chúng ta tự hào bởi truyền thống đấu tranh anh dũng của các bậc cha ông
thuở trước, cùng với đường lối lãnh đạo quân sự đúng đắn, sáng suốt và tài tình của
Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đường lối đó đã tiếp thu những tinh hoa quân sự cổ, kim,
Đông, Tây kết hợp một cách hài hòa giữa kiến thức quân sự truyền thống và hiện
đại, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn hoạt động quân sự ở Việt Nam.


</div>

<!--links-->

<a href='vel/tour-du-lich-tham-quan-dia-dao-cu-chi.html'>Địa đạo Củ Chi </a>
Bài thu hoạch về học tập tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  • 4
  • 3
  • 18
  • ×