Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu vực công viên hang động vịnh hạ long giai đoạn 2005 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.79 MB, 137 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hµ néi
------------------

Vị th linh

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC CÔNG VIÊN HANG ĐỘNG
VỊNH H LONG GIAI ON 2005 - 2011

luận văn thạc Sĩ
khoa học môI trờng
Chuyên ngành

: Khoa học môi trờng

MÃ số

: 60.80.52

Ngời h−íng dÉn khoa häc : ts. Cao viƯt hµ

Hµ Néi - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
thu thập được có trong các tài liệu được sự cho phép cơng bố của các đơn vị
cung cấp thông tin. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012


Người viết luận văn

Vũ Thuỳ Linh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản
thân. Tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân
và tập thể, nhân dịp này tơi có lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Tài
nguyên và môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Khoa học đất đã giúp đỡ tôi.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Cao Việt Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin cám ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ công nhân
viên chức tại Ban quản lý vịnh Hạ Long đã giúp đỡ, chỉ dẫn tôi rất nhiều
trong thời gian tôi thực tập và nghiên cứu luận văn ở đây.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã động viên, khích lệ tơi trong q trình thực tập, để tơi hồn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Học viên

Vũ Thuỳ Linh


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ii


MỤC LỤC
PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích yêu cầu

2

1.2.1

Mục đích nghiên cứu

2


1.2.2

Yêu cầu

2

PHẦN II

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1

Tổng quan về du lịch

3

2.1.1

Khái niệm du lịch

3

2.1.2

Các loại hình du lịch

4


2.1.2.1

Trên thế giới

4

2.1.2.2

Ở Việt Nam

7

2.2

Du lịch sinh thái

8

2.2.1

Khái niệm du lịch sinh thái

9

2.2.2

Các tài nguyên du lịch sinh thái

10


2.2.3

Du lịch sinh thái trên thế giới và tại Việt Nam

11

2.2.3.1

Du lịch sinh thái trên thế giới

12

2.2.3.2

Du lịch sinh thái tại Việt Nam

14

2.3

Tác động của du lịch đến môi trường

19

2.3.1

Tác động tích cực

19


2.3.1.1

Tác động đến mơi trường du lịch tự nhiên

20

2.3.1.2

Tác động đến môi trường du lịch nhân văn

20

2.3.1.3

Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội

20

2.3.2

Tác động tiêu cực

22

2.3.2.1

Tác động đến môi trường tự nhiên

22


2.3.2.2

Môi trường kinh tế, xã hội

27

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


2.4

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vịnh Hạ Long

28

2.4.1

Hệ thống đảo và hang động

28

2.4.2

Giá trị thẩm mỹ

28


2.4.3

Giá trị địa chất − địa mạo

28

2.4.4

Giá trị đa dạng sinh học

29

2.4.5

Giá trị lịch sử − văn hóa

30

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1

Đối tượng nghiên cứu

32

3.2


Phạm vi nghiên cứu

32

3.3

Nội dung nghiên cứu

32

3.4

Phương pháp nghiên cứu

33

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

38

4.1

Điều kiện tự nhiên của vịnh Hạ Long

38

4.1.1

Đặc điểm khí tượng


38

4.1.2

Đặc điểm thuỷ văn

39

4.2

Tình hình phát triển du lịch tại khu vực công viên hang động
vịnh Hạ Long từ năm 2005 đến năm 2011

41

4.2.1

Cơ cấu, nhân lực quản lý khu Công viên hang động vịnh Hạ Long

41

4.2.1.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm Bảo tồn Công viên
hang động vịnh Hạ Long

41

4.2.1.2


Cơ cấu, nhân lực quản lý môi trường khu vực nghiên cứu

44

4.2.2

Hoạt động du lịch tại khu vực công viên hang động vịnh Hạ Long

45

4.2.2.1

Hoạt động tham quan - du lịch

45

4.2.2.2

Hoạt động du lịch lưu trú ngủ đêm

48

4.2.3

Đặc điểm và biến động số lượng khách du lịch tại khu Công viên
hang động từ 2005 đến 2011

4.2.4

48


Hoạt động tàu thuyền du lịch, dịch vụ tại khu Công viên hang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


động vịnh Hạ Long
4.3

52

Các nguồn phát thải và áp lực gây ra đối với môi trường khu vực
nghiên cứu

55

4.3.1

Chất thải rắn tại khu Công viên hang động

55

4.3.2

Nước thải từ hoạt động du lịch

58


4.3.3

Tác động vật lý trực tiếp đối với mơi truờng

60

4.3.4

Tình trạng lấn biển

62

4.4

Hiện trạng và biến động mơi trường của khu vực nghiên cứu

63

4.4.1

Hiện trạng và biến động môi trường nước của khu vực nghiên cứu

63

4.4.1.1

Hiện trạng môi trường nước khu vực Công viên hang động vịnh
Hạ Long

4.4.1.2


63

Đánh giá diễn biến môi trường nước biển ven bờ khu Công viên
hang động vịnh Hạ Long

67

4.4.2

Hiện trạng và biến động mơi trường khơng khí của khu vực nghiên cứu

74

4.4.2.1

Hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí vịnh Hạ Long

74

4.4.2.2

Biến động mơi trường khơng khí vịnh Hạ Long

75

4.5

Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường và các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng môi trường khu Công viên hang động

vịnh Hạ Long

79

4.5.1

Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường

79

4.5.1.1

Công tác quản lý chất thải rắn trong khu Công viên hang động
vịnh Hạ Long

79

4.5.1.2

Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường

85

4.5.1.3

Công tác quy hoạch, đầu tư các dự án bảo vệ môi trường

85

4.5.1.4


Công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng

4.5.2

về môi trường

86

Các tồn tại trong công tác quản lý môi trường khu du lịch

87

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


4.5.3

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong phát triển
du lịch của khu vực công viên hang động vịnh Hạ Long

89

4.7.3.1

Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

89


4.7.3.2

Công tác đầu tư, triển khai dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long

90

4.7.3.3

Công tác tuyên truyền

91

PHẦN V

KẾT LUẬN

92

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang


Hình 2.1

Tăng trưởng về số lượng khách du lịch và nguồn thu từ hoạt

12

động du lịch trên thế giới
Hình 2.2

Dự báo tăng trưởng du lịch thế giới đến năm 2020

13

Hình 3.1

Sơ đồ các điểm quan trắc tại khu Cơng viên hang động vịnh Hạ Long

36

Hình 4.1

Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực

38

Hình 4.2

Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực


38

Hình 4.3

Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực

39

Hình 4.4

Sơ đồ bộ máy quản lý Trung tâm Bảo tồn Công viên hang

42

động vịnh Hạ Long
Hình 4.5

Số lượng khách tham quan tại khu Cơng viên hang động

49

vịnh Hạ Long từ 2005 – 2010
Hình 4.6

Số lượng khách quốc tế đến thăm Sửng Sốt và Titop các

51

tháng năm 2010
Hình 4.7


Số khách Việt Nam đến thăm Sửng Sốt và Titop các tháng năm 2010

51

Hình 4.8

Số lượng tàu đăng ký hoạt động tại khu Công viên hang

53

động các năm 2005 đến 2011
Hình 4.9

Số lượt tàu nghỉ đêm theo tháng năm 2010 tại khu CVHĐ

54

Hình 4.10 Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại khu CVHĐ vịnh Hạ Long

55

Hình 4.11

56

Tổng luợng rác thu gom tại khu Công viên hang động vịnh Hạ
Long các năm 2006 – 2011

Hình 4.12 Lượng rác thu gom và số lượng khách du lịch các tháng năm 2010


57

Hình 4.13 Nhận xét của nhân viên dịch vụ về ý thức bảo vệ môi

60

trường, cảnh quan của khách du lịch
Hình 4.14 Ý kiến đánh giá của khách du lịch và nhân viên dịch vụ về

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

61

vii


ngun nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường khu
Cơng viên hang động
Hình 4.15

Biến động hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước

69

biển vào mùa mưa tại điểm Titop, Bồ Nâu và Hang Luồn qua
các năm từ 2005 đến 2011
Hình 4.16 Biến động hàm lượng DO và BOD (mg/l) trong nước biển vào

70


mùa mưa tại điểm Bồ Nâu qua các năm từ 2005 đến 2011
Hình 4.17 Biến động hàm lượng Dầu (mg/l) trong nước biển vào mùa

72

mưa tại điểm Titop và Bồ Nâu qua các năm từ 2005 đến 2011
Hình 4.18 Biến động hàm lượng Coliform (MPN/100ml) trong nước biển

73

vào mùa mưa tại điểm Bồ Nâu qua các năm từ 2005 đến 2011
Hình 4.19 Biến động hàm lượng O3 và bụi lơ lửng vào mùa mưa các

76

năm từ 2005 đến 2011 tại điểm Hịn I
Hình 4.20 Biến động hàm lượng SO2 và NO2 vào mùa mưa các năm từ

77

2005 đến 2011 tại điểm Hịn I
Hình 4.21 Biến động hàm lượng CO vào mùa mưa các năm từ 2005

78

đến 2011 tại điểm Hịn I
Hình 4.22 Ý kiến của khách du lịch về mức độ phù hợp và thuận tiện

80


thùng rác tại khu Công viên hang động vịnh Hạ Long
Hình 4.23 Thùng rác trong hang Sửng Sốt – khu CVHĐ vịnh Hạ Long

80

Hình 4.24 Rác thải và dầu mỡ trơi thành dịng trên mặt biển - khu

82

Cơng viên hang động vịnh Hạ Long
Hình 4.25 Khu Nhà Láp để tập kết và xử lý rác - khu CVHĐ vịnh Hạ Long

83

Hình 4.26

87

Nhận xét của du khách về cơng tác quản lý môi trường khu du lịch

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTT

:


Bảo hiểm thân thể

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BOD

:

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hố)

CVHĐ

:

Cơng viên hang động

DO

:


Dissolvel Oxygen (Nhu cầu oxy hồ tan)

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

ICZM

:

Quản lý tổng hợp vùng bờ

IMER

:

Viện Tài nguyên và môi trường biển

IUCN

:


Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới

IUOTO

:

Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức
(International Union of Official Travel Organization)

KCN

:

Khu công nghiệp

NXB

:

Nhà xuất bản

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam




:

Quyết định

QN

:

Quảng Ninh

SGTVT

:

Sở giao thông vận tải

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


ix


TNMT

:

Tài nguyên và Môi trường

TP

:

Thành phố

TSS

:

Total suspended solids (Tổng chất rắn lơ lửng)

TT

:

Trung tâm

UBND

:


Uỷ ban nhân dân

UNESCO :

Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hoá Liên hợp quốc

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

x


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3.200km và hơn 3.000
hòn đảo lớn nhỏ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch biển, nhưng
đồng thời cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong quản lý và bảo vệ môi trường biển.
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng ven bờ Đông Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh

Quảng Ninh, có diện tích 1.553 km2 và gồm 1.969 hòn đảo. Khu vực Di sản,
rộng 534 km2 và bao gồm 775 hòn đảo. Từ năm 1962, vịnh đã được Bộ Văn hố
- Thơng tin xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia do những giá trị toàn
cầu về vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên. Vào năm 1994, Vịnh được UNESCO
công nhận là di sản thế giới về thẩm mỹ. Vào cuối năm 2000, Hạ Long đã được
công nhận lần thứ hai là di sản thế giới về địa chất học với những giá trị toàn cầu
nổi bật về lịch sử địa chất và địa mạo karst. Tháng 8 năm 2009, vịnh Hạ Long
một lần nữa được Chính phủ xếp hạng là một trong 10 Di tích quốc gia đặc
biệt cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Gần đây nhất vào tháng 11/2011, vịnh
Hạ Long đã trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vì
vậy, mặc dù vịnh Hạ Long đã được khai thác phục vụ du lịch trong thời gian
dài, góp phần tạo công việc cho người dân và phát triển kinh tế địa phương
nhưng mục tiêu bảo vệ môi trường luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Trong xu hướng hoạt động du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch
ngày càng nhiều dẫn tới các áp lực của hoạt động du lịch đến chất lượng môi
trường vịnh Hạ Long cũng gia tăng. Hơn nữa, việc giám sát và đánh giá các
tác động của du lịch là vấn đề cơ bản trong các chiến lược quản lý bền vững,
nhưng thường bị bỏ qua khi thực hiện kế hoạch. Nếu các hoạt động của du
khách không được giám sát một cách cẩn thận, sự suy thối dần về chất lượng
mơi trường có thể xảy ra mà khơng có sự nhận biết, phịng chống trước khi sự

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


việc đã ở mức nghiêm trọng. Để phát hiện và điều chỉnh các vấn đề trước khi đi
quá xa, việc giám sát cẩn thận các tác động tiêu cực cần phải là các hoạt động
đầu tiên trong việc quản lý tổng thể vịnh Hạ Long.
Chính vì vậy tơi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của

hoạt động du lịch đến môi trường khu vực Công viên hang động vịnh Hạ
Long giai đoạn 2005 - 2011”.
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định hiện trạng môi trường khu vực Công viên hang động vịnh Hạ Long.
- Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường khu vực
Công viên hang động vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2005 - 2011.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường trong phát triển
du lịch khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình phát triển du lịch tại khu vực Công viên hang
động vịnh Hạ Long trong giai đoạn 2005 - 2011.
- Đánh giá được áp lực của các nguồn phát thải đến môi trường khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá được hiện trạng và biến động môi trường nước của khu vực
nghiên cứu trong giai đoạn 2005 - 2011.
- Đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về du lịch
2.1.1. Khái niệm du lịch
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về du lịch. Tùy theo từng góc
độ nhìn nhận sẽ có khái niệm khác nhau như sau:
- Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành

động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình
nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống”. [1]
- Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa
hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội
nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du
lịch làm điều kiện”.[1]
- Theo I.I.Pirơgionic(1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân
cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn hóa”. [1]
- Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách
thì: “Khách du lịch là khách đi theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xuyên để
thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà khơng theo đuổi mục đích kinh tế”. [1]
- Nhìn từ góc độ thay đổi về khơng gian của du khách: “Du lịch là một
trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng
khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay
nơi làm việc”. [1]

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


- Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giả trí, nghỉ ngơi, có hoặc không với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”. [1]
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của

những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong mơi trường sống khác hẳn nơi định cư.” [1]
Có rất nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng được các nhu cầu đa dạng
của người dân. Việc du lịch sẽ giúp con người có nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều
trải nghiệm thú vị trong cuộc sống; giúp chúng ta nghỉ ngơi sau những ngày
làm việc căng thẳng và có thêm năng lượng để tiếp tục công việc.
2.1.2. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú. Có nhiều cách để phân
loại các loại hình du lịch, ở những góc độ khác nhau ta có những tiêu chí khác
nhau để phân biệt.
2.1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch. Theo Đại từ điển
bách khoa toàn thư - wikipedia, các loại hình du lịch được phân loại như sau:
- Du lịch mạo hiểm (Adventure tourism): là loại hình du lịch liên quan
đến hoạt động khám phá những miền đất xa xôi hẻo lánh, hứa hẹn những cuộc
phiêu lưu và những điều bất ngờ. Khi giới trẻ có khuynh hướng muốn trải qua
những cảm giác mạnh, những kinh nghiệm bất ngờ, khác với những kì nghỉ
truyền thống thì du lịch mạo hiểm là lựa chọn số một cho họ. Ngày nay, loại

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


hình du lịch này đang được phát triển rộng trên thế giới, đặc biệt là ở các
nước phương Tây. Tuy nhiên du lịch mạo hiểm cũng rất kén các du khách, nó

địi hỏi ở du khách khả năng chịu đựng và một mức độ dũng cảm nào đó vì nó
gây nguy hiểm cho tính mạng của du khách. [31]
- Du lịch nông trại hay làng quê (Agritourism): là những tour du lịch mà
điểm đến của nó là những nơng trại hay một làng quê điển hình. Tham gia tour du
lịch này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về cuộc sống cũng như công việc của những
người nông dân.
- Du lịch ghế bành (Amchair Tourism) hay còn gọi là du lịch ảo (virtual
Tourism) là hình thức mà bạn khơng phải đi đâu khỏi chỗ ở của bạn. Nếu bạn
có một chiếc ti vi hay một chiếc máy vi tính nối mạng bạn sẽ có thể có những
chuyến du lịch đến những nơi bạn muốn ngay tại nhà. [31]
- Du lịch văn hóa (Cultural tourism) là loại hình phổ biến trong du lịch,
tập trung mối quan tâm đến một quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu
dưới góc độ văn hóa. Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến một đơ
thị có một bề dày lịch sử hoặc những thành phố lớn cùng các cơng trình văn
hóa của nó, như các viện bảo tàng, nhà hát… Hình thức này cũng bao gồm,
mặc dù không phổ biến lắm, việc đưa các du khách đến những vùng hẻo lánh
để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm những nơi ở của các danh nhân văn hóa,
những cơng trình kiến trúc hay những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và
ca ngợi qua văn chương hội họa. Thông thường, du khách có hứng thú thưởng
thức các giá trị văn hóa sẽ đi du lịch thường xuyên hơn, ổn định hơn các du
khách có những mục đích khác.
- Du lịch đến những điểm bị thảm họa (Disaster Tourism) là loại hình du
lịch mà những du khách vì sự hiếu kì đã tìm đến những nơi đã từng xảy ra
những vụ thảm họa lịch sử. [31]
- Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch trong đó hệ sinh thái

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5



vừa có ý nghĩa mơi trường vừa có ý nghĩa xã hội. Nó được định nghĩa cả với
tư cách là một trào lưu xã hội lẫn lĩnh vực kinh doanh du lịch.
- Du lịch đào tạo (Educational tourism) là hoạt động đưa khách đến một
nơi nào đó để học một khóa ngắn hạn về lĩnh vực nào đó, ví dụ như nấu ăn,
làm nghề thủ công…
- Du lịch đánh bài (Gambling Tourism) phổ biến ở một số thành phố như
Atlantic City, Las Vegas, Macau hoặc Monte Carlo với mục đích chơi bài
trong các sòng bài nổi tiếng ở đây. [31]
- Du lịch di sản (Heritage Tourism) là những cuộc tham quan đến những
địa danh có tính chất lịch sử, các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa…
- Du lịch sức khỏe (Health Tourism): mục đích chính của những tour du lịch
này và vấn đề sức khỏe. Du khách tham gia những tour này để được đến những
nơi họ có thể được điều trị hoặc tham gia vào những cuộc thi để giảm cân…
- Du lịch balo (backpacking tourism) là loại hình du lịch của những
người trẻ tuổi muốn sự độc lập. Với một chiếc balo gọn nhẹ, họ đi du lịch với
một kinh phí có hạn nhưng đầy thú vị.
- Du lịch y tế (Medical tourism) là loại du lịch kết hợp với chữa bệnh với
việc tham quan, nghỉ ngơi và thưởng lãm những cảnh đẹp tại một địa điểm du
lịch nào đó.
- Du lịch thể thao (Sport tourism) gắn liền với các sự kiện thể thao.
- Du lịch vũ trụ (Space tourism) là một loại hình du lịch mới nổi lên
trong những năm gần đây do nhu cầu của một số nhà tỷ phú. Họ muốn được
tận hưởng những điều khác thường khi được bay lên các vì sao và các hành
tinh khác trong vũ trụ. Mỗi tour du lịch này khá tốn kém. [31]
- Du lịch thời trang (Fashion tourism) thường được tổ chức ở Pari (Pháp)
hay Bắc Kinh (Trung Quốc), những tour du lịch này thường kết hợp với
những sự kiện thời trang và kết hợp với việc mua sắm ‘hàng hiệu’.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


6


- Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trường quay, rạp chiếu phim
công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…[31]
Ngoài các du lịch trên, ở mỗi quốc gia đều có cho mình những đặc
trưng của các loại hình du lịch.
2.1.2.2. Ở Việt Nam
Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương, ngành du lịch đã và đang trở
thành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động của du lịch phát triển theo hướng bền
vững mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳng những không
phá hủy hoặc làm suy thối các nguồn tài ngun du lịch, mà cịn đóng góp
vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và mơi trường. Chính vì vậy, việc đa
dạng hóa các loại hình du lịch đang là nỗ lực của các nước trên thế giới nhằm
hấp dẫn du khách, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam, thắng cảnh
nổi tiếng. Bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của
cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử - văn hóa q giá. Bởi
vậy loại hình du lịch đã và đang phát triển đầu tiên phải kể đến là:
- Tham quan di tích - thắng cảnh như: vịnh Hạ Long, động Phong Nha,
đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm, chùa Trấn Quốc và Hồ Tây…
- Du lịch lễ hội: Festival Huế, hội chùa Hương, hội Lim… Du lịch phố
cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến - Hưng Yên…
- Du lịch sinh thái: Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương,
hồ Ba Bể…
- Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khống Kim Bơi - Hịa
Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội… [1]
- Du lịch gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề ở Vũng

Tàu, Đà Nẵng…

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


- Du lịch dựa vào cộng đồng vì người nghèo nhằm mục tiêu xóa đói
giảm nghèo như ở Hà Nội, Lào Cai, Sa Pa…
- Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
- Du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ơ tơ bus, xích lơ ở Hà Nội, xe trâu ở
làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở Tây Nguyên, du
thuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long… [1]
- Du lịch cuối tuần ở TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Vũng Tàu…
- Du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo…
- Du lịch tham quan các bảo tàng ở các thành phố lớn.
- Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
- Du lịch mua sắm bắt đầu phát triển ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế…
- Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội.
- Du lịch mạo hiểm: lặn biển ở Nha Trang, leo núi Tây Bắc, xuyên rừng
Cúc Phương…
- Du lịch thể thao: dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gơn Đồng Mơ… [1]
Việt Nam có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, hiện nay nước ta đã
có nhiều khu du lịch, nhiều loại hình du lịch thú vị. Tuy nhiên, việc quản lý
du lịch cần phải được quan tâm hơn để có các hoạt động du lịch chuyên
nghiệp, hấp dẫn hơn có thể cạnh tranh với ngành du lịch của các nước khác.
2.2. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Du lịch sinh thái đã
và đang trên đà chuyển mình và trở nên phổ biến đối với những người yêu
thiên nhiên, thích khám phá những điều mới mẻ trong thiên nhiên. Có thể nói

du lịch sinh thái xuất phát từ những trăn trở về môi trường, kinh tế - xã hội,
một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tăng giá
trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


2.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (ecotourism) là khái niệm tương đối mới và đã nhanh
chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Đây là một khái nhiệm rộng được hiểu theo những cách khác
nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch
sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du
lịch sinh thái là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương’’. [1]
Theo Lê Huy Bá, 2000: “ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy
các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách
du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên
cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hịa giữa
phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng
như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững.” [1]
Theo L.Hens, 1998: “Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị
con người làm biến đổi. Nó phải đóng góp vào bảo vệ tài nguyên và phúc lợi
của dân địa phương”.[1]
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998: “ Du lịch sinh thái là du

lịch có mục đích khác với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và
lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh
thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.[1]
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia: ‘‘Du lịch sinh thái là một hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hướng về môi trường tự nhiên và nhân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái”. [1]
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn cịn được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận
vẫn cịn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về du lịch sinh
thái, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về du lịch sinh thái
đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ
cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững
về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải
cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên
nhiên và văn hóa mà khơng gây ra những tác động khơng thể chấp nhận đối
với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa
nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần, đó là: sự quan tâm tới thiên
nhiên và mơi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch trong điều kiện thiên nhiên đó khơng
cịn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để cứu
nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhà điều hành và quản lý du
lịch. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, đây
là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái

tạo nên những khao khát và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lịng u
mến thiên nhiên và từ đó mới thơi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển
nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ. [1]
Để phát triển du lịch sinh thái chúng ta cần khai thác các cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp hoặc các giá trị nhân văn của đất nước, đó là các tài nguyên du
lịch sinh thái.
2.2.2. Các tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


Nói đến tài ngun du lịch sinh thái, ta khơng thể khơng kể đến tài ngun
thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên nên
được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái. Như vậy:
“ Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm, các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; bao gồm: các cảnh quan thiên
nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các cơng trình sáng tạo của nhân
loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn nhu cầu về du lịch sinh thái”. [16]
Nói chung tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Một số
loại tài nguyên du lịch sinh thái chính thường được khai thác và phục vụ nhu
cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh
học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các
khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, làng hoa…).
- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với

sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như: các phương thức canh
tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc… [16]
Mỗi đất nước đều có những cảnh quan đẹp và các giá trị truyền thống
riêng, vì vậy việc khai thác tốt các tiềm năng sẽ mang đến cơ hội phát triển
du lịch cao.
2.2.3. Du lịch sinh thái trên thế giới và tại Việt Nam
Các loại hình du lịch sinh thái trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện
nay tập trung khai thác các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên, các cảnh quan thiên
nhiên gắn phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc
gia cũng như tuyên truyền, bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


2.2.3.1. Du lịch sinh thái trên thế giới
- Sự phát triển hoạt động du lịch sinh thái trên thế giới
Trong vòng 20 năm qua, du lịch đã phát triển thành một trong những ngành
công nghiệp lớn nhất thế giới. Du lịch sinh thái là một trong các phân đoạn năng
động nhất của ngành công nghiệp du lịch quốc tế. Theo Tổ chức du lịch Thế giới,
du lịch sinh thái có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5% trên toàn thế giới.[26]
900
800
700
600
500
400
300

200
100

20
05

N

20
04

N

20
03

N

20
02

N

20
01

N

20
00


N

19
99

N

19
98

N

19
97

N

19
96

N

19
95

N

19
94


N

19
93

N

19
92

N

19
91

N

N

19
90

0

Số lượng khách du lịch (triệu người)
Số tiền thu được (tỷ USD)

Hình 2.1: Tăng trưởng về số lượng khách du lịch và nguồn thu từ hoạt
động du lịch trên thế giới

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)[26]
Sự tăng trưởng trong hoạt động du lịch sinh thái sinh thái hiện chưa được
thống kê riêng song hoạt động du lịch này cũng có chung xu thế phát triển với
ngành du lịch tồn thế giới. Tăng trưởng cao trong ngành cơng nghiệp du lịch
được nhìn thấy trong hầu hết các vùng trên thế giới, ngoại trừ Bắc Mỹ và các
bộ phận của châu Âu. Trong giai đoạn 2000 - 2005, ngành công nghiệp du
lịch ở Trung Đông và Nam Á (bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương) có tốc
độ tăng trưởng trung bình tương ứng là 10,1% và 7,1%.[26]

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12

Năm


Tổ chức Du lịch Thế giới đã thực hiện một dự báo dài hạn đánh giá sự
phát triển du lịch đến năm 2020. Dự báo định lượng trong giai đoạn 25 năm,
với năm 1995 là năm cơ sở và dự báo cho năm 2020.

Hình 2.2: Dự báo tăng trưởng du lịch thế giới đến năm 2020
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)[26]
UNWTO dự báo lượng khách quốc tế sẽ đạt gần 1,6 tỷ lượt vào năm
2020. Vùng Đông Á và Thái Bình Dương, Châu Á, Trung Đơng và châu Phi
được dự báo mức tăng trưởng hơn 5% một năm, so với mức trung bình của
thế giới là 4,1%. Đây là các khu vực có nền văn hóa giàu bản sắc, có mức độ
đa dạng sinh học cao, nhiều khu bảo tồn và nhiều thắng cảnh đẹp rất có tiềm
năng cho phát triển du lịch sinh thái.[26]
- Một số khu du lịch sinh thái trên thế giới: trên thế giới hiện nay có rất
nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn và đem lại nguồn thu nhập cao cho quốc

gia, dưới đây tôi xin đưa ra một số dự án điển hình.
“Khu dự trữ Khỉ đột ở Rừng Khơng thể băng qua Bwindi” ở Uganda.
Đây là nơi có chứa khoảng một nửa (300) số khỉ đột miền núi còn lại, khu dự

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


trữ này trích ra 60% thu nhập rịng của mình cho phát triển cộng đồng mà
tương hợp với việc bảo tồn. Du lịch thưởng ngoạn này kiếm được vào khoảng
400.000 USD/năm, làm cho khu Bwindi trở thành khu kiếm được doanh thu
cao nhất trong các khu công viên của Uganda. [24]
“Khu bảo tồn Annapuma” ở Nepal. Khởi đầu vào năm 1985 để chống
chọi với các tác động về môi trường của những người tiến hành các cuộc hành
trình bằng xe bò và để tăng thu nhập của địa phương từ du lịch sinh thái. Dự án
này tạo ra hơn 500.000 USD/năm cho các nỗ lực bảo tồn ở địa phương. [24]
“Công viên Quốc gia” ở Nam Phi là một trong những công viên nhạy
cảm đối với cộng đồng và đổi mới nhất ở Nam Phi, Pilanesberg đã thiết lập
những dự án chia phần thu nhập thật sáng tạo với cộng đồng địa phương. Một
chương trình sinh lợi nhiều cho phép những người chơi thể thao săn bắn
những con tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng bằng các khẩu súng bắn phi
tiêu tẩm thuốc ngủ và sau đó, họ được chụp ảnh bên cạnh những chiến lợi
phẩm của họ. [24]
Có thể nói, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá phát triển trên
thế giới. Du lịch sinh thái có nhiều ở các nước phát triển và cả ở những nước
đang phát triển, kém phát triển. Nó thu hút được khá đơng du khách và họ rất
thích thú với loại hình du lịch này. Ngồi ra, du lịch sinh thái còn mang lại lợi
nhuận khá cao cho các Quốc gia này. [24]
2.2.3.2. Du lịch sinh thái tại Việt Nam

Bên cạnh các loại hình du lịch khác, loại hình du lịch sinh thái đang từng
bước phát triển mạnh mẽ, rộng khắp tại Việt Nam và được nhiều người lựa
chọn. Loại hình du lịch này được đánh giá là tạo nên một sức hấp dẫn mới
cho du lịch nước ta trong vài năm trở lại đây trong mắt du khách.
- Sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam
Với ưu thế là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sơng ngịi lớn, có

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14


×